Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới

Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em ở Brooklyn, New York (Mỹ). (Ảnh: The New York Times/TTXVN)

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 13/2, thế giới ghi nhận tổng cộng 411.304.336 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.830.989 ca tử vong.

Bên cạnh 331.489.416 người đã phục hồi, hiện có 87.497 ca phải điều trị tích cực.

Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong, hiện lần lượt là hơn 79,2 triệu ca và 942.944 ca. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (hơn 42,6 triệu ca), trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (638.124 ca).

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 143,8 triệu ca nhiễm và hơn 1,6 triệu ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai với hơn 108 triệu ca nhiễm và 1,3 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ hiện có hơn 93 triệu ca nhiễm, trong khi con số này của khu vực Nam Mỹ là hơn 51,9 triệu ca.

Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn so với các khu vực khác, số ca nhiễm hiện là hơn 11,3 triệu ca, trong đó có 244.624 ca tử vong. Các số liệu tương tự của châu Đại Dương lần lượt là hơn 3,1 triệu ca và 7.061 ca.

Tại châu Âu, Cơ quan An ninh Y tế Anh cho biết giới chức y tế nước này đã chính thức giám sát biển thể Deltacron, được cho là lai giữa 2 biến thể Delta và Omicron của virus SARS-CoV-2, sau khi ghi nhận 1 bệnh nhân nhiễm biến thể này. Tuy nhiên hiện chưa rõ việc đột biến xảy ra đầu tiên tại Anh hay ở nước khác.

Hai biến thể gốc đều thuộc loại lây lan nhanh, nhưng chưa rõ biến thể lai có thể lây lan mạnh ra sao và bằng cách nào. Cơ quan này không cho biết có phát hiện biến thể lai ở các bệnh nhân khác hay không.

Cùng ngày, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere thông báo sẽ dỡ bỏ tất cả các biện pháp phòng dịch đang áp dụng hiện nay vì COVID-19 không còn được coi là một mối đe dọa lớn ở Na Uy dù biến thể Omicron vẫn đang lây lan mạnh tại quốc gia Bắc Âu này.

Ông Stoere lý giải cho quyết định mới là người dân Na Uy đã có sự bảo vệ mạnh mẽ của vaccine và tỷ lệ nhập viện vẫn thấp dù Omicron đang lây lan.

Tại châu Á, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cảnh báo số ca mắc COVID-19 theo ngày ở nước này có thể lên tới 15.000-20.000 ca do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron. Tuy nhiên, ông khẳng định xu hướng gia tăng số ca mắc hiện nay hoàn toàn nằm trong dự kiến.

Trong 24 giờ qua, Singapore ghi nhận 10.505 ca mắc mới, đánh dấu lần thứ tư trong tuần qua số ca mắc theo ngày vượt ngưỡng 10.000 ca. Số ca tử vong là 8, cao nhất trong hơn 2 tháng qua.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ong cho biết hệ thống chăm sóc sức khỏe của Singapore vẫn vững vàng. Tỷ lệ bệnh nhân phải thở máy không thay đổi, vẫn là 0,3%, tỷ lệ bệnh nhân cần điều trị tích cực (ICU) hoặc tử vong là khoảng 0,05%. Những con số này vẫn thấp hơn so với đợt bùng phát do biến thể Delta, do đó hệ thống y tế vẫn đứng vững.

[Mỹ cấp phép cho loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể mới]

Theo thông tin mới nhất, Singapore đã tiếp nhận lô thuốc Paxlovid kháng virus đầu tiên của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer. Đây là loại thuốc uống chống virus đầu tiên được Cơ quan Khoa học y tế (HSA) Singapore phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong nước.

Thuốc này sẽ được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân trưởng thành mắc COVID-19 có nguy cơ cao bệnh diễn tiến nặng nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Thuốc được dùng 2 lần/ngày trong 5 ngày và nên dùng càng sớm càng tốt kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine kêu gọi người dân cảnh giác hơn và tuân thủ các quy định y tế trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tiếp tục tăng nhanh tại nước này. Trong ngày 13/2, nước này ghi nhận 401 ca mắc mới, gồm 4 ca nhập cảnh, và tất cả đều nhiễm biến thể Omicron.

Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới
Người dân sát khuẩn phòng dịch COVID-19 tại La Habana, Cuba. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Cuba (MINSAP) cho biết trong vòng 24 giờ qua, đảo quốc Caribe đã ghi nhận 888 ca mắc mới COVID-19, con số thấp nhất kể từ đầu năm 2022 đến nay.

Dự kiến MINSAP sẽ chính thức kích hoạt chứng chỉ kỹ thuật số về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 14/2 tới. Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số của Cuba sử dụng nền tảng ảo và có tham khảo mẫu hộ chiếu COVID-19 của các quốc gia khác. Nhóm thiết kế chứng chỉ này đảm bảo rằng nền tảng của Cuba đạt yêu cầu về bảo mật dữ liệu và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Cuba đã quyết định dỡ bỏ các biện pháp kiểm tra y tế COVID-19 bắt buộc đối với du khách đến từ Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, Malawi và Eswatini.

Với quyết định mới này, hành khách đến Cuba từ 8 quốc gia châu Phi nói trên không bắt buộc phải xét nghiệm PCR khi nhập cảnh và cách ly 7 ngày nữa mà chỉ cần tuân thủ các quy định vệ sinh dịch tễ như du khách đến từ các quốc gia khác.

Liên quan đến các nguy cơ do COVID-19, theo một nghiên cứu mới được đăng trên Archives of Pathology & Laboratory Medicine, COVID-19 có thể xâm nhập và hủy hoại nhau thai, dẫn tới thai lưu ở những phụ nữ mắc COVID-19. Đây là biến chứng hiếm gặp, song có thể khẳng định rằng phụ nữ mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ cao từ virus SARS-CoV-2.

Giới chức y tế nhấn mạnh rằng tiêm phòng có thể giúp ngăn chặn những ca như vậy ở phụ nữ đang mang thai. Một báo cáo của Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tháng 11/2021 cho biết cứ 80 phụ nữ mang thai tại Mỹ mắc COVID-19, có 1 trường hợp thai chết lưu. Tỷ lệ này là 1/155 ca ở phụ nữ không mắc bệnh. Nhưng vẫn chưa rõ liệu các ca nhiễm biến thể Omicron có tăng nguy cơ lưu thai hay không./.

Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới
Ông Miguel Díaz-Canel Bermúdez. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tròn hai năm sau khi Cuba công bố ca dương tính SAR-CoV-2, ngày 11/3, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã đăng thông điệp nhấn mạnh đảo quốc Caribe này đang ở vị thế tiên phong trên thế giới trong đối phó và kiểm soát COVID-19.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhà lãnh đạo Cuba khẳng định những kết quả mà đất nước mình đạt được trong khoảng thời gian này là “một thành tựu không thể bàn cãi của hệ thống y tế cùng ngành khoa học.”

Ngay từ giai đoạn đầu, Cuba đã đưa ra chiến lược phòng ngừa và ứng phó toàn diện với đại dịch COVID-19 với sự phối hợp của nhiều ngành khác nhau.

Những quy định y tế phòng dịch và các hành động đồng bộ khác đã “cứu sống” hàng nghìn sinh mạng, đồng thời Cuba còn cử 57 đoàn hợp tác y tế tới 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Mỹ Latinh, châu Phi và châu Âu để hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch này.

Ngành công nghệ sinh học và dược phẩm Cuba một lần nữa lại chứng minh được phẩm chất ưu việt của mình với việc lần lượt phát triển 5 ứng cử viên vaccine phòng chống SARS-CoV-2, trong đó có 3 loại đã trở thành vaccine có hiệu quả phòng ngừa cao, an toàn và đã được nhiều nước trên thế giới tin tưởng.

[Thế giới ghi nhận hơn 1,68 triệu ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ]

Bất chấp nhiều hạn chế về kinh tế, Cuba là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự phát triển được vaccine ngừa COVID-19.

Bên cạnh đó, ngành y tế Cuba-với đặc điểm cung cấp dịch vụ phổ cập toàn dân và miễn phí – đã thực hiện thành công một chiến dịch tiêm chủng rộng rãi nhất trong lịch sử đất nước, với những con số ấn tượng.

Theo thống kê chính thức, tính tới đầu tháng 3, hệ thống y tế Cuba đã thực hiện hơn 35 triệu liều tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong tổng số dân 11,2 triệu người, hơn 9,8 triệu người đã hoàn thành liệu trình tiêm chủng và hơn 5 triệu người đã tiêm liều tăng cường. Cuba cũng là nước tiên phong trong việc phổ cập tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Tỷ lệ tử vong trên số ca nhiễm COVID-19 tại Cuba là 0,79%, thấp hơn khá nhiều mức trung bình của thế giới là 1,34% và của châu Mỹ là 1,78%.

Còn theo thống kê của Đại học Oxford (Anh), kể từ tháng 1/2022, Cuba liên tục đứng đầu thế giới về số liều vaccine đã tiêm tính theo đầu người (do liệu trình tiêm vaccine Cuba đòi hỏi 3 mũi) và đứng thứ 3 thế giới cả về tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất một liều và tỷ lệ dân số đã hoàn thành liệu trình tiêm chủng.

Những thành tích này không chỉ là minh chứng cho những ưu điểm của hệ thống y tế giàu tính nhân văn của Cuba, mà còn là nền tảng để đảo quốc Caribe này kỳ vọng vào một sự phục hồi và tăng tốc về kinh tế trong giai đoạn hậu COVID-19./.

Lê Hà – Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận nền y tế tốt nhất thế giới là ở Cuba. Cuba có chuẩn y tế rất cao, hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân, hoàn toàn miễn phí, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, ưu tiên phòng bệnh và chữa bệnh giai đoạn sớm.

Cuba có tuổi thọ trung bình là 78, ngang với Hoa Kỳ. Dù internet, điện thoại thông minh không phổ biến nhưng mỗi người dân đều có bác sĩ gia đình.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Cuba còn thấp hơn ở Hoa Kỳ. Cuba chỉ có 200 bệnh nhân AIDS và gần như không có người dân nào bị nhiễm viêm gan B.

Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới

Ngoài ra, Cuba còn chú trọng tới nền y tế cho các nước thuộc thế giới thứ 3, dẫn đầu trong chuyển giao công nghệ NAM-NAM, giúp các nước nghèo phát triển năng lực công nghệ sinh học tiếp cận thuốc giá rẻ sản xuất trong nước.

Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới

Cuba đã đạt nhiều thành tựu trong chế ra vaccin viêm màng não đầu tiên trên thế giới, vaccin viêm gan B dưới dạng thuốc nhỏ mũi, vaccin ngừa ung thư, vaccin ngừa AIDS. Y tế luôn là ưu tiên ở nước này.

Mặc dù là nước nghèo, Cuba đã gửi trên 124.000 chuyên gia y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc tới 154 quốc gia. Cuba đón trên 20.000 sinh viên từ các quốc gia khác tới theo học y khoa tại Trường Y khoa Mỹ Latinh ở Havana.


Y tế Cuba đứng thứ máy thế giới

Ngành du lịch chữa bệnh mang lại ngoại tệ cho Cuba, với hàng ngàn người châu Mỹ Latinh và châu Âu tới Cuba, thu hút bởi danh tiếng tốt của các bác sĩ, giá rẻ và các bờ biển nghỉ dưỡng.

Bác sĩ ở Cuba có thể coi là tận tâm nhất thế giới, vì mặc dù lương rất thấp nhưng đây là ngành nghề mà mọi sinh viên đều ước ao và được xã hội kính trọng.


Theo báo Sức Khoẻ - Đời Sống - Ngày 11/3