Yếu tố nguyệt trong bài thơ nghĩa là gì

Câu 1: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.


"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đem nay, khó hững hờ;     

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."

Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:

    • Câu 3 bản dịch nghĩa là 'trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?"  trong bản dịch thơ là "khó hững hờ", câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài.
    • Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ngắm trăng

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 trang 38 văn 8 tập 2, soạn văn câu 1 trang 38 văn 8 tập 2, trả lời câu 1 trang 38 văn 8 tập 2, nhận xét về các câu thơ dịch.

Yếu tố nguyệt trong bài thơ nghĩa là gì

Lí Bạch (701-762)

Vài nét về nhà thơ Lí Bạch:

  • Là nhà thơ của Trung Quốc đời Đường
  • Tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc nhưng nhà thơ coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
  • Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh, sự nghiệp.
  • Thơ ông bộc lộ tâm hồn tự do phóng khoáng với hình ảnh tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
  • Ông viết nhiều về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Lí Bạch được mệnh danh là tiên thơ (thi tiên).
  • Cái chết của ông được truyền rằng: Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang lâng lâng trong men rượu trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống bắt trăng mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng).

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Thuở nhỏ, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.

Đề tài

"Vọng nguyệt hoài hương" : trông trăng nhớ quê.

Chủ đề

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

Chữ viết

Chữ Hán

Thể thơ

Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể

Mỗi câu thường có 5-7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

Bố cục

Bài thơ chia làm hai phần: Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối.

NỘI DUNG [edit]

1. Hai câu thơ đầu

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng sáng đầu giường

Ngỡ là sương trên mặt đất)

  • Câu thơ thứ nhất nêu vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở "sàng tiền" (đầu giường): nhà thơ nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa rọi sáng ngay đầu giường.
  • Câu thơ thứ hai tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân: từ "sàng tiền" đến "song tiền" (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác ngỡ ngàng khi ánh trăng tỏa xuống màu trắng mờ mờ ảo ảo như "phủ sương" .

Tiểu kết: Nhà thơ đã sử dụng một loạt các từ ngữ gợi tả ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất để gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Hai câu thơ tả cảnh nhưng chứa đựng tâm tình: t răng thì sáng và đẹp còn người thao thức, trằn trọc không ngủ được.

2. Hai câu thơ cuối

Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng

  • So sánh hai câu thơ cuối với hai câu thơ đầu, ta thấy điểm nhìn của tác giả đã thay đổi:

         - Ánh mắt của Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời.

         - Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng.

  • Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song bài thơ cũng sử dụng phép đối:

Từ loại

Động từ

Danh từ

Động từ

Tính từ

Danh từ

Câu 3

Cử

đầu

vọng

minh

nguyệt

Câu 4

Đê

đầu

cố

hương


  • Tác giả sử dụng phép đối nhằm biểu thể hiện tình cảm quê hương:

         - Hành động "ngẩng đầu" xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ hai đã đặt ra: ánh sáng trước giường là sương hay trăng? Và tác giả đã "ngẩng đầu" nhìn thấy một vầng trăng sáng.

         - Và khi thấy vầng trăng - cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình - lập tức lại "cúi đầu", không phải để nhìn một lần nữa "sương trên mặt đất" mà để suy ngẫm về quê hương. "Ngẩng đầu""cúi đầu" (nhìn ngoại cảnh để hướng vào nội tâm) chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy tình cảm đó thường trực, sâu nặng.

         - "Vọng minh nguyệt", "tư cố hương" chỉ là cách diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ "Vọng nguyệt hoài hương" dùng đã sáo mòn. Sáng tạo của nhà thơ đã đưa thêm vào hai cụm từ đối nhau; "cử đầu""đê đầu" để hình dung cách "vọng minh nguyệt""tư cố hương" ấy. Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh, là để nhìn trăng; cúi đầu là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư.

Tiểu kết: Có thể thấy, tình yêu và nỗi nhớ quê hương của Lí Bạch luôn thường trực da diết, đằm thắm khi tác giả ở nơi đất khách quê người

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình (2 câu thơ đầu tả cảnh nhưng đó cũng là tâm trạng, tình cảm của nhà thơ - nhớ quê hương; 2 câu sau tả tình nhưng không đơn thuần chỉ là tình; cả bài thơ tình và cảnh hài hòa, đan xen không thể tách bạch).
  • Bài thơ chỉ 20 chữ mà dùng đến 5 động từ: chỉ cảm nghĩ (nghi, tư), chỉ hoạt động cơ thể (vọng, cử, đê ). Và tất cả chủ ngữ của 5 động từ này đều bị lược bỏ. Dẫu bị lược bỏ, vẫn có thể khẳng định là chỉ có một chủ ngữ duy nhất: từ xưng hô của chủ thể trữ tình. Điều đó tạo nên tính thống nhất, liền mạch của cảm xúc trong bài thơ. Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức rút gọn câu. Việc lược bỏ chủ ngữ - đặc biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít - làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều.
  • Phép đối (câu 3 - 4: đối nhau về từ loại và ý nghĩa nhứ đê - đầu (động từ), đầu - đầu  (danh từ), vọng - tư (động từ), minh nguyệt - cố hương  (danh từ) để thấy được tính chất hướng ngoại (ngắm vầng trăng sáng) và hướng nội (nhớ quê hương) của tác giả.
  • Điều tạo nên đặc sắc trong thơ Lí Bạch còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị mà tinh luyện. Xét phần chữ Hán của bài thơ:

         - Trong câu thơ đầu tiên, chữ "nguyệt" (月) xuất hiện 3 lần: chữ 月 xuất hiện trong 前 (tiền – trước), 明 (minh – sáng) và 月 (nguyệt – trăng).

         - Trong câu thơ thứ ba, chữ "nguyệt" (月) tiếp tục xuất hiện 3 lần: chữ (月) xuất hiện trong 望 (vọng – nhìn), 明 (minh – sáng) và 月 (nguyệt – trăng).

TƯ LIỆU THAM KHẢO [edit]

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Đầu tường trăng sáng soi,

Ngỡ là sương trên mặt đất.

Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,

Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Yếu tố nguyệt trong bài thơ nghĩa là gì

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế