Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

Loạn thần thường gặp ở khoa cấp cứu, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: độc tính của các chất, các tình trạng bệnh lý và các rối loạn tâm thần. Can thiệp cấp cứu và điều trị có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh.

Bác sĩ cấp cứu có thể yêu cầu trợ giúp từ các thành viên trong gia đình, họ có thể cung cấp thêm các thông tin đáng tin tưởng và trợ giúp các thông tin điều trị ngoại trú của bệnh nhân cho việc đánh giá ban đầu. Cần thiết phải có các loại thuốc sử dụng ngay lập tức để xử trí tình trạng cấp cứu tâm thần để bệnh nhân được khám xét và điều trị tiếp sau đó.

Loạn thần là sự khiếm khuyết trong việc đánh giá thực tại. Có thể dựa vào vô số các vấn đề sức khỏe nói chung và các rối loạn tâm thần để đánh giá. Thường thì loạn thần gây ra do sự tăng lên của các tác nhân stress. Biểu hiện của nó còn do năng lực cá nhân đối phó với những khủng hoảng, ngưỡng cảm xúc bị phá vỡ.

Dưới đây là những biểu hiện hay gặp của các bất thường:

− Ảo giác: cảm nhận không bình thường của giác quan có được khi không hề có kích thích từ bên ngoài. Ảo giác thường gặp là ảo giác thính giác, ít gặp là thị giác, hiếm gặp hơn là xúc giác và khứu giác.

− Hoang tưởng: niềm tin sai lầm tồn tại bền vững thường dựa vào suy luận không đúng về thực tại; ví dụ, một bệnh nhân tin tưởng rằng có một vài cảnh sát hay có ai đó đang đợi sẵn trên đường để bắt họ làm gì đó trái pháp luật để tách biệt họ ra khỏi cộng đồng.

− Rối loạn tư duy: rối loạn về hình thức và sắp xếp các ý nghĩ. Các kiểu rối loạn tư duy bao gồm “tư duy phi tán” (tức là chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, các chủ đề không có liên quan nhau), “tư duy bị ứ đọng” (nghĩa là tư duy bị gián đoạn, dòng suy nghĩ bị chặn đứng lại), lai nhai (lặp lại các cấu trúc tư duy, các chủ đề thậm chí sau khi cuộc đối thoại đã kế thúc), tư duy rời rạc (xâu chuỗi các từ lại với nhau trong lời nói nhưng cả câu không có nghĩa (ví dụ, “một số bầu trời tạo ra ngày mai tai nghe”) và hoang tưởng (ý nghĩ, phán đoán sai lầm).

Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

Hình ảnh bệnh nhân tâm thần có thể: đầu tóc rối bời, thái độ ngớ ngẩn, thoải mái hoặc thù địch, tự vệ, vệ sinh răng miệng kém, ăn mặc nhiều lớp áo quần kỳ dị, tay cầm báo hoặc rác, mang nhiều túi xách chứa đủ đồ vô dụng mà họ tích trữ được; có những ý nghĩ nội dung kỳ quái, hoang tưởng, cảm xúc không phù hợp, cảm xúc cùn mòn…

2. KHÁM BỆNH NHÂN LOẠN THẦN

Để có thể phân loại đúng bệnh nhân loạn thần tại khoa cấp cứu, bác sĩ nên xác định rõ giai đoạn loạn thần là biểu hiện cấp tính hay là một biểu hiện của rối loạn mạn tính. Nếu có thể hãy liên lạc với bác sĩ điều trị ngoại trú của bệnh nhân để xác định những biểu hiện của bệnh nhân và có những thay đổi nào gần đây trong việc điều trị có thể gây ra tình trạng này, hay làm biểu hiện này đến sớm.

Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

3. RỐI LOẠN LOẠN THẦN THƯỜNG GẶP TẠI KHOA CẤP CỨU

Loạn thần có thể dựa vào các lý do nội khoa như là co giật động kinh, sảng, viêm nhiễm, ung thư, bệnh nội tiết, và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Loạn thần gây ra bởi dùng thuốc không có đơn của bác sĩ và một số trường hợp lạm dụng chất không vì lý do điều trị bệnh cũng được mô tả ở đây, cùng các rối loạn loạn thần thường thấy ở khoa cấp cứu.

Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

3.1. Thuốc gây loạn thần

– Phencyclidin

– Ketamin

– MDMA (3,4 – methylen dioxymethamphetamin)

– LSD (lysergic acid diethylamid)

– Dextromethorphan

3.2. Các bệnh lý

– Rối loạn lưỡng cực

– Rối loạn phân liệt cảm xúc

– Rối loạn trầm cảm chủ yếu có loạn thần

– Rối loạn hoang tưởng

– Rối loạn nhân cách kiểu phân liệt

– Rối loạn loạn thần ngắn

– Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

– Rối loạn dạng phân liệt

– Tâm thần phân liệt

4. LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ

Cách tiếp cận tốt nhất là xác định và điều trị tận gốc rễ gây loạn thần ngay trong đợt điều trị đầu tiên lên các triệu chứng loạn thần. Thuốc hướng thần dùng cấp cứu trong trường hợp đặc biệt có thể cần thiết với tình trạng cấp tính để kiểm soát cơn kích động ngay khi có thể. Đánh giá cho can thiệp cấp tính nên bao gồm đánh giá stress hiện tại, điều này có thể yêu cầu thêm các thông tin bổ sung.

Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

Nếu bệnh nhân không hợp tác, không ổn định, giận dữ và bực bội và có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác thì phải cách ly, cố định; phối hợp chăm sóc bệnh nhân với các thành viên gia đình nên được thiết lập. Bệnh nhân điều trị ngoại trú nên được liên lạc để có thông tin về bệnh sử, bất kể thay đổi nào trong điều trị cũng có thể đưa đến tình trạng hiện tại.

4.1. Thuốc

Thuốc hướng thần bao gồm thuốc chống loạn thần không điển hình (là nhóm gây rối loạn trương lực), giả Parkinson và loạn động muộn thấp hơn so với thuốc chống loạn thần cổ điển. Chúng có tác dụng điều trị triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt và có hiệu quả cao hơn chống loạn thần cổ điển trong điều trị triệu chứng âm tính.

Quản lý tuân thủ điều trị được tăng lên với chỉ định tiêm bắp thịt thuốc chống loạn thần không điển hình có thời gian tác động kéo dài (ví dụ thuốc risperidon (risperdal consta) mỗi 2 tuần). Việc dùng thuốc hòa tan và nhanh phân tán có thể làm giảm việc bệnh nhân giấu thuốc.

4.2. Tiêu chuẩn chỉ định nhập viện

Nguy hiểm cho bản thân (nguy cơ cao tự sát ở bệnh nhân loạn thần) hoặc đe dọa nguy hiểm tới người khác; mất khả năng tự phục vụ bản thân vì bệnh tâm thần; không thể chăm sóc bản thân hay thiếu hệ thống hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, về việc cung cấp thức ăn, quần áo, nơi ở và tiếp tục quản lý y tế; khủng hoảng hay căng thẳng nặng nề mặc dù đã được can thiệp cấp cứu; ngộ độc, không có phương tiện hỗ trợ giải độc; bệnh trầm trọng lên vì không tuân thủ điều trị; điều trị thất bại vì thiếu hệ thống hỗ trợ. Do vậy, cần các phương pháp đặc biệt như ECT và EMS.

Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

Phương Pháp Sốc Điện Chữa Loạn thần

Có thể cho về nhà điều trị nếu bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn sau: không có tự sát, giết người, hay mất khả năng tự nuôi sống bản thân. Có thể theo đuổi điều trị ngoại trú khi có đủ thuốc cho tới lần hẹn khám bệnh ngoại trú tiếp theo; có hệ thống hỗ trợ đầy đủ để tiếp tục với tình trạng hiện tại (không cần thiết phải nhập viện). Bệnh nhân cần được trở lại khoa cấp cứu nếu có cấp cứu tâm thần hay y khoa khác.

5. MỘT SỐ LƯU Ý VỚI GIAI ĐOẠN LOẠN THẦN ĐẦU TIÊN

Thông thường khi nói đến tỷ lệ tử vong cao của bệnh nhân trong vòng 12 tháng sau chẩn đoán người ta thường nghĩ đến các căn bệnh về ung thư; tuy nhiên, những người trẻ mắc các rối loạn tâm thần giai đoạn đầu, sau chẩn đoán nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong của những người này so với những người bình thường cũng rất cao. Theo tài liệu của Mỹ công bố năm 2015, tự sát là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 5 sau bệnh lý tim mạch, ung thư, sự cố y khoa và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hầu hết những người tự sát là do bệnh lý tâm thần, đặc biệt có một tỷ lệ cao ở những người trẻ được chẩn đoán rối loạn tâm thần giai đoạn đầu.

5.1. Rối loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần (psychosis) dùng để chỉ tình trạng bất thường của tâm trí và được miêu tả là mất liên hệ với thực tại. Cụ thể, người có rối loạn tâm thần thường gặp khó khăn khi phân biệt giữa những gì là thật và những gì là không thật trong cuộc sống. Rối loạn tâm thần thường xuất hiện lần đầu ở giai đoạn muộn của tuổi thanh thiếu niên hoặc ở lứa tuổi 20. Trong mặt bằng chung của dân số, rối loạn tâm thần có tỷ lệ khoảng 3/100 người. Nó xảy ra ở cả nam giới, nữ giới và trên tất cả các nền văn hóa cũng như các tầng lớp xã hội. Một số triệu chứng điển hình của rối loạn tâm thần như: thay đổi cảm xúc, mất niềm tin vào cuộc sống, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi… Và cũng có rất nhiều loại bệnh lý rối loạn tâm thần: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách… Rối loạn tâm thần tiến triển qua nhiều giai đoạn; tuy nhiên, giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần hiện nay được các nhà tâm thần học rất quan tâm.

5.2. Giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần

Giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần (first episode of psychosis) được định nghĩa là lần đầu tiên một người trải qua một giai đoạn rối loạn tâm thần. Với những người trải qua giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần thường rất đáng sợ, khó hiểu và gây phiền toái cho cả người bệnh và người thân của họ. Vì đây là lần đầu tiên nên cả người bệnh và những người thân của họ đều tỏ ra bối rối. Đôi khi sự thiếu hiểu biết và những suy nghĩ tiêu cực cũng như quan niệm sai lầm của người nhà bệnh nhân liên quan đến bệnh rối loạn tâm thần có thể làm tăng thêm sự đau khổ và đôi khi là cái chết cho người bệnh; thậm chí nhiều gia đình còn dấu kín và không đem người thân bị rối loạn tâm thần đến các cơ sở điều trị bệnh tâm thần để khám và điều tri. Các bác sĩ tâm thần và các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người mắc bệnh rối loạn tâm thần có thể điều trị. Nhiều người có thể hồi phục sau giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần và không bao giờ trải qua một cơn bệnh tâm thần nào khác.

Xử trí cấp cứu trong phiếu chuyển thướng là gì năm 2024

Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (National Institute of Mental Health – NIMH) và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (the National Institutes of Health) mới đây cho thấy những người trẻ tuổi đã từng trải qua những triệu chứng rối loạn tâm thần giai đoạn đầu mà không được chăm sóc y tế có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với người bình thường trong cùng độ tuổi. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về khoảng 5.000 người trong độ tuổi 16 – 30 đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần trong vòng 12 tháng đầu sau chẩn đoán, những người này có tỷ lệ theo dõi của các bác sĩ thấp cũng như việc hạn chế trong việc dùng thuốc chống loạn thần và điều trị tâm lý. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhóm này có tỷ lệ tử vong cao hơn ít nhất 24 lần so với những người cùng độ tuổi trong mặt bằng dân số Mỹ nói chung.

Đây là lời cảnh báo cho chúng ta biết rằng những người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần cần được hỗ trợ về mặt lâm sàng và tâm lý xã hội một cách sâu sắc, sớm nhất và kịp thời nhất để tránh những hậu quả nặng nề xảy ra cho người bệnh cũng như gia đình của họ. Khi thấy người thân có biểu hiện bất thường trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc, những thay đổi về cảm xúc, hành vi, tư duy, tri giác… cần đưa họ đi khám và điều trị kịp thời để bệnh chóng ổn định; tránh việc ngại ngùng, che dấu bệnh. Khi được chẩn đoán có rối loạn tâm thần cần điều trị tích cực, không nên đi cúng, đi lễ…

Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột hiện đã kết hợp với GS.TS.BS Cao Tiến Đức – Phó chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam; Phó chủ tịch Hội chống động kinh Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng chuyên môn Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.

Sự kết hợp này sẽ tạo ra một nền tảng mới trong điều trị các bệnh lý lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học tại khu vực Tây Nguyên, giúp khách hàng gặp các vấn đề về tâm lý sớm được điều trị lấy lại cân bằng trong cuộc sống.