Việt nam có bao nhiêu người bị nhiễm hiv

Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!” - Ảnh: BYT

Đây là thông tin tại Hội nghị tổng kết 10 năm đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam 2012-2022, do Bộ Y tế tổ chức sáng 23-11 tại Hà Nội.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến cuối tháng 9-2022, số người nhiễm HIV/AIDS được quản lý là 219.146 trường hợp. Riêng từ đầu năm đến tháng 9-2022, cả nước xét nghiệm phát hiện mới hơn 7.000 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV/AIDS có 85% nam giới. Trong đó tuổi 16 - 29 (48,9%) và 30 - 39 (28,7%).

Theo đó, trước đây đường lây truyền HIV/AIDS chủ yếu qua đường máu, qua nhóm nghiện chích ma túy, nhưng từ năm 2013 đến nay, tỉ lệ lây qua quan hệ tình dục không an toàn đã tăng dần từ 65% lên 82,2% vào năm 2022. Đặc biệt, tỉ lệ nam giới nhiễm tăng nhanh, trong đó phần lớn là nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết nhiều năm qua, nguồn tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế là chủ yếu, có thời điểm kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đóng góp tới 80% kinh phí chi cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện tiến trình chuyển đổi các nguồn lực tài chính trong nước cho công tác HIV/AIDS và đã đạt một số kết quả. Trong đó tỉ trọng các nguồn tài chính trong nước đã tăng lên tới hơn 51%. Quỹ bảo hiểm y tế đến nay trung bình chi trả 400 tỉ đồng/năm, nâng tỉ trọng của quỹ bảo hiểm y tế trong tổng chi cho HIV/AIDS tăng từ 4% lên tới 9%, chiếm tới 25% nguồn lực trong nước cho HIV/AIDS.

"Mặc dù vậy, để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về đảm bảo nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình. Nguồn lực huy động dự kiến giai đoạn 2021-2030 mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu.

Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế được liên tục và ổn định cho người bệnh.

Bộ Y tế cũng mong các nhà tài trợ tiếp tục vận động, kêu gọi kinh phí cho quá trình chuyển giao bền vững của Việt Nam trong chặng đường tiếp theo", bà Hương nói.

Bà Phan Thị Thu Hương - cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - cho rằng với tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS như hiện nay, cần thực hiện nhiều giải pháp như: Tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin qua các sự kiện cộng đồng, các mạng lưới tại địa phương, nhóm đồng đẳng… 

Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền để giảm kỳ thị phân biệt đối xử, cung cấp thông tin mới về kiến thức HIV/AIDS, giới và xu hướng tính dục, ma túy đá… Nhóm MSM là nhóm đối tượng cần tập trung tuyên truyền, hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.

Việt nam có bao nhiêu người bị nhiễm hiv
TP.HCM: 76% số ca nhiễm HIV mới ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính

TTO - Thời kỳ đầu của dịch HIV/AIDS, tại TP.HCM nhóm tiêm chích ma túy nhiễm HIV là chủ yếu, đến giai đoạn hiện nay, nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính (MSM) nhiễm HIV chiếm tỉ lệ lớn, đến 76% số ca nhiễm HIV mới trong năm 2021.

Hiện nay, toàn quốc có khoảng 1.300 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, có 201 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính và 1.250 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV ở 100% đơn vị cấp huyện. Đến hết tháng 6/2021, cả nước tư vấn, xét nghiệm cho khoảng 1,5 triệu lượt người, trong đó, khoảng 10.000 trường hợp có kết quả dương tính với HIV.

Về công tác chăm sóc và điều trị kháng virus (ARV), hiện có 446 cơ sở điều trị HIV bằng ARV (270 cơ sở nguồn bảo hiểm y tế). Số bệnh nhân điều trị ARV là 155.654. Đồng thời, điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP) gần 19.000 người.

Tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (sửa đổi năm 2020), hồi tháng 1/2021, ông Mark Troger, điều phối viên Chương trình Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam tiếp tục là nước dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng thông qua các mô hình hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV. Hiện nước ta có 95% người HIV dùng thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế; đây là một trong những tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới.

Theo Bộ Y tế, dịch HIV có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm bình quân nước ta có thêm 11.000 ca nhiễm (riêng năm 2020 là 13.000) và 2.800 người tử vong... Trong số người nhiễm mới, có 84,3% nam giới, độ tuổi 16 - 29 (46,9%) và 30 - 39 (39,7%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (81,8%) và qua đường máu (9,6%)... Đáng chú ý là, số người nhiễm HIV phát hiện hằng năm có xu hướng tăng ở một số địa phương, lây nhiễm HIV qua con đường tình dục chiếm đa số, tình trạng lây nhiễm trong nhóm thanh thiếu niên gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng rất nhanh, các hành vi nguy cơ lây nhiễm diễn biến phức tạp, đặc biệt liên quan đến ma túy tổng hợp…

Hồi tháng 7/2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TW về tăng cường công tác phòng, chống HIV/ADIS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030. Chỉ thị nêu rõ: “Một số cấp ủy, chính quyền chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp thực hiện thiếu đồng bộ, thường xuyên; đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có xu hướng giảm, xã hội hóa còn hạn chế; cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt tại tuyến cơ sở thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn; công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động tại một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao; độ bao phủ của một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS hạn chế; vẫn còn diễn ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm HIV và gia đình họ”.

Việt nam có bao nhiêu người bị nhiễm hiv
Tư vấn cho bệnh nhân HIV tại một phòng khám ngoại trú. (Ảnh: phunuonline.com.vn)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, HIV tiếp tục là vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu lớn, đến nay đã cướp đi sinh mạng của 34,7 triệu người, trong đó phần đông ở các nước đang phát triển. 

Trong các năm 2020 - 2021, tình hình dịch Covid-19 đã tác động xấu đến công tác phòng chống, điều trị HIV/AIDS do việc tuyên truyền, tiếp cận hoạt động xét nghiệm, điều trị… có lúc có nơi bị gián đoạn. Nhằm thực hiện phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch, Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp như: hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)…

Tại TPHCM, mỗi năm phát hiện thêm khoảng 5.500 người nhiễm HIV, trong đó gần 60% người nhiễm do quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM). Trong khi đó, 10 năm trước, tỷ lệ MSM nhiễm HIV chỉ 1,7% số ca nhiễm, ít hơn nhiều so với nhóm người tiêm chích ma túy, mại dâm nữ. Tổng số người nhiễm HIV/AIDS của TPHCM chiếm khoảng 25% tổng số người nhiễm cả nước.

Năm 2021, “Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2021 với chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, có mục tiêu tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Bên cạnh đó là các vấn đề như đẩy mạnh hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều  trị một cách liên tục, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm và trách nhiệm của người nhiễm với gia đình, xã hội, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các hoạt động dự phòng lây nhiễm, xét nghiệm phát hiện và điều trị, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV cũng như cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân...

Công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đã có những thành tựu quan trọng và được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030, ngành y tế và cả hệ thống chính trị phải thực sự nỗ lực và có nhiều giải pháp đồng bộ, khoa học. Đồng thời, phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của mọi người dân.

Số người nhiễm HIV ở Việt Nam là báo nhiêu?

Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (48,6%) và 30-39 (28,4%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (81,6%). Theo số liệu ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS của Việt Nam năm 2022, số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là khoảng 242.000 người.

Thế giới có báo nhiêu người chết vì HIV?

Theo báo cáo của Ths Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS, trên thế giới đến nay có 30,8 triệu người nhiễm HIV. Năm 2021 có khoảng 1,5 triệu người nhiễm mới và 650.000 người tử vong.

HIV ở nước ta có xu hướng gì?

Hơn 50% người nhiễm HIV ở tuổi dưới 30 Riêng trong 10 tháng đầu năm 2022, ở nước ta đã phát hiện 9.025 ca nhiễm HIV mới. Đặc biệt, xu hướng nhiễm HIV trẻ hóa nhanh. Nếu như năm 2012-2013, tỷ lệ người nhiễm HIV ở nhóm người dưới 30 tuổi chỉ dưới 5% thì đến năm 2022, con số này tăng lên hơn 50%.

Có báo nhiêu người nhiễm HIV ở Mỹ?

Theo HIV.gov, ước tính có khoảng 1,2 triệu người ở Hoa Kỳ nhiễm HIV.