Vốn đối ứng của doanh nghiệp là gì

Vốn đối ứng được quy định tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Hãy cùng Chuyên Tư Vấn Luật tìm hiểu về loại vốn này rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Vốn đối ứng của doanh nghiệp là gì
Quy định về vốn đối ứng

Mục Lục

Khái niệm vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP thì “Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.“

Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6, Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng như sau:

Vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Không sử dụng vốn vay nước ngoài để nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, mua sắm ô tô (trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định), vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành; chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án;.

Chuẩn bị vốn đối ứng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định như sau:

  1. Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20, 21 và khoản 5 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  2. Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 22 và khoản 6 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  3. Dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại Điều 23 và khoản 7 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  4. Dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A, thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  5. Dự án thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của Luật Đầu tư công

Nguồn của vốn đối ứng

Nguồn của vốn đối ứng bao gồm:

  • Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước;
  • Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi);
  • Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các khoản chi sử dụng vốn đối ứng?

Vốn đối ứng của doanh nghiệp là gì
Các khoản chi sử dụng nguồn vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 56/2020/NĐ-CP, vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:

  • Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
  • Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
  • Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
  • Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
  • Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
  • Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
  • Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;
  • Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
  • Chi phí kiểm toán, quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
  • Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
  • Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);
  • Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;
  • Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.

Trong trường hợp vốn đối ứng đã được cấp phát từ ngân sách trung ương hàng năm cho chương trình, dự án không sử dụng hết, cơ quan chủ quản có thể điều chuyển cho chương trình, dự án khác có nhu cầu sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao vốn quyết định theo quy định hiện hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn để trả lời cho câu hỏi “Vốn đối ứng là gì?”. Trong trường hợp quý khách còn có vấn đề nào chưa rõ, còn thắc mắc cần được tư vấn luật doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.