Việt bài văn cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng

      Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện về người anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Truyện cũng chứa đựng ước mơ của nhân dân về một cuộc sống yên bình và ước mơ về những người tài giỏi đứng ra giúp nước. Em nghĩ như thế nào về câu chuyện, hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng nhé!

Việt bài văn cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng

Dàn bài cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng

Mở bài

-   Giới thiệu về truyện truyền thuyết Thánh Gióng

-   Mô tả ngắn gọn cảm nghĩ của bạn về nhân vật Thánh Gióng

Thân bài nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng

-   Nêu những suy nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng:

   + Sự ra đời và phát triển không bình thường của Thánh Gióng

   + Phản ứng của Thánh Gióng khi nghe sứ giả tìm người tài

   + Hình ảnh Thánh Gióng chiến đấu chống quân xâm lược nước ngoài

   + Hình ảnh huyền diệu "Thánh Gióng bay lên trời" đại diện cho điều gì?

   + Thánh Gióng đại diện cho nhân dân Việt Nam mơ ước gì?

   + Nhân dân và nhà vua có cùng nhau giúp Thánh Gióng để ông có thể hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình không?

-   Nêu rõ bài học rút ra từ văn bản

Kết bài

-   Kết luận về cảm nghĩ của bạn về nhân vật Thánh Gióng

Bài làm nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng

    Thánh Gióng như một nhân vật huyền thoại đã có mặt vào đúng thời điểm đất nước đang gặp nguy hiểm và đánh bại kẻ thù. Hình ảnh Thánh Gióng vẫn còn hiện diện với tư thế cưỡi ngựa phun lửa, một cây roi sắt thần kỳ đập tan kẻ thù. Cây roi bị gãy vẫn còn mạnh mẽ để kéo tre lên để chiến đấu với kẻ thù.

    Tôi thậm chí còn tự hào hơn khi Thánh Gióng chiến đấu xong với kẻ thù mà không có bất kỳ phần thưởng nào từ nhà vua, nhưng một mình một con ngựa từ từ vươn lên trời. Sự ra đi kỳ lạ của Thánh Gióng không làm sáng lên hình ảnh của ông trong lòng nhân dân như vẻ đẹp tươi sáng và thuần khiết nhất của người anh hùng chiến đấu với kẻ thù. "Cả người cả ngựa bay lên bầu trời" - nó rất kỳ diệu, nhưng rất nhẹ nhàng, rất nhàn nhã.

    Người con trai yêu nước đó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù để cứu nước, ra đi một cách vô tư, thanh thản, không quan tâm đến danh tiếng và địa vị của chính mình. Áo giáp sắt do nhân dân làm ra để chiến đấu với kẻ thù, khi kẻ thù bị đánh bại, hãy trở về với dân chúng để bay lên thiên đàng.

    Điều đó cho tôi thấy rằng hình ảnh Thánh Gióng luôn cao và đẹp, thanh minh như một tấm gương, không có bất kỳ vướng bận nào. Đó cũng là đại diện của nhân dân ta kết tinh trong hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, ý chí góp sức chiến đấu của anh là rất tự nguyện, vĩ đại và gương mẫu.

    Công lao to lớn đó đã được nhà vua phong tặng danh hiệu là Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân sẽ mãi mãi biết ơn ngài. Thánh Gióng chiến đấu với kẻ thù không phải là một trận chiến đơn độc. Hãy tưởng tượng nếu không có gạo của dân làng và nhà vua, liệu Thánh Gióng có đủ sức mạnh để chiến đấu với kẻ thù không?

    Công lao của Thánh Gióng cũng một phần do người lao động đóng góp. Thánh Gióng là biểu tượng của sự phát triển của đất nước và sự đoàn kết của nhân dân ta.

    Câu chuyện cho thấy ước mơ ngàn đời của đất nước chúng ta. Chúng ta mong rằng trong thời điểm khó khăn của đất nước, luôn có một anh hùng đứng lên giúp đỡ. Câu chuyện cứu đất nước không phải do một người hay một cá nhân tạo ra, mà bởi sự hiệp lực của tất cả mọi người và sự giúp đỡ của lãnh đạo.

    Cũng giống như trong câu chuyện, dân làng góp gạo thổi lúa để nuôi Thanh Giồng, nhà vua đưa cho Thánh Gióng một con ngựa sắt và một thanh sắt, đó là vũ khí giúp ông chiến đấu với kẻ thù. Đồng thời, các chi tiết tưởng tượng trong câu chuyện đại diện cho giấc mơ của người dân chúng ta về việc được giúp đỡ bởi các lực lượng siêu nhiên. 

    Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời dường như nhắc nhở anh ta rằng anh ta phải là người mà thiên đường gửi xuống để giúp chúng ta. Hình ảnh đó sẽ sống mãi trong tâm trí của người dân làng Phù Đổng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Trải qua ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, dân tộc ta ngày nay được sống trong không khí thanh bình, hạnh phúc. Trong ngày hội lớn của quê hương, em cùng bố mẹ đến thăm di tích lịch sử đền Gióng để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc năm xưa. Kí ức về truyện truyền thuyết Thánh Gióng lại vang lên trong em với những cảm phục, tự hào về nhân vật anh hùng này.

Gióng được sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường. Mẹ Gióng mong mãi một mụn con, rồi khi nhìn thấy vết chân to khác thường ngoài đồng, bà đã ướm thử và về nhà mang thai. Cậu bé làng Gióng được sinh ra sau mười hai tháng trong niềm vui và hạnh phúc vô bờ bến của cha mẹ. Vậy nhưng, lên ba tuổi mà Gióng chẳng nói cười, chỉ nằm một chỗ. Vậy nhưng khi đất nước lâm nguy, sứ giả đi khắp đất nước những mong tìm người tài giỏi cứu nước giúp dân, Gióng đã mở lời. Để rồi Gióng lớn nhanh như thổi và ra trận xông pha, giúp đất nước dẹp tan bóng giặc xâm lăng. Hình ảnh Thánh Gióng phải chăng chính là ước mơ của nhân dân về những người anh hùng tài giỏi có thể đánh giặc lập công. Chi tiết kì ảo về cậu bé biết nói sau ba năm im lặng đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của câu chuyện. Tiếng nói đầu tiên cất lên trong đời lại chính là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước. Phải chăng ba năm im lặng của Gióng là ba năm dồn nén để chuẩn bị cho sức mạnh của lòng yêu nước bùng lên mạnh mẽ. “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lủ giặc này”. Tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước của Thánh Gióng là tiếng lòng của toàn dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, căm thù giặc sâu sắc của cha ông ta trong buổi bình minh của lịch sử chống giặc ngoại xâm.

Từ khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, lớn nhanh hư thổi, cơm ăn mấy cũng không đủ no, áo vừa may đã chật. Gióng lớn nhanh như thổi không chỉ nhờ công lao của cha mẹ mà còn nhờ sự đóng góp rất lớn của bà con xóm làng đã góp gạo thổi cơm nuôi cậu bé. Và để đủ vũ khí giúp Gióng chiến đấu với kẻ thủ còn nhờ sự vất vả của nhân dân ta, ngày đêm rèn luyện binh khí, ngựa sắt, áo giáp sắt . Qua đó, cho thấy tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của nhân dân ta khi đất nước lâm nguy. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn để nhân dân ta đủ sức mạnh chống giặc ngoại xâm.

Không chỉ vậy, Gióng còn là hình ảnh của người anh hùng thông minh, mưu trí. Hình ảnh “Gióng vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ” là hình ảnh đẹp, cho thấy phong thái lẫm liệt của người anh hùng ra trận. Khi chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ khóm tre ven đường để quét sạch giặc Ân, chúng nhẫm đạp lên nhau để trốn thoát. Lũ giặc hung bạo, tham lam đã nhận kết cục thảm hại trước sức mạnh và lòng dũng cảm của chàng trai làng Gióng. Điều đó cũng thể hiện sự mưu trí, tận dụng mọi lực lượng, mọi vũ khó trong chiến đấu và bảo vệ non sông, bờ cõi.

Hình ảnh cuối cùng về người anh hùng làng Gióng là hình ảnh đẹp, mãi khắc ghi trong tâm trí em. Gióng giết giặc Ân rồi một mình phi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ chiếc áo giáp sắt và từ từ bay lên trời. Người anh hùng ấy đã hoàn thành trọng trách mà đất nước, nhân dân giao phó. Người trở về trời mà không màng đến lợi danh, hi sinh vì hạnh phúc và ấm nó của nhân dân. Bởi vậy mà ngày nay, đến tháng tư hàng năm, nhân dân ta mở hội để nhớ ơn công lao của Thánh Gióng. Truyền thống uống nước nhớ nguồn đó là đạo lí cao đẹp của dân tộc và nhắc nhở con cháu mai sau mãi khắc ghi công ơn của thế hệ cha ông đi trước.

Hình tượng nhân vật Thánh Gióng với màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của cha ông ta. Qua đó, cũng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ đầu buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại xâm.

Nước ta đã trải qua thời kì đô hộ, xâm lăng của rất nhiều quân thù, do vậy mà hình tượng người anh hùng tài cao hi sinh thân mình cứu nước luôn là mơ ước của nhân dân. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng là một điển hình, nó sẽ sống mãi và luôn đẹp trong lòng mọi người khi nhắc về.

Việt bài văn cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng

Người ta từng nói: “Thơ văn là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Đúng vậy, xuyên suốt chiều dài văn học Việt Nam thì chủ đề yêu nước luôn được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt với rất nhiều các thi ca lấy nó làm chủ đề thổi hồn cho tác phẩm của mình. Trong đó truyền thuyết Thánh Gióng mang đậm hơi thở của thời đại năm xưa dù là một câu chuyện dân gian lưu truyền từ bao đời. Truyện nổi bật, ẩn chứa trong hình ảnh nhân vật Thánh Gióng là rất nhiều tầng, lớp ý nghĩa để khai thác về một thời anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Thánh Gióng được kể trong truyện là một cậu bé khôi ngô, tuấn tú được sinh ra từ gia đình người nông dân chân chất, hiền lành. Vợ chồng này từ lâu đã ao ước có được đứa con nhưng mãi không có, trong một lần ra đồng xuất hiện vết chân khổng lồ nên người vợ đã ướm thử và trở về vài ngày thì vợ chồng phát hiện mình có thai. Gióng mặc dù đã lên ba nhưng vẫn không biết nói cũng không cười. Lúc này, dân ta bị chém giết không thương tiếc, đốt nhà khiến nhà vua đứng ngồi không yên dù đã nhiều lần đem quân ra chiến đấu với bọ giặc Tây Âu mà đều thất bại trở về vì giặc quá đông, quá mạnh. Lạ thay khi Gióng nghe tiếng loa của sứ giả tìm người tài giúp nước thì chàng đã vực dậy, thốt lên câu: “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” và đòi mẹ kêu sứ giả vào để gặp. Ngay khi đọc đến đây em cảm thấy vô cùng xúc động mà xen lẫn cảm giác hiếu kì, lạ lùng khi một đứa trẻ lên ba mà có thể đánh giặc. Có thể thấy được chính vì lòng yêu nước, tình yêu nước quá lớn khiến cho con người sẵn sàng hy mọi thứ kể cả tính mạng của mình mong muốn đem lại thái bình, đất nước, nhân dân được an yên và cậu bé Gióng này là một tấm gương điển hình.

Thánh Gióng  từ một cậu bé nhỏ khi vươn vai đã lớn bừng lên, thức ăn nấu bao nhiêu ăn cũng không đủ. Khí thế toát ra từ chàng hừng hừng, hào hùng trông như một tráng sĩ lẫm liệt, cường tráng có thể dời non lấp biển, dự là kẻ thù phải gục ngã trước chàng. Có thể xem đây là một biểu tượng của nét đẹp đồng lòng, đồng ý của toàn thể người dân gộp lại nhằm chống lại lũ giặc, dành lại hòa bình cho nước nhà. Khi sứ giả đem đến vũ khí và các vật dụng bằng sắt theo yêu cầu của chàng thì cũng là lúc chàng thể hiện sức mạnh của mình. Gióng tạm biệt mẹ và mọi người dân trong làng, trong chiếc áo giáp sắt, tay cầm gươm sắt phi lên lưng ngựa. Một khí thế hào hừng tỏa ra khi từ miệng con ngựa phun ra một dòng lửa đỏ rực và tiến thẳng một mạch về phía trước. Đọc tới đây lòng em cũng dội lên niềm tự hào, vững tin vào sức mạnh kì diệu của Thánh Gióng, em nghĩ đây có thể xem là môt biểu tượng của thần linh phù trợ cho nhân dân trước nguy khó. Chỉ cần ở hiền, sống tốt thì rồi cũng sẽ được đền đáp xứng đáng đó là điều ẩn chứa sâu xa.

Thánh Gióng đi đến đâu thì giặc phải đầu hàng đến đó, chết như rạ dưới chân chàng. Vũ khí gãy chàng không do dự mà bẻ ngay bụi tre bên đường nhanh chóng tiến về phía giặc.  Hình ảnh cây tre từ đó trở thành một biểu tượng đẹp, hào hùng của dân tộc Việt trước mọi bão bùng, giông tố thì nó luôn tràn đầy trức sống mà không chịu gục ngã. Từ đó làm em liên tưởng đến con người Việt Nam cũng vậy, luôn đoàn kết, khi đất nước lâm nguy sẵn sàng xông pha, hy sinh thân mình để bảo vệ. Đến đâybiểu tượng của Thánh Gióng với vụ khí roi sắt không chỉ cho thấy sức mạnh mà là sự sáng tạo của con người lúc bấy giờ hòa vào sức mạnh của thiên nhiên là cây tre hùng vĩ. Khi giặc tan, hòa bình lặp lại trên nước nhà thì là lúc Thánh Gióng trở về trời mà không mong nhận được sự ban thưởng từ nhà vua, để lại trong người dân một niềm tự hào, kính trọng vô cùng. Bản thân em cũng vô cùng thán phục, in đậm hình ảnh của một tráng sĩ, vị anh hùng đẹp của nước Việt Nam mà đến nay người ta gọi là Phù đồng Thiên Vương.

Kết bài Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng

Khép lại câu chuyện nhưng còn lại mãi dư âm của sự hào hùng, dũng cảm, sức mạnh vĩ đại, thần kì của Thánh Gióng cùng nét đẹp đoàn kết của con người hòa cùng thiên nhiên bất diệt. Trong em hình tượng vị anh hùng Thánh Gióng sẽ mãi in đậm và tỏa sáng.