Xã Đông Hải có bao nhiêu áp?

Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa yêu cầu xây dựng công trình khẩn cấp khu Di dân khu vực sạt lở bờ biển Cồn Nhàn tại ấp Đông Thành và ấp Hồ Thùng (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu thi công, giám sát thi công, nghiệm thu công trình dự án xây dựng khu Di dân khẩn cấp khu vực sạt lở bờ biển Cồn Nhàn, ấp Đông Thành, ấp Hồ Thùng theo quy định.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Trần Trường Giang cho biết công trình được xây dựng sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh với mức dự kiến đầu tư 17 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2023.

Công trình xây dựng tại khu vực ấp Hồ Thùng với diện tích khoảng hơn 4.450 m2, gồm các hạng mục: bồi thường, giải phóng mặt bằng; san lấp; xây dựng đường giao thông; xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy; xây dựng hệ thống thoát nước; xây dựng hệ thống điện, trạm biến áp và hệ thống chiếu sáng… để di dời toàn bộ 166 hộ dân trong vùng sạt lở.

Theo ông Trần Trường Giang, tháng 3/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ biển khu vực Cồn Nhàn tại ấp Đông Thành và ấp Hồ Thùng (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).

[Nhiều bất cập tại khu tái định cư di dân vùng thiên tai ở Thái Nguyên]

Đây là khu vực thường xuyên chịu tác động mạnh của triều cường, nước biển dâng, nhất là vào mùa gió chướng. Khu vực này đã có hơn 3 km đất ven biển bị biển xâm thực làm mất khoảng 220 ha đất sản xuất và đất rừng phòng hộ.

Những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, các đợt triều cường kết hợp sóng lớn làm nước biển dâng cao vào đất liền, gây sạt lở bờ biển, làm ngập nhà ở và thiệt hại hoa màu của người dân.

Hiện nay, khu vực này vẫn bị triều cường, nước biển xâm thực mạnh gây xói lở sâu vào đất liền, đặc biệt vị trí sạt lở cách chân đê Hải Thành Hòa khoảng 300m, nguy cơ mất an toàn rất cao gây ảnh hưởng đến cuộc sống của 166 hộ dân với gần 500 nhân khẩu; trong đó có 56 hộ với 203 nhân khẩu cần được di dời khẩn cấp.

Trong tháng 3/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện xây dựng khu Di dân khẩn cấp khu vực sạt lở nguy hiểm tại xã Định An, huyện Trà Cú./.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển, phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí nâng lên thị xã, với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các ban, ngành nên cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Đông Hải từng bước được đầu tư và góp phần quan trọng vào tăng trưởng của huyện.

Xã Đông Hải có bao nhiêu áp?

Xã Đông Hải có bao nhiêu áp?

Đầu tư lưới điện ở xã Điền Hải (ảnh trên) và phát triển nghề muối ở xã Long Điền Tây (huyện Đông Hải). Ảnh: Tú Anh

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

Có thể thấy, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 06 chính là ưu tiên tập trung đầu tư các công trình động lực để phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Theo đó, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH vùng biển kết hợp với quốc phòng - an ninh và đã thu hút được nhiều dự án động lực như: các dự án Nhà máy điện gió Đông Hải; triển khai xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động 34 dự án điện mặt trời, công suất lắp đặt 31MW với tổng vốn đầu tư 465 tỷ đồng. Hiện đã đấu nối vào lưới điện quốc gia, công suất khoảng 25.567KWh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, công tác huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, kiến trúc đô thị được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện theo hướng hiện đại, đồng bộ, có phân kỳ đầu tư. Huyện xác định các nhóm công trình trọng điểm là thế mạnh của huyện để tập trung huy động nguồn vốn đầu tư. Trong đó, có nhiều tuyến giao thông trọng điểm đã hoàn thành như: tuyến Giồng Nhãn - Gò Cát, Gành Hào - Hộ Phòng và hiện nay đang tập trung xây dựng Cảng cá Gành Hào đạt chuẩn cảng loại I. Bên cạnh đó là tăng cường đầu tư thực hiện các dự án phục vụ an sinh xã hội như: Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia phục vụ sinh hoạt kết hợp với sản xuất; hệ thống cấp nước tập trung, phân tán; tổ chức các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng, khai thác thủy sản; từng bước hình thành các cụm kinh tế, các khu du lịch, dịch vụ ven biển; quan tâm phòng, chống xói lở và phát triển rừng phòng hộ, các công trình văn hóa, phúc lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu, cần thiết, góp phần ổn định đời sống dân cư, giữ vững an ninh, chủ quyền vùng biển trên địa bàn tỉnh…

KHAI THÁC THẾ MẠNH

Cùng với tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn quan tâm giúp huyện Đông Hải khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế vốn có, nhất là lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Về nuôi trồng thủy sản, đến nay huyện Đông Hải cơ bản hình thành 2 vùng chuyên canh nuôi tôm. Đó là các xã phía Đông nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh với diện tích trên 4.072ha; các xã phía Tây nuôi tôm quảng canh cải tiến chất lượng cao với hình thức nuôi thu tỉa thả bù, ghép các loại thủy sản tôm - cua - cá, phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm sạch theo chuỗi giá trị. Nhân rộng triển khai thực hiện mô hình quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh với tổng diện tích hơn 4.242ha. Việc hình thành các vùng chuyên canh này đã góp phần cho tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2017 - 2021 đạt 398.380 tấn (tôm chiếm gần 255.500 tấn). Qua đó, giúp người dân nâng cao năng suất, sản lượng và tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đến nay huyện Đông Hải có trên 550 phương tiện đánh bắt và cho tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2017 - 2021 đạt 319.368 tấn.

Một thế mạnh kinh tế khác đã và đang được tăng cường đầu tư chính là phát triển nghề sản xuất muối truyền thống. Đến nay, huyện đã triển khai thực hiện Dự án tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại đồng muối, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến muối thông qua đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến. Cũng như triển khai dự án phát triển liên kết trong sản xuất, chế biến muối giữa hợp tác xã với doanh nghiệp; xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nghề sản xuất muối truyền thống gắn với du lịch, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển làng nghề muối truyền thống, giúp tiêu thụ ổn định sản lượng muối; phát triển một số dịch vụ cho làng nghề sản xuất, quy hoạch, cải tạo lại đồng muối theo cánh đồng lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất muối có hiệu quả kinh tế và bền vững…

Kế thừa và phát huy những kết quả này, Đảng bộ và Nhân dân huyện sẽ tiếp tục thi đua xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển và phấn đấu từng bước đạt các tiêu chí nâng lên thị xã vào năm 2025.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XV), Tỉnh ủy chỉ đạo Đảng bộ và Nhân dân huyện Đông Hải cần tập trung vào các mục tiêu và chỉ tiêu quan trọng sau:

Tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh về kinh tế biển của huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bảo đảm phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Đông Hải trở thành huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh, là một trong những trung tâm sản xuất con giống thủy sản chất lượng cao, nuôi tôm sạch, chế biến thủy sản, muối xuất khẩu.

Tăng cường đầu tư và từng bước hoàn chỉnh hạ tầng của từng lĩnh vực, từng tiêu chí; không triển khai các dự án có tác động xấu đến môi trường. Đến năm 2025, TT. Gành Hào cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV, xã Điền Hải đạt tiêu chí đô thị loại V và thành lập thị trấn; đến năm 2030 huyện Đông Hải được công nhận đô thị loại IV.

Xây dựng các vùng nguyên liệu thủy sản tập trung, sản xuất theo hướng VietGap, GlobalGAP, ứng dụng công nghệ cao, xác định các mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao (nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao). 

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 180.000 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng/năm; lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn dưới 1%.

Hoàn thành xây dựng Cảng cá Gành Hào đạt chuẩn loại I và thu hút đầu tư xây dựng Cảng thương mại Gành Hào.

Huyện Đông Hải Thái Bình có bao nhiêu xã?

Về hành chánh, huyện bao gồm 11 xã, thị trấn là: thị trấn Gành Hào, xã Long Điền, Long Điền A, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải, An Trạch, An Trạch A, An Phúc, Định Thành, Định Thành A. Huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bạc Liêu, địa hình bằng phẳng thấp trũng ở phía Tây, đất phèn, nhiễm mặn.

Tỉnh Bạc Liêu có bao nhiêu xã?

Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2015, tỉnh Bạc Liêu có 64 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 49 xã. Dưới đây là danh các xã thuộc tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

An Trạch có bao nhiêu áp?

Xã An Trạch được chia thành 9 ấp: Anh Dũng, Hiệp Vinh, Hoàng Minh, Hoàng Minh A, Lung Lá, Thành Thưởng, Thành Thưởng A, Văn Đức A, Văn Đức B.

Đông Hải có nghĩa là gì?

Ngoài ra, trong một số ngôn ngữ, hay là thơ văn, Biển Đông (hay Đông Hải, East Sea, Eastern Sea) cũng có thể hàm ý chỉ đến: Biển Nhật Bản. Biển Baltic. Đại Tây Dương, được gọi là East Sea hoặc Eastern Sea, trong thơ văn cổ tại Bắc Mỹ.