Xu hướng đổi mới đánh giá học sinh tiểu học hiện nay

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin,giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyếtđịnh sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.1. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinhXu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung vàocác hướng sau:(i) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánhgiá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánhgiá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đíchphản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);(ii) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực củangười học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, …sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chútrọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;(iii) Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy họcsang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phươngpháp dạy học;(iv) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụngcác phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độphân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kếtquả đánh giá.Với những xu hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt độnggiáo dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:- Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực)từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiếnthức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học.- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá củagiáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá củagia đình, cộng đồng.- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luậnnhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, cókhả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.28 Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được thểhiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh nănglực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn họcở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thuthập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết địnhđiều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:(i) Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thứcvà bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩmhọc tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); lựa chọn được những nội dung đánh giácơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúngmức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ vào chuẩnkiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câuhỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,...); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹthuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầudạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phùhợp,...); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng chohọc sinh những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham giađánh giá và cải tiến quá trình dạy học.(ii) Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lựchọc tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiềumức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; cácthông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm –hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra,thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loạiban hành.(iii) Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từngchủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính vớichứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kếtquả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập vàhoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giáoviên, hoạt động học của học sinh trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với họcsinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả học tập của học sinhcho các bên có liên quan (Học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường,29 quản lý cấp trên,…). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sáchgiáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục,...Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả màchú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển nănglực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng trithức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khácnhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữatrắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hiện nay ở Việt Nam có xu hướngchọn hình thức trắc nghiệm khách quan cho các kỳ thi tốt nghiệp hay thi tuyển đại học.Trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm riêng cho các kỳ thi này. Tuy nhiên trongđào tạo thì không được lạm dụng hình thức này. Vì nhược điểm cơ bản của trắcnghiệm khách quan là khó đánh giá được khả năng sáng tạo cũng như năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp.2. Đánh giá theo năng lựcTheo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấyviệc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo trithức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối vớicác môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếunhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cảithiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánhgiá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giákiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so vớiđánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nàođó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tínhthực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ởnhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trảinghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông quaviệc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giáđược cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của ngườihọc. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dụcmôn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức,30 kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiềulĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực ngườihọc và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:Tiêu chíĐánh giá năng lựcĐánh giá kiến thức, kỹ năng- Đánh giá khả năng học sinhvận dụng các kiến thức, kỹ năngđã học vào giải quyết vấn đềthực tiễn của cuộc sống.- Xác định việc đạt kiến thức, kỹnăng theo mục tiêu của chươngtrình giáo dục.so sánh1. Mục đích chủyếu nhất- Đánh giá, xếp hạng giữa những- Vì sự tiến bộ của người học so người học với nhau.với chính họ.2. Ngữ cảnhđánh giáGắn với ngữ cảnh học tập và thực Gắn với nội dung học tậptiễn cuộc sống của học sinh.(những kiến thức, kỹ năng, tháiđộ) được học trong nhà trường.3. Nội dungđánh giá- Những kiến thức, kỹ năng, tháiđộ ở nhiều môn học, nhiều hoạtđộng giáo dục và những trảinghiệm của bản than học sinhtrong cuộc sống xã hội (tập trungvào năng lực thực hiện).- Những kiến thức, kỹ năng, tháiđộ ở một môn học.- Quy chuẩn theo việc người họccó đạt được hay không một nộidung đã được học.- Quy chuẩn theo các mức độ pháttriển năng lực của người học.4. Công cụđánh giáNhiệm vụ, bài tập trong tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ tronghuống, bối cảnh thực.tình huống hàn lâm hoặc tìnhhuống thực.5. Thời điểmđánh giáĐánh giá mọi thời điểm của quá Thường diễn ra ở những thờitrình dạy học, chú trọng đến điểm nhất định trong quá trìnhđánh giá trong khi học.dạy học, đặc biệt là trước và saukhi dạy.6. Kết quảđánh giá- Năng lực người học phụ thuộc - Năng lực người học phụ thuộcvào độ khó của nhiệm vụ hoặc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụbài tập đã hoàn thành.hay bài tập đã hoàn thành.31 - Thực hiện được nhiệm vụ càng - Càng đạt được nhiều đơn vịkhó, càng phức tạp hơn sẽ được kiến thức, kỹ năng thì càng đượccoi là có năng lực cao hơn.coi là có năng lực cao hơn.3. Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh3.1. Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh- Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần phảisở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy giáo viên phải sử dụng nhiều loại hình,công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau củangười học, để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục.- Năng lực của cá nhân thể hiện qua hoạt động (có thể quan sát được ở các tìnhhuống, hoàn cảnh khác nhau) và có thể đo lường/đánh giá được. Mỗi kế hoạch kiểmtra đánh giá cụ thể phải thu thập được các chứng cứ cốt lõi về các kiến thức, kỹ năng,thái độ,... được tích hợp trong những tình huống, ngữ cảnh thực tế.- Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lựcchuyên biệt.+ Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệuquả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Năng lựcchung cần thiết cho mọi người.+ Năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một số môn học cụ thể (Ví dụ:năng lực cảm thụ văn học trong môn Ngữ văn) hoặc một lĩnh vực hoạt động có tínhchuyên biệt (Ví dụ: năng lực chơi một loại nhạc cụ); cần thiết ở một hoạt động cụ thể,đối với một số người hoặc cần thiết ở những bối cảnh nhất định. Các năng lực chuyênbiệt không thể thay thế năng lực chung.- Năng lực của mỗi cá nhân là một phổ từ năng lực bậc thấp như nhận biết/tìmkiếm thông tin (tái tạo), tới năng lực bậc cao (khái quát hóa/phản ánh). Ví dụ, theonghiên cứu của OECD (2004) thì có 3 lĩnh vực năng lực từ thấp đến cao: (i) Lĩnh vựcI: Tái tạo; (ii) Lĩnh vực II: Kết nối; (iii) Lĩnh vực III: Khái quát/phản ánh. Do vậy,kiểm tra đánh giá phải bao quát được cả 3 lĩnh vực này.- Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà được hình thành và biếnđổi liên tục trong suốt cuộc sống của mỗi cá nhân. Mỗi kết quả kiểm tra đánh giá chỉ làmột “lát cắt”, do vậy mà mỗi phán xét, quyết định về học sinh phải sử dụng nhiềunguồn thông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá.3.2. Đảm bảo tính khách quan32 Nguyên tắc khách quan được thực hiện trong quá trình kiểm tra và đánh giánhằm đảm bảo sao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủquan khác. Sau đây là một số yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc khách quan:- Phối hợp một cách hợp lý các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau nhằm hạnchế tối đa các hạn chế của mỗi loại hình, công cụ đánh giá.- Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện cácbài tập đánh giá của học sinh.- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của họcsinh có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của học sinh. Cácyếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lý lúc làm bài hay thực hiện các hoạtđộng; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự quen thuộc vớibài kiểm tra (làm một bài kiểm tra mà trước đây học sinh đã được làm hoặc đã đượcôn tập).- Những phán đoán liên quan đến giá trị và quyết định về việc học tập của họcsinh phải được xây dựng trên các cơ sở:+ Kết quả học tập thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình dạy học,tránh những thiên kiến, những biểu hiện áp đặt chủ quan;+ Các tiêu chí đánh giá có các mức độ đạt được mô tả một cách rõ ràng;+ Sự kết hợp cân đối giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết.3.3. Đảm bảo sự công bằngNguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo rằngnhững học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùngmột nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những kết quả như nhau.Một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập là:- Mọi học sinh được giao các nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thứcđể giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng, phát triển kiến thức và kỹ năng đã học.- Đề bài kiểm tra phải cho học sinh cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng nhữngkiến thức, kỹ năng học sinh đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề.- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin để đánh giá xếp loại họcsinh, giáo viên cần phải đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là không xa lạ đối vớimọi học sinh. Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra33 phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh. Bài kiểm cũng không nênchứa những hàm ý đánh đố học sinh.- Đối với các bài kiểm tra kiểu thực hành hay tự luận, thang đánh giá cần đượcxây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết quảphản ánh đúng khả năng làm bài của người học.3.4. Đảm bảo tính toàn diệnĐảm bảo tính toàn diện cần được thực hiện trong quá trình đánh giá kết quả họctập của học sinh nhằm đảm bảo kết quả học sinh đạt được qua kiểm tra, phản ánh đượcmức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên bình diện lý thuyết cũng như thựchành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của họ.Một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá kết quả học tập củahọc sinh:- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhậnthức từ đơn giản đến phức tạp và các mức độ phát triển kỹ năng.- Nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quát được các trọng tâm của chương trình,chủ đề, bài học mà ta muốn đánh giá.- Công cụ đánh giá cần đa dạng.- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năngmôn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như những kỹ năngxã hội.3.5. Đảm bảo tính công khaiĐánh giá phải là một tiến trình công khai. Do vậy, các tiêu chí và yêu cầu đánhgiá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đến học sinh trước khi họ thựchiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc đượcthông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biếtcách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định. Việccông khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở đểxem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cũng như thamgia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc đảm bảo tínhcông khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường kháchquan và công bằng hơn.3.6. Đảm bảo tính giáo dục34 Đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dụccủa học sinh. Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên. Và từ những điềuhọc được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân.Muốn vậy, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đốivới học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về:- Những gì mà học sinh làm được;- Những gì mà học sinh có thể làm được tốt hơn;- Những gì học sinh cần được hỗ trợ thêm;- Những gì học sinh cần tìm hiểu thêm.Nhờ vậy, nhìn vào bài làm của mình, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ củabản thân, những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng địnhcủa giáo viên về khả năng của họ. Điều này có tác dụng động viên người học rất lớn,góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giágiáo dục.3.7. Đảm bảo tính phát triểnXét về phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển. Nói cách khác,giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển tiềm năng của mình đểtrở thành những người có ích.Trong dạy học, để giúp cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triểncác năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện các yêu cầu sau:- Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác, vận dụng các kiếnthức, kỹ năng liên môn và xuyên môn.- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinhthần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, chú trọng thực hành, rènluyện và phát triển kỹ năng.- Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũngnhư góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học.- Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viênnhất thiết phải giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bảnthân, nhận ra tiềm năng của mình. Nhờ vậy, thúc đẩy các em phát triển lòng tự tin,hướng phấn đấu và hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh.4. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh35 Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phươngpháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệmvụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai trò quan trọng.4.1. Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lựcCác nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế củaviệc xây dựng bài tập truyền thống như sau:- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là nhữngbài tập đóng.- Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biếtcũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống.- Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn.- Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn đề mới.- Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ…Còn đối với việc tiếp cận năng lực, những ưu điểm nổi bật là:- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sựvận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đốivới người học.- Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôntheo các tình huống cuộc sống của học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống,tính bối cảnh và tính thực tiễn.- So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng năng lực định hướngmạnh hơn đến học sinh.Chương trình dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn nănglực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của học sinh. Hệ thốngbài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành nănglực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lựccủa học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người giáoviên cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựngcác bài tập định hướng năng lực.Các bài tập trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme forInternational Student Assesment -PISA) là ví dụ điển hình cho xu hướng xây dựng cácbài kiểm tra, đánh giá theo năng lực. Trong các bài tập này, người ta chú trọng sự vậndụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học,gắn với tình huống cuộc sống. PISA không kiểm tra trí thức riêng lẻ của học sinh màkiểm tra các năng lực vận dụng như năng lực đọc hiểu, năng lực toán học và khoa họctự nhiên.4.2. Phân loại bài tập theo định hướng năng lực36 Đối với giáo viên, bài tập là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Đối với họcsinh, bài tập là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập. Các bài tậpcó nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập làm miệng, bài tập viết, bài tập ngắnhạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luậnmở. Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu haymột câu hỏi.Những yêu cầu chung đối với các bài tập là:- Được trình bày rõ ràng.- Có ít nhất một lời giải.- Với những dữ kiện cho trước, học sinh có thể tự lực giải được.- Không giải qua đoán mò được.Theo chức năng lý luận dạy học, bài tập có thể bao gồm: Bài tập học và bài tậpđánh giá (thi, kiểm tra):- Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới,chẳng hạn các bài tập về một tình hướng mới, giải quyết bài tập này để rút ra tri thức mới,hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học.- Bài tập đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do giáo viên ra đề hay các đề tậptrung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển.Thực tế hiện nay, các bài tập chủ yếu là các bài luyện tập và bài thi, kiểm tra. Bàitập học tập, lĩnh hội tri thức mới ít được quan tâm. Tuy nhiên, bài tập học tập dưới dạnghọc khám phá có thể giúp học sinh nhiều hơn trong làm quen với việc tự lực tìm tòi và mởrộng tri thức.Theo dạng câu trả lời của bài tập “mở” hay “đóng”, có các dạng bài tập sau:- Bài tập đóng: Là các bài tập mà người học (người làm bài) không cần tự trìnhbày câu trả lời mà lựa chọn từ những câu trả lời cho trước. Như vậy trong loại bài tập này,giáo viên đã biết câu trả lời, học sinh được cho trước các phương án có thể lựa chọn.- Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả giáoviên và học sinh (người ra đề và người làm bài); có nghĩa là kết quả bài tập là “mở”.Chẳng hạn giáo viên đưa ra một chủ đề, một vấn đề hoặc một tài liệu, học sinh cần tựbình luận, thảo luận về đề tài đó. Các đề bài bình luận văn học không yêu cầu học theomẫu, học sinh tự trình bày ý kiến theo cách hiểu và lập luận của mình là các ví dụ điểnhình về bài tập mở.Bài tập mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một lờigiải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự tự quyếtđịnh của người học. Nó được sử dụng trong việc luyện tập hoặc kiểm tra năng lực vậndụng tri thức từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề. Tính độc lập và sángtạo của học sinh được chú trọng trong việc làm dạng bài tập này. Tuy nhiên, bài tậpmở cũng có những giới hạn như có thể khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí đánhgiá khách quan, mất nhiều công sức hơn khi xây dựng và đánh giá, có thể không phù37 hợp với mọi nội dung dạy học. Trong việc đánh giá bài tập mở, chú trọng việc ngườilàm bài biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.Trong thực tiễn giáo dục trung học hiện nay, các bài tập mở gắn với thực tiễncòn ít được quan tâm. Tuy nhiên, bài tập mở là hình thức bài tập có ý nghĩa quan trọngtrong việc phát triển năng lực học sinh. Trong dạy học và kiểm tra đánh giá giai đoạntới, giáo viên cần kết hợp một cách thích hợp các loại bài tập để đảm bảo giúp học sinhnắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phứchợp gắn với thực tiễn.4.3. Những đặc điểm của bài tập theo định hướng năng lựcCác thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là:Sự đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và sự liênkết với nhau của các bài tập.Những đặc điểm của bài tập định hướng năng lực:a) Yêu cầu của bài tập- Có mức độ khó khác nhau.- Mô tả tri thức và kỹ năng yêu cầu.- Định hướng theo kết quả.b) Hỗ trợ học tích lũy- Liên kết các nội dung qua suốt các năm học.- Nhận biết được sự gia tăng của năng lực.- Vận dụng thường xuyên cái đã học.c) Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập- Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân.- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.- Sử dụng sai lầm như là cơ hội.d) Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn- Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.- Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng trithức thông minh).- Thử các hình thức luyện tập khác nhau.đ) Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp- Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm.38