Vốn góp có đánh giá chênh lệch tỷ giá không năm 2024

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài có hoặc không có nhà đầu tư trong nước. Thông lệ phổ biến là các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào một doanh nghiệp FDI bằng ngoại tệ, chẳng hạn như USD, với số tiền bằng loại ngoại tệ cụ thể đó được ghi trong Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp (ERC) và/hoặc Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) của doanh nghiệp FDI. Chênh lệch tỷ giá giữa ngày cấp IRC và ngày thực góp vốn thường dẫn đến sự chênh lệch giữa số tiền bằng Đồng Việt Nam (VND) được quy đổi từ vốn góp bằng ngoại tệ và số tiền VND ghi trên IRC.

Trong những trường hợp như vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu nhà đầu tư nước ngoài có được coi là đã góp đủ vốn hay không vì không rõ số tiền nào sẽ được sử dụng để xác định xem vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI đã được góp đủ hay chưa: (i) số tiền VND sau khi được quy đổi từ ngoại tệ, hoặc (ii) số tiền thực góp bằng ngoại tệ (xem phân tích bên dưới). Các cơ quan có thẩm quyền khác nhau có thể có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Phân tích chi tiết

Một mặt, có thể lập luận rằng số tiền bằng ngoại tệ sẽ chiếm ưu thế vì:

· Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định chủ sở hữu hoặc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp vốn cho công ty “đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp”. Quy định này cũng có thể được áp dụng cho các lần góp vốn tiếp theo trên cơ sở tương tự. Điều này hàm ý rằng pháp luật không bắt buộc phải góp đủ vốn bằng VND nếu chủ sở hữu đăng ký góp vốn bằng USD;

· Điều 36 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định, nếu phần vốn góp bằng tài sản không phải là VND, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phần vốn góp đó phải được định giá và được thể hiện thành VND. Quy định này ngụ ý rằng nếu vốn được góp bằng ngoại tệ (ví dụ: USD) thì số tiền thực góp bằng USD sẽ được ưu tiên; và

· Trên thực tế, đã có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bị ngân hàng nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DICA) từ chối cho góp vốn bổ sung bằng USD để xử lý phần chênh lệch tỷ giá giữa số tiền bằng VND quy đổi từ số tiền góp vồn bằng USD và số vốn điều lệ bằng VND ghi trên ERC. Quan điểm của ngân hàng là nhà đầu tư nước ngoài đã góp đủ vốn bằng USD. Đối với trường hợp này, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã làm rõ rằng nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn góp vốn bằng VND hoặc ngoại tệ phù hợp với đồng tiền thực góp vốn, miễn là phù hợp với mức vốn góp ghi trên IRC . Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được yêu cầu góp vốn đầy đủ bằng đồng tiền mà họ lựa chọn, với điều kiện là cả đồng tiền và số tiền tương ứng đều được ghi chính xác trong IRC.

Mặt khác, có thể lập luận rằng do vốn điều lệ ghi trên ERC/IRC là bằng VND và số tiền bằng ngoại tệ chỉ là giá trị tương đương, thì vốn điều lệ phải được tính theo số tiền VND. Cần lưu ý rằng

· đã có tiền lệ theo đó Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư thực hiện theo hướng này và yêu cầu nhà đầu tư góp đủ vốn bằng VND; và

· thực tế đã có những trường hợp các doanh nghiệp FDI bị phạt hành chính do không đóng góp đủ số tiền bằng VND.

Vì những điều trên, mặc dù có những lập luận bảo vệ hợp lý và quyền của các nhà đầu tư FDI trong việc góp vốn điều lệ bằng ngoại tệ, vẫn có rủi ro các cơ quan có thẩm quyền có liên quan có thể cho rằng vốn điều lệ của doanh nghiệp FDI chưa được góp đủ.

Trường hợp Công ty có phát sinh khoản chênh lệch tỷ giá thì phải thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 6 Phần B Thông tư số 201/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ. Nếu còn vướng mắc (về hạch toán kế toán, tỷ giá) đề nghị liên hệ Vụ chế độ kế toán kiểm toán Bộ tài chính để được hướng dẫn theo thẩm quyền.

Công ty bà Phạm Thị Hương (Hà Nội) 100% vốn đầu tư nước ngoài, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên Giấy chứng nhận có ghi vốn góp là 20 tỷ đồng, tương đương 851.063 USD (tỷ giá là 23.500 đồng/USD).

Nhà đầu tư đã góp đủ vốn bằng USD thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp với số tiền là 851.063 USD, quy đổi theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng tại thời điểm góp vốn thì tương đương 19.702.108.450 VND (tỷ giá là 23.150 đồng/USD). Do tỷ giá giảm nên số vốn góp bằng tiền VND còn thiếu 297.891.550 VND nhưng phía ngân hàng không cho nhà đầu tư góp thêm vì đã đủ tính theo USD.

Bà Hương hỏi, trường hợp này đã được coi là góp đủ vốn hay chưa? Vốn góp được tính theo VND hay USD?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/9/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định:

"Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật".

Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định như sau:

"... b) Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 1 ngân hàng được phép.

  1. Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép...".

Căn cứ các quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc VND tương ứng với đồng tiền thực góp của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức vốn góp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các giấy tờ và thực hiện ghi nhận phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/các giấy tờ khác tương đương và các quy định pháp luật liên quan tại thời điểm góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá khi nào?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó.

Tại sao có sự chênh lệch tỷ giá?

Chênh lệch tỷ giá có thể phản ánh sự thay đổi của tình hình kinh tế và chính trị của hai quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau. Khi tỷ giá của một đồng tiền tệ tăng so với đồng tiền tệ khác, điều này có thể cho thấy rằng nền kinh tế của quốc gia đó đang phát triển tốt hơn so với quốc gia khác.

Khi nào dùng tỷ giá mua và tỷ giá bán?

Tỷ giá mua vào được sử dụng để tính toán giá trị tiền tệ của khách hàng khi họ muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng. Tỷ giá mua vào thường thấp hơn tỷ giá bán ra và khách hàng sẽ mất một khoản phí nhỏ khi bán ngoại tệ cho ngân hàng.

Chênh lệch tỷ giá Hoài Đoài là gì?

1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.