Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Đại tá Huỳnh Văn Đông, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Đảng ủy Quân đoàn 12 sẽ phát huy nội lực, xây dựng Quân đoàn “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”

Đảng ủy Quân đoàn 12 sẽ phát huy nội lực, xây dựng Quân đoàn “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”

Theo Đại tá Huỳnh Văn Đông, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Quân ủy Trung ương có quyết định về việc thành lập Đảng bộ Quân đoàn 12 nhiệm kỳ 2020-2025 và chỉ định 19 đồng chí tham gia Đảng ủy Quân đoàn 12.

Các đồng chí trong Đảng ủy Quân đoàn 12 là những cán bộ, đảng viên có uy tín cao, nhiều kinh nghiệm thực tế, đã trải qua nhiều vị trí, cương vị công tác quan trọng của Quân đội.

Bằng chính trách nhiệm, kinh nghiệm, uy tín đã có, tôi tin tưởng các đồng chí trong Đảng ủy Quân đoàn sẽ đoàn kết, thống nhất, chủ động đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp quản lý, chỉ huy, điều hành bảo đảm khoa học, dân chủ, sâu sát cơ sở; giải quyết tốt các mối quan hệ công tác trên cơ sở nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng; cấp trên làm gương cho cấp dưới, chỉ huy gương mẫu, mẫu mực trước đơn vị.

Qua đó, phát huy nội lực, tập trung quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân đoàn 12 “tinh, gọn, mạnh” có tổ chức biên chế hợp lý, sức cơ động lớn, sức đột kích mạnh.

Đặc biệt, là nhanh chóng ổn định công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, chính sách; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các mặt công tác khác; tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đoàn “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đảm nhiệm tác chiến trên nhiều hướng chiến lược của đất nước.

Quân đoàn 12 cần nỗ lực tạo sự mở đầu thắng lợi cho giai đoạn lịch sử phát triển mới

Theo Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên: Xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”, tạo tiền đề vững chắc để năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại là chủ trương lớn, được tính toán hết sức cẩn trọng, có tính khả thi cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.

Do đó, việc giải thể Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2, thành lập Quân đoàn 12 là quan điểm mang tính chiến lược, phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Quân đoàn 12 được thành lập trên cơ sở từ các đơn vị tiền thân có bề dày truyền thống lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đây là Quân đoàn đầu tiên được tổ chức theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, tiến lên hiện đại. Quy mô, tổ chức, lực lượng của Quân đoàn 12 sẽ lớn hơn; chức năng, nhiệm vụ nặng nề hơn; được trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện mới, hiện đại hơn với thế bố trí mới.

Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ trong toàn Quân đoàn 12 cần tiếp tục phát huy truyền thống của các đơn vị tiền thân; nhận thức một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện nội dung cơ bản, cốt lõi về chủ trương sáp nhập, thành lập để tạo sự thống nhất, đồng thuận cao.

Qua đó, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả; không ngừng nâng cao trình độ hiệp đồng quân, binh chủng, nỗ lực tạo sự mở đầu thắng lợi cho giai đoạn lịch sử phát triển mới của Quân đoàn.

Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh.

Chủ trương sáp nhập, thành lập Quân đoàn 12 là đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế

Theo Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân HOÀNG KIỀN, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh Quân đội ta ra đời ngày 22/12/1944. Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, từ 34 chiến sĩ đầu tiên trong Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng về lực lượng, trang bị và tổ chức.

Đặc biệt, trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với yêu cầu tác chiến quy mô lớn, hiệp đồng quân binh chủng, các quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam lần lượt được ra đời.

Quân đoàn 1 thành lập ngày 24/10/1973, Quân đoàn 2 ra đời ngày 17/5/1974 rồi đến Quân đoàn 4 ra đời ngày 20/7/1974, Quân đoàn 3 thành lập ngày 26/3/1975 đã đóng góp vai trò to lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh cả 4 quân đoàn đều tham gia, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau đó, trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, các quân đoàn chủ lực cũng đóng góp vai trò rất quan trọng.

Như vậy, việc phát triển lực lượng vũ trang trong chiến tranh giải phóng, tiếp đến là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn là chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.

Hòa bình lập lại, chúng ta bố trí lại lực lượng, các sư đoàn được giảm bớt, các quân đoàn vẫn được duy trì nhưng giảm quân số, bố trí trên các địa bàn chiến lược, tham gia tích cực trong việc duy trì ổn định chính trị, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bối cảnh quốc tế hiện nay rất phức tạp với nhiều cuộc chiến tranh có các hình thức tác chiến mới xuất hiện. Chiến tranh hiện đại dùng vũ khí công nghệ cao, tiến công hỏa lực từ xa, với độ chính xác cao, sức hủy diệt lớn, chiến trường “trong suốt”, ngày cũng như đêm. Tác chiến điện tử, trinh sát điện tử phát triển...

Ở các nước, quy mô quân đội cũng có sự thay đổi. Như vậy, hiện nay, vũ khí thay đổi làm cho cách đánh thay đổi, tức là vấn đề chiến thuật đã có sự thay đổi.

Do đó, tổ chức lực lượng quân đội cũng cần thay đổi cho phù hợp. Quân đội ta đang xây dựng theo hướng tinh, gọn, mạnh, nhiều loại vũ khí trang bị được bổ sung, cải tiến, tổ chức lực lượng cũng được quan tâm nghiên cứu đổi mới…

Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quân kỳ Quyết thắng tặng Quân đoàn 12.

Với bối cảnh quốc tế, tình hình đất nước ta đã có sự thay đổi với những bước phát triển mới, chủ trương sáp nhập các quân đoàn, trước hết là Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 thành Quân đoàn 12 theo tôi là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế.

Thiếu tướng Hoàng Kiền bày tỏ: "Là một cán bộ Quân đội trưởng thành qua chiến tranh, được học tập cơ bản cùng với quá trình công tác lâu dài, nghỉ hưu nhưng vẫn theo dõi sát tình hình của đất nước, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương sáp nhập các quân đoàn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.

Qua tham khảo ý kiến của nhiều cựu chiến binh, tôi cũng thấy đa phần các cựu chiến binh đều ủng hộ chủ trương này.

Việc sáp nhập, thành lập Quân đoàn 12, theo ý kiến của nhiều cựu chiến binh là vẫn giải quyết hài hòa về tổ chức biên chế, cán bộ, giữ vững truyền thống của các đơn vị…"

Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Đại tướng Phan Văn Giang cùng lãnh đạo Quân đoàn 12.

Thành lập Quân đoàn 12 là một bước ngoặt lịch sử quan trọng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 đã được tổ chức lại thành Quân đoàn 12, là Quân đoàn đầu tiên được tổ chức lại theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, tiến lên hiện đại. Các quân đoàn được tổ chức lại, tiếp tục được xác định là lực lượng cơ động chiến lược, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.

Theo Chuẩn đô đốc Trần Xuân Văn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 1 Hải quân: Thành lập Quân đoàn 12 là chủ trương thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Tôi nghĩ rằng, đây là một bước ngoặt lịch sử quan trọng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới; là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động trong toàn quân.

Quân đoàn 1, còn có tên hiệu là Binh đoàn Quyết Thắng là một trong bốn quân đoàn chủ lực cơ động, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là đơn vị cấp quân đoàn thực thụ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 24-10-1973 tại Ninh Bình.

Quân đoàn 2, còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang" là một trong bốn quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đoàn 2 là lực lượng tham gia nhiều chiến dịch nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Tôi tin tưởng rằng, với lịch sử hào hùng của Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 - hai quân đoàn chủ lực, cơ động, chiến lược đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đoàn 12 sẽ phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn kết, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, cùng dân và quân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang “Thần tốc - Quyết thắng”.

Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng và đại diện các đơn vị ký biên bản bàn giao.

Thành lập Quân đoàn 12 - Quân đoàn “tinh, gọn, mạnh” đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/11, tại Ninh Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tiếp nhận nguyên trạng các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) về Quân đoàn 12.

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Quân đoàn 12 - Quân đoàn “tinh, gọn, mạnh” đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) đã làm tốt công tác rà soát, kiểm, đếm quân số, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất, thao trường huấn luyện…, tích cực chuẩn bị mọi mặt phục vụ bàn giao “đúng, đủ, chính xác, an toàn”.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhấn mạnh: Sự ra đời của Quân đoàn 12 đánh dấu sự phát triển, trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta trong giai đoạn cách mạng mới.
Thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, quyết sách đúng đắn, kịp thời của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức lực lượng, thế bố trí, sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược của kẻ thù trong tương lai.

Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng lưu ý, Đảng ủy, chỉ huy Quân đoàn 12 cần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ Quân đoàn trong sạch vững mạnh tiêu biểu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trước mắt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị cho Lễ Công bố quyết định thành lập Quân đoàn 12 và tổ chức thành công cuộc diễn tập theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, tạo sự mở đầu thắng lợi cho giai đoạn lịch sử phát triển mới của đơn vị.

Việt nam có bao nhiêu sư đoàn

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 1 (24/10/1973 - 24/10/2023).

Tổ chức lại Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 thành Quân đoàn 12

Trước đó, phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 1 (24/10/1973 - 24/10/2023), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo, xác định mục tiêu đến năm 2025, xây dựng Quân đội cơ bản “tinh, gọn, mạnh”, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, đây là chủ trương thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Theo đó, các quân đoàn sẽ được tổ chức lại, tiếp tục được xác định là lực lượng cơ động chiến lược, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc (4 quân đoàn được sắp xếp, tổ chức lại thành 2 quân đoàn).

1 sư đoàn Việt Nam có bao nhiêu người?

Sư đoàn (tiếng Anh:division) là một đơn vị quân đội, thường bao gồm từ 10.000 đến 25.000 binh sĩ, có quy mô tương đối lớn trong quân đội, nhỏ hơn quân đoàn, lớn hơn trung đoàn. Sư đoàn thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính.

Lữ đoàn và sư đoàn ai lớn hơn?

Lữ đoàn (tiếng Anh:brigade) là một đơn vị biên chế của quân đội, thấp hơn cấp sư đoàn, cao hơn cấp tiểu đoàn, ngang cấp trung đoàn nhưng thường đông hơn với quân số từ 3500 đến 9000 tùy theo quân đội từng nước. Ở Hoa Kỳ, lữ đoàn đôi khi gồm hai trung đoàn.

1 lữ đoàn của Nga có bao nhiêu người?

Quân số một lữ đoàn có thể dao động trong khoảng khá lớn, từ 1.500 đến 8.000 quân. Trước đó, ngày 26-10, Viện Nghiên cứu chiến tranh (Mỹ) cho biết quân Nga ở gần Avdiivka đã chịu tổn thất lớn về trang thiết bị. Tổ chức này nhận định thiệt hại trên "nhiều khả năng làm giảm sức tấn công của Nga trong dài hạn".

Trung đoàn và sư đoàn khác nhau như thế nào?

Trung đoàn (tiếng Anh: Regiment) là một đơn vị trong quân đội có quy mô nhỏ hơn sư đoàn nhưng lớn hơn tiểu đoàn, thường gồm hai đến năm tiểu đoàn, được chỉ huy bởi một thượng tá hay trung tá. Tùy theo từng nước và nhiệm vụ, một trung đoàn hiện đại có thể tương tự như một lữ đoàn.