Bằng cao đẳng gọi là gì trong tiếng anh năm 2024

Cao đẳng là hình thức đào tạo chuyên môn về rất nhiều ngành nghề sau bậc THPT. So với hệ đại học, hệ cao đẳng có mức độ chuyên môn thấp hơn cũng như thời gian đào tạo được rút ngắn hơn từ 1 – 2 năm.

Với những bạn thích học nghề hoặc không hứng thú việc học nghiên cứu chuyên sâu thì học cao đẳng là lựa chọn phù hợp. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên được tham gia vào các ngành nghề ngoài xã hội phù hợp chuyên ngành đã theo học sớm hơn. Đây cũng được xem là nguồn nhân lực chủ chốt ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau hiện nay.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Có 02 hình thức đào tạo cao đẳng theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 dưới đây:

- Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

- Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định 02 phương thức đào tạo cao đẳng hiện nay như sau:

- Đào tạo theo niên chế là phương thức tổ chức đào tạo theo năm học với lớp học tương đối cố định trong toàn khóa học, cho phép học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là người học) cùng lớp thực hiện theo một kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu chung, thống nhất.

- Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là phương thức đào tạo theo từng nội dung học tập được thiết kế thành những mô-đun, môn học, người học được chủ động lựa chọn mô-đun, môn học theo quy định của nhà trường để tích lũy cho tới khi hoàn thành khối lượng mô-đun, tín chỉ quy định trong chương trình.

Theo đó có thể hiểu Tốt nghiệp cao đẳng là khi sinh viên đã hoàn thành chương trình học cũng như đáp ứng đủ các điều kiện khác (tin học, ngoại ngữ, thể chất,...) để có thể tốt nghiệp hệ cao đẳng và được nhận bằng.

Vậy lúc này sinh viên tốt nghiệp cao đẳng gọi là gì?

Hiện nay, cụm từ "cử nhân" cũng được ghi trên bằng cao đẳng đối với người tốt nghiệp một số ngành, nghề đào tạo nhất định.

Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định người tốt nghiệp trình độ cao đẳng giáo dục nghề nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Cụ thể, theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH chỉ ra rằng danh hiệu, tên gọi của sinh viên cao đẳng sau tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào tính chất ngành và nghề đào tạo.

- Đối với “Danh hiệu Cử nhân Thực hành”: Đây là danh hiệu khi sinh viên tốt nghiệp cao đẳng được gọi là cử nhân. Khi đó, sinh viên thực hiện đầy đủ công tác học tập, nghiên cứu đi sâu vào các nhóm ngành nghề và phù hợp với công việc hoạt động quản lý, điều hành hoặc tổ chức. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi tốt nghiệp cao đẳng chính quy gọi là gì.

- Đối với “Danh hiệu Kỹ sư Thực hành”: Đây là danh hiệu dành cho những người học các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Khi đó, kỹ sư đảm bảo năng lực cũng như kinh nghiệm được tiếp cận công việc. Qua đó mà có thể đảm nhận một số nhóm công việc thực tế chưa yêu cầu kinh nghiệm hay trình độ cao. Các kỹ năng có thể được trao dồi sau thời gian với các nhu cầu khi được tiếp cận hiệu quả với công việc.

Bằng cao đẳng gọi là gì trong tiếng anh năm 2024

Tốt nghiệp cao đẳng (Hình từ Internet)

Bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng được cấp mấy lần cho sinh viên?

Bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng được cấp cho sinh viên theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Nguyên tắc quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
1. Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng (sau đây gọi là bằng tốt nghiệp) được quản lý thống nhất, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.
2. Bản chính bằng tốt nghiệp được cấp một lần cho học sinh, sinh viên (sau đây gọi là người học)
3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng bằng tốt nghiệp.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát bằng tốt nghiệp.

Như vậy, bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng được cấp một lần cho sinh viên.

Mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng hiện nay như thế nào? Bắt buộc có những thông tìn gì?

Mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 190 mm x 135 mm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ. Trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng.

Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3; tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen.

Mẫu bằng và cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp cao đẳng quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH.

Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cao đẳng gồm:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Chức danh của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp;

- Tên trường cấp bằng tốt nghiệp;

- Tên bằng tốt nghiệp theo từng trình độ đào tạo (bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng);

- Ngành, nghề đào tạo;

- Họ, chữ đệm, tên của người được cấp bằng tốt nghiệp;

- Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp bằng tốt nghiệp;

- Xếp loại tốt nghiệp;

- Địa danh, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp;

- Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp và đóng dấu theo quy định;

- Số hiệu, số vào sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp;

- Đối với các chương trình chất lượng cao được ghi cụm từ "chương trình chất lượng cao" phía dưới tên ngành, nghề đào tạo;