Bảng dự toán chi phí lắp đặt cửa năm 2024

Ngày 16/8/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 1930/BXD-KTXD gửi Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 về việc hướng dẫn xác định dự toán chi phí chế tạo cửa van phẳng.

Việc quản lý định mức xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Điều 17 Thông tư số 06/2015/TT-BXD ngày 10/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Theo nội dung câu hỏi, khi áp dụng định mức mã hiệu, đơn giá AI. 41110 (sản xuất cửa van phẳng) thì thành phần hao phí trong định mức sản xuất 1 tấn cửa van không bao gồm khối lượng các mối hàn.

Hiểu rõ cách tính định mức lắp đặt cửa nhôm kính rất quan trọng. Chúng giúp việc tính toán dự trù chi phí lắp đặt được chính xác hơn, tăng tính cạnh tranh trong quá trình đầu tư, xây dựng. Trong bài viết này, Nam Hải Group sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách tính định mức lắp đặt cho cửa nhôm kính.

Bảng dự toán chi phí lắp đặt cửa năm 2024

Nội dung

Tìm hiểu về định mức lắp đặt cửa nhôm kính

Định mức lắp đặt cửa nhôm kính được tính toán công khai, cụ thể giúp tăng tính cạnh tranh khi kinh doanh và đảm bảo quyền lợi khách hàng. Đây là biểu hiện rõ nhất cho việc tiêu hao vật liệu, nhân công để hoàn thiện một bộ cửa.

Định mức lắp đặt cửa nhôm kính là gì?

Định nghĩa của định mức lắp đặt cửa nhôm kính chính là số liệu thể hiện mức tiêu hao vật liệu/ nhân công cho 1m2 cửa nhôm kính hoặc một bộ cửa. Việc làm này rất quan trọng và thường diễn ra trước khi lắp đặt hoàn thiện.

Đơn vị cung cấp cần thực hiện định mức để dự trù kinh phí. Sau khi hoàn thiện, nếu có sai số so với dự tính ban đầu còn có cơ sở để đối chiếu.

Bảng dự toán chi phí lắp đặt cửa năm 2024

Mức hao phí khi tính định mức lắp đặt cửa nhôm kính

Trong khi tính định mức lắp đặt cửa nhôm kính, bạn cần quan tâm đến 3 mức hao phí, đó là:

  • Mức hao phí vật liệu: Bao gồm lượng nguyên vật liệu chính, phụ và một số nguyên liệu khác để hoàn thiện khối lượng sản phẩm
  • Mức hao phí lao động: Chỉ số ngày công hay ngày làm việc của thợ trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Hao phí sẽ được tính từ lúc tiếp nhận công trình đến khi hoàn thành
  • Mức hao phí máy móc thi công: Chỉ những dụng cụ, máy móc cần dùng trong quá trình thi công, lắp đặt

Yếu tố khác ảnh hưởng đến định mức lắp đặt

Ngoài những mức hao phí trên thì định mức lắp đặt cửa nhôm kính còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác:

  • Khung nhôm: Thanh nhôm hộp sẽ có giá thành khác so với thanh profile nhôm cao cấp. Giá từng loại khung nhôm khác nhau sẽ ảnh hưởng tới giá định mức lắp đặt cửa nhôm kính
  • Phụ kiện lắp đặt: Các sản phẩm cửa lùa sẽ kết hợp với gioăng cao su và gioăng lông còn cửa mở quay sẽ dùng gioăng cao su. Loại gioăng khác nhau cũng làm thay đổi định mức cửa nhôm kính
  • Kích thước thông thủy của cửa: Kích thước cửa khác nhau cần cắt thanh nhôm thành các phần khác nhau sẽ làm thay đổi định mức.

Hướng dẫn cách tính định mức lắp đặt cửa nhôm kính

Tùy theo các yếu tố thay đổi mà định mức lắp đặt cửa nhôm kính cũng khác nhau. Với những đặc điểm nổi bật như độ bền cao, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, hạn chế co ngót, cong vênh, oxy hóa đã giúp cửa nhôm kính được rất nhiều gia đình lựa chọn.

Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm này và có dự định lắp đặt có thể tham khảo cách tính định mức lắp đặt cửa nhôm kính dưới đây.

Công thức tính định mức sản xuất cửa nhôm kính

Mỗi đơn vị sản xuất sẽ cần tính toán kỹ càng định mức sản xuất cửa nhôm kính. Sau khi sản phẩm hoàn thiện sẽ được tính thêm một công thức khác để ra giá chính xác của bộ cửa.

Trong quá trình sản xuất, định mức sẽ được tính bằng công thức sau:

Nguyên vật liệu đầu vào (thêm chi phí vận chuyển nếu có) + chi phí VAT nguyên vật liệu đầu vào + chi phí nhà xưởng + chi phí nhân công + chi phí khấu hao máy móc + Phụ kiện + Nhân công thi công, vận chuyển, khảo sát (nếu thi công).

Tổng tất cả các chi phí trên sẽ ra định mức sản xuất cửa nhôm kính.

Công thức tính định mức lắp đặt cửa nhôm kính

Giá thành một bộ cửa nhôm kính sẽ thay đổi theo nhiều yếu tố (Nam Hải Group có phân tích chi tiết bên trên). Thường khi lắp đặt bộ cửa hình chữ nhật hoặc hình vuông, công thức tính sẽ dễ dàng hơn, cụ thể là:

Đơn giá (1 bộ) = Diện tích cửa x giá tiền (m2) + đơn giá phụ kiện

Tuy nhiên, nếu cửa được thiết kế theo hình dạng khác cần chú ý tính toán kỹ càng diện tích cửa, tránh sai sót, ảnh hưởng đến định giá.