Xã Vĩnh Thành huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang có bao nhiêu áp?

Giồng Riềng là huyện của tỉnh Kiên Giang; Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp; Tây Nam giáp huyện Châu Thành; Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Đông Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Nam giáp huyện Gò Quao. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Giồng Riềng và 17 xã là: Thạnh Lộc,Thạnh Hưng,Thạnh Hoà, Thạnh Phước, Ngọc Thuận, Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Hoà, Hoà Lợi, Hoà Hưng, Hoà An, Hoà Thuận, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Bàn Thạch, Long Thạnh, Bàn Tân Định

Ngày 20-05-1920, Pháp thành lập quận Giồng Riềng, thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm có tổng Giang Ninh với 7 làng là: Hoà Hưng, Ngọc Hoà, Vị Thanh, Hoà Thuận, Thạnh Hoà, Ngọc Chúc, Thạnh Hưng. Quận lỵ đặt tại làng Thạnh Hoà. Ngày 07-08-1952, quận Giồng Riềng bao gồm tổng Giang Ninh với các làng: Hoà Hưng, Hoà Thuận, Ngọc Hoà, Thạnh Hoà, Thạnh Hưng, Thạnh Lợi, Vị Thanh, Bàn Tân Định, Long Thạnh, Vĩnh Thanh.

Sau năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên là quận Kiên Bình. Sau 30-04-1975, Giồng Riềng trở thành huyện của tỉnh Kiên Giang, gồm có thị trấn Giồng Riềng và 8 xã là: Thạnh Hưng, Thạnh Hoà, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Hoà Hưng, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Thuận Hoà. Ngày 10-10-1981, lập thêm các xã mới: Tân Bình Thành, Vĩnh Thuận Lợi tách từ xã Ngọc Chúc; Tân Nguyên, Hiệp Lộc, Thạnh Phước tách từ xã Thạnh Hưng; Hoà An, Hoà Lợi tách từ xã Hoà Hưng; chia xã Thuận Hoà thành 3 xã Thạnh Lợi, Hoà Thuận, Ngọc Hoà.

Ngày 27-09-1983, lập thêm các xã mới: Long An tách từ xã Long Thạnh; Thạnh Bình tách từ xã Thạnh Hoà; Bàn Thạnh tách từ xã Bàn Tân Định; Vĩnh An Phú, Vĩnh Phước Hoà tách từ xã Vĩnh Thạnh. Ngày 31-05-1991, giải thể các xã: Hiệp Lộc, Thạnh Phước, Hoà Lợi, Ngọc Hoà, Vĩnh Thuận Lợi.

Ngày 18-03-1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Thạnh Phước trên cơ sở 4.483 ha diện tích tự nhiên và 8.980 nhân khẩu của xã Thạnh Hưng; thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 4.673 ha diện tích tự nhiên và 9.576 nhân khẩu của xã Thạnh Hưng; thành lập xã Hoà Lợi trên cơ sở 4.020 ha diện tích tự nhiên và 6.951 nhân khẩu của xã Hoà Hưng; thành lập xã Hoà An trên cơ sở 3.010 ha diện tích tự nhiên và 7.658 nhân khẩu của xã Hoà Hưng. Xã Thạnh Hưng sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 5.035 ha dịên tích tự nhiên và 11.695 nhân khẩu. Xã Hoà Hưng sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 4.210 ha diện tích tự nhiên và 8.535 nhân khẩu.

Ngày 14-11-2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 84/2001/NĐ - CP,  thành lập xã Ngọc Thành trên cơ sở 2.397 ha diện tích tự nhiên và 8.039 nhân khẩu của xã Ngọc Chúc; thành lập xã Ngọc Thuận trên cơ sở 3.739 ha diện tích tự nhiên và 8.540 nhân khẩu của xã Ngọc Chúc; thành lập xã Bàn Thạch trên cơ sở 2.106,4 ha diện tích tự nhiên và 9.663 nhân khẩu của xã Bàn Tân Định. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập 2 xã Ngọc Thành và Ngọc Thuận, xã Ngọc Chúc còn lại 2.677 ha diện tích tự nhiên và 10.896 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Bàn Thạch, xã Bàn Tân Định còn lại 3.289,3 ha diện tích tự nhiên và 11.364 nhân khẩu.

Cuối năm 2003, huyện Giồng Riềng có thị trấn Giồng Riềng và 15 xã là: Thạnh Hưng, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Thạnh Hoà, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Hoà Hưng, Hoà Lợi, Hoà An, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Hoà Thuận, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Bàn Thạch.

Ngày 26-07-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 97/2005/NĐ - CP, theo đó, thành lập xã Ngọc Hoà trên cơ sở 3.009,68 ha diện tích tự nhiên và 11.170 nhân khẩu của xã Hoà Thuận, thành lập xã Vĩnh Phú trên cơ sở 2.730 ha diện tích tự nhiên và 4.968 nhân khẩu của xã Vĩnh Thạnh. Sau khi thành lập xã Ngọc Hoà, xã Hoà Thuận còn lại 4.312,62 ha diện tích tự nhiên và 16.500 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh còn lại 2.470 ha diện tích tự nhiên và 9.563 nhân khẩu. Huyện Giồng Riềng có 17 xã và 1 thị trấn như hiện nay.

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 109-HĐBT NGÀY 10-10-1981 VỀ VIỆC PHÂN VẠCH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ THUỘC TỈNH KIÊN GIANG

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ điều 107 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/7/1981;
Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phân vạch địa giới một số xã của các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang như sau:

1. Huyện Gò Quao:

Chia xã Vĩnh Hoà Hưng thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Hoà Hưng, xã Vĩnh Hoà Thạnh, xã Vĩnh Hoà Dũng và xã Vĩnh Hiệp Hoà.

Địa giới của xã Vĩnh Hoà Hưng ở phía bắc giáp xã Thạnh Lợi thuộc huyện Giồng Riềng, phía nam giáp xã Vĩnh Hoà Dũng, phía đông giáp thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Vĩnh Hoà Thạnh.

Địa giới của xã Vĩnh Hoà Thạnh ở phía bắc giáp xã Hoà Thuận thuộc huyện Giồng Riềng, phía nam giáp xã Vinh Hiệp Hoà, Định An, phía đông giáp xã Vĩnh Hoà Hưng, phía tây giáp xã Định An cùng huyện và xã Vĩnh Thạnh thuộc huyện Giồng Riềng.

Địa giới của xã Vĩnh Hoà Dũng ở phía bắc giáp xã Vĩnh Hoà Hưng, phía nam giáp xã Vĩnh Hiệp Hoà, phía đông giáp thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Vĩnh Hiệp Hoà.

Địa giới của xã Vĩnh Hiệp Hoà ở phía bắc giáp xã Vĩnh Hoà Thạnh, phía nam giáp xã Hoả Lựu thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp xã Vĩnh Hoà Dũng cùng huyện và xã Hoả Lựu thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Định An cùng huyện và xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Thuận.

2. Huyện Giồng Riềng:

a. Chia xã Ngọc Chúc thành ba xã lấy tên là xã Ngọc Chúc, xã Tân Bình Thành và xã Vĩnh Thuận Lợi.

Địa giới của xã Ngọc Chúc ở phía bắc giáp xã Tân Nguyên, Tân Bình Thành, phía nam giáp xã Vĩnh Thạnh và xã Hoà Thuận, phía đông giáp xã Tân Bình Thành và xã Ngọc Hoà, phía tây giáp xã Vĩnh Thạnh, xã Thạnh Hưng và thị trấn Giồng Riềng.

Địa giới của xã Tân Bình Thành ở phía bắc giáp xã Tân Nguyên, phía nam giáp xã Ngọc Hoà và xã Ngọc Chúc, phía đông giáp xã Vĩnh Thuận Lợi và xã Hoà An, phía tây giáp xã Ngọc Chúc.

Địa giới của xã Vĩnh Thuận Lợi ở phía bắc giáp xã Hiệp Lộc, phía nam giáp xã Hoà An và xã Tân Bình Thành, phía đông giáp xã Hoà Lợi cùng huyện và xã Trường Xuân thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Tân Nguyên và xã Tân Bình Thành.

b. Chia xã Thạnh Hưng thành bốn xã lấy tên là xã Thạnh Phước, xã Tân Nguyên, xã Hiệp Lộc và xã Thạnh Hưng.

Địa giới của xã Thạnh Phước ở phía bắc giáp xã Thạnh Đông B thuộc huyện Tân Hiệp và xã Thới Đông thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp xã Thạnh Hưng và xã Hiệp Lộc, phía đông giáp xã Hiệp Lộc cùng huyện và xã Thới Đông, huyện Ô Môn, phía tây giáp xã Thạnh Đông B, xã Thạch Đông A thuộc huyện Tân Hiệp.

Địa giới của xã Tân Nguyên ở phía bắc giáp xã Hiệp Lộc và xã Thạnh Hưng, phía nam giáp xã Tân Bình Thành và xã Ngọc Chúc, phía đông giáp xã Vĩnh Thuận Lợi, phía tây giáp xã Thạnh Hưng.

Địa giới của xã Hiệp Lộc ở phía bắc giáp xã Thạnh Phước cùng huyện và xã Thới Đông thuộc huyên Ô Môn, tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp xã Tân Nguyên và xã Vĩnh Thuận Lợi, phía đông giáp xã Thới Lai, xã Trường Xuân thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Thạch Phước.

Địa giới của xã Thạnh Hưng ở phía bắc giáp xã Thạnh Phước cùng huyện và xã Thạch Đông A thuộc huyện Tân Hiệp, phía nam giáp xã Ngọc Chúc và thị trấn Giồng Riềng, phía đông giáp xã Tân Nguyên, phía tây giáp xã Thạnh Hoà cùng huyện và xã Thạnh Đông A thuộc huyện Tân Hiệp.

c. Chia xã Thuận Hoà thành ba xã lấy tên là xã Thành Lợi, xã Hoà Thuận và xã Ngọc Hoà.

Địa giới của xã Thạnh Lợi ở phía bắc giáp xã Ngọc Hoà, phía nam giáp xã Vĩnh Hoà Hưng thuộc huyện Gò Quao và thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp xã Hoà Hưng, phía tây giáp xã Hoà Thuận.

Địa giới của xã Hoà Thuận ở phía bắc giáp xã Ngọc Hoà và xã Ngọc Chúc, phía nam giáp xã Vĩnh Hoà Thạnh thuộc huyện Gò Quao, phía đông giáp xã Thạnh Lợi, phía tây giáp xã Vĩnh Thạnh.

Địa giới của xã Ngọc Hoà ở phía bắc giáp xã Hoà An và xã Tân Bình Thành, phía nam giáp xã Hoà Thuận và xã Thạnh Lợi, phía đông giáp xã Hoà An và xã Thạnh Lợi, phía tây giáp xã Ngọc Chúc.

d. Chia xã Hoà Hưng thành ba xã lấy tên là xã Hoà An, xã Hoà Hưng và xã Hoà Lợi.

Địa giới của xã Hoà An ở phía bắc giáp xã Vĩnh Thuận Lợi và xã Hoà Lợi, phía nam giáp xã Ngọc Hoà và xã Hoà Hưng, phía đông giáp xã Hoà Hưng, phía tây giáp xã Tân Bình Thành và xã Ngọc Hoà.

Địa giới của xã Hoà Hưng ở phía bắc giáp xã Hoà Lợi và xã Hoà An, phía nam giáp xã Thạnh Lợi cùng huyện và xã Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp xã Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Hoà An và xã Thạnh Lợi.

Địa giới của xã Hoà Lợi ở phía bắc giáp xã Vĩnh Thuận Lợi cùng huyện và xã Trường Xuân thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp xã Hoà Hưng cùng huyện và xã Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, phía đông giáp xã Trường Long Tây thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp xã Hoà An.

3. Huyện Vĩnh Thuận:

a. Chia xã Vĩnh Hoà thành ba xã lấy tên là xã Hoà Chánh, xã Vĩnh Hoà và xã Hoà Tiến.

Địa giới của xã Hoà Chánh ở phía bắc giáp xã Thuỷ Liễu thuộc huyện Gò Quao, phía nam giáp xã Mai Thành Tâm và xã Vĩnh Hoà, phía đông giáp xã Vĩnh Bình Bắc cùng huyện và xã Vĩnh Phước thuộc huyện Gò Quao, phía tây giáp xã Vĩnh Hoà.

Địa giới của xã Vĩnh Hoà ở phía bắc giáp xã Hoà Chánh cùng huyện và xã Vĩnh Yên thuộc huyện An Biên, phía nam giáp xã Hoà Tiến và xã Mai Thành Tâm, phía đông giáp xã Hoà Chánh, phía tây giáp xã Hoà Tiến cùng huyện và nông trường An Huỳnh thuộc huyện An Biên.

Địa giới của xã Hoà Tiến ở phía bắc giáp xã Vĩnh Hoà cùng huyện và nông trường An Huỳnh thuộc huyện An Biên, phía nam giáp xã Bình Minh, phía đông giáp xã Mai Thành Tâm và xã Vĩnh Hoà, phía tây giáp nông trường An Thái thuộc huyện An Biên.

b. Chia xã Vĩnh Bình Bắc thành hai xã lấy tên là xã Vĩnh Bình Bắc và xã Mai Thành Tâm.

Địa giới của xã Vĩnh Bình Bắc ở phía bắc giáp xã Hoà Chánh cùng huyện và xã Vĩnh Phước thuộc huyện Gò Quao, phía nam giáp xã Vĩnh Bình Nam, phía đông giáp xã Vĩnh Phước, xã Vĩnh Tuy thuộc huyện Gò Quao và xã Vĩnh Lộc thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía tây giáp xã Mai Thành Tâm.

Địa giới của xã Mai Thành Tâm ở phía bắc giáp xã Hoà Chánh và xã Vĩnh Hoà, phía nam giáp xã Vĩnh Bình Nam, phía đông giáp xã Vĩnh Bình Bắc, phía tây giáp xã Hoà Tiến và xã Bình Minh.

c. Sáp nhập ấp Bình Minh Bắc của xã Vĩnh Bình Bắc vào xã Vĩnh Bình Nam cùng huyện.

d. Chia xã Vĩnh Bình Nam thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Bình Nam, xã Bình Thành, xã Bình Điền và xã Bình Minh.

Địa giới của xã Vĩnh Bình Nam ở phía bắc giáp xã Vĩnh Bình Bắc và xã Mai Thành Tâm, phía nam giáp xã Bình Thành và xã Bình Điền, phía đông giáp xã Vĩnh Lộc thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía tây giáp xã Bình Điền.

Địa giới của xã Bình Thành ở phía bắc giáp xã Vĩnh Bình Nam, phía nam giáp thị trấn Vĩnh Thuận và xã Phong Đông, phía đông giáp xã Vĩnh Lộc thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía tây giáp xã Bình Điền và xã Vĩnh Thuận.

Địa giới của xã Bình Điền ở phía bắc giáp xã Bình Minh và xã Vĩnh Bình Nam, phía nam giáp xã Vĩnh Thuận, phía đông giáp xã Bình Thành và xã Vĩnh Bình Nam, phía tây giáp xã Thuận Bắc và xã Bình Minh.

Địa giới của xã Bình Minh ở phía bắc giáp xã Hoà Tiến, phía nam giáp lâm trường U Minh Thượng, phía đông giáp xã Bình Điền và xã Mai Thành Tâm, phía tây giáp nông trường An Thái thuộc huyện An Biên.

e. Chia xã Vĩnh Thuận thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Thuận, xã Thuận Bắc, xã Thuận Nam và xã Thuận Tây.

Địa giới của xã Vĩnh Thuận ở phía bắc giáp xã Bình Điền và xã Thuận Bắc, phía nam giáp xã Thuận Nam và xã Phong Tây, phía đông giáp xã Bình Thành và thị trấn Vĩnh Thuận, phía tây giáp xã Thuận Bắc và xã Thuận Nam.

Địa giới của xã Thuận Bắc ở phía bắc giáp xã Bình Điền và lâm trường U Minh Thượng, phía nam giáp xã Vĩnh Thuận và xã Thuận Tây, phía đông giáp xã Bình Điền và xã Vĩnh Thuận, phía tây giáp xã Thuận Tây và lâm trường U Minh Thượng.

Địa giới của xã Thuận Nam ở phía bắc giáp xã Vĩnh Thuận và xã Thuận Tây, phía nam giáp xã Phong Tây cùng huyện và xã Trí Phải Trung thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, phía đông giáp xã Phong Tây, phía tây giáp xã Thuận Tây.

Địa giới của xã Thuận Tây ở phía bắc giáp xã Thuận Bắc và lâm trường U Minh Thượng, phía nam giáp xã Trí Phải Tây, xã Biển Bạch Đông thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, phía đông giáp xã Thuận Nam, phía tây giáp lâm trường U Minh Thượng.

g. Chia xã Vĩnh Phong thành ba xã lấy tên là xã Phong Đông, xã Vĩnh Phong và xã Phong Tây.

Địa giới của xã Phong Đông ở phía bắc giáp xã Bình Thành cùng huyện và xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Hiếu thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía nam giáp xã Vĩnh Phong cùng huyện và xã Ninh Lợi thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía đông giáp xã Ninh Thuận, xã Ninh Lợi thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía tây giáp xã Bình Thành và thị trấn Vĩnh Thuận.

Địa giới của xã Vĩnh Phong ở phía bắc giáp xã Phong Đông và thị trấn Vĩnh Thuận, phía nam giáp xã Tân Phú thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, phía đông giáp xã Ninh Lợi thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, phía tây giáp xã Phong Tây.

Địa giới của xã Phong Tây ở phía bắc giáp xã Vĩnh Thuận và thị trấn Vĩnh Thuận, phía nam giáp xã Trí Phải Đông, xã Tân Quý thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải, phía đông giáp xã Vĩnh Phong, phía tây giáp xã Thuận Nam.