Vốn lao động là gì

Vốn lưu động là một nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Vậy vốn lưu động là gì theo quy định của pháp luật?

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working capital) là một nguồn vốn thể hiện tiềm lực tài chính sẵn có của doanh nghiệp, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ: tiền mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất; tiền trả lương cho nhân viên, tiền thanh toán các khoản nợ…

Vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là sự đảm bảo cho sự hoạt động bình thường, ổn định của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng không duy trì được mức vốn lưu động phù hợp với quy mô thì hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn hoặc tồn tệ hơn là phá sản.

2. Cách tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động như sau:

Vốn lưu động

Vốn lao động là gì

=

Tài sản ngắn hạn

-

Nợ ngắn hạn phải trả

Tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn được thể hiện trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp. Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong ngắn hạn (dưới 1 năm). Tài sản ngắn hạn bao gồm:

  • Tiền mặt và đương tương tiền mặt như ngoại tệ, vàng, kim loại có giá…
  • Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: tiền gửi ngân hàng, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu
  • Hàng tồn kho: nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn phải trả: là nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn (dưới 1 năm). Nợ ngắn hạn bao gồm:

  • Các khoản nợ phải trả tổ chức tín dụng trong ngắn hạn (dưới 1 năm);
  • Các khoản nợ phải trả do mua chịu nguyên vật liệu từ nhà cung cấp (dưới 1 năm)
  • Nợ ngắn hạn khác.

3. Ý nghĩa của vốn lưu động

Dựa vào công thức tính vốn lưu động, có thể chia vốn lưu động ra thành 02 trường hợp: (i) Vốn lưu động dương và (ii) Vốn lưu động âm

- Trường hợp vốn lưu dương: điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn phải trả. Doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền để thực hiện thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

- Trường hợp vốn lưu động âm: điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn phải trả. Mặc dù doanh nghiệp có chuyển đổi hết các tài sản ngắn hạn thành tiền thì cũng không đủ để thực hiện thanh toán các khoản nợ khi tới hạn, đây là một điều cực kỳ nguy hiểm. Bởi, khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì doanh nghiệp có thể phải chịu những thiệt hại như tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt vi phạm trong hợp đồng, không có đủ tiền để nhập nguyên liệu đầu vào, trả lương cho nhân viên…Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đứng trước nguy cơ bị phá sản. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân đối kế toán để luôn đảm bao cho vốn lưu động không bị âm.

4. Quy định của pháp luật về vốn lưu động

Hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ có quy định vê vốn điều lệ mà không có quy định về vốn lưu động. Theo đó, vốn lưu động là một khái niệm về nghiệp vụ kế toán và quản trị doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ về công thức tính, bản chất, vai trò của vốn lưu động để điều chỉnh cho vốn lưu động luôn ở mức dương, đảm bảo cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều cần có nguồn vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và thường xuyên. Vậy vốn lưu động là gì? Bao gồm những thành phần vào và nằm ở đâu trong bảng cân đối kế toán?

Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, là nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp đảm bảo thực hiện các hoạt động cơ bản.

  • 1.   Vốn lưu động là gì?
  • 2.   Thành phần
  • 3.   Vị trí của vốn lưu động bảng cân đối kế toán
    • Tài sản ngắn hạn
    • Nợ ngắn hạn

1.   Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động. Nguồn này đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Vốn lưu động tiếng anh là Working Capital. Đây là thước đo tài chính cho khả năng thanh khoản vận hành của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tiền mua văn phòng phẩm, trả lương cho nhân viên, mua nguyên vật liệu, chi trả các khoản thuê mặt bằng, điện nước,…

Đặc điểm:

  • Trong một năm vốn lưu động thường quay được nhiều vòng. Nguồn vốn này thường xuyên vận động và chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau tạo thành sự tuần hoàn, chu chuyển vốn.
  • Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng.
  • Chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh.
  • Trong một thời điểm nhất định, vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau.
  • Nhu cầu sử dugnj nguồn vốn này thường tăng giảm thất thường.

2.   Thành phần

  • Vốn dự trữ hàng hóa bao gồm giá trị hàng hóa trong kho, trạm, cửa hàng của doanh nghiệp. Vốn này thường chiếm từ 80-90% vốn lưu động định mức và khoảng 50-70% vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
  • Vốn phi hàng hóa gồm vốn bằng tiền (Tiền mặt tồn quỹ, tiền bán hàng chưa nộp vào ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền ứng kinh phí cho các cơ sở) và tài sản có khác (bao bì, dụng cụ lao động, chi phí chờ phân bổ).
  • Tài sản lưu động: gồm bao bì, vật liệu bao gói, vật liệu phụ, dụng cụ phụ tùng, công cụ lao động, phế liệu thu nhặt…
  • Vốn lưu thông gồm vốn dự trữ hàng hóa trong kho trạm, cửa hàng. Vốn bằng tiền (Tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, tiền tạm ứng) và các khoản phải thu của khách hàng.

=> Trong vốn lưu động thì vốn dự trữ hàng hóa là bộ phận quan trọng và chiếm vị trí lớn nhất.

3.   Vị trí của vốn lưu động bảng cân đối kế toán

Vốn lưu động không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán. Nó bao gồm nhiều thành phần và các thành phần đó sẽ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.

Công thức tính:

Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn

Là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Chúng bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác. Ví dụ: các khoản phải thu, chi phí trả trước và tồn kho.

Thông thường, thông tin của tài sản ngắn hạn được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.

Nếu bảng cân đối kế toán không bao gồm tổng tài sản ngắn hạn. Lúc này phải kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả tài khoản đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn để có được tổng cần tìm.

Ví dụ: “khoản phải thu”, “tồn kho”, “tiền mặt và các khoản tương đương”.

Nợ ngắn hạn

Là những khoản cần thanh toán trong thời hạn một năm. Chúng bao gồm khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.

Nếu thông tin nợ ngắn hạn không có trên bảng cân đối kế toán, thì phải cộng dồn các tài khoản liên quan đến nợ ngắn hạn được liệt kê.

Ví dụ: “khoản phải trả và dự phòng”, “thuế phải trả”, “vay ngắn hạn”, “nợ dồn tích”.

Giám đốc doanh nghiệp phải theo dõi các thành phần nhằm duy trì vốn lưu động ở mức phù hợp. Việc đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro có thể phát sinh với quá ít hoặc quá nhiều vốn lưu động cũng là một việc cần thiết để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh tích cực hơn.

Phần mềm kế toán Kaike có chức năng hỗ trợ quản lý các khoản mục kế toán, hỗ trợ việc lập các báo cáo tài chính như: Báo cáo tiền, báo cáo mua hàng, báo cáo tồn kho, báo cáo thuế,…

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike miễn phí

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phần mềm.

ĐĂNG KÝ NGAY