Phế phẩm trọng đào tạo con người là gì

"Sản phẩm của giáo dục là tương lai dân tộc..."

Phế phẩm trọng đào tạo con người là gì

“Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm..." - ý kiến này của Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục đã cho thấy vai trò to lớn của người thầy.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục thì không có cán bộ. Không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế hay văn hoá”.

Đó chính là vinh dự của nghề giáo. Nhưng đi kèm với đó cũng là trọng trách lớn lao, là áp lực đối với mỗi một thầy cô và nghề giáo.

Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục cho rằng: “Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm. Một công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, nhưng một giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ…”.

Đề án đổi mới giáo dục mà Bộ Giáo dục Đào tạo mới đưa ra, bên cạnh ý kiến bàn luận của các nhà chuyên môn, còn có rất nhiều ý kiến tâm huyết của người dân. Một trong những nội dung được quan tâm nhất là vai trò của người thầy.

Trong vài năm trở lại đây, những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, bệnh thành tích như vụ tiêu cực điển hình ở Đồi Ngô (Bắc Giang), nhiều vụ việc liên quan đến đạo đức người thầy đang đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Cuộc gặp gỡ của hơn 500 cựu giáo chức Việt Nam nhân ngày 20/11 cũng là dịp các thầy, cô ôn lại những kỷ niệm ngày còn đứng trên bục giảng. Nhưng ẩn sâu trong những ánh mắt, mái đầu đã “thất thập cổ lai hy” vẫn còn nhiều trăn trở với nghề.

Dù đã trải qua nhiều biến động của thời gian, dù vai trò của người thầy trong quan niệm của người Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi, nhưng vị trí của người thầy sẽ vẫn mãi là chỗ dựa cho các thế hệ học sinh trước đây, hôm nay và cả mai sau.

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

JavaScript isn't enabled in your browser, so this file can't be opened. Enable and reload.

“Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm..." - ý kiến này của Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục đã cho thấy vai trò to lớn của người thầy.

 

Phế phẩm trọng đào tạo con người là gì

 Ảnh học sinh Kim Liên trong giờ ngoại khóa

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục thì không có cán bộ. Không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế hay văn hoá”.

 Đó chính là vinh dự của nghề giáo. Nhưng đi kèm với đó cũng là trọng trách lớn lao, là áp lực đối với mỗi một thầy cô và nghề giáo.        

Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục cho rằng: “Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm. Một công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, nhưng một giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ…”.

 Đề án đổi mới giáo dục mà Bộ Giáo dục Đào tạo mới đưa ra, bên cạnh ý kiến bàn luận của các nhà chuyên môn, còn có rất nhiều ý kiến tâm huyết của người dân. Một trong những nội dung được quan tâm nhất là vai trò của người thầy.

 Trong vài năm trở lại đây, những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, bệnh thành tích như vụ tiêu cực điển hình ở Đồi Ngô (Bắc Giang), nhiều vụ việc liên quan đến đạo đức người thầy đang đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ.

 Cuộc gặp gỡ của hơn 500 cựu giáo chức Việt Nam nhân ngày 20/11 cũng là dịp các thầy, cô ôn lại những kỷ niệm ngày còn đứng trên bục giảng. Nhưng ẩn sâu trong những ánh mắt, mái đầu đã “thất thập cổ lai hy” vẫn còn nhiều trăn trở với nghề.

 Dù đã trải qua nhiều biến động của thời gian, dù vai trò của người thầy trong quan niệm của người Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi, nhưng vị trí của người thầy sẽ vẫn mãi là chỗ dựa cho các thế hệ học sinh trước đây, hôm nay và cả mai sau.

Tác giả : Quang Hạnh

LTS: Ngày 21/7 Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông phối hợp với Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học: “Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài tham luận gửi đến hội thảo, đề cập đến những yêu cầu bức thiết phải đổi mới tư duy về giáo dục.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến độc giả những vấn đề chính trong bài tham luận này.

Có hai câu hỏi cơ bản và chung nhất sẽ theo suốt chúng ta trên con đường đổi mới và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Đó là, sản phẩm chính của nền giáo dục là những những con người như thế nào?

Và cần có một nền giáo dục, một hệ thống giáo dục ra sao để có thể hình thành nên những con người ấy?

Con người tự do

Sự nghiệp giáo dục là nhằm hình thành những con người hoàn thiện hơn, trước tiên là vì mục tiêu chính họ và tiếp nữa là để phù hợp với thời đại mà họ đang sống.

Vậy chúng ta mong muốn sản phẩm của nền giáo dục là những con người như thế nào? 

Phế phẩm trọng đào tạo con người là gì
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương (Ảnh trên giaoduc.net.vn)

Đó trước tiên là những con người chính nó, tự nó, con người có mục đích, chứ không phải là con người công cụ, sản phẩm thụ động, lệ thuộc, do người khác nghĩ và tạo ra theo các mục đích khác nhau nào đó.

Đó phải là những con người có tính trung thực, lòng nhân ái và tính khoan dung, cao thượng; xa lạ với sự giả dối, thủ đoạn, nhỏ nhen và đố kỵ; Giàu tri thức khoa học và thực tiễn, có năng lực tư duy và hành động, phát triển toàn diện và tối đa theo thế mạnh riêng có của mỗi người.

Giáo dục Đại học bây giờ phải giúp sinh viên trả lời bốn câu hỏi

Đó là những con người thật sự tự do, tự chủ, có tư duy độc lập và sáng tạo; Không phải là những con người nô lệ, mất tự do và không có khả năng tự chủ.

Những con người ấy không lệ thuộc, không thụ động, không ỷ lại, không dựa dẫm và không giáo điều.

Họ có đủ bản lĩnh để bảo vệ lẽ phải và các chân lý khoa học. Họ tự do với chính mình và tự do trước mọi sự ràng buộc và lễ giáo hay tư tưởng. 

Họ ý thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm tham gia làm chủ đất nước, về tinh thần tự do và dân chủ.

Một nền giáo dục thực học

Để tạo môi trường và điều kiện hình thành những con người ấy thì cần có một nền giáo dục như thế nào?

Đó là một nền giáo dục thực học (chứ không phải hư học), nhân bản và khai sáng, tập trung hướng đến phát triển năng lực người (hàm chứa cả phẩm chất và năng lực, đó chính là nhân cách).

Và đương nhiên đó phải là một nền giáo dục có tinh thần dân tộc.

Không phải dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, ích kỷ mà là một dân tộc trưởng thành, biết tự trọng và có văn hóa sống cùng trong cộng đồng quốc tế văn minh.

Một nền giáo dục đi vào mục tiêu thực chất về phát triển năng lực người, đó là năng lực của từng người và của cả một cộng đồng, không bị bệnh hình thức, ứng thí, mua danh, nặng về bằng cấp.

Một nền giáo dục nhân bản mà trước tiên là hướng đến hình thành tính trung thực, lòng nhân ái và sự khoan dung.

Một nền giáo dục khai sáng (khai phóng và sáng tạo), tích cực giải phóng con người khỏi mọi sự kìm hãm về tư duy để tạo cơ sở cho phát triển năng lực.

Từ đó, mà hướng đến mọi sự sáng tạo thể hiện sức mạnh nội sinh của từng người và của cộng đồng dân tộc.

Nền giáo dục ấy phải ứng với một hệ thống giáo dục mở, mở về chương trình và phương pháp tiếp cận đa dạng, nhiều chiều, chủ động và tích cực khai hóa văn minh cho dân tộc, liên thông, tổ chức có hiệu quả hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. 

Thực hiện tự chủ đại học, tự do tư tưởng và tự do học thuật, tạo điều kiện, môi trường cho người học và người dạy được tự do phát triển tự duy để không ngừng tự trưởng thành.

Triết lý giáo dục nào cho Việt Nam?

Trong đó, người học một mặt tự trở thành chính mình và đồng thời mặt khác là luôn tự vượt qua chính mình để trở thành một người khác hoàn thiện hơn.

Người thầy là bạn đồng hành cùng học sinh trong quá trình đi tìm chân lý, khám phá thế giới chứ không phải là người độc quyền nắm giữ chân lý để “cung cấp”, “ban phát”, trang bị cho học sinh cứ thế mà học thuộc lòng.

Chuyển quá trình dạy học theo kiểu thuyết giảng và ghi chép thành sự hướng dẫn và giúp đỡ của người thầy gắn với quá trình tự học của học sinh;

Chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, với sự trợ giúp của chương trình, của thầy giáo và công nghệ.

Nhà trường không phải là nơi trang bị kiến thức để cho học sinh hiểu và nhận thức giống thầy, theo thầy, như thầy, giống sách, theo sách mà phải là nơi tạo điều kiện để cho học sinh có thể vượt thầy, vượt sách.

Công việc quản lý của nhà trường thực chất phải là công việc trợ giúp người học, tạo điều kiện và môi trường cho sự học được tốt nhất…

TẤN TÀI (lược ghi)