Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu

Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến trong thai kỳ. Vì thế xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được xem như là xét nghiệm thường quy khi mang thai. Trường hợp mẹ đăng ký khám thai theo gói, thông thường sẽ có cả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Vậy xét nghiệm này có cần thiết không? Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền? Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ ngay sau đây.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ quan trọng như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mức đường huyết của mẹ bầu tăng cao. Những thai phụ mắc bệnh tiểu đường trước khi có thai thì không được gọi là tiểu đường thai kỳ mà là người tiểu đường mang thai. Đa số trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ đều phát hiện khá muộn và hoặc khi có những dấu hiệu rõ rệt. Khi đó, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chính vì vậy, việc tầm soát tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt. Để có thể làm được điều này, thai phụ cần được tầm soát và thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên.

Giá tiền của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tùy thuộc vào cơ sở Sản phụ khoa và loại phương pháp tại cơ sở đó áp dụng. Thông thường giá xét nghiệm đường huyết loại 50gr glucose sau 1 giờ dao động từ 50.000 – 80.000 VNĐ. Các xét nghiệm dung nạp glucose dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm phổ biến tại phòng khám và các cơ sở Sản phụ khoa. Nó thường nằm trong gói quản lý thai nghén và chi phí có thể rẻ hơn.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tuỳ thời điểm và tuỳ vào trung tâm tiến hành xét nghiệm. Vì thế, để biết được mức giá chính xác nhất, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần thực hiện những gì?

Để biết được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền, mẹ nên cần biết thêm về các phương pháp xét nghiệm thai kỳ. Vì mỗi phương pháp khác nhau sẽ có chi phí nhỉnh hơn đôi chút.

 Đến nay tùy vào cơ sở sản phụ khoa, sẽ cung cấp 1 trong 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Bao gồm phương pháp 1 bước và phương pháp 2 bước. Trên thực tế, tại phương pháp 1 bước phổ biến thực hiện hơn tại các cơ sở sản phụ khoa ở Việt Nam.

Phương pháp xét nghiệm 1 bước

Mẹ sẽ được lấy máu đo đường huyết 3 lần. Xét nghiệm thường được làm vào buổi sáng. Bác sĩ sẽ dặn mẹ nhịn đói 8 tiếng và không vượt quá 14 tiếng trước khi làm xét nghiệm.

Mẹ được lấy máu đo đường huyết lần 1 được gọi là đường huyết lúc đói.

Sau đó mẹ được uống siro đường chứa 75g glucose, tiếp tục lấy máu đo đường huyết tại thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Tìm hiểu phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ một bước

Kết quả xét nghiệm sẽ có 3 chỉ số tại 3 thời điểm. Chỉ cần có 1 trong các tiêu chuẩn sau, bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có tiểu đường thai kỳ và lập kế hoạch kiểm soát lượng đường trong máu mẹ.

  • Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Phương pháp xét nghiệm 2 bước

Bước 1:

Mẹ không cần chuẩn bị trước như nhịn đói, kiêng khem đồ ngọt. Sau đó mẹ được yêu cầu uống siro chứa 50g glucose. Bác sĩ sẽ lấy máu đo đường huyết cho mẹ sau 1 giờ kể từ lúc đói.

  • Chỉ số đường trong máu < 140 mg/dl được gọi là bình thường.
  • Chỉ số đường trong máu ≥ 140 mg/dl: cần làm thêm nghiệm pháp dung nạp glucose với 100g glucose để chẩn đoán.

Bước 2:

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm được làm vào buổi sáng sau khi mẹ được dặn nhìn đói từ 8-14 tiếng. NVYT sẽ lấy máu của mẹ để đo đường huyết lúc đói. Tiếp theo, mẹ được uống siro đường chứa 100g đường glucose, và lấy máu tĩnh mạch đo đường huyết sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ kể từ lúc uống.

Giá trị đường huyết bất thường sau khi dung nạp glucose với dung dịch 100g glucose trong 3 giờ là:

  • Đường huyết lúc đói > 95 mg/dl (5,3 mmol/l).
  • Sau 1 giờ: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l).
  • Sau 2 giờ: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l).
  • Sau 3 giờ: > 140 mg/dl (7,8 mmol/l).

Nếu có ≥ 2 chỉ số glucose huyết vượt qua chỉ số quy định là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Lúc này hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cùng các phương pháp khác để kiểm soát lượng đường trong máu tốt.

Khi nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Thông thường mẹ sẽ được làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai, cụ thể từ tuần thứ 24-28 thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện trong thời gian nào?

Tuy nhiên, với một số người mẹ thuộc đối tượng nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định mẹ kiểm tra sớm hơn.

Một số đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Có thể trạng thừa cân, béo phì.
  • Có mẹ, cha, anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử sinh con to.
  • Được chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Mang thai từ 35 tuổi trở lên.
  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước đó.
  • Được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose trước đây, bao gồm tiền sử đái tháo đường.
  • Tiền sử sản khoa bất thường như: thai lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non thiếu tháng, thai dị tật…

Nếu mẹ nghi ngờ thuộc đối tượng nguy cơ cao, nên cần khai báo với bác sĩ để được tầm soát và chẩn đoán sớm.

Cần lưu ý gì khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Trước khi làm xét nghiệm cũng có một số vấn đề mẹ cần lưu ý như sau:

Tại phương pháp xét nghiệm 2 bước, nếu mẹ làm xét nghiệm glucose sau 1 giờ, thông thường mẹ không cần kiêng khem hoặc chuẩn bị trước. Xét nghiệm này có thể làm bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kỳ thời gian nào sau ăn.

Tuy nhiên với xét nghiệm dung nạp glucose, mẹ sẽ cần nhịn đói qua đêm ít nhất 8 tiếng nhưng không quá 14 giờ. Trước thời gian này mẹ không cần ăn kiêng và hoạt động thể lực bình thường.

Trong quá trình đang xét nghiệm, mẹ không ăn hoặc uống đồ ngọt, không hút thuốc, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, mẹ nên cần hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp xét nghiệm đường huyết mẹ được làm. Và liệu có bất kỳ điều đặc biệt gì cần lưu ý thêm trước khi làm xét nghiệm hay không. Điều này sẽ giúp hạn chế những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Hy vọng qua bài viết này, này mẹ đã biết được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền và có các phương pháp nào để xét nghiệm. Việc xét nghiệm tiểu đường để tầm soát và chẩn đoán là vô cùng quan trọng. Lượng đường trong máu của mẹ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và cả sau khi mang thai. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt thì lượng đường huyết vẫn được kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thai kỳ là quá trình chứa rất nhiều nguy cơ phát sinh các tình trạng rối loạn sức khỏe. Trong đó đái tháo đường thai kỳ là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể gây các biến chứng cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời. Mỗi thai phụ nên được xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Vậy quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ xảy ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý mà sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường từ 3 tháng giữa thai kỳ. Mặt khác mẹ bầu phải không có bằng chứng đã mắc bệnh trước đó. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các hormon của nhau thai tác động lên quá trình hoạt động của insulin. Nếu không được điều trị đúng đắn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiểu rõ quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có thể chủ động hơn. Một số thử nghiệm đòi hỏi sản phụ phải nhịn đói đủ 8 tiếng mới có thể chẩn đoán chính xác.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng khi mang thai

Mẹ bầu nào nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 -28. Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ có tiền căn thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện báo hiệu đái tháo đường (thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức…) thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ là:

  • Mẹ mang thai khi > 40 tuổi.
  • Thể trạng béo phì.
  • Tiền căn bị tiểu đường trong thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Từng sinh con nặng ký ≥ 4000 gr.
  • Tiền căn thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do.
  • Từng sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.
  • Tiền căn gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Mắc chứng rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang.
  • Sử dụng thuốc như corticosteroids trước.

Nắm rõ quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết đối với sản phụ khi bước vào thời kỳ mang thai.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Sản phụ béo phì có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể thực hiện gồm hai phương pháp sau:

Phương pháp 1 bước

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: uống 75g glucose sau đó đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau uống đường. Nghiệm pháp được thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng khi sản phụ đói. Tức là sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Các ngưỡng kết quả glucose để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Tại thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Tại thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Phương pháp 2 bước

Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống glucose 50 gam ( trước đó không cần nhịn đói), đo đường huyết tại thời điểm 1 giờ. Nghiệm pháp được thực hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống cao hơn 130 mg/dL thì tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.

Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g. Nghiệm pháp được thực hiện khi bệnh nhân đang đói. Bệnh nhân đói uống 100 gam glucose pha trong 250-300 ml nước. Sau đó đo glucose huyết lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:

Thời điểm Tiêu chuẩn chẩn đoán của Carpenter/ Coustan Tiêu chuẩn chẩn đoán theo National Diabetes Data Group
Lúc đói 95 mg/dL (5,3 mmol/L) 105 mg/dL (5,8 mmol/L)
Tại thời điểm 1 giờ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) 190 mg/dL (10,6 mmol/L)
Tại thời điểm 1 giờ 155 mg/dL (8,6 mmol/L) 165 mg/dL (9,2 mmol/L)
Ở thời điểm 3 giờ 140 mg /dL (7,8 mmol/L) 145 mg/dL (8,0 mmol/L)

Những lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Một số thai phụ có cảm giác buồn nôn khi uống dung dịch đường glucose. Tuy nhiên hoàn toàn không có hại gì và bắt buộc phải thực hiện nếu muốn làm xét nghiệm.
  • Do trong các thử nghiệm sản phụ phải nhịn đói nên các mẹ có thể mang theo một ít bánh ngọt để ăn ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng.
  • Sản phụ nên mang theo ít sách, báo máy nghe nhạc hay bất kỳ thứ gì để giải trí trong lúc chờ đợi giữa các lần xét nghiệm.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ bình thường. Không đột ngột thay đổi chế độ sinh hoạt.
  • Nên có người thân đi cùng sản phụ vì khi nhịn đói quá lâu có thể bị choáng, mệt mỏi.
  • Sản phụ cần tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.
  • Kết quả có thể có sai số nên bác sĩ có thể yêu cầu sản phụ xét nghiệm lại vào các tuần sau của thai kỳ.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Nên ăn ngay sau khi lấy xong hết các mẫu máu tránh hạ đường

Tiểu đường thai kỳ có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Làm xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ là cần thiết đối với mỗi bà mẹ, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao. Hiểu rõ các bước, cách thức và đối tượng giúp các sản phụ chủ động hơn trong quá trình thực hiện quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.