Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 5 Điều 5).

Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 11 Điều 5).

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5).

+ Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm a khoản 8 Điều 5).

Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 05 - 07 tháng (Điểm đ khoản 11 Điều 5).

Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu

Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều (Ảnh minh họa)

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Khoản 5 Điều 6).

Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 - 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6).

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6).

Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6).

- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 4 Điều 7).

Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng (Điểm a khoản 10 Điều 7).

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 (Điểm a khoản 7 Điều 7).

Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 7).

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc (Điểm a khoản 8 Điều 7).

Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 - 07 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 7).

- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Điểm c khoản 3 Điều 8).

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Hiện nay, tình hình va chạm giao thông, tai nạn giao thông; bên cạnh các lý do khách quan như bão, lũ… thì chủ yếu đều xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông; thể hiện ở việc phổ biến tình trạng vi phạm giao thông. Trong đó, hành vi đi ngược chiều là một trong những hành vi mà nhiều người vi phạm. Vậy, Đi xe ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Đi xe ngược chiều là hành vi như thế nào?

Hiện nay, trong các văn bản của pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm “đi xe ngược chiều”. Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008; cụ thể tại khoản 1 Điều 9 có quy định về nguyên tắc chung khi tham gia giao thông như sau: Cá nhân; phương tiện khi tham gia giao thông thì phải đi bên phải; theo chiều đi của mình; đúng làm đường, phần đường quy định, chấp hành đúng chỉ dẫn của biển báo giao thông đường bộ.

Trên cơ sở khái niệm này, có thể hiểu; ô tô, xe máy, hay các phương tiện cơ giới khác; có hành vi “đi ngược chiều” được hiểu là hành vi đi ngược lại; đi theo hướng ngược lại chiều đi được phép của mình, hoặc không chấp hành biển báo chỉ dẫn của đường một chiều, thường thể hiện ở các hành vi như: đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”…

Đi xe ngược chiều có vi phạm pháp luật không?

Theo tinh thần chung của pháp luật: “Chúng ta được làm những việc gì mà pháp luật không cấm”. Vậy hiển nhiên một điều rằng; khi pháp luật đã cấm một hành vi nào đó; thì bắt buộc chúng ta không được thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta thực hiện hành vi đó thì tất nhiên là đã vi phạm pháp luật.

Như vậy, người tham gia giao thông phải đi đúng chiều đi của mình; (đi bên phải theo chiều đi của mình) và đi đúng phần đường dành cho mình. Khi người tham gia giao thông đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; thì đã vi phạm quy tắc chung giao thông đường bộ. Và do vậy, hành vi đi ngược chiều này; đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Từ ngày 01/01/2020, mức phạt lỗi đi ngược chiều; được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, mức phạt đối với hành vi này; tăng mạnh so với quy định trước đó (Nghị định 46 năm 2016).

Đối với hành vi đi trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; mức phạt như sau (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp);

STTPhương tiệnMức phạt Nghị định 100 (đang có hiệu lực)Mức phạt Nghị định 46 (đã hết hiệu lực)
1Ô tô03 – 05 triệu đồng800.000 – 1,2 triệu đồng
2Xe máy01 – 02 triệu đồng300.000 – 400.000 đồng
3Xe đạp200.000 – 300.000 đồng100.000 – 200.000 đồng

Có thể thấy, mức phạt hành chính đối với ô tô tăng mạnh nhất, từ tối đa 1,2 triệu đồng lên 05 triệu đồng. Mức phạt đối với lỗi đi ngược chiều của xe máy tăng từ tối đa 400.000 đồng lên 02 triệu đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 – 03 tháng.

Người đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn giao thông sẽ có mức phạt cao hơn. Đối với ô tô sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng; xe máy có mức phạt từ 04 – 05 triệu đồng

Chưa kể, ô tô đi ngược chiều trên cao tốc còn có mức phạt lớn hơn nhiều lần, từ 16 – 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 – 07 tháng.

Mức bồi thường thiệt hại khi đâm người đi ngược chiều?

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì nếu như có sự thiệt hại về tài sản hay thiệt hại về sức khỏe thì trách nhiệm bồi thường như sau:

Điều 589, Bộ luật dân sự năm 2015 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Tuy nhiên trong trường hợp này sau khi có kết luận của cơ quan công an nếu hoàn toàn không phải do lỗi của bị hại thì dựa trên những thiệt hại do lỗi của ai người đó sẽ phải bồi thường.

Đi xe ngược chiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông

Đi xe ngược chiều đã bị tăng mức phạt lên gấp nhiều lần so với trước đây cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá rất cao sự nguy hiểm của hành vi này.

Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao.

Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông.

Hiện nay, biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102, có hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng. Khi nhìn thấy biển báo này, lái xe tuyệt đối không đi vào đoạn đường đó.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?” ;  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Chủ thể vi phạm hành chính khi đi ngược chiều?

Chủ thể của hành vi đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” có thể là: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy;Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng;

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ.Khách thể vi phạm hành chính

Khách thể của việc đi ngược chiều là gì?

Khách thể của hành vi đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là xâm phạm quy tắc giao thông đường bộ được nhà nước quy định và bảo vệ. Cụ thể là quy tắc: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình,… đi đúng phần đường quy định…” (khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008).

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)