Vỡ cốc thủy tinh là điềm gì năm 2024

Vỡ cốc chén trên ban thờ trong quan niệm của người phương Đông nói chung cũng như người Việt Nam nói riêng là một trong những điềm báo về một điều không may mắn sắp xảy đến. Vậy làm thế nào để hóa giải khi chẳng may điều này xảy ra trong gia đình của bạn? Cùng Gốm sứ Long Loan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vỡ cốc chén trên ban thờ có phải là điềm xấu?

Trên thực tế, việc vỡ cốc trên ban thờ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể từ sự thiếu cẩn thận trong quá trình lau dọn ban thờ vào các dịp giỗ chạp, lễ tết. Cũng có thể do chất liệu của cốc chén không tốt. Khi chịu tác động của nhiệt độ bị nứt, vỡ mà không có sự tác động nào của con người. Thậm chí là các loại cốc chén sử dụng lâu ngày bị biến đổi về chất liệu.

Hình ảnh: Cốc chén thờ vỡ.

Theo quan niệm tâm linh, sự đổ vỡ luôn được coi là điềm chẳng lành. Chúng biểu hiện cho sự mong manh, đổ vỡ. Được xem như một điềm báo trước những rủi ro có thể xảy đến với gia chủ hay những thành viên trong gia đình. Đặc biệt, việc đổ vỡ trên bàn thờ là điều vô cùng kiêng kỵ.

Cách hóa giải khi làm vỡ cốc chén trên ban thờ

Khi xảy ra việc vỡ cốc chén trên ban thờ, tâm lý chung của những người trong gia đình thường sẽ bất an và lo lắng. Đừng quá gấp rút tìm cách giải quyết những dự cảm xấu từ nó. Hãy bình tĩnh và dọn dẹp những mảnh vỡ thật sạch sẽ. Sau đó tiến hành thắp hương để xin xá tội với thần linh và tổ tiên. Đồng thời cầu bình an cho cả gia đình trong mọi chuyện sắp tới.

Mùi hương sẽ giúp bạn thư thái và an tâm hơn rất nhiều. Cùng với đó giúp gia đinh bày tỏ sự thành kính với ông bà, tổ tiên, xua đi vận hạn, hung khí trong nhà.

Hình ảnh: Cốc chén trên ban thờ.

Những sản phẩm đã sứt mẻ, rạn nứt là dấu hiệu không trọn vẹn, đổ vỡ. Vì vậy không nên hàn gắn hay tiếp tục sử dụng. Thay vào đó, gia chủ nên chuẩn bị cốc chén, đồ thờ mới để thay thế trên ban thờ. Hãy lựa chọn những vật phẩm có chất lượng tốt, độ bền cao để đảm bảo giá trị sử dụng lâu bền theo thời gian.

Mua chén thờ, đồ thờ ở đâu tốt?

Việc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho việc mua đồ thờ mỗi năm mà còn thể hiện cái tâm của gia chủ đặt vào góc thờ tự của gia đình. Đồng thời hạn chế được các hiện tượng nứt, vỡ, tránh được những điều xấu trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

Hình ảnh: Bộ kỷ chén trên ban thờ.

Để tìm mua các sản phẩm thờ cúng, gia đình có thể tham khảo tại Gốm sứ Long Loan. Gốm sứ Long Loan là một trong những thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm gốm sứ, đồ thờ tâm linh tại Bát Tràng. Tại đây, các sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công. Đầu tư tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho tới sản xuất, nung đốt và vẽ hoa văn.

Với hơn 20 năm gây dựng thương hiệu, gốm sứ Long Loan tự hào là điểm đến tin cậy cho mọi gia đình.

Để mua sản phẩm và nhận tư vấn, báo giá, Quý khách hàng có thể liên hệ qua Hotline: 032.633.8686 hoặc tới trực tiếp các cơ sở của Gốm sứ Long Loan:

Nhiều người cho rằng, mỗi sự việc không may đều có điềm báo trước điều gì sắp đến. Trong đó, điềm báo khi làm vỡ bát đĩa cũng là vấn đề nhiều người đau đầu, nhất là vào những ngày đầu năm mới. Vậy đầu năm mùng 1 làm bể ly, vỡ bát có sao không, mang điềm gì, có phải báo hiệu cho sự xui xẻo không? Hãy cùng Giaonhan247 tìm hiểu nhé!

Đầu năm mùng 1 làm vỡ bát có sao không?

Quan niệm dân gian kiêng làm vỡ đồ đạc ngày Tết

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, việc làm bể vỡ, hư hỏng đồ đạc ngay ngày mùng 1 Tết có thể mang lại những điềm không may mắn trong suốt cả năm. Điều đó liệu có đúng trong thực tế hay chỉ là lời đồn thổi, mê tín dị đoan?

Đầu năm làm bể ly có sao không?

Dân gian quan niệm những thứ hư hỏng, bể vỡ là những thứ không được lành lặn. Chính vì vậy, chuyện làm bể ly đầu năm mới nhất là ngay giao thừa hay mùng 1 Tết được xem là việc hết sức xui xẻo. Nó báo hiệu cho một sự mất mát, đổ vỡ trong gia đình có thể xảy ra trong năm.

Đầu năm làm bể ly có sao không?

Đầu năm làm bể chén có sao không?

Thành ngữ có câu “đạp đổ chén cơm” với hàm ý chỉ những việc làm khiến người khác mất tiền, mất kế mưu sinh. Với câu nói này cũng đủ để hiểu chuyện đầu năm làm vỡ bát có sao không. Với những gia đình có nhiều người lớn tuổi, câu trả lời sẽ là có, với hàm ý rất xui xẻo. Việc làm vỡ chén bát đầu năm mới mang ý nghĩa suốt cả năm có thể rất khó kiếm cái ăn cái mặc, tiền bạc chật vật, tài chính khó khăn, công việc trì trệ. Ngoài ra, dân gian quan niệm tiếng vỡ bán đánh thức những vong hồn ma quỷ, khiến chúng tìm đến và mang lại xui rủi làm bạn cả năm không được yên ổn.

Đầu năm làm bể dĩa có sao không?

Thật xui xẻo nếu vỡ chén đĩa trong những sự kiện quan trọng như cưới hỏi, tân gia, mừng năm mới,… Không những phải mất tiền mua đĩa mới, mà người Việt còn cho rằng đó là điềm báo xui rủi sắp ập đến như công việc khó khăn, đầu tư thua lỗ, anh em bất hòa, cãi vã trong hôn nhân,… Cũng như việc vỡ bát, vỡ đĩa cốc cũng thu hút những vong linh xấu, chúng khiến bạn phải gặp nhiều rắc rối. Tuy đây chỉ là vấn đề duy tâm khoa học còn chưa chứng minh được. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam thường rất ngại việc đánh vỡ chén đĩa vào đầu năm, đầu tháng.

Đầu năm làm vỡ gương có sao không?

Trong phong thủy, chiếc gương là một vật dụng chứa rất nhiều điều kỳ bí. Việc đặt gương trong nhà ở nơi nào cũng rất được chú trọng. Từ xưa đến nay rất kiêng kỵ việc làm vỡ, làm rơi gương vì đây được coi là điềm xấu, một dấu hiệu chẳng lành, dấu hiệu báo điềm xui xẻo sắp đến. Chiếc gương trong nhà sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia chủ và cả các thành viên trong gia đình. Vì vậy, gương vỡ ngày Tết lại còn xui hơn nữa, khiến tâm trạng mọi người bất an, âu lo, mất vui. Để hóa giải, khi gương vỡ bạn cần nhanh chóng thu dọn các mảnh vỡ to nhỏ, tránh để ai khác dẫm phải. Tránh dọn dẹp bằng tay không sẽ khiến trầy xước, chảy máu, xui càng thêm xui. Không nên vứt phần gương vỡ đó vào thùng rác mà chôn xuống gốc cây hay là sân vườn để không ai có thể chạm phải. Đó cũng là một phần tích đức, không gây thêm nghiệp xấu giúp bạn hóa giải được phần nào điềm xui. Ngoài ra, khi gương vỡ hãy thắp nén hương cầu mong ông bà, tổ tiên, thần Phật phù hộ cho tai qua nạn khỏi, không gặp phải điều xấu sắp xảy đến.

Việc làm bể ly chén mang điềm xui có đúng không?

Việc làm bể ly chén mang điềm xui liệu chỉ là đồn thổi hay đúng với thực tế?

Vỡ ly chén mang lại điềm xui có đúng với tất cả mọi người?

Có thể bạn chưa biết rằng ý nghĩa của việc vỡ chén đĩa lại khác nhau giữa các quốc gia. Theo quan niệm của một số nước trên thế giới, làm vỡ ly cốc lại có nghĩa là mang lại may mắn.

Ví dụ điển hình là ở Đức, làm vỡ chén hay đĩa trong ngày cưới là một điều tốt lành. Người Đức còn cố tình đập vỡ chén đĩa vì họ nghĩ rằng nó tượng trưng cho sự chuyển tiếp sang một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ở Ai Cập và cộng đồng Do Thái, những chiếc cốc vỡ được coi là vật hiến tế cho quỷ dữ. Chúng mang sẽ chịu đựng thay những tai họa trong tương lai. Người Do Thái cũng thường có phong tục đập vỡ ly thủy tinh khi kết hôn để chịu thay cho họ những rạn nứt trong hôn nhân sau này, giúp vợ chồng hạnh phúc bền lâu.

Ở Romania, vỡ chén đĩa lại mang một ý nghĩa vô cùng sâu xa. Đó là dấu hiệu chúng ta không tập trung vào thực tế hoặc chúng ta đang ở một nơi không nhất thiết phải là của mình. Chiếc cốc vỡ là một lời nhắc nhở để thức tỉnh tâm linh. Đây như một tiếng chuông hồi báo cho những thay đổi, lột xác tích cực hơn trong tương lai.

Tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, nhiều người tin rằng vỡ bát đĩa chỉ đơn giản là một sự sơ suất. Khi tai nạn xảy ra, điều quan trọng là phải dọn dẹp cẩn thận, an toàn để không gây nguy hiểm cho người khác.

Hãy luôn lạc quan vì những mảnh vỡ có thể làm nên cả đồ trang sức

Vậy có kiêng làm vỡ ly chén ngày mùng 1 không?

Câu trả lời vẫn là có. “Nhập gia tùy tục” sống ở đâu nên theo phong tục ở đấy. Vì vậy, bạn nên cẩn thận tránh làm vỡ chén đĩa trong những ngày Tết để tránh làm phật ý mọi người. Chuyện xui rủi trong tương lai chưa chắc đã xảy ra, nhưng chuyện đánh vỡ ly cốc sẽ làm gia chủ bực mình phần nào đó. Nếu đến nhà người khác mà làm vỡ ly cốc, hãy nhớ xin lỗi và tự tay thu dọn không để gia chủ không hài lòng. Ngoài ra, hãy khéo léo đền bù lại cho họ chiếc ly hay chén bị vỡ bằng tiền mặt, lì xì hay một món quà nào khác.

“Có kiêng có lành” là quan niệm được nhiều người tin đến ngày nay, nhưng không nên quá lo lắng hay suy diễn để nó chi phối đến tâm trạng. Việc xảy ra điều bất cẩn trong cuộc sống thường nhật là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng sẽ có những lúc lỡ tay. Vì thế hãy thông cảm cho nhau, không nên quá đặt nặng vấn đề này, khiến chúng ảnh hưởng đến niềm vui trong những ngày Tết.

Khi gặp phải chuyện rơi vỡ hư hỏng, tốt nhất hãy đừng tin những thông tin tiêu cực bởi sự căng thẳng quá độ mới là nguồn cơn khiến tâm trạng chán nản, muộn phiền, dẫn đến sinh bệnh. Thì đây mới chính là “điềm xấu” mà tự tâm chúng ta tạo ra. Ngược lại, hãy nhớ đến người dân những quốc gia khác họ không hề ngại chuyện rơi vỡ đồ đạc, khéo nó lại mang đến may mắn cho bạn đấy.

Tại sao cốc thủy tinh dày dễ vỡ?

Nghiên cứu của các chuyên gia, những chiếc cốc thủy tinh dày có tỷ lệ vỡ cao hơn so với thủy tinh mỏng. Nguyên nhân là do khi bạn rót nước nóng vào cốc, thủy tinh không kịp nở ra, do thành quá dày nên nhiệt độ lớp trong so với bên ngoài chênh lệch lớn tạo ra sức ép và dẫn tới hiện tượng nứt vỡ.

Vợ bật báo hiệu điều gì?

Trong văn hóa phương Tây thì làm vỡ chén, bát là một điềm báo của sự may mắn. Ở Đức, trong ngày thành hôn, cô dâu chú rể sẽ đập vỡ bát, đĩa nhằm cầu mong những điều may mắn sẽ đến với họ. Đối với họ thì vỡ chén, bát là sự thay đổi tích cực có thể làm mới cuộc sống để hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

Sáng sớm làm vỡ gương là điềm gì?

Vỡ gương được coi là điềm cực kì xui, vỡ gương buổi sáng thì khuyên bạn không nên ra ngoài. Ngoài ra những đồ vật thường xuyên mang theo người như miếng ngọc, mặt đá phong thủy… mà bị vỡ cũng không phải việc tốt lành, biểu thị cho việc bản thân sắp gặp tai họa.

Đổ vỡ đầu năm là điềm gì?

Đổ vỡ là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày tết. Ông cha ta rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ly tách, gương trong ngày đầu năm vì đổ vỡ đó như báo hiệu sự chia cắt, đứt lìa, điều không thuận lợi trong các mối quan hệ trong năm mới.

Chủ đề