Ý nghĩa lý luận là gì

Lý luận và thực tiễn. Phân tích mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận

I. Khái niệm lý luận và thực tiễn

1. Thực tiễn là gì?

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng,thực tiễn là một phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính có tính lịch sử xã hội của con người nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và xã hội. Do vậy, thực tiễn cóba đặc trưngsau:

– Hoạt độngsản xuất vật chất :Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉlà những hoạt động vật chất, chứ không phải là hoạt động tinh thần (hay còn gọi là hoạt động lý luận). Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng. Ví dụ hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như xây nhà, đắp đê, trồng lúa,v.v…

– Hoạt động chính trị – xã hội:Thực tiễn là nhữnghoạt động có tính lịch sử - xã hội.Nghĩa là hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người, và trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định. Trình độ và hình thức của hoạt động thực tiễn có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử xã hội.

– Hoạt động thực nghiệm khoa học :Thực tiễn làhoạt động có tính mục đíchnhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác của hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất để tác động và tự nhiên, xã hội nhằm cải tạo, biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích, phục vụ cho nhu cầu của mình.

Trong ba loại trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quyết định đối với các loại hoạt động thực tiễn.Còn hoạt động chính trị – xã hội là hình thức cao nhất của thực tiễn. Hoạt động khoa học là loại hình đặc biệt nhằm thu nhận kiến thức từtự nhiên và xã hội.

2. Lý luận là gì?

Theo nghĩa chung nhất, lý luận là sự khái quát hóa những kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp nhữngtrithức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong suốt quá trình tồn tại của nhân loại.

Như vậy, lý luận là sản phẩm cao cấp củanhận thức, làtrithức về bản chất, quy luật của hiện thực khách quan.

Nhưng do là sản phẩm của nhận thức, nên lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

1.Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận.

Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là hoạt động vật chất, sản xuất ra mọi thứ, còn lý luận là sản phẩm tinh thần, phản ánh thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Tức là, thực tiễn là bệ phóng, cung cấp các nguồn lực cho lý luận. Thực tiễn còn vạch ra tiêu chuẩn cho lý luận.

Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo thế giới khách quan.

2. Tuy nhiên, lý luận có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại thực tiễn.

Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người.

Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.

Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất.

Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra những phương hướng mới cho sự pháttriển của thực tiễn.

Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, Bác Hồ đã ví “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.

Tuy nhiên, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao của sự phản ánh hiện thực nên lý luận có thể xa rời thực tiễn và trở nên ảo tưởng.

Khả năng tiêu cực đó càng tăng lên nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư tưởng không khoa học hoặc phản động. Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng không được cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn.

Điều đó cũng có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng.

Như Bác Hồ đã khẳng định: “Thống nhất giữalý luận và thực tiễnlà một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

III. Ý nghĩa phương pháp luận

– Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, hạ thấp vai trò của lý luận trong lao động, công tác, sản xuất.

Nếu không coi trọng vai trò của lý luận, ta sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm. Nếu không có lý luận, ta sẽ ở vào tình trạng mò mẫm, không phương hướng, không xác định được các chương trình, kế hoạch khả thi.

– Ngược lại, ta không được đề cao vai trò của lý luận đến mức xem nhẹ thực tiễn, rời vào bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí. Việc xa rời thực tiễn sẽ đưa đến những chương trình, kế hoạch viển vông, lãng phí nhiều sức người, sức của.

– Trong sự nghiệp Đổi Mới hiệnnay, ta phải không ngừng đổi mới tư duy gắn liền với nắm sâu, bám sát thực tiễn.

Chỉ có đổi mới tư duy lý luận, gắn liền với việc đi sâu, đi sát vào thực tiễn thì mới đề ra đường đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng một nướcViệt Namxã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, vănminh.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát chung về lý luận
  • 2. Khái quát chung về thực tiễn
  • 3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
  • 4. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn
  • 4.1. Lý luận là “kim chỉ nam” soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn
  • 4.2. Lý luận góp phần phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động thực tiễn
  • 4.3. Lý luận chỉ ra phương pháp tiến hành hoạt động thực tiễn
  • 5. Những sai lầm khi không nhận thức đúng vai trò của lý luận

1. Khái quát chung về lý luận

Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách quan. Hay nói cách khách, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Lý luận đặc thù của một nhóm ngành như lý luận khoa học xã hội. Lý luận phân theo phạm vi phản ánh và vai trò phương pháp luận gồm có lý luận ngành, lý luận cơ bản,…

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Như vậy, lý luận đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình vận động, hình thành nên các sản phẩm của lý luận trên thực tiễn, do đó lý luận gồm những đặc trưng cơ bản sau: Một là, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính logic chặt chẽ; Hai là, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn, không có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận; Ba là, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.

2. Khái quát chung về thực tiễn

Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người.

Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản, không chỉ của lý luận nhận thức Mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung. Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể, vì vậy có thể thực tiễn bao gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: thực tiễn hay chính là hoạt động bản chất của con người, có con người mới có thực tiễn, bởi con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động với thế giới xung quanh. Đối với hoạt động thực tiễn, con người biết sản xuất lao động, tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên.

Thứ hai, thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội: thực tiễn tồn tại dưới dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.

Về vai trò của thực tiễn đối với lý luận: (i) Thực tiễn là cơ sở của lý luận: thông qua hoạt động thực tiễn những thuộc tính, quan hệ, tính chất, cấu trúc của sự vật được phản ánh, hình thành tri thức kinh nghiệm. Từ tri thức kinh nghiệm tích luỹ được con người hệ thống hoá, khái quát hoá hình thành nên lý luận. (ii) Thực tiễn còn là mục đích của lý luận: Lý luận không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức mà còn góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người, lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Vì vậy, thực tiễn là mục tiêu hướng tới của hoạt động lý luận. (iii) Thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của lý luận: Nhu cầu thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển của lý luận, thông qua thực tiễn những bế tắc của lý luận sẽ phát triển; thực tiễn làm cho xã hội ngày càng phát triển, năng lực trí tuệ ngày càng cao hơn, khả năng nhận thức và khái quát lý luận ngày càng tốt hơn, qua đó mỗi hệ thống lý luận ngày càng hoàn thiện và phát triển. (iv) Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp hay không phù hợp của lý luận: Thông qua thực tiễn để đánh giá tính mục đích và tính hiệu quả của lý luận có thực hiện được hay không. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của lý luận.

4. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn

4.1. Lý luận là “kim chỉ nam” soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn

Bởi vì lý luận nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của hiện thực. Do đó, lý luận giúp cho việc xác định được mục tiêu, phương hướng, làm cho hoạt động trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát và điều chỉnh hoạt động theo đúng mục tiêu đã xác định và vạch ra phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn.

Lý luận được hình thành và phát triển trên nền tảng thực tiễn nhưng lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn của con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn tuy đa dạng nhưng không có tính quy luật. Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của các yếu tố, điều kiện trong các hình thức thực tiễn từ đó tính quy luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức lý luận.

4.2. Lý luận góp phần phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động thực tiễn

Lý luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích con người tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lý luận. Lý luận làm rõ vị trí, vai trò, lợi ích của chủ thể. Quá trình đó diễn ra không ngừng trong sự tồn tại của con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ và phong phú và sâu sắc hơn. Từ đó, lý luận không chỉ là sự giải thích thế giới ngày một rõ hơn mà còn giúp con người hiểu thêm về ý nghĩa của thế giới đem lại mà không ngừng cải tạo thế giới. Lý luận không chỉ mở rộng khả năng nhìn thấy trước, dự báo tương lai, mà lý luận khoa học còn bao hàm cả ý nghĩa tự giác hình thành cái tương lai đó. Khi lý luận thâm nhập vào quần chúng, thông qua phong trào của quần chúng trở thành sức mạnh vật chất.

Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xác định phương pháp, biện pháp thực hiện, liên kết, tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh to lớn cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong việc giáo dục, thuyết phục, động viên, tổ chức, tập hợp quần chúng khi đã thâm nhập vào quần chúng trở thành lực lượng vật chất to lớn, cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của con người và xã hội.

Vai trò này của lý luận được thể hiện rõ nét ở nước ta điển hình như những đòi hỏi của đất nước cần phải thay đổi định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã tổng kết lại kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu đưa ra để thực hiện một số vấn đề có tính lý luận về nền kinh tế thị trường như sau: Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; Giữ vững và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Giải quyết các vấn đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực tiễn công bằng xã hội. Những lý luận này được xem như giải pháp để nền kinh tế thị trường của nước ta được hoàn thiện hơn và cũng là những vấn đề đòi hỏi thực tiễn cần phải đặt ra và phải được thực hiện.

4.3. Lý luận chỉ ra phương pháp tiến hành hoạt động thực tiễn

Bởi vì lý luận được tóm tắt trong phương pháp. Từ một hệ thống lý luận rút ra các nguyên tắc chỉ đạo và điều chỉnh hoạt động thực tiễn. Lý luận khoa học sẽ cho phương pháp khoa học có hiệu quả.Xuất phát từ khả năng tư duy ưu việt của con người mà bản chất, tính quy luật trong sự vận động, phát triển của thực tiễn được con người nắm bắt. Nắm quy luật thực chất là nắm các mối quan hệ bản chất, tất yếu, quyết định chiều hướng vận động, phát triển của thực tiễn. Khi thực tiễn đang vận động, đang phát triển đến một giai đoạn nhất định, bằng việc sử dụnglý luận mà con người có khả năng dự báo trước được sự vận động, phát triển của thực tiễn trong tương lai. Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai, từ đó chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển.

5. Những sai lầm khi không nhận thức đúng vai trò của lý luận

Một là, đánh giá thấp vai trò của lý luận dẫn đến bệnh kinh nghiệm. Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học. Biểu hiện: Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, ngại học lý luận, không chịu khó nâng cao trình độ lý luận; Tiếp xúc với lý luận ở trình độ tư duy kinh nghiệm từ đó đơn giản hóa, thông tục hóa, kinh nghiệm hóa lý luận, cố gắng “đẽo gọt” lý luận cho vừa với khuôn khổ, kích thước kinh nghiệm của mình; coi thường lý luận, không tin vào lý luận và không chịu khó vận dụng lý luận vào thực tiễn.

Hai là, cường điệu hoá lý luận dẫn đến bệnh giáo điều. Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu hóa vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Biểu hiện: Nắm lý luận chỉ dùng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, không nắm được thực chất khoa học của lý luận, không tiêu hóa được kiến thức sách vở; Coi những nguyên lý, lý luận như những tín điều, không thấy được sức sống của lý luận là ở chỗ phải luôn sửa đổi, bổ sung, phát triển trên cơ sở thực tiễn mới; Vận dụng lý luận và những kinh nghiệm đã có một cách rập khuôn, máy móc, không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể, đến trình độ của thực tiễn.

Ba là, sai lệch trong nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học, là cơ sở cho nhận thức đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tế của nước ta. Đảng đã vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đưa đất nước phát triển và đạt được thành tựu to lớn.

Bốn là, sai lệch trong nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ trương, đường lối của Đảng là hình thức lãnh đạo cao nhất và tập trung nhất của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Năm là, nghiên cứu, học tập lý luận không gắn với thực tiễn. Việc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong nghiên cứu, học tập lý mà tách rời thực tiễn là một sai lệch lớn, làm giảm ý nghĩa và tầm quan trọng của lý luận. Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn.

Sáu là, không nhận thức được trách nhiệm của hoạt động lý luận trong đấu tranh tư tưởng. Đấu tranh tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động lý luận hiện nay. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đạt được thành tựu to lớn thì việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống “diễn biến hòa bình” và những thoái hóa, biến chất trong nội bộ có vai trò rất quan trọng.