10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022

Dẫn nhập

Ca khúc tuyển chọn

1/        500 Miles – dân ca
2/        A Time for Us – Nino Rota, Larry Kusik & Eddie Snyder
3/        Aline – Christophe
4/        All by Myself – Eric Carmen
5/        All I Ask of You – Sir Andrew Lloyd Webber, Charles Hart & Richard Stilgoe
6/        All Too Well – Taylor Swift
7/        Almost Persuaded – David Houston
8/        Always on My Mind – Willie Nelson
9/        And I Love You So – Don McLean
10/      Annie’s Song – John Denver
11/      Are You Lonesome Tonight? – Elvis Presley
12/      Arirang – dân ca Đại Hàn
13/      Ánh Trăng Nói Hộ Lòng Em – Teresa Teng
14/      …Baby One More Time – Britney Spears
15/      Bad Romance – Lady Gaga
16/      Bailando – Enrique Iglesias
17/      Banks of the Ohio – Olivia Newton-John
18/      Beat It – Michael Jackson
19/      Beautiful Dreamer – Stephen Foster
20/      Bengawan Solo – Gesang Martohartono
21/      Bésame Mucho – Consuelo Velázquez
22/      Bến Thượng Hải – Joseph Koo & Surn Wong
23/      Big Big World – Emilia Rydberg
24/      Billie Jean – Michael Jackson
25/      Blowin’ in the Wind – Bob Dylan
26/      Blue Bayou – Linda Ronstadt
27/      Blue Eyes Crying in the Rain – Willie Nelson
28/      Blueberry Hill – Fats Domino
29/      Both Sides Now – Joni Mitchell
30/      Bridge over Troubled Water – Simon & Garfunkel
31/      Bua Khao – Thanpuying Puangroi Apaiwong
32/      Bury Me Not on the Lone Prairie – dân ca Mỹ
33/      Old Texas – dân ca Mỹ
34/      Butterfly – Danyel Gérard
35/      Can the Circle Be Unbroken? – Joan Baez
36/      Can You Feel the Love Tonight – Sir Elton John & Tim Rice
37/      Can’t Help Falling in Love – Elvis Presley
38/      Candle in the Wind 1997 (Goodbye, England’s Rose) – Sir Elton John & Bernie Taupin
39/      Capri c’Est Fini – René Vilard & Marcel Hurten
40/      Casablanca – Bertie Higgins
41/      Che sarà – Jimmy Fontana & Franco Migliacci
42/      China Night (Shina No Yoru) – Hamako Watanabe
43/      Chiquitita – ABBA
44/      Cielito Lindo – Quirino Mendoza y Cortés
45/      Circle of Life – Sir Elton John & Tim Rice
46/      Clementine – dân ca Mỹ
47/      Come Together – The Beatles
48/      Con Te Partirò (Time To Say Good Bye) – Andrea Bocelli
49/      Cotton Fields – Creedence Clearwater Revival (CCR)
50/      Coward of the County – Kenny Rogers
51/      Cucurrucucú – Harry Belafonte
52/      Danny Boy (Londonderry Air)  – Rory O’Cahan & Frederick Weatherly
53/      Darling Nellie Gray / Faded Love– Benjamin Hanby &  Bob Wills
54/      Delta Dawn – Tanya Tucker
55/      Di Tanjong Katong – Osman Ahmad
56/      Diana – Paul Anka
57/      Don’t Cry for Me, Argentina – Madonna
58/      Don’t Forget to Remember – Bee Gees
59/      Don’t Let the Rain Come Down – The Serendipity Singers
60/      Donna Donna – Joan Baez
61/      Đôi Bờ – Andrei Eshpai & Grigory Pozhenyan
62/      Độ ta không độ nàng – Cô Độc Thi Nhân
63/      Edelweiss – Julie Andrews
64/      El Choclo (Kiss of Fire) – Julio Iglesias
65/      El Cóndor Pasa – dân ca Peru
66/      El Paso – Marty Robbins
67/      (Everything I Do) I Do It for You – Bryan Adams
68/      First of May – Bee Gees
69/      From a Distance – Julie Gold
70/      Funkytown – Lipps Inc.
71/      Goodnight, Irene (Irene, Goodnight) – Lead Belly
72/      Green, Green Grass of Home – Tom Jones
73/      Greenfields – The Brothers Four
74/      Greensleeves / What Child Is This? – dân ca Anh quốc / ca khúc Giáng sinh
75/      Guantanamera – José Fernández Diaz
76/      He’ll Have to Go – Jim Reeves
77/      Heal the World – Michael Jackson
78/      Heart of Gold – Neil Young
79/      Help Me Make It Through the Night – Sammi Smith
80/      Hey Jude – The Beatles
81/      Historia de un Amor (Histoire d’un Amour) – Dalida
82/      Home on the Range – dân ca Mỹ
83/      Hotel California – The Eagles
84/      How Do I Live – LeAnn Rimes
85/      I Can’t Stop Loving You – Ray Charles
86/      I Dreamed a Dream – Susan Boyle
87/      I Have Nothing – Whitney Houston
88/      I Walk the Line – Johnny Cash
89/      I Will Always Love You – Dolly Parton
90/      If I Were A Boy – Beyoncé
91/      Imagine – John Lennon & Yoko Ono
92/      Immortality – Céline Dion
93/      Islands in the Stream – Kenny Rogers & Dolly Parton
94/      Island in the Sun – Harry Belafonte
95/      Jamaica Farewell – Harry Belafonte
96/      Jambalaya – Hank Williams
97/      Killing Me Softly With His Song – Roberta Flack
98/      King of the Road – Roger Miller
99/      Kitaguni No Haru – Sen Masao
100/    L’Oiseau et l’Enfant – Marie Myriam
101/    La Bamba – Ritchie Valens
102/    La Cucaracha – dân ca Tây Ban Nha
103/    La Plus Belle Pour Aller Danser  – Sylvie Vartan
104/    La Vie en Rose – Édith Piaf
105/    Les Feuilles Mortes – Joseph Kosma & Jacques Prévert
106/    Let It Be – The Beatles
107/    Let Me Be There – Olivia Newton-John
108/    Let’s Twist Again
109/    Lịch sử Đích Thiên không – Mao A Mẫn
110/    Little Darlin’ – The Diamonds
111/    Loch Lomond – dân ca Scotland
112/    Longer – Dan Fogelberg
113/    Love Changes Everything – Andrew Lloyd Webber
114/    Love Me Tender – Elvis Presley
115/    Love’s Gonna Live Here – Tanya Tucker
116/    (Where Do I Begin?) Love Story – Francis Lai & Carl Sigman
117/    Love Story – Taylor Swift
118/    Mack the Knife – Kurt Weill & Bertolt Brecht
119/    Mambo Italiano – Bob Merrill
120/    Manhã de Carnaval – Luiz Bonfá & Antonio Maria
121/    Memory – Sir Andrew Lloyd Webber & Trevor Nunn
122/    Michael Row the Boat Ashore – dân ca Mỹ
123/    Mr. Sandman – The Chordettes
124/    Moon River – Audrey Hepburn
125/    Mull of Kintyre –  Paul McCartney & Denny Laine
126/    My Bonnie – dân ca Scotland
127/    My Heart Will Go On – Céline Dion
128/    My Way (Comme d’habitude) – Paul Anka
129/    Ne Me Quitte Pas – Jacques Brel
130/    If You Go Away – Jacques Brel & Rod McKuen
131/    New San Antonio Rose – Bob Wills
132/    Người Tình Mùa Đông – Miyuki Nakajima
133/    No Matter What – Boyzone
134/    North to Alaska – Johnny Horton
135/    Ob-La-Di, Ob-La-Da – John Lennon & Paul McCartney
136/    Oh! Susanna – Stephen Foster
137/    One Moment in Time – Whitney Houston
138/    Over the Rainbow – Judy Garland
139/    Papa – Paul Anka
140/    Please Mr. Postman – The Carpenters
141/    Pledging My Love – Ferdinand Washington & Don Robey
142/    Pokarekare Ana – dân ca New Zealand
143/    Por una Cabeza – Carlos Gardel & Alfredo Le Pera
144/    Poupée de Cire, Poupée de Son – France Gall
145/    Pretty Woman – Roy Orbison
146/    Puff, the Magic Dragon – Peter, Paul và Mary
147/    Quando Sento che Mi Ami (When You Tell Me That You Love Me) – Diana Ross
148/    Que Sera, Sera – Doris Day
149/    Quién será – Luis Demetrio
150/    Quizás, Quizás, Quizás – Osvaldo Farrés
151/    Red River Valley – dân ca Canada
152/    Rhythm of the Rain – The Cascades
153/    Rivers of Babylon – Boney M
154/    River of No Return – Marilyn Monroe
155/    Sacrifice – Sir Elton John
156/    Sailing – Rod Stewart
157/    (I Can’t Get No) Satisfaction – The Rolling Stones
158/    Save the Last Dance for Me – Doc Pumus
159/    Scarborough Fair – dân ca Anh quốc
160/    Seasons in the Sun – Terry Jacks
161/    Send in the Clowns – Stephen Sondheim
162/    She Moved Through the Fair – dân ca Ireland
163/    She’ll Be Coming Round the Mountain – dân ca Mỹ
164/    Shenandoah – dân ca Mỹ
165/    Siboney – Ernesto Lecuona
166/    Sloop John B – dân ca Bahamas
167/    Somethin’ Stupid – C. Carson Parks
168/    Something – The Beatles
169/    Somewhere, My Love – Maurice Jarre & Paul Francis Webster
170/    Stand by Me – Ben E. King
171/    Stand by Your Man – Tammy Wynette
172/    Stayin’ Alive – Bee Gees
173/    Still Loving You – Scorpions
174/    Streets of London – Ralph McTell
175/    Sugar, Sugar – The Archies
176/    Sukiyaki (Ue o muite arukou) – Kyu Sakamoto
177/    Supercalifragilisticexpialidocious – Julie Andrews & Dick Van Dyke
178/    Suspicious Minds – Elvis Presley
179/    Sweet Caroline – Neil Diamond
180/    Take Me Home, Country Roads – John Denver
181/    Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng – Michael Huang
182/    Tennessee Waltz – Patti Page
183/    That’s Amore – Dean Martin
184/    That’s Why (You Go Away) – Michael Learns to Rock
185/    The Last Rose of Summer – Nana Mouskouri
186/    The House of the Rising Sun – The Animals
187/    The Lion Sleeps Tonight – The Tokens
188/    The Music of the Night – Jackie Evancho
189/    The Power of Love – Jennifer Rush
190/    The Rose – Bette Midler
191/    The Sound of Silence – Simon và Garfunkel
192/    The Summer Knows – Marilyn Bergman & Alan Bergman
193/    The Yellow Rose of Texas – dân ca Mỹ
194/    The Windmills of Your Mind – Michel Legrand, Alan Bergman & Marilyn Bergman
195/    The Wonder of You – Elvis Presley
196/    There Goes My Everything – Dallas Frazier
197/    Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree – Dawn
198/    Tình nghĩa lưỡng tâm kiên – Teresa Cheung
199/    To Love You More – Céline Dion
200/    Today – The New Christy Minstrels
201/    Tom Dooley – The Kingston Trio
202/    Tombe la Neige – Salvatore Adamo
203/    Top of the World – The Carpenters
204/    Try to Remember – The Brothers Four
205/    Triệu Đóa Hồng – Raimond Pauls & Andrey Voznesensky
206/    Tumbalalaika / Over and Over – dân ca Do Thái ở Nga
207/    Un-Break My Heart – Toni Braxton
208/    Unchained Melody – The Righteous Brothers
209/    Under the Boardwalk – The Drifters
210/    Up Where We Belong – Jennifer Warnes & Joe Cocker
211/    Vaya Con Dios – Connie Francis
212/    Vincent – Don McLean
213/    Waltzing Matilda – Christina Macpherson & Banjo Paterson
214/    We Are The World – USA for Africa
215/    We Shall Overcome – Pete Seeger
216/    What a Wonderful World – Louis Armstrong
217/    Where Have All the Flowers Gone? – The Brothers Four
218/    Who’ll Stop the Rain? – Creedence Clearwater Revival
219/    Words – Bee Gees
220/    Yellow Bird (Choucoune) – The Brothers Four
221/    Yesterday – The Beatles
222/    You Belong With Me – Taylor Swift
223/    You Light Up My Life – Debby Boone
224/    You Must Love Me – Sir Andrew Lloyd Webber & Tim Rice
225/    You Needed Me – Anne Murray
226/    You Raise Me Up – Josh Groban
227/    You’re Still the One – Shania Twain
228/    You’ve Got a friend – Carole King
229/    Your Song – Sir Elton John

Nhạc phim

230/    A Fistful of Dollars – Ennio Morricone
231/    For a Few Dollars More – Ennio Morricone
232/    The Good, the Bad and the Ugly – Ennio Morricone
233/    Once Upon the Time in the West – Ennio Morricone
234/    Colonel Bogey March – F. J. Ricketts
235/    Mission: Impossible
236/    Somewhere in Time – John Barry
237/    Star Wars – John Williams
238/    Tây Du Ký (1986) – Hứa Kính Thỉnh
239/    The Deer Hunter – Stanley Myers
240/    The Godfather – Carmine Coppola

Một số ca khúc khác

241/    Dans le soleil et dans le vent – Nana Mouskouri
242/    Endless Love – Lionel Richie
243/    Hello – Lionel Richie
244/    Holiday – Bee Gees
245/    I’ll Get Over You – Crystal Gayle
246/    If You Love Me, Let Me Know – Olivia Newton-John
247/    Jailhouse Rock – Elvis Presley
248/    Just Pretend – Elvis Presley
249/    La Violetera – Sara Montiel
250/    Massachusetts – Bee Gees
251/    Oh! Carol – Neil Sedaka
252/    Only Love – Nana Mouskouri
253/    Say You, Say Me – Lionel Richie
254/    Sha-La-La-La-La – Vengaboys

Kết luận

Nguồn tham khảo

Dẫn nhập

Mỗi khi mệt mỏi và muốn thư giãn, tôi thường tìm về âm nhạc. Theo năm tháng, bộ sưu tập của tôi có những ca khúc và bài nhạc mà tôi yêu thích nhất, với chủ quan của mình, nhưng tôi nghĩ cũng được nhiều người yêu thích qua thời gian dài.

Tôi có hai bài giới thiệu khác:

Thưởng thức nhạc cổ điển – https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/02/25/thuong-thuc-nhac-co-dien/

Ca khúc vượt thời gian – Ca khúc Việt: https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/03/29/ca-khuc-vuot-thoi-gian-ca-khuc-viet/

Bài này giới thiệu những ca khúc và bài nhạc đương đại nước ngoài được xem là vượt thời gian, theo sau tựa đề là tên nghệ sĩ có tên tuổi gắn liền với ca khúc, hoặc tác giả.

Giới thiệu các thể loại chính

Ballad: ca khúc kể một câu truyện, thường là gồm những đoạn ngắn, mỗi có giai điệu như nhau và chỉ khác về ca từ. Ví dụ: Coward of the County, El Paso. Các bản ballad truyền thống thường được truyền từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ, đến lúc người ta không rõ tác giả, nên còn được gọi là dân ca. Sau này ý nghĩa của ballad mở rộng: không chỉ là câu truyện, mà có thể là nỗi niềm, giống như một bài tình ca.

Có một số thể loại ballad đặc biệt như sau.

  • Pop ballad: thể loại phổ thông bắt nguồn từ dòng nhạc đồng quê và dân ca, thường có giai điệu chậm và êm dịu, giàu cảm xúc về tình cảm khắng khít, phân ly, hoặc tiếc nuối. Ca sĩ thường tỏ ý than thở về tình đơn phương hoặc tình yêu bị đánh mất. Ví dụ: Circle of Life, Con Te Partirò, El Paso, I Will Always Love You, My Heart Will Go On.
  • Sentimental ballad: loại ballad trữ tình, thậm chí bị xem là “câu nước mắt”, thường là về các chủ đề tình yêu, và cũng có thể là chiến tranh (đặc biệt là phản chiến như Blowin’ in the Wind), nỗi cô đơn (như Are You Lonesome Tonight?, If You Go Away), cái chết (như Can the Circle Be Unbroken?, Season in the Sun)…, thường có ý chua xót nhưng trang trọng như Streets of London.
  • Murder ballad: kể về một vụ án mạng, thường cho biết sự kết thúc như thủ phạm bị hành hình. Ví dụ như Banks of the Ohio và Tom Dooley.
  • Bush ballad: thể ballad đồng quê của Úc. Ví dụ: Waltzing Mathida.
  • Power ballad,: ca khúc ballad bắt đầu nhẹ nhàng, sau đó mạnh lên thường là bởi trống và guitar điện. Ví dụ: I Have Nothing và The Power of Love. Định nghĩa này chỉ tương đối, bởi vì một số ca khúc nhẹ nhàng toàn bài – như Stand by Me và I Will Always Love You – vẫn được cho là power ballad.

Blues: có nguồn gốc từ những điệu hát của miền tây Châu Phi được nô lệ da đen mang sang Bắc Mỹ, đặc biệt là vùng châu thổ sông Mississippi tại miền nam Hoa Kỳ. Tại vùng đất mới, điệu nhạc thô sơ này được phát triển thêm với các nhạc khí mới và trở nên rất phổ thông trong các cộng đồng nô lệ người Mỹ gốc Phi khi họ tụ tập với mục đích làm việc, gặt hái, tín ngưỡng hay tiêu khiển. Dần dần giới trẻ da trắng ở Mỹ cũng ưa chuộng nhạc blues. Từ đó blues có ảnh hưởng đến hầu hết các loại nhạc tại Bắc Mỹ: nhạc jazz, big bands, ragtime, rhythm & blues (R&B), soul, rock and roll, pop, nhạc đồng quê và ngay đến nhạc cổ điển của thế kỷ 20.

Blues rock: thể loại pha trộn giữa blues và rock. Thực tế bản chất của thể loại gần với việc chơi blues và rock thông qua các nhạc cụ điện.

Country: nhạc đồng quê, thể loại nhạc pha trộn truyền thống phổ biến ở Mỹ và Canada. Nguồn gốc của nhạc đồng quê hiện nay là nhạc dân ca truyền thống của người da trắng, nhạc của người Celt, nhạc blues, nhạc Phúc âm và nhiều nhạc cổ khác. Nhạc đồng quê phát triển nhanh từ giai đoạn thập kỷ 1920s. Các ca sĩ nổi bật là Hank Williams (trình diễn theo dạng honky-tonk từ sau 1945), Jim Reeves (tiên phong hát theo phong cách Nashville vào những năm 1950), thêm: Johnny Cash, Kenny Rogers, Dolly Parton, Marty Robbins, Nat King Cole, Patsy Cline, Taylor Swift, Shania Twain (được xem là nữ ca sĩ nhạc đồng quê thành công nhất), Willie Nelson, Carrie Underwood…

Folk: dân ca, bao gồm cả âm nhạc truyền thống cũng như thể loại âm nhạc phát triển từ nó trong quá trình phục hồi dân gian thế kỷ 20. Có người định nghĩa dân ca là những bài hát cổ không rõ người sáng tác; người khác cho rằng đó là loại hình âm nhạc được lưu truyền và phát triển bằng cách truyền khẩu hoặc được biểu diễn theo phong tục trong một thời gian dài.

Hard rock hay heavy rock: thể loại rock với giọng ca đầy nội lực, tiếng guitar điện, bass rè, bộ trống, thường kết hợp cùng piano và keyboard.

Pop: thuật ngữ bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ 20, chỉ các dòng nhạc quần chúng nói chung, nhưng bắt đầu từ giữa thập niên 1950s bắt đầu chỉ thể loại âm nhạc riêng biệt, nhắm vào thị trường giới trẻ. Tuy nhiên nhiều ca khúc nhạc pop và rock lại rất giống nhau cả về mặt âm thanh, phần nhạc nền cũng như nội dung ca từ.

Pop rock, power pop: Có rất nhiều cách định nghĩa: hoặc là thể loại hòa trộn giai điệu nhạc pop dễ nghe, ca từ nhẹ nhàng vào những ca khúc rock dựa trên nền guitar; hoặc là ca khúc có tính thành công thương mại cao sử dụng một số hình thức của nhạc rock, có thể là một dạng nhạc rock chậm và nhẹ nhàng hoặc một thể loại con của nhạc pop.

R&B tức rhythm and blues: sự kết hợp của 3 dòng nhạc chính là jazz, nhạc phúc âm (nhạc tôn giáo của đạo Cơ đốc bắt nguồn từ thánh ca) và blues, một dòng nhạc của người da đen. Thể loại này được biểu diễn lần đầu bởi những người Mỹ gốc Phi, được các ca sĩ nổi tiếng như Whitney Houston tin tưởng bởi những giai điệu cuốn hút người nghe.

R&B ballad: R&B trong thể ballad, khởi đầu từ thập niên 1940s rất được ưa chuộng trong cộng đồng da đen tại Mỹ, dần dà lan rộng ra thế giới.

Rock hoặc rock and roll hoặc rock & roll: thể loại nhạc đại chúng có nguồn gốc và phát triển ở Hoa Kỳ trong cuối thập niên 1940s và đầu thập niên 1950s, xuất phát từ phong cách âm nhạc của người Mỹ gốc Phi. Rock thường được tập trung ở việc sử dụng guitar điện, và thông thường cùng với đó là guitar bass và trống. Từ thập niên 1960s, đặc biệt ở Anh và Mỹ, nhiều tiểu thể loại khác nhau được phát triển. Phần ca từ thường nói về những câu chuyện tình buồn giống như pop, nhưng đôi lúc cũng đề cập tới những chủ đề khác như các vấn đề xã hội và chính trị.

Spiritual: thể loại dân ca đức tin của người Mỹ gốc Châu Phi, chủ yếu là người nô lệ khi xưa. Thể loại này có lúc được gọi là “negro spiritual”, nhưng từ “negro” có nghĩa xúc phạm. Ví dụ: Michael Row the Boat Ashore, She’ll Be Coming Round the Mountain.

Ca khúc tuyển chọn

Việc tuyển chọn là theo chủ quan của người tổng hợp. Một số bảng xếp hạng được tham khảo, ví dụ như danh sánh 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại của Tạp chí âm nhạc có uy tín Rolling Stone tính đến 2016. Đánh giá của người tổng hợp là tiêu chí chính, nếu không cứ việc tổng hợp dựa theo các bảng xếp hạng thì đơn giản quá! Hơn nữa, còn có một số ca khúc hay của Đài Loan, New Zealand, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… không hiện diện trong các bảng xếp hạng.

Trong những phần dưới đây, các hình thức trình bày gồm có:

  • Bản thu âm: nguồn tốt nhất để nghe nhạc, như bạn nghe đĩa CD: cho âm thanh trong trẻo lại không có tiếng ồn bên ngoài – trừ khi ghi “bản trình diễn” có thể cho âm thanh kém hơn đĩa CD. Để thưởng thức trọn vẹn âm nhạc thì tôi nghĩ bản thu âm là thích hợp nhất: ta có thể đắm mình vào âm thanh, lòng không bị xáo trộn bởi hình ảnh nào cả.
  • Video âm thanh: tôi chỉ chọn loại này nếu thấy âm thanh tốt như Bản thu âm và hình ảnh không quá tệ.
  • MV: viết tắt của “music video”, có thể hiện phần trình diễn của ca sĩ hoặc ban nhạc. Âm thanh thường tốt như đĩa CD nhưng hình ảnh có thể kém sắc nét.
  • Video trình diễn sống, như trình diễn trên sân khấu hoặc trường quay, tuy trong một số trường hợp khó phân biệt với MV.

Ưu tiên dành cho chất lượng âm thanh, còn chất lượng hình ảnh phải không quá tệ.

Để thưởng thức trọn vẹn âm nhạc được giới thiệu ở đây, bạn nên dùng headphone chụp cả hai vành tai hoặc ít nhất earphone nhét vào hai lỗ tai. Lấy ví dụ, iPhone nghe từ loa ngoài chỉ cho âm thanh bình thường, nhưng nếu dùng headphone/earphone bạn sẽ cảm nhận được âm thanh hay hơn hẳn.

Các lời dịch là của Diệp Minh Tâm, trừ khi có ghi nguồn.

Ghi chú: trong phần giới thiệu dưới đây, những phần trình diễn mà tôi vô cùng yêu thích được ghi dấu sao (*) ở đầu mục, lại cũng do chủ quan của tôi, còn tiết mục mới được thêm vào trong 3 tháng gần đây được đánh dấu cộng (+).

500 Miles – dân ca

500 Miles, hoặc 500 Miles Away from Home, là một bài dân ca trở thành phổ biến ở Hoa Kỳ và Châu Âu trong cuộc phục hưng dân ca Mỹ những năm 1960s. Phần điệp khúc là lời than thở của một kẻ lãng du xa nhà, hết tiền và xấu hổ không dám trở về. Người ta thường cho rằng tác giả của ca khúc này là Hedy West, song cũng có ý kiến cho rằng các đồng tác giả là Bobby Bare, Curly Williams, và/hoặc John Phillips.

Ca khúc được trình diễn lần đầu vào năm 1961 dưới tựa đề The Journeymen. Ca sĩ nhạc đồng quê Mỹ Bobby Bare thể hiện và phát hành đĩa đơn vào năm 1963, thành một đĩa đơn có tiếng. Qua thời gian sau đó, có nhiều nghệ sĩ hát lại (cover) ca khúc 500 Miles.

Lời dịch đoạn đầu
Nếu em lỡ chuyến tàu tôi đi
Em sẽ biết tôi đã rời xa
Em có thể nghe tiếng còi tàu vang xa trăm dặm

Một trăm dặm, một trăm dặm
Một trăm dặm, một trăm dặm
Em có thể nghe tiếng còi tàu vang xa trăm dặm

Chúa ơi tôi xa một, Chúa ơi tôi xa hai
Chúa ơi tôi xa ba, Chúa ơi tôi xa bốn
Chúa ơi tôi xa nhà 500 dặm

500 dặm, 500 dặm
500 dặm, 500 dặm
Chúa ơi tôi xa nhà năm trăm dặm

Không hành trang trên lưng
Không đồng xu dính túi
Chúa ơi, tôi chẳng thể trở về nhà như thế này

* Video âm thanh, The Brothers Four, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=U8tgyVqCCkY

* Video âm thanh, Peter, Paul & Mary, 1962, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=1ya-SEOWe94

* Video trình diễn sống, Junko Yamamoto, 2012, có ý kiến cho rằng màn trình diễn của nhóm này còn hay hơn phiên bản nguyên thủy:
   https://www.youtube.com/watch?v=3sVYfrsaais

+ Video âm thanh, Justin Timberlake, trong phim Inside Llewyn Davis (2013):
https://www.youtube.com/watch?v=sciC1NMR8Kk

A Time for Us – Nino Rota, Larry Kusik & Eddie Snyder

A Time For Us (có nghĩa: “Một khoảng thời gian cho đôi ta”) là ca khúc được viết riêng cho cuốn phim Romeo and Juliet (1968), phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của đại văn hào Williams Shakespeare. Phần nhạc được giao cho nhạc sĩ tài ba Nino Rota, còn ca từ do Larry Kusik và Eddie Snyder đảm nhiệm.

Ngay sau khi phim ra mắt, A Time For Us trở thành ca khúc cửa miệng của giới trẻ. Khi được nghệ sĩ Henry Mancini chuyển thể thành bản nhạc không lời sau đó không lâu, A Time For Us trở thành bài nhạc số 1 trên các bảng xếp hạng âm nhạc của thế giới.

Lời dịch đoạn đầu
Một khoảng thời gian cho đôi ta, một ngày nào đó, chúng mình sẽ có
Khi tình yêu dũng cảm trong tự do phá bỏ xiềng xích
Khi những ước mơ bao lâu nay bị ngăn cấm được chắp cánh
Khi chúng mình công khai tình yêu mà giờ vẫn phải che giấu

Một khoảng thời gian cho đôi ta, ít nhất là để thấy rằng
Cuộc sống của chúng mình thật đáng giá

* MV, Bárbara Padilla & Dàn nhạc Giao hưởng London, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=-lBVD28UxIY

Video âm thanh, Barratt Waugh, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=9gXic3TRo2U

Bản thu âm, Đức Tuấn hát lời Việt, với ca từ Việt:
   https://nhac.vn/bai-hat/a-time-for-us-duc-tuan-sornyDL

* Video trình diễn sống, Harry Völker (piano solo):
   https://www.youtube.com/watch?v=Vie9IAuWGT0

Aline – Christophe

Ca khúc Aline do ca sĩ người Pháp Christophe, tên thật là Daniel Bevilacqua (1945-2020) sáng tác rồi thu âm năm 1965. Ca khúc được yêu thích ở nhiều nước: trước nhất ở Pháp, rồi đến Bỉ, Brazil, Do Thái, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, và Việt Nam, với doanh số tổng cộng 1 triệu đĩa.

Cái tên Aline không phải được thể hiện ngay khi viết ca từ. Christophe kể lại rằng vào năm 1964 ông thường gặp gỡ một phụ nữ có tên như thế khiến cho ông nhớ mãi cái tên đó. Còn Daniel Ichbiah trong quyển sách về 50 năm ca khúc Pháp cho biết đó là tên của một cô phụ tá xinh đẹp ở một phòng nha sĩ mà Christophe có lần đến, rồi hỏi tên cô.

Christophe còn sáng tác và tự trinh diễn những ca khúc được ưa chuộng khác như J’ai entendu la mer, Les mots bleus, Les paradis perdus, Main dans la main, Maman, Oh mon amour. Ông qua đời tháng 4/2020 vì Covid-19 giữa cơn đại dịch của bệnh này.

Lời dịch đoạn đầu
Tôi vẽ trên mặt cát
gương mặt hiền cười tươi với tôi
Rồi mưa rơi trên bãi biển này
trong cơn giông em biến mất

Và tôi kêu lên, Aline! Để em quay trở lại
Và tôi đã khóc, ôi, tôi chịu quá nhiều nỗi đau

Tôi ngồi kề bên tâm hồn em
nhưng người con gái xinh lại trốn mất
Tôi đi tìm em mà không tin
và chẳng có niềm hy vọng nào dẫn dắt tôi

Video âm thanh, Christophe, ca từ Pháp ngữ and phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=NU9qYbLtPog

Video âm thanh, Elvis Phương, ca từ Pháp và lời Việt của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=55cxFEVCXRk

Video trình diễn sống, Đồng Lan, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=1cTzYOwAe9U

Video trình diễn sống, Don Hồ, lời Việt của Phạm Duy và ca từ Pháp, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=GGWCPu8QVFQ

All by Myself – Eric Carmen

All by Myself là bản power ballad của ca sĩ kiêm nhà sáng tác và nghệ sĩ guitar-keyboard người Mỹ Eric Carmen (1949- ), phát hành năm 1975. Ca khúc nằm trong album solo đầu tay của Carmen sau khi chia tay nhóm power pop The Raspberries, và đạt thành công lớn. Ca khúc được sáng tác theo giai điệu của chương Adagio sostenuto của bản Concerto số 2 cho piano, Op. 18 của Sergei Rachmaninoff. Vì thế, hậu duệ của Rachmaninoff được chia doanh thu của ca khúc.

All by Myself sau đó được nhiều nghệ sĩ hát lại, trong đó có Céline Dion, Frank Sinatra, Jamie O’Neal, Igudesman & Joo, Il Divo, và đặc biệt Charice người Philippin (tên thật sau này là Jake Zyrus), ca sĩ đơn ca người châu Á đầu tiên trong lịch sử vào được Top 10 của bảng xếp hạng album Billboard 200, năm 2010.

Dưới đây là 5 bài trình diễn của nghệ sĩ ở 5 phương trời: Mỹ, Canada, Úc, Phillippines và Việt Nam.

* Bản thu âm¸ Eric Carmen:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/all-by-myself-eric-carmen.fc6q8WVsVUbR.html

* Bản thu âm, Céline Dion:
  https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/all-by-myself-celine-dion.ExnMOnKg5w2r.html

* Video âm thanh, Jamie O’Neal, trong album “Album: Bridget Jones’s Diary”, 2001:
   https://www.youtube.com/watch?v=YVQnwJNvJ_k

Video trình diễn sống, Charice, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=1ptNv840aVg

Video trình diễn sống, Thu Minh, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=cwCkp_36tgc

All I Ask of You – Sir Andrew Lloyd Webber, Charles Hart & Richard Stilgoe

Theo Trần Đình Hoành (2010),

The Phantom of the Opera (Bóng Ma trong Nhà Hát) là nhạc kịch trình diễn lâu năm nhất trên sân khấu nhạc kịch Mỹ Broadway, và là nguồn doanh thu lớn nhất trong các tác phẩm nghệ thuật giải trí của mọi thời đại.

Vở nhạc kịch được chuyển thể từ một tiểu thuyết do văn sĩ Pháp Gaston Leroux viết năm 1909, không được nổi tiếng lắm vào thời đó. Trong hầu hết thế kỷ 20, tuy thỉnh thoảng được tái bản, tiểu thuyết chỉ nằm trong bóng tối, dù là năm 1925 được chuyển thể thành phim.

Đến năm 1986, Sir Andrew Lloyd Webber (1948- ) viết thành nhạc kịch, và The Phantom of the Opera trở thành nổi tiếng khắp thế giới.

Năm 2004, Joel Schumacher đạo diễn nhạc kịch thành phim.

Ca khúc All I Ask of You là bản song ca giữa Christine, nhân vật nữ nghệ sĩ chính của sân khấu opera, và Raoul, bóng ma trong nhà hát. Bóng ma này chỉ lẩn khuất trong bóng tối của nhà hát, và cả hai chỉ gặp nhau trong bóng tối, một mối quan hệ nằm hẳn ngoài lề cuộc đời, vì vậy mang nhiều oan trái, nhức nhối, và ước ao. Mẩu đối thoại đắm đuối này nhắc nhiều đến bóng tối, thèm khát ánh sáng và tự do, và sự sợ hãi bất trắc mạnh đến nỗi cứ phải đòi nghe tiếng yêu đương nói lên thành lời.

Thành công lớn lao của The Phantom of the Opera – cùng một số vở diễn khác cũng do Andrew Lloyd Webber biên soạn – phần lớn nhờ vào phần âm nhạc hấp dẫn, vừa mang tính hàn lâm vừa gần gũi với công chúng, dễ nghe, dễ ngấm, và lại khó quên.

Bản song ca All I Ask of You được trình bày lại bởi nhiều ca sĩ hàng đầu thế giới, trong đó những phần hòa âm theo phong cách jazz cận đại luôn chiếm được cảm tình của người yêu nhạc.

Ca từ đoạn đầu
Raoul:
No more talk of darkness,
Forget these wide-eyed fears
I’m here, nothing can harm you
My words will warm and calm you.

Let me be your freedom
let daylight dry your tears
I’m here, with you, beside you
To guard you and to guide you.

Christine:
Say you love me every waking moment
Turn my head with talk of summertime

Say you need me with you, now and always
Promise me that all you say is true
That’s all I ask of you.

Lời dịch đoạn đầu
Raoul:
Đừng nói nữa về bóng tối
Quên đi những sợ hãi này làm tròn mắt
Có anh đây, không gì hại em được
Lời anh nói sẽ ủ ấm và trấn an em.

Hãy để anh là tự do của em
Hãy để ánh ban mai lau khô dòng lệ
Có anh đây với em, bên cạnh em
Để canh giữ em và dẫn dắt em.

Christine:
Hãy nói anh yêu em từng phút giây tỉnh thức
Hãy quay đầu em lại với câu chuyện mùa hè

Hãy nói anh cần em bây giờ và mãi mãi
Hãy hứa với em mọi điều anh nói là sự thật
Đó là tất cả mọi điều em muốn.

Để thưởng thức trọn vẹn ca khúc này (mà tôi cho rằng đây là bản tình ca hay nhất trong nhạc kịch hiện đại), bạn nên thấu hiểu ca từ: https://dotchuoinon.com/2010/02/19/all-i-ask-of-you-bong-ma-trong-nha-hat/

Trích đoạn phim_ The Phantom of the Opera, Patrick Wilson & Christine Emmy Rossum, 2004:
   https://www.youtube.com/watch?v=Zy1lWiHHHFY

* Video trình diễn sống, Michael Ball & Sierra Boggess, kỷ niệm 40 năm đóng góp của Andrew Lloyd Webber, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=WqQcYQgQkS8

+ Video trình diễn sống, Michael Ball & Sarah Brightman, Royal Albert Hall, trong chương trình “Andrew Lloyd Webber: The Royal Albert Hall Celebration”, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=igDngqzBIH4

+ Video trình diễn sống, Josh Groban & Kelly Clarkson (Official Live Video), 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=Phzc_ZNBI68

All Too Well – Taylor Swift

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Taylor Swif

Ca khúc All Too Well do Taylor Swift sáng tác cùng với Liz Rose và được gồm trong album thứ tư của Swift có tựa đề “Red” (2012). Nhiều nhà phê bình âm nhạc đồng ý cho rằng đây là ca khúc hay nhất của Taylor Swift, vừa hay về giai điệu vừa có giá trị văn học.

Ca từ là lời tự sự về một cuộc tình khởi đầu một cách hồn nhiên nhưng kết thúc một cách cay đắng. Có suy diễn đó chính là cuộc tình của Taylor Swift với bạn trai tên Jake Gyllenhall, và chị gái anh chính là Maggie Gyllenhall.  Kỷ niệm “lạc vào vùng nông thôn” là khi hai người đi hái táo ở vùng nông thôn New York, đúng vào mùa thu lá rụng. Cuối cùng, khi hai người chia tay, cô cho biết mình “vẫn còn nhớ rất rõ”.

Taylor Swift (1989- ) là ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc người Mỹ. Cô được biết đến là người sáng tác những ca khúc liên quan đến cuộc sống cá nhân của mình, qua đó người nghe cảm nhận tình cảm thân thương đối với người hát kiêm tác giả. Cô nhận được nhiều giải thưởng kể cả 10 Giải Grammy, 1 Giải Emmy, 23 Giải Âm nhạc Billboard, 23 Giải Âm nhạc Mỹ, và 12 Giải Hiệp hội Nhạc Đồng quê.

Swift là một trong những nghệ sĩ đắt khách nhất mọi thời đại trong lịch sử âm nhạc, đạt danh số trên 50 triệu album và 150 triệu lượt tải xuống ca khúc đơn.

Lời dịch đoạn đầu
Em bước qua khung cửa cùng anh
Trời lạnh nhưng cảm tưởng như em đang ở nhà
Em bỏ quên khăn quàng ở nhà chị gái anh
và anh vẫn cất giữ trong ngăn kéo

Ôi sự sắp đặt ngọt ngào ấy của anh
trong đôi mắt em mở to nhìn chăm chăm
Chúng mình mê mải ca hát hò trên ô tô, và lạc vào vùng nông thôn
Những chiếc lá thu rơi rụng xuống và em đã hiểu vì sao
Và em có thể mường tượng lại tất cả sau những ngày ấy

Em biết tình ta chấm dứt đã lâu, và phép màu không còn
Em có thể ổn, nhưng không cảm thấy an lành.

+ Video âm thanh, Taylor Swift:
https://www.youtube.com/watch?v=Fd_AtH0yVqU

Video âm thanh, Ruston Kelly:
https://www.youtube.com/watch?v=UonEtF-uxrU

Video trình diễn sống, Taylor Swift (DVD The RED Tour Live):
https://www.youtube.com/watch?v=n2aw5hpLbvA

Almost Persuaded – David Houston

Ca khúc Almost Persuaded (Có nghĩa: “Gần như bị khuất phục”) do Glenn Sutton sáng tác, và Charles David Houston (1935-1993) ghi âm lần đầu tiên năm 1966. Đừng nhầm với bài thánh ca có cùng tên.

Ca từ là lời tâm sự của một người đàn ông đã có vợ, đang một mình trong một quán rượu thì một phụ nữ “môi đỏ như hồng ngọc, tóc đen huyền màu than, và đôi mắt có ma lực thu hút bất kỳ đàn ông nào. Rồi cô tiến đến ngồi bên tôi, đặt đôi bàn tay mềm mại lên tay tôi, tôi thấy mình muốn hôn cô, bởi vì sự cám dỗ tuôn trào như rượu vang…” “Rồi chúng tôi khiêu vũ và cô thầm thì ‘Em cần anh, đưa em ra khỏi nơi này và làm người đàn ông của em. Rồi tôi nhìn vào mắt cô ấy và thấy ánh phản chiếu từ chiếc nhẫn cưới của tôi.” Anh dừng lại đúng lúc, rồi trở về nhà.

Đối với ca sĩ phái nữ, vai trò đổi ngược lại: một phụ nữ gần như bị khuất phục bởi một người đàn ông đầy quyến rũ.

Ca khúc được xem là mẫu mực cho nhạc đồng quê, và suốt 46 năm đạt những vị trí cao nhất trong số các bản hit số 1.

* MV, De Dixie Aces:
   https://www.youtube.com/watch?v=ZV2lm5ygiMQ

Video âm thanh, David Houston:
   https://www.youtube.com/watch?v=ZKmVgaqmRFQ

+ Video âm thanh, Conway Twitty:
https://www.youtube.com/watch?v=D-k1i9zNWJE

+ * Video âm thanh, Tanya Tucker:
   https://www.youtube.com/watch?v=X3AHKNuLD64

Always on My Mind – Willie Nelson

Always on My Mind (có nghĩa: “Em luôn ở trong tâm tưởng anh”) là ca khúc nhạc đồng quê do Johnny Christopher, Mark James và Wayne Carson sáng tác, thu âm lần đầu tiên bởi Gwen McCrae và Brenda Lee năm 1972.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Willie Nelson

AllMusic liệt kê hơn 300 phiên bản thu âm lại của ca khúc. Trong khi phiên bản của Brenda Lee đứng ở vị trí 45 trên bảng xếp hạng nhạc đồng quê vào năm 1972, các nghệ sĩ khác đạt được top 20 ở Hoa Kỳ và những nơi khác với các phiên bản của riêng họ: Elvis Presley năm 1972; John Wesley Ryles năm 1979; Willie Nelson được Giải thưởng Grammy năm 1982; Pet Shop Boys năm 1987; Loretta Lynn vào năm 2016.

Always on My Mind được xem như gắn liền với tên tuổi của Willie Nelson.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp Always on My Mind vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại.

Lời dịch đoạn đầu
Có lẽ anh đă cư xử với em
không đúng với cách nên làm
Có lẽ anh đã không yêu em
trọn vẹn như cách có thể
Những chuyện nhỏ có thể nói và làm
anh đã không quan tâm
Em luôn ở trong tâm tưởng anh
Em luôn ở trong tâm tưởng anh

* Video âm thanh, Willie Nelson, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=CqrWTBon-sc

* Video âm thanh, Elvis Presley, cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Anh quốc:
   https://www.youtube.com/watch?v=Yf2KtxEtsEM

Video âm thanh, Michael Buble,  với ca từ, 2007:
   https://www.youtube.com/watch?v=iSI8TSl17Gc

* Video trình diễn sống, Karine Ste-Marie & Mathieu Holubowski, màn song ca đầy sáng tạo trong chương trình “Duel de La Voix à TVA”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=UbkgYVVIt4A

+ Video trình diễn sống, Benedikt Köstler, trong chương trình “The Voice of Germany”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=iba7TdQMFD4

And I Love You So – Don McLean

And I Love You So (có nghĩa: “Và anh yêu em vô cùng”) là ca khúc do ca sĩ kiêm nghệ sĩ guitar Don McLean III (1945- ) sáng tác rồi phát hành năm 1970 trong album đầu tay tên “Tapestry”.

Lời dịch đoạn đầu
Và anh yêu em như vô cùng
Họ vẫn hỏi anh làm sao
Làm sao anh sống đến giờ
Anh bảo họ mình không biết
Anh tin rằng họ đều hiểu

Cuộc đời quả là đơn côi
Nhưng cuộc sống lại bắt đầu
Vào ngày em nắm tay anh

+ * Video âm thanh, Don McLean, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=YzoxFVWkgjw

Video âm thanh, Elvis Presley:
   https://www.youtube.com/watch?v=z8MOIs0Dd5g

+ * Video âm thanh, Regine Velasquez, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=uPxj7kEu6Ko

MV, Sam Milby (Official Music Video):
   https://www.youtube.com/watch?v=oqxj5DpCqJk

Annie’s Song – John Denver

Năm John Denver vừa 22 tuổi, anh gặp Annie Martell. Đây là khởi điểm của một chuyện tình, một cuộc hôn nhân đẹp, và là nguồn sáng tạo cho các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng.

Annie’s Song (có nghĩa: “Ca khúc cho Annie”) là ca khúc nhạc đồng quê do John Denver (Henry John Deutschendorf Jr., 1943-1997) sáng tác và trình bày lần đầu tiên năm 1974. Annie’s Song là một tuyệt phẩm tình yêu, với giai điệu vừa nhẹ nhàng vừa tha thiết, ca từ vừa đằm thắm vừa ngọt ngào,  để riêng tặng Annie của tác giả.

Lời dịch đoạn đầu
Em lấp đầy các cảm nhận của anh
như đêm tối trong cánh rừng
như núi non giữa mùa xuân
như bước đi giữa cơn mưa
như bão giông trên sa mạc
như biển xanh đang ngái ngủ
em lấp đầy các cảm nhận của anh
hãy đến lấp đầy nữa đi em,

Video âm thanh, John Denver (Official Audio):
   https://www.youtube.com/watch?v=RNOTF-znQyw

* Video trình diễn sống, Simeon Wood hòa tấu:
   https://www.youtube.com/watch?v=k5yd-dlG2LE

Video trình diễn sống, Honey Ryder, trong album “Marley’s Chains”, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=ZfiAJy8gcFE

+ * Video âm thanh, Giovanni Marradi, hòa tấu:
https://www.youtube.com/watch?v=9rEdGbM3vFI

Are You Lonesome Tonight? – Elvis Presley

Are You Lonesome Tonight? (có nghĩa: “Đêm nay em đơn côi không?”) do Roy Turk và Lou Handman sáng tác vào năm 1926. Ca khúc này được thu âm vài lần và đạt một số thành công nhất định.

Sau 2 năm thi hành nghĩa vụ quân sự, Elvis Presley (1935-1977) xem xét việc thu âm mới những ca khúc. Người quản lý của anh, Đại tá Tom Parker, giới thiệu bản Are You Lonesome Tonight?, đơn giản vì đó là ca khúc mà bà vợ ông ta thích. Hãng đĩa thờ ơ vì cho rằng ca khúc này không thích hợp với phong thái rock của Elvis mà họ vẫn cất công quảng cáo. Sau thời gian chần chừ, vào tháng 4/1960 Elvis vẫn xúc tiến thu âm, rồi lại không hài lòng, không muốn cho phát hành. Nhưng bộ sậu của anh nghĩ ca khúc sẽ ăn khách, nên sau ít trì hoãn họ cho phát hành, vào tháng 11/1960.

May mắn cho Elvis và cho người yêu nhạc vì sự trì hoãn đó không kéo dài. Cùng thời gian, nữ ca sĩ Connie Francis cũng dự định hát lại (cover) cùng ca khúc đó. Khi đang trên đường đến phòng thu âm thì cô nghe qua radio của ô tô tiếng hát Elvis trong phiên bản mới: Are You Lonesome Tonight? Phiên bản của Elvis lập tức được đón nhận nồng nhiệt. Đến năm 1989 Connie mới thu âm cùng ca khúc, nhưng lúc đó phiên bản của Elvis vẫn luôn chiếm trọn lòng người yêu nhạc. Năm 2008, Billboard đưa Are You Lonesome Tonight? vào danh mục “100 Ca khúc hàng đầu mọi thời đại” (Hot 100 All-Time Top Songs).

Hóa ra “Ông hoàng Rock & Roll (“Rock & Roll King”, gọi tắt “King”) lại có giọng ca truyền cảm đến mức làm say đắm ngay cả giới trẻ. So với thể loại rock & roll, người ái mộ mê đắm những bản tình ca truyền cảm khác của Elvis như And I Love You So, Anything That’s Part of You, Can’t Help Falling in Love, Love Me Tender, Separate Ways, The Wonder of You, There Goes My Everything, Unchained Melody…

Lời dịch đoạn đầu
Đêm nay em đơn côi không?
Đêm nay em nhớ anh không?
Em có hối tiếc khi chúng mình xa nhau?
Hồi ức của em có lạc về một một ngày nắng đẹp
khi anh hôn em và gọi “em yêu”?

Ghế trong phòng khách em có trống vắng?
Em có nhìn ra ngưỡng cửa và mường tượng anh đứng đó?
Con tim em có đầy nỗi đau? Liệu anh nên trở về?
Em yêu, hãy nói với anh, đêm nay em đơn côi không?

* Video âm thanh, Elvis Presley:
   https://www.youtube.com/watch?v=_cS5aCozhcA&list=RD_cS5aCozhcA&start_radio=1

Video âm thanh, Connie Francis:
   https://www.youtube.com/watch?v=VGGH0AKixII

* Video âm thanh, Merle Haggard, 1977:
   https://www.youtube.com/watch?v=n8UaIigpaBU

+ Video trình diễn sống, Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=bVczsPhjWcg

Arirang – dân ca Đại Hàn

Arirang là một bài dân ca Đại Hàn, thường được xem là quốc ca không chính thức của Hàn Quốc. “Arirang” là một từ cổ tiếng Hàn chứ không có nghĩa trong tiếng hiện đại. Năm 2012 bài hát được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lời dịch đoạn đầu
Hỡi người, hỡi người, arariyo…
Đi qua hẻm núi Arirang
Hỡi ngưởi đã bỏ rơi tôi
Sẽ không cất bước nổi mười li trước khi chân đau

Nguồn: http://loidich.com/?id=20858

Video trình diễn sống_hợp xướng:
https://www.youtube.com/watch?v=5xGSngr275c

Video trình diễn sống_hợp xướng, Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ:
https://www.youtube.com/watch?v=w1FMKeAKX8E

Video trình diễn sống_đơn ca:
https://www.youtube.com/watch?v=TPWNLdIiMgY

Ánh trăng nói hộ lòng em – Teresa Teng

Ánh Trăng Nói Hộ Lòng Em (月亮代表我的心, Anh ngữ: “The Moon Represents My Heart”) là một trong những bản tình ca bất hủ của nhạc đàn Hoa ngữ, và được xếp ở vị trí đầu trong 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại ở Đài Loan.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Teresa Teng (Đặng Lệ Quân)

Ca khúc nằm trong album phát hành vào năm 1977, giúp Teresa Teng (Đặng Lệ Quân – Deng Lijun, 1953-1995) nổi tiếng toàn Châu Á. Ánh Trăng Nói Hộ Lòng Em  có ca từ đơn giản nhưng khó hát đúng nhịp điệu. Cái hay của ca khúc là tình cảm tự nhiên, không gồng kỹ thuật trong giọng hát. Đặng Lệ Quân làm được việc này. Giọng hát ngọt ngào của cô được khen ngợi như “mang cả mặt trăng vào ca khúc”.

Đặng Lệ Quân cũng được yêu chuộng và lén lút đón nghe ở Trung Quốc đại lục vào thời kỳ nước này còn cấm cửa đối với loại hình văn hóa lãng mạn. Nhạc sĩ Trúc Hồ kể rằng thời này có câu nói nổi tiếng trong dân Hoa lục địa: “Ban ngày nghe Đặng Tiểu Bình, ban đêm nghe Đặng Lệ Quân”. Có nghĩa là ban ngày bắt buộc phải nghe tiếng họ Đặng nói lời tuyên truyền, phải đợi đến đêm mới có thể nghe tiếng hát của ca sĩ họ Đặng phát từ Đài Loan.

Lời dịch đoạn đầu
Anh hỏi em yêu anh sâu đậm không?
Em yêu anh bao nhiêu phần?
Tình cảm của em là chân thật
Tình yêu em dành cho anh cũng là chân thật

Tình yêu của em không dời
Tình yêu của em không đổi
Ánh trăng thấu hiểu lòng em.

Nguồn: http://loicakhuc.com/loi-bai-hat-anh-trang-noi-ho-long-toi-dang-le-quan/07K.html

Video trình diễn sống, Teresa Teng (Đặng Lệ Quân) với ca từ nguyên bản Hoa ngữ và PinYin, phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=kpDING7mMcQ

Nhiều người hát lại ca khúc trên, tuy khó bì được Mạnh Lệ Quân nhưng vẫn đáng thưởng thức.

Video trình diễn sống, Rex Wee & Hayley Westenra, với Dàn nhạc Giao hưởng Đài Bắc, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=V1rIdbMMhWM

Video trình diễn sống, Hoàng Yến Chibi hát lời Việt, trong chương trình “Gameshow sao là sao”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=GmBacaL9f_U

Video trình diễn sống, Jang Mi hát lời Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=xpT48T0UgYA

…Baby One More Time – Britney Spears

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Britney Spears

…Baby One More Time là ca khúc do Max Martin sáng tác và ca sĩ người Mỹ Britney Spears thu âm năm 1999, cũng tạo nên đĩa đơn đầu tay trong sự nghiệp của Spears. Đây là một bản teen-pop và dance-pop với nội dung đề cập đến nỗi lòng của một cô gái sau khi chia tay bạn trai của mình.

…Baby One More Time lọt vào danh sách những ca khúc xuất sắc nhất mọi thời đại của nhiều tổ chức và ấn phẩm âm nhạc, như Blender, Rolling Stone và VH1.… Baby One More Time bán được hơn 10 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.

* Bản thu âm, Britney Spears:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/baby-one-more-time-britney-spears.sYhRlrINOGVA.html

MV, Britney Spears (Official Video):
https://www.youtube.com/watch?v=C-u5WLJ9Yk4

Video trình diễn sống, Matt Cardle, trong chương trình “The X Factor Live show 3”, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=K4mfUyjfuA0

Bad Romance – Lady Gaga

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Lady Gaga

Ca khúc Bad Romance (có nghĩa: “Lãng mạn xấu”) do ca sĩ–nhạc sĩ người Mỹ Lady Gaga, tên thật Stefani Joanne Angelina Germanotta (1986- ) sáng tác và thu âm năm 2009. Lady Gaga lấy cảm hứng từ nỗi sợ hãi của cô về những mối quan hệ ngang trái và chứng hoang tưởng ảo giác cô mắc phải trong suốt chuyến lưu diễn của cô kéo dài từ năm 2008 tới 2009.

Bad Romance gặt hái được rất nhiều thành công khi đạt vị trí quán quân tại bảng xếp hạng của các nước Áo, Canada, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển, Liên hiệp Anh, đồng thời chiếm vị trí á quân tại các nước Mỹ, New Zealand và Úc. Bad Romance trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại và nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc.

MV của Bad Romance mô tả Lady Gaga trong nhà tắm, với nền màu trắng siêu thực. Ở đó, cô bị bắt cóc bởi một nhóm siêu mẫu để cho cô uống thuộc độc đến chết rồi bán cho tổ chức mafia tại Nga làm nô lệ tình dục. Video kết thúc với cảnh cô giết chết người đàn ông đã mua cô. MV được các nhà phê bình đánh giá tích cực bởi xử lý hình ảnh, kỹ thuật công phu. Bad Romance được đề cử 10 giải MV của MTV và thắng 7 giải, bao gồm hạng mục “Video của năm”. Video cũng thắng một giải Grammy ở hạng mục “Đoạn video nhạc ngắn xuất sắc nhất”.

Đến tháng 5 năm 2014, Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America – RIAA) trao giải thưởng Digital Diamond Award cho Lady Gaga vì ca khúc Bad Romance của cô đạt mốc kim cương (doanh số 10 triệu đĩa), và Lady Gaga là nữ nghệ sĩ đầu tiên nhận được giải thưởng này.

* MV. Lady Gaga (Official Music Video):
   https://www.youtube.com/watch?v=qrO4YZeyl0I

* MV, Postmodern Jukebox ft. Sara Niemietz & The Sole Sisters:
   https://www.youtube.com/watch?v=PgupfwUeXYY

+ Video âm thanh, Hildegard von Blingin’, biến tấu kiểu Trung cổ với ca từ, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=i2zpbcW-h-c

Bailando – Enrique Iglesias

Bailando (tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa: “Khiêu vũ”) là ca khúc do ca sĩ người Tây Ban Nha Enrique Iglesias, Descemer Bueno và Gente de Zona cùng sáng tác và ghi âm năm 2014. BBC ghi phiên bản Bailando của Enrique Miguel Iglesias Preysler (1975- ) là ca khúc tiếng Tây Ban Nha đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem trên YouTube. Đĩa ca khúc có doanh số trên 1 triệu.

Lời dịch đoạn đầu
Anh nhìn thấy em, rồi anh ngừng thở
Khi em nhìn anh, tim anh lỡ nhịp
Trong im lặng dáng vẻ em nói lên nghìn điều
Buổi tối anh van em đừng để mặt trời lên

Múa đi, múa đi, múa đi, múa đi
Em và anh lấp đầy khoảng trống
Tiến lên và xuống, lên và xuống
Múa đi, múa đi, múa đi, múa đi
Lửa trong anh thúc đẩy anh điên cuồng
Lấp cả hồn anh.

MV, Enrique Iglesias ft. Sean Paul, Descemer Bueno, Gente De Zona, phiên bản tiếng Anh:
   https://www.youtube.com/watch?v=b8I-7Wk_Vbc

MV, Enrique Iglesias ft. Descemer Bueno, 2014, phiên bản tiếng Tây Ban Nha:
   https://www.youtube.com/watch?v=NUsoVlDFqZg

* MV, Francisca, trong album “Canzoni da sballo!”, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=dr5fImHlb2o

+ MV, Enrique Iglesias ft Sean Paul (Matoma Remix), 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=Hg2Kl04ITxc

Banks of the Ohio – Olivia Newton-John

Banks of the Ohio (có nghĩa: “Bờ Sông Ohio”), cũng có tên Down on the Banks of the Ohio, là một bài ballad thế kỷ 19, tác giả không rõ. Nội dung là lời tự sự của một người đàn ông khi anh rủ người yêu cùng mình đi dạo ven bờ Sông Ohio. Ca từ nêu những chi tiết kinh khủng, như: “Tôi chĩa con dao sát ngực cô ấy… Cô kêu lên ‘Ôi Willie, đừng giết em’… Tôi trở về nhà, khóc than ‘Ôi Chúa, con đã làm gì? Con đã giết người phụ nữ duy nhất con yêu, bởi vì cô ấy không chịu làm cô dâu của con’.”

Nhiều ca sĩ, kể cả nữ ca sĩ, không ngại hát những ca từ như thế! Thật vậy: ca khúc Banks of the Ohio được biết đến nhiều nhất qua tiếng hát của Olivia Newton-John (1948- ) năm 1971.

Cả 3 bản trình diễn dưới dây có phong cách riêng biệt để kể lại một thảm kịch của tình yêu.

* Video âm thanh, Olivia Newton-John, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=JosIfJGQZUw

* Video âm thanh, Ronny, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=ZrF_CzBRfz0

* Video âm thanh, Dolly Parton, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=CBxyLYWsMI4

Beat It – Michael Jackson

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Michael Jackson (1984)

Ca khúc Beat It do Michael Jackson (1958-2009) sáng tác và trình diễn trong album “Thriller” (1982). Beat It cũng được phát hành dưới dạng đĩa đơn và bán chạy nhất mọi thời đại.

Đoạn phim ngắn Beat It với điệu nhảy được sáng tác bởi Michael Peter, giúp Michael Jackson trở thành ca sĩ pop đương đại hàng đầu. Đoạn video mở đầu với một quán bar nơi mà các thành viên của các băng đảng tụ họp với nhau. Michael Jackson nằm trên một chiếc giường, tâm trạng lo lắng về vụ đánh nhau của hai băng nhóm lớn. Cuối cùng Jackson xuất hiện trước trận chiến của băng đảng này và chấm dứt vụ chiến rồi cùng nhau tham gia điệu nhảy. Video kết thúc với Jackson và tất cả thành viên trong 2 băng đảng cùng nhảy với nhau, và đồng ý rằng bạo lực không thể giải quyết vấn đề gì cả.

Sức lan tỏa mạnh mẽ của ca khúc Beat It trên toàn thế giới là không cần bàn cãi, chủ yếu là từ các tour lưu diễn của Michael Jackson. Ở nhiều quốc gia khác nhau: Bulgari, Đức, Nhật Bản, Pháp, Roumani, Thụy Điển, nhiều nhóm tổ chức biểu diễn Beat It trên đường phố để tôn vinh Michael Jackson. Đúng thật là âm nhạc mang con người lại gần với nhau.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Beat It vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

MV, video gốc, Michael Jackson:
https://www.youtube.com/watch?v=oRdxUFDoQe0

Video trình diễn sống, Michael Jackson, Madison Square Garden 2001 (Studio Version):
https://www.youtube.com/watch?v=-7ZKbqcgDNs

Video trình diễn sống, flashmob Bounce & Friends, Stockholm, Thụy Điển, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=lVJVRywgmYM&t=177s

Video trình diễn sống, flashmob, Tokyo, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=Qkdq2PfH0ck

Beautiful Dreamer – Stephen Foster

Beautiful Dreamer là một trong những ca khúc hay nhất của nhà soạn nhạc người Mỹ Stephen Foster (1826-1864). Ca khúc này được sáng tác khoảng 6 tháng trước khi tác giả mất và chỉ được xuất bản sau đó.

Vào thời của tác giả, việc bảo vệ tác quyền không được thực hiện nghiêm túc. Vì thế, tuy các sáng tác của ông luôn được các nhà xuất bản chấp nhận cho in ấn rồi được trình diễn rộng rãi, tiền tác quyền cho Stephen Foster không xứng với giá trị các tác phẩm.

Tuy qua đời trong cơn túng quẫn và bệnh tật, Stephen Foster để lại một di sản âm nhạc phong phú. Phần lớn các bản ghi nốt nhạc bằng tay của ông đã bị thất lạc, nhưng vẫn còn lại nhiều bản in ấn, theo thời gian là đối tượng cho các nhà sưu tầm.

Nhiều ca khúc của Stephen Foster vẫn còn được yêu thích cho đến tận ngày nay, ví dụ như Beautiful Dreamer, Camptown Races, My Old Kentucky Home (bài hát chính thức của Bang Kentucky), Oh! Susanna, Old Black Joe (Poor Old Joe), Old Folks at Home (Swanee River), v.v…

Video âm thanh, Mandy Barnett, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=NpR9gl3-gic

Video âm thanh, Raul Malo, in Album “Beautiful Dreamer”, 2004:
    https://www.youtube.com/watch?v=5g9zZ0ylrxM

Video âm thanh, The Irish Tenors, in Album “Ireland”, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=EiFrPL-iYYI

* Video âm thanh, Sheryl Crow, trong “Mark Twain Words and Music” CD, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=f_aB1NOqC3Y

* Video trình diễn sống, National Taiwan University Chorus, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=ZI9whBr0fYE

Bengawan Solo – Gesang Martohartono

Bengawan Solo là ca khúc do Gesang Martohartono sáng tác năm 1940, theo thể điệu dân ca phổ biến của Indonesia chịu ảnh hưởng của Bồ Đào Nha. Ca khúc nói về Sông Solo chảy qua miền trung và đông của Đảo Java thuộc Indonesia, và là con sông dài nhất ở đảo này. Ca khúc diễn tả con sông huyền thoại một cách thi vị với niềm nhung nhớ. nói về những ngọn núi bao quanh, dân chúng hai bên bờ, thành phố Surakarta, cửa sông đổ ra biển…

Theo thời gian, ca khúc ngày càng phổ biến đến mức nhiều người lầm tưởng đó là một bài dân ca của Indonesia. Trong khi chiếm đóng Indonesia thời Thế chiến 2, lính Nhật rất thích ca khúc này, rồi sau chiến tranh mang ca khúc về phổ biến trên đất Nhật Bản với ca từ tiếng Nhật. Ở Hongkong, một phiên bản tiếng có tựa đề By the River of Love (có nghĩa: “Bên sông tình yêu”) được phát hành vào thập niên 1960s. Một số ca sĩ viết ca từ tiếng Hoa cho riêng họ, và ca khúc lan truyền thêm trong thế giới Hoa ngữ.

Video âm thanh, Lagusaya2, ca từ gốc và tiếng Anh:
   https://www.youtube.com/watch?v=Fl-EXVt-slI

Video trình diễn sống, The Bohemians Band, trình diễn theo thể điệu jazz:
   https://www.youtube.com/watch?v=0NqKAY0m0B4

+ * Video trình diễn sống, Dira Sugandi & Kinga Prus vocal, Polish Radio Symphony Orchestra, Warsaw, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=HznEcwdC0qc

+ Video trình diễn sống, Esther Helen, trong Nanning International Folk Song Art Festival, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=g8-gBryKFbw

Bésame Mucho – Consuelo Velázquez

Bésame Mucho (có nghĩa: “Hãy hôn em nhiều”) là một ca khúc theo điệu bolero do Consuelo Velázquez (1916-2005) sáng tác năm 1940.

Ở tuổi 15, khi còn là một thiếu nữ trẻ măng, Consuelo Velázquez viết Bésame Mucho, ca khúc mà sau đó nổi tiếng khắp thế giới. Điều thú vị là ca khúc viết về tình yêu và những nụ hôn, nhưng vào thời điểm viết ca khúc, bà hoàn toàn là một thiếu nữ trinh trắng chưa hề có một mối tình, chưa hề có nụ hôn tình yêu đầu tiên. Tất cả lời viết và cảm xúc chỉ là do cô bé tưởng tượng ra. Và khi ấy điệu bolero chỉ mới vừa được du nhập vào Mexico trong khi samba, mambo, tango mới là các thể loại âm nhạc đang nổi khắp nơi tại khu vực Latin này. Và Consuelo Velazquez là một nữ tác giả hiếm hoi viết nhạc bằng điệu bolero vào thời điểm ấy.

Consuelo Velazquez bắt đầu chơi dương cầm từ lúc 4 tuổi, vào nghề như một nghệ sĩ dương cầm nhạc cổ điển ở Nhạc viện Palacio De Bellas Artes và XEQ Radio, nhưng sau đó trở thành một ca sĩ và ca–nhạc sĩ thu âm.

Bà hồi tưởng: “Đó là vào một buổi chiều, ngồi bên dương cầm, trong tâm trạng ngẫu hứng tôi ứng tấu những tình cảm và ước vọng đang tràn ngập. Khi đó, thậm chí tôi còn chưa biết ghi lại nốt nhạc”.

Ca khúc được Emilio Tuero thu âm, và sau đó được rất nhiều nghệ sĩ khác biểu diễn, trong đó có cả The Beatles. Đến năm 1999, ca khúc này được nhìn nhận là ca khúc Mehico được trình bày và thu âm nhiều nhất trên thế giới với hơn 1.000 phiên bản, bán hơn 100 triệu đĩa, được biểu diễn trên ti-vi và đài phát thanh hơn 2 triệu lần.

Dịch lời đoạn đầu:
Hãy hôn em, hãy hôn em nhiều
như thể đêm nay là đêm cuối

Hãy hôm em, hãy hôn em nhiều
vì em sợ mất anh, mất anh sau này

Nguồn: https://dotchuoinon.com/2010/10/03/hay-hon-em-nhi%E1%BB%81u-besame-mucho/

* Video âm thanh, Connie Francis, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=i4Fl4tjLvwY

Video trình diễn sống, Esteban (guitar solo):
   https://www.youtube.com/watch?v=-iYMeeKV8tE

Video trình diễn sống, Laura Engel cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=gNCxzbW9mtY

* Video trình diễn sống, Ksenya Nikora, ca sĩ tự múa minh họa, với nhạc đệm acoustic tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=mwraTHqvru0

+ MV, Hauser (cello), 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=iE3lKwdKD8Y

Bến Thượng Hải – Joseph Koo & Surn Wong

Bến Thượng Hải (chữ Hán: 上海灘, tiếng Anh: The Bund) là tên bộ phim truyền hình được phát sóng đầu thập niên 1980. Đây được coi là bộ phim truyền hình kinh điển của đài TVB Hồng Kông về đề tài xã hội đen.

Ca khúc chủ đề Bến Thượng Hải do Joseph Koo (Cố Gia Huy) viết nhạc, Surn Wong (Hoàng Triêm) sáng tác ca từ, nữ ca sĩ Frances Yip (Diệp Lệ Nghi) trình bày, cũng được coi là một ca khúc xuất sắc của dòng nhạc Cantopop. Ca khúc này trở thành đại diện tiêu biểu cho sự thành công của một ca khúc chủ đề phim, có thể đứng độc lập so với phim để chiếm một vị trí riêng trong lòng khán giả.

Phim Bến Thượng Hải (Shanghai Grand) 1996 sử dụng lại ca khúc này và do Lưu Đức Hoa (Andy Lau) trình bày.

Năm 2007, bộ phim làm lại có tựa tiếng Việt là Tân Bến Thượng Hải (The New Shanghai Bund) vẫn sử dụng lại ca khúc và Frances Yip (Diệp Lệ Nghi) vẫn trình bày.

Ngoài qua, Bến Thượng Hải còn được dịch ra nhiều thứ tiếng, có nhiều bản cover, từng được nhiều ca sĩ, như Lý Hải, Hoài Linh, Nguyên Hưng–Như Quỳnh, thể hiện rất thành công với bản cover tiếng Việt.

Đến nay, dù cách hát, thể loại nhạc, phối khí đã trở nên cũ kỹ so với dòng nhạc hiện đại, nhưng Bến Thượng Hải vẫn đầy sức quyến rũ với khán giả trẻ.

Trích đoạn phim_Tân Bến Thượng Hải (2007), Frances Yip (Diệp Lệ Nghi), với ca từ Hoa, phiên âm Hoa, Vietnamese sub-titles:
   https://www.youtube.com/watch?v=rx5H9UHg-QI&list=PLJISJHsWoIX9zMwG4abzuiZDW9_07VUng&index=4

* Video âm thanh, Nguyễn Hưng & Như Quỳnh hát lời Việt, với ca từ Việt, 1998:
   https://www.youtube.com/watch?v=aSk7fYRtsoE

Video trình diễn sống, Trương Minh Quốc Thái & Dương Cẩm Lynh hát lời Việt, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=6w4zDNfAIc4

+ * Video trình diễn sống, Đoàn Minh & Mai Lệ Quyên, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=KSrf25BQBkU

Big Big World – Emilia Rydberg

Theo Sơn Thủy (2018),

Năm nay [2018] đánh dấu Big Big World tròn 20 tuổi. Ca khúc nằm trong album phòng thu đầu tay cùng tên của Emilia Rydberg (1978- ), phát hành tháng 11/1998. Trước đó, năm 1996. Emilia được phát hiện bởi Lasse Anderson – con trai người quản lý nhóm nhạc ABBA đình đám. Đó là khoảng thời gian sau khi cô tốt nghiệp trường trung học âm nhạc Adolf Fredrik ở Thụy Điển. Ca khúc Big Big World ra đời đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp của cô.

Big Big World nhanh chóng trở thành hiện tượng trong làng âm nhạc châu Âu lúc bấy giờ. Ca khúc luôn nằm ở vị trí số một bảng xếp hạng các nước Áo, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha… và được giải thưởng Grammis “Ca khúc của năm 1998” tại Thụy Điển. Big Big World cũng từng làm mưa làm gió trên MTV Asia HitList và trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, giọng hát ngọt ngào của Emilia chinh phục trái tim nhiều thế hệ khán giả. Doanh số bán được của Big Big World hiện là 4,5 triệu bản trên toàn thế giới.

Ca khúc – được sáng tác và thu âm khi Emilia vừa tròn 20 tuổi – truyền tải cái nhìn chân thật về cuộc sống nội tâm của một người con gái trước những biến động đầu đời. Cô dũng cảm đối mặt chuyện bị người yêu từ bỏ, dù có phải đau đớn đến nhường nào. Cô tự hứa luôn mạnh mẽ, sống tốt.

Chuyện tình cảm của Emilia sau này cũng giống tinh thần ca khúc. Ca sĩ kể đầu những năm 2000, cô chuyển tới Berlin để học đại học. Tại đây, cô gặp người đàn ông mà cô nghĩ là một nửa của mình, thế nhưng mối quan hệ tan vỡ khiến cô đau lòng. Emilia chia sẻ trên SWNS: “Anh ta thật sự đã dạy cho tôi nhiều điều mới, trong đó có cả nỗi đau khi phải chia tay. Thật kỳ lạ khi câu chuyện này lại vô cùng giống với ca khúc đầu tiên của tôi”.

Video âm thanh, Emilia:
https://www.youtube.com/watch?v=GausrhKVWvM

Video trình diễn sống, Sarah, trong chương trình “The Voice Kids”, Đức, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=uGsj4-48AEU

+ Live video, Emilia, trong chương trình “Allsang på Grensen”, Germany, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=J1KXC75J5Mk

Billie Jean – Michael Jackson

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Tôi thường khuyên thính giả dùng earphone chụp lên hai vành tai rồi nhắm mắt lại mà thưởng thức âm nhạc, riêng đối với các bản trình diễn của Michael Jackson thì ngược lại: bạn phải nhìn anh ấy hát và nhảy.

Theo Tuấn Lương (2014),

Billie Jean là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại và làm thay đổi cả ngành giải trí thế giới.

Có giả thiết cho rằng Billie Jean là một nhân vật có thật. Nhưng Michael Jackson phát biểu: “Billie Jean là một cái tên nặc danh, đại diện cho rất nhiều cô gái. Người ta gọi họ là các groupie [cụm từ dùng để chỉ những người nữ hay đi theo cổ động các ban nhạc] trong thập niên 1960. Họ cứ loanh quanh ở khu ra vào hậu trường và sẵn sàng lên giường với bất cứ nhóm nhạc nào đến biểu diễn. Tôi sáng tác ca khúc này dựa trên những trải nghiệm khi còn ở nhóm The Jackson 5 khi còn nhỏ. Có rất nhiều cô gái từng tự nhận rằng con trai họ có liên quan tới các anh tôi”.

Billie Jean được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Michael Jackson.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Billie Jean vào hạng 58 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Video trình diễn sống, Michael Jackson, Motown 25th Anniversary, 1983:
   https://www.youtube.com/watch?v=45Ph_MXIP1o

+ Video trình diễn sống, Michael Jackson, 30th Anniversary 2001:
https://www.youtube.com/watch?v=znQKReYjWgI

Video trình diễn sống, Hùng Thuận trong chương trình “Gương mặt thân quen”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=ecp-dqC_tns

Video trình diễn sống, Bogdan Ioan, trong chương trình “Final The Voice of Romania”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=c4Zfou0znoU

Blowin’ in the Wind – Bob Dylan

Theo Nguyễn Phương Văn (2016),

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Bob Dylan

Bob Dylan (1941- ) mang tên Robert Zimmerman. Xuất thân từ một địa phương khiêm tốn, thị trấn Duluth thuộc bang Minnesota, Bob Dylan bắt đầu hành trình âm nhạc của mình bằng cách chơi guitar và harmonica ở các quán cà phê và các hội quán khác chung quanh khu học xá của Đại học Minnesota. Tài nghệ “cây nhà lá vườn” của ông có kẻ khen, người chê. Nhưng nếu ông chỉ nấn ná ở một góc quê hương mà không gặp nhạc sĩ dân ca nổi tiếng Woody Guthrie ở New York thì chắc đời ông cũng chỉ kết thúc âm thầm và đơn độc như bao nhiêu người xuất thân nơi sinh quán của ông.

Vào thập niên 1960s Bob Dylan là thần tượng nhạc rock-dân-ca và là tác giả của ca khúc phản kháng nổi tiếng của thời đại, Blowin’ in the Wind. Ông đi theo truyền thống của những người viết nhạc phản kháng khác, tức là qua lời ca tiếng hát tìm cách đánh thức lương tâm của giới quyền lực và kêu đòi chấm dứt những tình trạng bất công và bất nhân trong xã hội. Cùng với Joan Baez và các nhạc sĩ dân ca nổi tiếng đương thời, tiếng hát của ông cổ vũ cho phong trào tranh đấu đòi dân quyền và phản đối Chiến tranh Việt Nam.

Sau bốn mươi năm được hàng chục triệu người nghe khắp thế giới, ca từ của Blowin’ in the Wind vẫn còn rất đương đại, bởi vì chính trong Thời đại Thông tin này vẫn còn những giới thống trị tiếp tục thờ ơ vô cảm trước đau thương của đồng loại.

Được phát hành năm 1963, Blowin’ in the Wind đề cập nhiều câu hỏi tu từ liên quan tới hòa bình, chiến tranh và tự do.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Blowin’ in The Wind vào hạng 14 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Blowin’ in The Wind giúp Bob Dylan nhận giải Nobel văn chương 2016.

Ý nghĩa bài này mang triết lý sâu sắc nên bạn cần xem qua toàn bộ ca từ.

Lời dịch của Trần Ngọc Cư (Diệp Minh Tâm chỉnh lý)
Phải bao nhiêu nẻo đường một kẻ ngược xuôi
Trước khi bạn mới gọi hắn là người?
Phải bao nhiêu biển khơi bồ câu sải cánh
Trước khi về nằm trong cát ngủ vùi?
Phải bao nhiêu lần tên bay đạn bắn
Trước khi vũ khí bị cấm đời đời?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

Bao nhiêu năm hòn núi ù lì
Trước khi núi kia trôi xuống biển?
Bao nhiêu năm người ta hiện diện
Trước khi được làm người tự do?
Biết bao nhiêu lần một người ngoảnh mặt
Giả vờ như không thấy không nghe?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

Phải bao nhiêu lần một kẻ ngó lên
Mới nhìn ra bầu trời xanh thắm?
Phải bao nhiêu lỗ tai một người phải sắm
Mới nghe được có tiếng kêu than?
Bao nhiêu mạng người phải chịu thác oan
Hắn mới hiểu ra quá nhiều người chết?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.

Nguồn: http://cep.com.vn/bai-hat-blowin-in-the-wind-da-giup-bob-dylan-nhan-giai-nobel-van-chuong-2016-4150.html

Video âm thanh, Bob Dylan:
https://www.youtube.com/watch?v=MMFj8uDubsE

+ Video trình diễn sống, Joan Baez, 1978:
https://www.youtube.com/watch?v=cBP59jSU4Ag

Video trình diễn sống, Peter, Paul và Mary, với ca từ, chương trình BBC, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=Ld6fAO4idaI

Video trình diễn sống, Kina Grannis, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=u2cBQkqFmYI

+ Video trình diễn sống, Scott Hoyingm Julia Harriman, Mario Jose:
https://www.youtube.com/watch?v=oKNCv5ZUCKI

Blue Bayou – Linda Ronstadt

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Linda Ronstadt

Ca khúc Blue Bayou do Roy Orbison (1936-1988) và Joe Melson đồng sáng tác và Orbison thu âm, trở thành một hit quốc tế vào năm 1963. Ca khúc càng nổi tiếng hơn qua giọng hát của Linda Ronstadt (1946- ) năm 1977, và cũng trở thành một hit. Qua thời gian, nhiều nghệ sĩ khác từng thu âm ca khúc này.

Blue Bayou được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Linda Ronstadt.

Blue Bayou (có nghĩa đen: “Đầm Xanh”) là một đầm lầy hoang vắng ở Bang Louisiana.

Lời dịch đoạn đầu
Tôi cảm thấy buồn vì lo lắng, lúc nào cũng cô đơn
Từ khi tôi rời xa người yêu ở Blue Bayou

Để dành từng xu, làm việc từ sáng đến tối
Mong có thời gian hạnh phúc ở Blue Bayou

Dù sao chăng nữa một ngày tôi sẽ trở về Blue Bayou
Nơi bạn ngủ cả ngày và cá da trơn tung tăng ở Blue Bayou
Mọi tàu đánh cá với cánh buồm phần phật
Nếu tôi chỉ thấy được ánh nắng quen thuộc qua đôi mắt ngái ngủ
Tôi sẽ lấy làm vui

Sẽ về gặp lại người yêu của tôi, cùng với bạn bè cũ
Có lẽ lúc đó tôi sẽ hạnh phúc hơn ở Blue Bayou

+ * Video âm thanh, Linda Ronstadt:
   https://www.youtube.com/watch?v=_qqvdOwoN-Y

* Video âm thanh, Martina McBride, trong album “Waking Up Laughing”, 2006:
   https://www.youtube.com/watch?v=YK4xhj2cBOE

+ Video trình diễn sống, Karli Webster trong chương trình “The Voice”, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=vtoSnmeIJUs

+ Video trình diễn sống, The Linda Ronstadt Experience, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=qFq-rFRumNI

Blue Eyes Crying in the Rain – Willie Nelson

Ca khúc Blue Eyes Crying in the Rain (có nghĩa: “Mắt biếc khóc trong mưa”) do Fred Rose sáng tác và một số ca sĩ trình bày bắt đầu từ năm 1947. Đến khi Willie Nelson (1933- ) thu âm bản này năm 1975, tên tuổi của ông mới nổi lên và Blue Eyes Crying in the Rain được đánh giá là một ca khúc đồng quê mẫu mực.

Tạp chí The Rolling Stone ghi Blue Eyes Crying in the Rain vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2014, và vào danh sách 500 ca khúc hay nhất tính đến năm 2016.

Kênh truyền hình có uy tín CMT cũng xếp Blue Eyes Crying in the Rain danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

Lời dịch đoạn đầu
Trong ánh chạng vạng anh thấy cô ấy
mắt biếc khóc trong mưa
Khi chúng mình hôn từ biệt và xa nhau
anh biết chúng mình không bao giờ gặp nhau nữa

Tình yêu như than hồng trong đám lửa le lói
chỉ còn lại những hoài niệm
Qua năm tháng anh vẫn nhớ
mắt biếc khóc trong mưa.

* Video âm thanh, Willie Nelson:
https://www.youtube.com/watch?v=crgtWomWg90

Video trình diễn sống, Shania Twain và Willie Nelson, trong DVD “Willie Nelson và Friends Live và Kicking” kỷ niệm sinh nhật thứ 70 của Willie Nelson, 2003:
   https://www.youtube.com/watch?v=N6wBxQVBozI

Video trình diễn sống, Brandi Carlile, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=1LgChWK0c_c

MV, Oesch’s die Dritten (Swiss Family Folkband), 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=Bm3kxojYGyY

+ Video trình diễn sống, Willie Nelson and The Boys, trong album Willie’s Stash, Vol. 2, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=0DuYBYHt7nc

Blueberry Hill – Fats Domino

Blueberry Hill (có nghĩa: “Đồi Việt quất”) là ca khúc do Vincent Rose viết nhạc và Larry Stock cùng Al Lewis viết lời phổ thông. Ca khúc được phát hành lần đầu năm 1940, và tạo ngay sức hút trong thính giả và kể cả giới nghệ sĩ: được thu âm lại vài lần cùng năm ấy với mức độ thành công khác nhau.

Năm 1949, Louis Armstrong thu âm lại cùng ca khúc và đạt thành công nhất định.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Fats Domino

Chỉ đến khi Fats Domino (1928-2017) thu âm lại Blueberry Hill vào năm 1956, ca khúc này mới đạt tiếng vang trên thị trường quốc tế và từ thập kỷ 1970s trở thành một chuẩn mực cho thể nhạc blues/jazz. Từ lúc ấy cho đến bây giờ, tên tuổi của Fats Domino gắn liền với Blueberry Hill.

Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America – RIAA) ghi Blueberry Hill trong số 25 ca khúc hay nhất của Thế kỷ 20.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Blueberry Hill vào hạng 84 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Phiên bản Blueberry Hill của Fats Domino được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Lời dịch đoạn đầu
Anh thấy phấn khích trên Blueberry Hill
Chính ở Blueberry Hill anh gặp em
Ánh trăng lặng chiếu xuống Blueberry Hill
Và kéo dài đến khi mộng ước của anh thành hiện thực

Gió lùa qua cây liễu tấu lên
Giai điệu ngọt ngào của tình nhân
Nhưng tất cả những nguyện ước của chúng ta
Chẳng hề được trọn vẹn

Dù chúng ta cách ngăn nhưng em vẫn là một phần của anh
Vì em là xúc cảm của anh trên Blueberry Hill.

Ca khúc nghe đơn giản nhưng giai điệu slow rock sảng khoái tạo sức hấp dẫn khiến cho nhiều ca sĩ trứ danh muốn hát lại Blueberry Hill: Louis Amstrong, Skeeter Davis, Elton John, Cliff Richard, The Beach Boys, và thêm những ca sĩ được giới thiệu dưới đây, mỗi người có một phong cách riêng.

+ * Bản thu âm, Fats Domino, với ca từ:
   https://chiasenhac.vn/mp3/fats-domino/blueberry-hill-ts3scv6cq4v2kv.html

Video âm thanh, Roger Whittaker, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=R5FTDBzHOB8

* Video âm thanh, Pat Boone, trong album “Pat Boone The Greatest Hits”, 1983:
   https://www.youtube.com/watch?v=VRg0Ux-z3uI

Video âm thanh, Brenda Lee, trong album “80 Hits of Brenda Lee”, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=NmiYKBdmXM0

MV, Céline Dion & Johnny Hallyday, mang đến phong cách mới, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=dEfczweYL5s

Both Sides Now – Joni Mitchell

Ca khúc Both Sides Now do nữ nhạc sĩ người Canada Joni Mitchell sáng tác năm 1966, và trình bày lần đầu tiên cùng năm này rồi thu âm 2 năm sau. Ca sĩ và nhà hoạt động người Mỹ Judy Collins hát lại ca khúc năm 1967, và thành công rực rỡ: nằm trong Top 10 ở Canada và Mỹ, đoạt Giải Grammy cho Giọng hát dân ca hay nhất.

Theo Hoàng Lâm (2018a),

Không chỉ tiếng nhạc du dương, mà ca từ của nhạc khúc Both Sides Now cũng rất giản dị. Tuy đơn sơ mà đẹp đẽ, mang nét thi ca. Lời ca tuy mộc mạc nhưng đọng lại là những triết lý sâu sắc về sự được – mất, hư ảo và hai mặt của mọi khía cạnh trên đời.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Joni Mitchell hồi tưởng: “…Lúc ấy tôi đang ngồi trên máy bay và đọc cuốn Henderson the Rain King của Saul Bellow. Trong một đoạn tôi đã đọc, có cảnh nhân vật Henderson the Rain King cũng qua cửa sổ máy bay nhìn xuống những đám mây. Tôi bỏ cuốn sách xuống, nhìn qua cửa sổ và cũng nhìn những đám mây. Cảm hứng chợt đến, lập tức tôi đặt bút viết ca khúc Both Sides Now. Tôi không hề nghĩ có ngày nó sẽ phổ biến đến như thế”.

Vào đầu thập niên 1970, Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Hai khía cạnh cuộc đời.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Both Sides Now vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch phần đầu – Hoàng Lâm (2018a)
Suối tóc bềnh bồng của thiên thần
Và tòa lâu đài kem trong không trung
Với hẻm núi lông vũ ở mọi nơi
Tôi nhìn thấy đám mây như thế đó

Nhưng giờ đây chúng che khuất mặt trời
Mây đổ mưa và cả tuyết lên mọi người
Quá nhiều điều tôi muốn làm
Nhưng đám mây cản đường tôi

Giờ đây tôi nhìn mây theo hai hướng
Từ phía trên và phía dưới, bằng cách này cách khác
Tôi nhớ lại, đó là ảo tưởng của những đám mây
Tôi thực sự chẳng hiểu mây gì cả.

* Video âm thanh, Judy Collins (Official Audio):
   https://www.youtube.com/watch?v=8L1UngfqojI

MV, Hayley Westenra, 2005:
   https://www.youtube.com/watch?v=rd8azeG1Bu0

Video âm thanh, Ronan Keating từ album “Songs for My Mother”, 2009:
   https://www.youtube.com/watch?v=zXFViSgee3M

+ Video trình diễn sống, Addison Agen trong chương trình “The Voice USA”, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=xTyqhJTVQnw

Bridge over Troubled Water – Simon & Garfunkel

Bridge over Troubled Water (Có nghĩa: “Chiếc cầu trên dòng nước cuộn”) là tựa đề ca khúc có mặt trong album cùng tên của Simon & Garfunkel. Đĩa đơn cho ca khúc được phát hành vào năm 1970. Ca khúc do Paul Simon sáng tác, mang âm hưởng nhạc Phúc âm.

Bridge over Troubled Water được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Simon & Garfunkel.

Vào thập niên 1980s, người Canada bình chọn Bridge over Troubled Water là ca khúc hay nhất mọi thời đại. Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Bridge over Troubled Water vào hạng 47 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch
Khi em mệt mỏi cảm thấy bé nhỏ, khi lệ đọng trên mi em anh sẽ lau khô
Anh sẽ luôn bên em trong gian khó, và bạn bè không ở bên em

Khi em thất vọng, dừng chân trên phố
Khi đêm xuống mịt mùng, anh sẽ vỗ về em

Anh sẻ chia với em khi bóng tối về, và nỗi đau vây quanh
Như chiếc cầu trên dòng nước cuộn
Anh sẽ ngã mình dưới bước chân em

Hãy giong thuyền hỡi em đầu bạc (A), giong đi mãi
Đến khi đời em vui, và mộng ước thành hiện thực

Xem kìa mộng sáng tươi, nếu em cần một bạn hữu
Anh sẽ giong đến bên em, như chiếc cầu trên dòng nước cuộn
Anh sẽ giúp em được nhẹ nhàng.

Chú thích:
(A) Em đầu bạc (Anh ngữ: silver girl): nhiều người không rõ ý nghĩa ra sao, đến khi Paul Simon cho biết đó chỉ là câu bông đùa về bạn gái và sau đó là vợ của anh, Peggy Harper, người chỉ mới 30 tuổi nên tỏ ra kém vui khi thấy vài sợi tóc bạc, và từ lúc đó Paul Simon gọi cô là “em đầu bạc”.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Art Garfunkel (trái) và Paul Simon

Simon & Garfunkel là đôi song ca người Mỹ gồm hai thành viên: ca sĩ-nhạc sĩ Paul Simon (1941- ) và ca sĩ Art Garfunkel (1941- ). Hai người cùng thành lập nhóm nhạc có tên Tom & Jerry năm 1957 và đạt thành công đầu tiên với một hit nhỏ Hey Schoolgirl. Dưới tên Simon & Garfunkel, cặp song ca bắt đầu giành được sự chú ý bằng hit lớn năm 1965 The Sound of Silence. Âm nhạc của họ tiếp tục được phổ biến rộng rãi nhờ việc phụ trách phần nhạc phim của bộ phim nổi tiếng do Mike Nichols làm đạo diễn The Graduate.

Simon & Garfunkel đặc biệt nổi tiếng nhờ nghệ thuật hòa âm độc đáo không thể bắt chước, đã đưa họ trở thành một trong những nghệ sĩ thành công nhất của thập niên 60. Những hit lớn khác của họ bao gồm: Scarborough Fair/Canticle (1966), Mrs. Robinson (1968), The Boxer (1969), and Bridge over Troubled Water (1970) – đạt thứ hạng đầu ở nhiều quốc gia.

* Video âm thanh, Simon & Garfunkel, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=NQ8zfRJfUuc

+ Video trình diễn sống, Sissel & Russell Watson, 2002:
https://www.youtube.com/watch?v=YysjzeaDB-A

* Video trình diễn sống, Celtic Woman, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=2RMUrk4UVdE

Bua Khao – Thanpuying Puangroi Apaiwong

Bua Khao (phát âm: “bua khảo”) là tên phiên âm của ca khúc trong Thái ngữ บัวขาว (có nghĩa: “Hoa sen trắng”) do Thanpuying Puangroi Apaiwong (1914-2000) sáng tác nhạc và Hoàng thân Bhanubandh Yugala viết lời. (Thanpuying là tước vị hoàng gia Thái Lan ban tặng cho phụ nữ cưới hoàng thân hoặc nhân vật trọng yếu.) Nội dung ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen trắng, tương tự như cách nói của người Việt: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Video âm thanh, Frances Yip (Diệp Lệ Nghi):
https://www.youtube.com/watch?v=STFuMdG46m4

Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng Bangkok:
https://www.youtube.com/watch?v=LS8tviQkOHE

Video trình diễn sống, Thai Youth Choir, trình diễn tại Trung tâm Văn hóa Thái Lan, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=pS0vFibVpcA

Bury Me Not on the Lone Prairie – dân ca Mỹ

Bury Me Not on the Lone Prairie (có nghĩa: “Đừng chôn tôi ở đồng cỏ hoang vắng”) là một bài dân ca cowboy. Còn có tên là The Cowboy’s Lament, The Dying Cowboy, Bury Me Out on the Lone Prairie, và Oh, Bury Me Not, đây là khúc ballad cowboy nổi tiếng nhất. Nguồn gốc là một ca khúc của thủy thủ mang tên The Ocean Burial, có nội dung “Đừng an táng tôi nơi biển sâu”.

Ca từ nói về một anh cowboy khi hấp hối khẩn thiết yêu cầu đừng an táng mình ở đồng cỏ hoang vắng. Tuy có ý nguyện như thế, người ta vẫn an táng anh ở đồng cỏ hoang vắng.

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Bury Me Not on the Lone Prairie vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

Nhạc và ca từ của ca khúc này được ghi trong tập nhạc nổi tiếng American Songbag được xuất bản năm 1927.

Ca khúc Bury Me Not on the Lone Prairie được dùng làm nhạc nền cho cuốn phim Stagecoach (1939), và cung điệu da diết được phát ở nhiều đoạn trong phim.

Lời dịch đoạn đầu
“Ôi đừng an táng tôi ở đồng cỏ hoang vắng”
Những lời đó vọng đến nhẹ nhàng và than khóc
Từ đôi môi tái của người trẻ nằm hấp hối
trên giường bệnh vào cuối ngày

* Video âm thanh, Burl Ives (1961), theo cung điệu gốc:
   https://www.youtube.com/watch?v=cQ3NoBgfqG8

Video trình diễn sống, Sidewinder:
   https://www.youtube.com/watch?v=a5_k1soBq1M

Video trình diễn sống, The Heart of Texas Chorus, 2008:
   https://www.youtube.com/watch?v=-60Rc3FXSDY

Old Texas – dân ca Mỹ

Có giai điệu như ca khúc Bury Me Not on the Lone Prairie, nhưng Old Texas hoặc I’m Going To Leave Old Texas Now hoặc Cowboy’s Lament có ca từ khác hẳn, không đến mức thảm não như ca khúc trước.

Hai đoạn đầu có ca từ quen thuộc đối với nhiều người Mỹ. Các trường học thường tập cho trẻ em hát ca khúc này: người lớn hát mỗi dòng như dưới đây để các em lặp lại dòng đó, như trong bài trình diễn của David Hudspeth.

Ca từ Old Texas
I’m going to leave
old Texas now
They’ve got no use
for the long-horn cow!

They’ve plowed and fenced
my cattle range
And the people
there are all so strange!

I’ll take my horse
I’ll take my rope
And hit the trail
upon a lope!

I’ll live my life
where the doggies go
From Old Fort Worth
to Mexico.

Video âm thanh, Peter Rowan & Don Edwards:
   https://www.youtube.com/watch?v=5frkVBISMS8

+ Video âm thanh, Francisco Campos, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=T-zKFvxmT-M

+ Video âm thanh, Charles Elmer Szabo, với ca từ, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=9RW5-ZKWYn4

Butterfly – Danyel Gérard

Ca khúc Butterfly do nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ người Pháp Danyel Gérard (1939- ) sáng tác nhạc, Ralph Bernet viết lời, Danyel Gérard và thu âm, khởi đầu là bản hit ở Pháp trong thập niên 1960s.

Đến đầu thập niên 1970s Gérard thu âm phiên bản tiếng Anh ở Mỹ. Năm 1971 ông thu âm phiên bản tiếng Đức, Tây Ban Nha và Ý. Ở mỗi nước, ca khúc đều đạt thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng. Tổng doanh số toàn thế giới lên đến 7 triệu bản. Một số ca sĩ khác hát lại phiên bản tiếng Anh ở Mỹ. Billboard ghi Butterfly vào danh sách Hot 100 mọi thời đại.

Ca từ nói về tâm tình của một chàng trai đối với người con gái anh yêu tên Butterfy. Tùy theo phiên bản, hoặc chàng trai nói mình phải ra đi và yêu cầu Butterfly kiên nhẫn đợi anh trở về, hoặc anh xin cô nán lại bên anh kẻo anh sẽ thất vọng não nề nếu cô đi.

* Video âm thanh, Daniel Gérard, phiên bản tiếng Pháp, 1971, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=eYC1-upygDE

Video âm thanh, Daniel Gérard, phiên bản tiếng Anh, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=28D9vmPLM8c

Video trình diễn sống, Daniel Gérard, phiên bản tiếng Pháp, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=e3p18nPUbEk

Can the Circle Be Unbroken? – Joan Baez

Can the Circle Be Unbroken? (có nghĩa: “Liệu có thể xóa vòng luân hồi?”) là ca khúc do A.P. Carter viết lại từ bài thánh ca Will the Circle Be Unbroken? của Ada R. Habershon và Charles H. Gabriel, rồi được ban The Carter Family thu âm năm 1935. Nhiều khi tên ca khúc viết lại vẫn giữ tên bài thánh ca gốc.

Trong ca khúc viết lại, nhân vật ở ngôi thứ nhất nói về chiếc xe tang đưa người mẹ của mình ra đi, trong khi người con tỏ lời tiếc thương, xin nhà quàng đi chậm lại, mỗi lúc than thở “có thể nào xóa vòng luân hồi?”

Kênh truyền hình có uy tín CMT đưa Can the Circle Be Unbroken? vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

Tạp chí The Rolling Stone ghi Can the Circle Be Unbroken? của ban The Carter Family (1935) vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến 2014.

Trong số các ca sĩ trình diễn, ca sĩ tranh đấu Joan Baez được xem là gắn liền với ca khúc nhất. Joan Baez (1941- ) là ca sĩ và nhà sáng nhạc dân ca, nổi lên trong hai thập niên 1960s và 1970s qua những bài dân ca và ballad khi là du ca viên, đi hát đây đó. Bà cũng được biết đến như là một nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội vì công lý và hòa bình.

Video âm thanh, Joan Baez, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=JX_rh5_4OC0

Video âm thanh, Randy Travis, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=SagXdu70yF4

Video trình diễn sống, Nitty Gritty Dirt Band, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=T6UDEkqCPE4

Can You Feel the Love Tonight? – Sir Elton John & Tim Rice

Can You Feel the Love Tonight? là một ca khúc do Sir Elton John soạn nhạc và Tim Rice viết lời cho phim The Lion King (1994). Ca khúc này đoạt Giải Oscar và Giải Golden Globe cho hạng mục Ca khúc gốc hay nhất trong phim. Dần dà ca khúc này bán được 11 triệu bản.

* Trích đoạn phim_The Lion King, Kristle Edwards, Joseph Williams, Sally Dworsky, Nathan Lane, & Ernie Sabella:
   https://www.youtube.com/watch?v=25QyCxVkXwQ

Video âm thanh, Nina, 2009:
   https://www.youtube.com/watch?v=U6SQLOtQOgU

Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng London hòa tấu:
   https://www.youtube.com/watch?v=goqD-qm2X9o

+ Video trình diễn sống, Boyce Avenue ft. Connie Talbot:
https://www.youtube.com/watch?v=1sioip9Uc4o

+ Video trình diễn sống, Jeffrey Li 10 tuổi, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=NXFwyid6t3Q

Can’t Help Falling in Love – Elvis Presley

Can’t Help Falling in Love là ca khúc do Elvis Presley thu âm cho nhạc phim của cuốn phim năm 1961 cùng tên. Sau khi phát hành, Can’t Help Falling in Love đạt vị trí quán quân ở Vương quốc Anh, và đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100.

Presley hát Can’t Help Falling in Love để kết thúc mọi buổi trình diễn ở cuối thập niên 1960s và 1970s, bao gồm buổi trình diễn cuối cùng của ông vào ngày 26/6/1977, sáu tuần trước khi ông đột ngột qua đời.

Ca khúc được hát lại bởi nhiều nghệ sĩ, nổi bật nhất là bản hát lại của ban nhạc reggae Anh quốc UB40, trở thành một bản hit toàn cầu.

Tạp chí âm nhạc Can’t Help Falling in Love vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

+ * Video âm thanh, Elvis Presley:
  https://www.youtube.com/watch?v=vGJTaP6anOU

Video trình diễn sống, Andrea Bocelli (Official Video), 2006:
   https://www.youtube.com/watch?v=SPizIaBPhSg

MV, Haley Reinhart, với ca từ & Vietnamese sub-titles, trong album “Better”, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=e1pxULg7mcg

+ Video trình diễn sống, Alexandra Ilieva (saxophone), 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=llcQu-XB6oE

* Video trình diễn sống, Raffi Arto trong chương trình “The Voice France”, màn trình diễn có phần cách tân mà thu hút, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=ydczYoxXyQE

Candle in the Wind 1997 (Goodbye, England’s Rose) – Sir Elton John & Bernie Taupin

Candle in the Wind là ca khúc được sáng tác năm 1973 bởi Sir Elton John (1947- ) và Bernie Taupin (1950- ). Ca khúc mở đầu bằng câu “Goodbye, Norma Jean”, để tưởng nhớ nữ diễn viên Marilyn Monroe, người qua đời 11 năm trước. (Norma Jean là nhũ danh của Marilyn Monroe.)

Elton John gặp gỡ Công nương Dianna (1961-1997) năm 1981 khi ông hát mừng sinh nhật Hoàng thân Andrew. Từ đó ông và Dianna trở thành bạn thân. Chỉ 6 tuần trước khi cô qua đời, Dianna an ủi Elton sau khi người bạn của ông – nhà thiết kế thời trang Gianni Versace – qua đời đột ngột vì bị sát hại. Rồi Công nương qua đời trong một tai nại ô tô, và Elton bị sốc thật sự.

Khi gia đình hoàng gia Anh hỏi Elton liệu ông có thể đến hát trong tang lễ của Dianna hay không, ông nghĩ ngay đến ca khúc Candle in the Wind nhưng thấy ca từ về một sao Holywood  không phù hợp để hát cho Công nương Diana trong Thánh đường Westminster Abbey. Hai phụ nữ chỉ có một điểm giống nhau: qua đời ở tuổi 36.

Elton John nhờ Bernie Taupin viết lại ca từ, và ông này mở đầu bằng câu “Goodbye, England’s Rose” (Tạm biệt Đóa Hồng Anh Quốc), và đó cũng là tên ca khúc dành cho Công nương Diana. Ca từ chỉ nói đến cảnh tạm biệt chứ không phải vĩnh biệt, theo ý nghĩa Công nương vẫn sống mãi trong lòng người.

Elton John hát ca từ mới trong lễ tang Công nương Diana ngày 6/9/1977, bảy ngày sau tai nạn ô tô. Ông cho biết mình đã tự nhủ phải giữ bình tĩnh, không được suy sụp, không được hát sai một nốt nhạc nào.

Ca khúc được phát hành vào ngày 13/9/1997 như là một đĩa đơn tưởng nhớ Công nương Diana, và toàn bộ số tiền từ doanh thu ca khúc trên toàn cầu được chuyển tới tổ chức từ thiện của Diana.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ, với doanh số tiêu thụ được chứng nhận, đây là “đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại”. Sách Kỷ lục Guinness Thế giới năm 2009 cũng công nhận ca khúc là “đĩa đơn bán chạy nhất kể từ khi Vương quốc Anh và Hoa Kỳ bắt đầu việc xếp hạng các đĩa đơn vào những năm năm 1950, với doanh số 33 triệu bản”.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Candle in the Wind vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Elton John chỉ biểu diễn trực tiếp Goodbye, England’s Rose một lần duy nhất, tại tang lễ. Ông tiếp tục hát bản gốc Candle in the Wind tại các buổi hòa nhạc của mình, nhưng từ chối hát lại phiên bản Goodbye, England’s Rose, ngay cả trong buổi hòa nhạc tưởng niệm Diana vào tháng 7 năm 2007. Ông tuyên bố sẽ không bao giờ trình bày nó một lần nào nữa, trừ khi con trai của Diana mong muốn việc này. Goodbye, England’s Rose không bao giờ được phát hành (hoặc tái phát hành) trên bất kỳ album nào.

Trái ngược với những ca khúc khác, tuy không có ai thu âm lại nhưng tôi nghĩ Goodbye, England’s Rose vẫn là ca khúc vượt thời gian vì mãi đi vào lòng người.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Công nương Diana, mang áo và kính bảo vệ, đang đi dọc một bãi mìn ở Angola đã được tổ chức thiện nguyện Halo Trust rà phá, tháng 1/1977. Công nương Diana thường tham gia vào nhiều công tác phục vụ xã hội và cộng đồng, đặc biệt là những hoạt động gây quỹ từ thiện quốc tế, và hậu thuẫn các chương trình rà phá bom mìn cũng như chăm sóc nạn nhân vì mìn.

Lời dịch đoạn đầu
Tạm biệt Đóa Hồng Anh quốc
Nguyện cầu nàng luôn ngự trị trong tim ta
Nàng là hồng ân tạo sẵn
Nơi cuộc sống nát tan

Nàng kêu gọi cả đất nước này
Nàng thầm thì cùng những người đau khổ
Giờ đây nàng về cõi thiên đàng
Những vì sao đang dệt tên nàng

Với tôi nàng đã sống một đời
Như ngọn nến trong gió
Không bao giờ tắt với hoàng hôn
Khi gió mưa tuôn

Và những bước chân nàng sẽ luôn lưu dấu
Dọc những ngọn đồi xanh ngát của nước Anh
Dù ngọn nến của nàng rồi cháy hết
Huyền thoại về nàng sẽ chẳng bao giờ phôi pha

* Video trình diễn sống, Elton John, trong lễ tang Công nương Diana:
https://www.youtube.com/watch?v=dg_MIysNGIU

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=dg_MIysNGIU&t=134s

+ * Video âm thanh, Elton John, đĩa đơn:
   https://www.youtube.com/watch?v=b5EtFGxWI7A

Capri c’Est Fini – René Vilard & Marcel Hurten

Theo Trần Lê Túy-Phượng (2016a),

Hervé Vilard, tên thật René Villard (1946- ), là ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc chuyên thể loại pop, người Pháp, rất nổi tiếng từ thập niên 1960s. Cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của ông kéo dài 4 thập kỷ chẳng những trong nước Pháp mà còn trên khắp thế giới.

René Vilard được sinh ra trên chiếc taxi đang trên đường đưa mẹ anh vào bệnh viện. Anh chưa bao giờ biết mặt cha vì ông bỏ nhà ra đi sau khi anh sinh ra. Mẹ anh bị mất quyền giữ con vì nghiện rượu nên anh được gửi đến một viện mồ côi tại Paris. Sau đó họ chuyển anh về vùng Berry của nước Pháp sống trong nhiều gia đình nhận nuôi trẻ không cha mẹ. Anh trở thành một đứa trẻ bỏ nhà đi hoang trong thời điểm này.

Tiếp theo, anh được chuyển về vùng Cher của nước Pháp, nơi anh gặp Father Angrand, vị tu sĩ trở thành thầy của anh và dạy anh học văn chương cùng âm nhạc.

Rồi thời gian sau anh rời La Celette để đến Paris, nơi anh gặp Daniel Cordier, một thành viên của nhóm French Resistance và nhà kinh doanh tranh đã nhận anh làm dưỡng tử năm 1962. Việc này giúp cho thiếu niên René Vilard rời khỏi hệ thống chăm sóc trẻ em của nhà nước Pháp. Anh bắt đầu làm việc cho vài nơi trong thành phố Paris, trong số này có một tiệm bán đĩa nhạc ở Champs Élysées. Anh muốn phát triển thêm tài nghệ âm nhạc của mình nên anh bắt đầu học thanh nhạc. Trong thời gian này anh được khám phá bởi một vị giám đốc của Mercury Records. Cuộc hội ngộ này giúp cho anh nhanh chóng thành danh trong âm nhạc.

Đĩa đơn đầu tiên Capri C’est Fini của René Vilard, đồng sáng tác với Marcel Hurten, được phát hành tháng 6/1965 ngay lập tức trở thành ca khúc hit ở Pháp và trên khắp thế giới với số lượng bán ra 3.3 triệu đã làm cho tên tuổi của anh nhanh chóng trở thành quen thuộc với mọi người.

Tiếp theo sự thành công của Capri C’est Fini, tờ báo France Dimanche của Pháp tình nguyện giúp anh tìm lại mẹ của anh với điều kiện anh cho họ độc quyền phỏng vấn và đăng bài sau khi cuộc tìm kiếm thanh công. Sau khi được anh đồng ý, France Dimanche tích cực nỗ lực tìm mẹ anh cho đến khi họ mang lại kết quả là hai mẹ con anh được trùng phùng.

Capri C’est Fini được Hervé Vilard thu âm và phát hành bằng 7 ngôn ngữ khác nhau.

Capri C’est Fini du nhập vào miền Nam Việt Nam cuối thập niên 1960s. Đầu thập niên 1970s, nhạc sĩ Khắc Dũng đặt lời Việt cho ca khúc này dưới tựa đề Lời Chia Xa.

Cảm hứng đến với Vilard khi ông thấy một àp phích tại một trạm métro ở Paris quảng cáo du lịch tới đảo Capri. C’est fini cũng là tên một bản nhạc của Charles Aznavour. Ca khúc nói về một quan hệ tình cảm, bắt đầu ở Capri, còn trong giai đoạn đầu, bị tan vỡ.

Lời Việt đoạn đầu – Khắc Dũng
Mai đây ta sẽ chia xa
Nơi ta trao nhau câu yêu thương
Mai đây ta sẽ chia xa
Thì đừng gặp nhau làm chi
Mai đây ta sẽ chia xa
Mặc chiều buồn gió lang thang
Mai đây ta sẽ chia xa
Cuộc tình nồng những năm qua

Xa nhau thế là hết
Dẫu biết nơi đây bao đam mê tình đầu đã đến trong đời
Xa nhau thế là hết
Chất ngất cơn đau nên ta không mong mai đây gặp lại
Xa nhau thế là hết
Dẫu biết nơi đây bao đam mê tình đầu đã đến trong đời
Xa nhau thế là hết
Chất ngất cơn đau nên ta không mong mai đây gặp lại

Nguồn: https://dotchuoinon.com/2016/10/05/tan-nhac-vn-nhac-ngoai-quoc-loi-viet-nhac-phap-xua-loi-chia-xa-capri-cest-fini-herve-vilard-marcel-hurten-khac-dung/

* Video âm thanh, Hervé Vilard:
https://www.youtube.com/watch?v=1sCxppiyFkg

* Video âm thanh, Serge Lama:
https://www.youtube.com/watch?v=j_36WOWMTzM

Video âm thanh, Elvis Phương, hát tiếng Pháp và tiếng Việt (Khắc Dũng) với ca từ Pháp:
https://www.youtube.com/watch?v=7yjlrJKOC-k

Casablanca – Bertie Higgins

Casablanca (1942) là cuốn phim thuộc hàng kiệt tác mọi thời đại với hai diễn viên gạo cội Humphrey Bogart và Ingrid Berman.

Ra đời sau bộ phim kinh điển cùng tên đó tới 40 năm, Casablanca của danh ca Bertie Higgins tạo cảm xúc quá giống với chuyện tình giữa hai nhân vật chính trong phim. Bertie Higgins viết nên những giai điệu trữ tình, da diết này lấy cảm hứng từ những hình ảnh trong phim Casablanca. Ca khúc được ghi âm năm 1984, ghi dấu ấn tình yêu của biết bao cặp tình nhân với phần lời ca đầy ý nghĩa, lãng mạn về sự gắn kết kỳ lạ giữa câu chuyện tình kinh điển trên màn bạc và những chuyện tình khác ở ngoài đời thực.

Ca từ nói về tâm tư của đôi tình nhân khi cùng xem phim Casablanca ở rạp chiếu phim drive-in. Đó là nơi chiếu phim ngoài trời lên một màn ảnh thật lớn, khán giả ngồi trong ô tô riêng của họ đậu trên một bãi đất rộng, xem phim qua kính xe và nghe âm thanh qua loa nhỏ gắn vào ô tô hoặc qua sóng AM/FM mà radio của ô tô bắt được. Các đôi tình nhân rất thích xem phim với nhau ở rạp chiếu phim drive-in – thịnh hành vào các thập kỷ 1950s đến 1960s – vì họ có không gian cho riêng mình.

Ca từ đoạn đầu
Anh phải lòng em khi xem Casablanca
Ở hàng cuối drive-in dưới ánh sáng chớp tắt
Bỏng ngô cùng coca dưới ngàn sao
Trở thành rượu champagne và trứng muối
Xây mối tình trong đêm hè nồng

Anh nghĩ em phải lòng anh khi xem Casablanca
Cùng nắm tay phất quạt nan
Trong quán cafe của Rick với ánh nến
Ẩn mình trong bóng đen tránh gián điệp
Ánh trăng xứ Maroc trong đôi mắt em
Làm nên điều kỳ diệu trong chiếc Chevrolet cũ ở buổi chiếu phim.

* Video âm thanh, Bertie Higgins, với ca từ và Vietnamese sub-titles, hình ảnh đẹp của phim Casablanca:
   https://www.youtube.com/watch?v=-RFqGOzk25w

+ Video trình diễn sống, Diễm Liên hát lời Việt, Asia:
   https://www.youtube.com/watch?v=rnYsuOakFEA

* Video trình diễn sống, Ennah (2019):
   https://www.youtube.com/watch?v=fYqmy_L7eSE&list=RD00VOd9WKO9c&index=5

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=fYqmy_L7eSE

Che sarà – Jimmy Fontana & Franco Migliacci

Che sarà (có nghĩa: “Điều gì sẽ xảy ra”) là một ca khúc tiếng Ý do Jimmy Fontana sáng tác nhạc và Franco Migliacci viết lời năm 1971. Ca khúc được dịch ra một số tiếng, kể cả tiếng Việt có tựa Đôi bờ.

Nội dung của Che sarà nói về nỗi buồn của một thanh niên buộc phải rời bỏ làng xóm và người yêu để kiếm sống nơi đất khách quê người, mà không biết cuộc sống mai này sẽ ra sao, thôi thì mặc cho dòng đời đưa đẩy. Nhưng anh hứa một ngày nào đó sẽ trở về.

* Bản thu âm: Jose Feliciano
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/che-sara-jose-feliciano.sS6fySJFjuhc.html

Video trình diễn sống, Anna Tatangelo:
https://www.youtube.com/watch?v=ucJ3BvQqeqM

Video âm thanh, Lê Cát Trọng Lý hát lời Việt có tựa đề Đôi bờ của Lữ Liên, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=8Zb0FbAztt4

China Night (Shina No Yoru) – Hamako Watanabe

Ca khúc Shina No Yoru hoặc China Nights được sáng tác năm 1938, do Hamako Watanabe (1910-1999) trình bày và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Năm 1940, cuốn phim cùng tên của Nhật Bản được thực hiện, có bối cảnh ở Thượng Hải trong thời gian chiến tranh Trung–Nhật 1937-1941.

Ca khúc rất được mến chuộng ở Nhật trong thập kỷ 1930s, sau Thế chiến 2 cũng được lính Mỹ đóng trên đất Nhật yêu thích.

Nội dung diễn tả tâm tình một người đàn ông ngắm nhìn quang cảng một bến cảng ở Trung Hoa và nhắc đến người con gái người Hoa mà anh chia xa.

Video âm thanh, 1940 cover, with English sub-titles:
https://www.youtube.com/watch?v=eu-6jB_XmLY

Video âm thanh, Kyu Sakamoto, 1963:
https://www.youtube.com/watch?v=kaqBIDuQFrA

* Video âm thanh, The Kim Sisters, 1964:
https://www.youtube.com/watch?v=46FKMHK0HJY

Video âm thanh, Khánh Ly hát lời Việt mang tựa đề Chiều Tô Châu:
https://www.youtube.com/watch?v=EC8a8DvngMk

Chiquitita – ABBA

Kể từ lúc được phát hành năm 1979, Chiquitta vẫn được xem là ca khúc ăn khách nhất của ban ABBA. Ngay sau khi ra mắt, ca khúc chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng ở nhiều nước. Chiquitita trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa thân ái là “bé bỏng”.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
ABBA

Lời dịch đoạn đầu
Chiquitita, nói tôi nghe, có chuyện gì vậy?
Cậu đang để muộn phiền trói buộc
Trong đôi mắt cậu không còn chút hy vọng nào
Tôi không muốn nhìn thấy cậu như thế
Cậu không thể chối bỏ

Tôi có thể thấy cậu đang rất buồn
Và chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ
Chiquitita, cho tôi biết sự thật đi
Tôi là bờ vai để cậu dựa vào.

* Video trình diễn sống, ABBA, Switzerland, 1979:
https://www.youtube.com/watch?v=5_GwjWux7Hw

Video âm thanh, Boyzone:
https://www.youtube.com/watch?v=bKvaMHrujjU

Video trình diễn sống, Phil McGarrick (guitar điện):
https://www.youtube.com/watch?v=9KuOQHQVJEo

Cielito Lindo – Quirino Mendoza y Cortés

Cielito Lindo (có nghĩa: “bé yêu”) là ca khúc rất phổ biến của Mexico chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha. Năm 1882 một tác gia người Mexico tên Quirino Mendoza y Cortés (1862-1957) phổ biến ca khúc này. Trong tên ca khúc, cielito, có nghĩa “bé”, còn lindo có nghĩa “dễ thương”.

Có một số phiên bản của ca khúc bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.

Ca khúc rất phổ thông trong các cộng đồng người Mexico ở nước ngoài, và trong các sự kiện thể thao, thậm chí Olympics và World Cup.

Nội dung không có gì đặc biệt, đơn giản đây là một bài tình ca. Có giai thoại cho rằng tác giả là người thích đi những quãng đường dài trên vùng núi, và trong một chuyến đi như thế ông gặp một cô gái tên Catalina Martinez. Cô này có một vệt đen trông đẹp bên khóe môi mà trong ca từ tác giả xin cô đừng chia sẻ vệt đen này với ai ngoại trừ ông. Ca từ còn nói đến đôi mắt nâu thăm thẳm lén nhìn ông, và ông tán thêm rằng nếu miệng cô được làm bằng đường thì ông xin dành cả đời nếm vị ngọt. Một ca khúc trữ tình, để rồi Catalina Martinez trở thành vợ ông.

Không nên nhầm Cielito Lindo với một ca khúc phổ thông khác có tên Cielito lindo huasteco, đôi khi cũng được gọi là Cielito lindo. Đôi lúc ban nhạc trình diễn hai ca khúc hoàn toàn khác biệt nhau này, càng làm tăng thêm sự nhầm lẫn.

Video âm thanh, Ana Gabriel:
https://www.youtube.com/watch?v=Q5e2dAI0c9Y

Video trình diễn sống, Luz de Las Naciones:
https://www.youtube.com/watch?v=5DrwY21nP1Q

Video trình diễn sống, Luciano Pavarotti & Enrique Iglesias, 2000:
https://www.youtube.com/watch?v=tD3mr2d-khg

Video âm thanh, Quỳnh Dao hát lời Việt của Nguyễn Hoàng Đô tựa đề Quê hương ôi đẹp sao, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=sSWuuvt8ZQQ

Circle of Life – Sir Elton John & Tim Rice

Khác với thói quen thường thấy là soạn nhạc trước rồi đặt lời sau, trong trường hợp này Tim Rice viết lời trước rồi giao lời đó cho Sir Elton John soạn nhạc. Kết quả là ca khúc Circle of Life (có nghĩa: Vòng tuần hoàn của cuộc sống), để dùng cho đoạn mở đầu của phim hoạt hình The Lion King (1994) và cũng cho phim The Lion King (2019). Một điểm đặc biệt là câu chuyện trong phim xảy ra ở Châu Phi, và bài hát có đoạn mở đầu bằng tiếng Zulu ở miền Nam Châu Phi.

Một thành công đặc biệt của Elton John là cả 3 ca khúc do ông soạn cho cuốn phim trên – Circle of Life, Hakuna Matata và Can You Feel the Love Tonight  – đều được đề cử Giải Oscar cho hạng mục Ca khúc gốc trong phim, và ca khúc thứ ba đoạt giải. Chỉ có điều Elton John hát nghe không hay bằng phong cách trình bày trong phim! Riêng ca khúc Circle of Life do Lebo M. mở đầu với ngôn ngữ Zulu và Carmen Twillie là giọng nữ chủ đạo tạo ấn tượng rất tốt cho phim The Lion King.

Lời dịch
Từ ngày chúng ta ra đời trên hành tinh này
Và chớp mắt, bước ra ánh mặt trời (A)
Còn có những điều chúng ta sẽ thấy
Có nhiều việc để làm hơn là ta có thể làm được.

Ai đó nói ăn hay là bị nuốt
Ai đó nói sống hay cố sống
Nhưng tất cả đều đồng ý rằng họ phải ganh đua
Bạn đừng bao giờ thu vào nhiều hơn là cho đi.

Trong vòng tuần hoàn của cuộc sống, là vòng quay may mắn
Là niềm tin vụt sáng, là hy vọng lớn lao
Đến khi chúng ta tìm thấy nơi dành riêng cho mình
Trên con đường mòn lối cũ
Trong vòng tuần hoàn, vòng tuần hoàn của cuộc sống.

Một số trong chúng ta rơi lại bên đường
Và một số vút lên những vì sao
Và một số vượt qua buồn phiền
Và một số phải sống với vết sẹo.

Có nhiều điều phải chấp nhận ở đây
Nhiều hơn là những gì chúng ta có thể tìm ra
Nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng trên bầu trời ngọc bích
Hãy giữ lấy những điều lớn bé trong vòng đời bất tận.

Chú thích:
(A) Con non sư tử được con mẹ giấu kín cách biệt trong bụi rậm, khi cứng cáp mới được con mẹ cho nhập đàn, vì thế mà thời gian ra đời khác với thời gian bước ra ánh mặt trời.

* Trích đoạn phim_The Lion King (1994), Lebo M. (mở đầu bằng tiếng Zulu) & Carmen Twillie (giọng nữ chủ đạo):
https://www.youtube.com/watch?v=GibiNy4d4gc

MV, Ca đoàn Nam đồng tính London:
https://www.youtube.com/watch?v=ZI1cEWEtJw4

Video trình diễn sống, Ndlovu Youth Choir:
https://www.youtube.com/watch?v=0AGtd2-jv0U

Video trình diễn sống, Alex Boyé cùng Ban Hợp xướng và Dàn nhạc Mormon Tabernacle trong chương trình “Pioneer Concert”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=zNLnZPuI-zo

Clementine – dân ca Mỹ

Clementine (tên đầy đủ: Oh My Darling, Clementine) là một bài dân ca (folk ballad) rất quen thuộc của Mỹ, thường được cho là sáng tác bởi Percy Montrose (1884), hay đôi khi là Barker Bradford. Ca khúc này được cho là bắt nguồn từ một ca khúc khác mang tên Down by the River Live’d a Maiden do H. S. Thompson sáng tác năm 1863.

Ca khúc là lời của “người năm 49” (“49er”, tức là người trong cơn sốt tìm vàng California năm 1849) thương tiếc cho đứa con gái bé nhỏ Clementine qua đời do chết đuối trong một lần đùa chơi ven sông. Tuy nội dung buồn, người Mỹ thường trình bày với cung cách nhẹ nhàng, nhất là trong bài hát dành cho trẻ em như Clementine.

Phạm Duy đặt lời Việt cho bài hát, có tên Ôi em yêu kiều. Trong những năm cuối thập kỷ 1960s và đầu thập kỷ 1970s ông và các du ca viên trong Phong trào Du ca thường trình diễn lời Việt cho học sinh và sinh viên các nơi, từ đó hướng đạo sinh và thanh niên công tác xã hội thường hát bày này trong trại công tác.

Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=uHTVh2XfNc4

Video âm thanh, Connie Francis:
https://www.youtube.com/watch?v=Rrk70q-Li1E

Video trình diễn sống, Jesse Ferguson:
https://www.youtube.com/watch?v=dI66m-NlTAc

Bản thu âm, Phạm Duy hát lời Việt, với ca từ, bản trình diễn:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/clementine-dan-ca-my-pham-duy.L03keUXKzMeb.html

Come Together – The Beatles

Come Together (Có nghĩa: “Đến cùng nhau”) là ca khúc của The Beatles do John Lennon viết chính và Lennon-McCartney hoàn thành. Đây là ca khúc mở đầu cho album “Abbey Road”, phát hành vào tháng 9/1969 của The Beatles. Một tháng sau khi phát hành dưới dạng đĩa đơn mặt A-kép cùng Something, đĩa đơn đạt vị thứ 21 tại Anh và 26 tại Mỹ. Ca khúc đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng ở Mỹ và đạt vị trí cao nhất là thứ tư tại Anh.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Come Together vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Đây là sân thượng cũ
Anh ấy vui lên dần
Anh có đôi mắt cú vọ
Anh người đánh bạc thánh
Có tóc dài đến dưới đầu gối
Là chú hề, anh sẽ làm mọi việc bạn thích

Anh ấy không đánh giày
Anh gỡ cáu bẩn ở chân làm bóng
Có ngón tay khỉ
Anh nốc Coca-Cola
Anh nói tôi biết bạn, bạn biết tôi
Một điều tôi có thể cho bạn biết là bạn phải được tự do
Hãy đến với nhau ngay bây giờ, đến với tôi

* Video âm thanh, The Beatles, 1969:
   https://www.youtube.com/watch?v=45cYwDMibGo

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=45cYwDMibGo

Video trình diễn sống, Aerosmith, với chất rock ở đỉnh cao, 1978:
   https://www.youtube.com/watch?v=XiT12uSKTT8

MV, trong phim Justice League, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=Sgtom9QTzKI

Video trình diễn sống, Mark Agpas, The Voice of Germany, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=rullGtDLCvA

Con Te Partirò (Time To Say Good Bye) – Andrea Bocelli

Theo Hà My (2017),

Lời tạm biệt có thể khép lại một câu chuyện, nhưng bằng một cách nào đó, chính là dấu mốc cho một khởi đầu mới. Sự nghiệp, hào quang của giọng nam cao vĩ đại người Ý, Andrea Bocelli (1958- ), bắt đầu từ một lời tạm biệt trong ca khúc Time to Say Goodbye, single đầu tiên nằm trong “Romanza”, album tiếng Ý bán chạy nhất mọi thời đại với 20 triệu bản.

Bản gốc tiếng Ý Con Te Partirò do 2 nhạc sĩ người Ý – Francesco Sartori (viết nhạc) và Lucio Quarantotto (viết lời) – sáng tác dành riêng cho Andrea Bocelli. Con Te Partirò ra mắt lần đầu tiên trong album mang tên Bocelli vào năm 1995, khá mờ nhạt tại chính quê hương Ý khi không lọt vào một bảng xếp hạng nào. Ngược lại, nó được đón nhận nhiệt liệt ở một số nước xung quanh. Tại Pháp và Thụy Điển, đĩa đơn này chiếm giữ ngôi vị quán quân trong vòng 6 tuần, đồng thời nhận 3 giải Vàng về doanh số. Nguyên nhân cho sự trớ trêu này được một số ý kiến cho rằng nội dung ca khúc ban đầu có vẻ… vô nghĩa, nên không được người Ý ưa thích.

Đến khi vào nước Đức, Con Te Partirò không chỉ ghi dấu ấn mạnh mẽ với danh vị “Bản hit xuất sắc nhất mọi thời đại” qua 12 tuần chiếm ngôi quán quân trên bảng xếp hạng quốc gia, mà còn gặp đúng thời cơ để sinh ra một phiên bản mới, đột phá hơn rất nhiều so với bản gốc. Đặc biệt, chính phiên bản “phát sinh” này đã giúp “quốc tế hóa” tên tuổi Andrea Bocelli trong lần đầu kết hợp với danh ca người Anh, Sarah Brightman.

Lần đầu “gặp gỡ” của Andrea Bocelli và Sarah Brightman là năm 1996, trong không khí nước Đức chuẩn bị chia tay võ sĩ quyền Anh nổi tiếng Henry Maske. Khi ấy tại Đức, các trận đấu của Henry Maske được theo dõi nhiều đến mức nó trở thành “bàn đạp” cho một vài ca khúc biểu diễn giữa giờ nghỉ. Chính vì thế, trận đấu giã từ sự nghiệp của Henry Maske trở thành cơ hội ngàn vàng cho những sản phẩm cần được quảng bá. Việc “quốc tế hóa” Con Te Partirò bắt đầu bằng sự thay đổi một số lời ca, đặt thêm cái tên tiếng Anh Time To Say Good Bye. Và đặc biệt, cách tân lớn nhất là việc chuyển hóa ca khúc này thành bản song ca, với ca sĩ được chọn mặt gửi vàng là Sarah Brightman.

Sarah Brightman sở hữu giọng nữ cao (soprano) độc đáo với âm sắc trong trẻo, tạo nên sự bù trừ hoàn hảo với chất giọng nam cao (tenor) dày và ấm của Andrea Bocelli. Và khi họ cùng cất giọng mở màn trận đấu quyền Anh được trực tiếp trên sóng truyền hình, gần 21 triệu khán giả phải “nín thở”. Đây cũng chính là lần đầu tiên, những khán giả ấy biết đến cái tên Andrea Bocelli. Ca khúc được dành để chia tay Henry Maske sau cùng lại mang đến sự khởi đầu cho Andrea Bocelli và Sarah Brightman trong thể loại nhạc phổ thông.

Đến tháng 12/1996, đĩa đơn Time To Say Good Bye gây nên cơn bão lần thứ 2 tại nước này, cuối cùng đạt doanh số 2,75 triệu bản một thời gian ngắn. Câu chuyện cũng diễn ra tương tự tại Anh, Mỹ khi Sarah Brightman tiếp tục đưa bản song ca này vào album cùng tên của cô, ra mắt năm 1997. Ngoài ra, cô còn thực hiện một phiên bản solo riêng với sự kết hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng London.

Cùng với My Way của Frank Sinatra, Time To Say Goodbye là ca khúc được ưa thích nhất để sử dụng trong các tang lễ, đánh dấu cho một xu hướng mới trong âm nhạc dành cho tang lễ. Trước đây, người đã khuất thường được tiễn đưa trong âm thanh trầm tư và linh thiêng của Thánh ca, hoặc nhạc cổ điển với chất nhạc tương tự. Tức là, mặc định đám tang sẽ phải là một không khí sầu lắng, yên lặng một cách não nề. Nhưng sau này, người phương Tây bắt đầu có xu hướng chuộng sử dụng những ca khúc mang giai điệu cũng như lời ca tươi sáng hơn, ngợi ca cuộc đời người đã khuất đồng thời cất lên lời tạm biệt đi kèm với sự gợi mở về một tương lai tươi sáng cho người sống. Đây có thể nói là xu hướng tiễn đưa rất văn minh, ngày càng nhiều ca khúc mới sáng tác đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, Time To Say Goodbye tạo cho người nghe cảm xúc, vừa có nỗi giằng xé của sự biệt ly nhưng vẫn ẩn chứa trong đó sức mạnh của niềm hi vọng. Time To Say Goodbye là lời tạm biệt đầy thiêng liêng với những miền quê, với ánh mặt trời và ánh trăng của quá khứ để cùng dong buồm đến đại dương xa xôi, hồi sinh trong khởi đầu mới.

Bình yên và lay động là cảm giác chung mà mỗi người đều có thể cảm nhận được khi nghe bài hát này, và cũng là lý do để nó được ghi danh vào huyền thoại như là bản tình ca hay nhất.

Lời dịch đoạn đầu từ lời dịch Anh ngữ do Sarah Brightman hát
Khi cô đơn, em ngồi mà mơ
và khi em mơ, không còn ngôn từ nào
Vâng, em biết trong gian phòng đầy ánh sáng
rằng mọi ánh sáng đã tắt
Nhưng em không thấy anh bên em, bên em

Kế bên cánh cửa sổ mang ánh nắng vào phòng em
Qua cánh cửa anh mở
Sâu thẳm trong em anh thấy ánh sáng
Mà anh tìm được trong bóng tối.

Đã đến lúc nói lời tạm biệt
Chân trời không bao giờ xa
Liệu em sẽ thấy chân trời cô đơn
Mà không có ánh sáng cho riêng em?
Em sẽ đi cùng anh dong thuyền trên biển cả
Bây giờ em biết không, không còn chân trời
Đã đến lúc nói lời tạm biệt.

* Video trình diễn sống, Andrea Bocelli & Sarah Brightman, hát tiếng Ý và tiếng Anh, 2007:
https://www.youtube.com/watch?v=4L_yCwFD6Jo

Video trình diễn sống, Solomia trong chương trình “The Voice Kids”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=ZT-rdjv8wgQ

* Video âm thanh, Celtic Woman, hát tiếng Anh, với ca từ, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=CVShqn30thI

Cotton Fields – The New Christy Minstrels

Cotton Fields là ca khúc thuộc thể loại nhạc đồng quê do Huddie Ledbetter sáng tác và thu âm năm 1940. Hai phiên bản hát lại thành công nhất – thậm chí còn hay hơn phiên bản gốc – là của New Christy Minstrels năm 1965 và của CCR năm 1969.

Lời dịch ca từ
Khi tôi còn là em bé tí xíu
mẹ đung đưa tôi trong chiếc nôi
giữa những đồng bông xa xưa ở quê nhà

Nhà nằm ở bang Louisiana
chỉ khoảng một dặm từ Texarkana
giữa những đồng bông xa xưa ở quê nhà

Và khi những chùm bông thối vữa
bạn không thể hái được nhiều bông
giữa những đồng bông xa xưa ở quê nhà

* Video âm thanh, The New Christy Minstrels, 1965:
https://www.youtube.com/watch?v=eAq4quw6jwo

Video âm thanh, CCR, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=AlSjx6F5Pl8

MV, Playing For Change | Song Around the World:
https://www.youtube.com/watch?v=lQK5RKqXIYY

Coward of the County – Kenny Rogers

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Kenny Rogers

Ca khúc nhạc đồng quê Coward of the County (có nghĩa: “Kẻ hèn nhát của hạt”) do Roger Bowling và Billy Ed Wheeler, được ca sĩ đồng quê Kenny Rogers (1938-2020) thu âm năm 1979.

Ca khúc kể về một anh trai trẻ tên Tommy vốn được cha dạy bảo đừng dùng bạo lực, nói “Con không cần phải chiến đấu để chứng tỏ mình là đàn ông.” Nhiều năm sau, anh có người yêu tên Becky, và vẫn nhớ lời cha dạy rằng mình không cần phải chứng tỏ là đàn ông. Một ngày, trong khi Tommy đi làm, ba anh em nhà Gatlin đến tìm Becky và thay nhau hãm hại cô. Anh cầm lấy bức ảnh của cha, và vẫn nhớ lời cha dặn. Đến khi anh bước vào quán rượu, ba anh em nhà Gatlin cười cợt chế nhạo Tommy. Nhưng Tommy khóa cánh cửa, và hai mươi năm dồn nén trong anh bùng nổ. Anh đánh gục ba anh em nhà Gatlin. Rồi người ta nghe anh nói “Con nghĩ cha hẳn hiểu cho, đôi lúc ta phải chiến đấu khi ta là đàn ông.”

Billboard xếp Coward of the County vào danh sách Top 100 ca khúc đồng quê hay nhất mọi thời đại.

+ Bản thu âm, Kenny Rogers:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/coward-of-the-county-kenny-rogers.atpThCLkJzpe.html

MV, Brad James:
https://www.youtube.com/watch?v=G6yPkJYWv3g

Cucurrucucú – Harry Belafonte

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Harry Belafonte

Ca khúc Cucurrucucú, còn được gọi  Cucurrucucú paloma, là ca khúc tiếng Tây Ban Nha do Tomás Méndez sáng tác năm 1954, và được ca sĩ Harry Belafonte thu âm năm 1956. Tựa ca khúc nhái tiếng kêu của con chim cu. Nội dung là về tình tuyệt vọng.

Video âm thanh, Harry Belafonte:
   https://www.youtube.com/watch?v=s1geGCzxrDw

+ * Video âm thanh, Nana Mouskouri, ca từ tiếng Anh:
   https://www.youtube.com/watch?v=ouE4YshiLO4

Video trình diễn sống, Petre Geambasu Show Band, hình ảnh mờ nhưng âm thanh tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=wbkcd_nD-l4

+ * Video trình diễn sống, Gaby Moreno, trong chương trình “Live from Here with Chris Thile”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=2FWduHf35AI

+ * Video trình diễn sống, Juan Diego Flórez, trong chương trình “Rolex Ambassador Gala”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=Q7yfsNFoUvk

Danny Boy (Londonderry Air)  – Rory O’Cahan & Frederick Weatherly

Theo Deignan (2018),

Năm 2001, Malachy McCourt cho ra mắt quyển sách có tựa đề Danny Boy: The Legend of the Beloved Irish Ballad. McCourt cho rằng Danny Boy là một phiên bản trong số 100 ca từ khác nhau theo giai điệu của bài nhạc Derry Air, cũng có tên Londonderry Air hoặc County Derry. Giai điệu bắt nguồn từ Rory Dall O’Cahan, một nghệ sĩ đàn harp người Ireland sống ở Scotland vào cuối thế kỷ 17, còn ca từ là do luật sư kiêm nhà soạn nhạc người Anh Frederick Edward Weatherly viết ra.

Ca khúc được hát từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Ireland, nói chung với mong ước sẽ gặp lại người thương yêu.

Trong tang lễ của Công nương Dianna, tiếng hát của ca đoàn nhà thờ vang lên ca khúc mà màn hình TV ghi là County Derry, ca từ của mục sư người Mỹ Howard Arnold Walter (1883-1918), có giai điệu như Danny Boy. Ca khúc như vang vọng một cách thắm thiết tâm tình của Công nương.

Trong tang lễ của Thượng Nghị sĩ John McCain, ca sĩ opera Renee Fleming hát ca từ của bài Danny Boy.

Ca từ Anh ngữ (trích đoạn) hát trong tang lễ TNS John McCain
And if you come, when all the flowers are dying
and I am dead, as dead I well may be
Please come and find the place where I am lying
and kneel and say an “Ave” there for me

And I shall hear, tho´ soft you tread above me
and all my dreams will warm and sweeter be
If you’ll not fail to tell me that you love me
then I shall sleep in peace until you come to me.

Lời dịch (trích đoạn)
Nếu người đến, lúc mọi đóa hoa đang tàn lụi
và tôi chết đi, chết đi thật rồi
Xin hãy đến và tìm ra nơi tôi an nghỉ
rồi hãy quỳ xuống và đọc kinh cầu cho tôi

Tôi sẽ nghe qua bước chân khẽ khàng của người bên trên
rồi mọi ước mơ của tôi sẽ ấm nồng và ngọt ngào
Nếu người không quên nói rằng người yêu thương tôi
thì tôi sẽ ngủ giấc an bình cho đến khi người đến với tôi.

Video âm thanh_Danny Boy, Charles Szabo, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=I2Cyxb63mK8

* Video âm thanh_Danny Boy, Nana Mouskouri, với video của PKLaf tạo cảm xúc:
   https://www.youtube.com/watch?v=JY6N2vEA6pI

Video trình diễn sống_Danny Boy, The Mormon Tabernacle Choir and Orchestra, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=AnDGID-nf3M

Video trình diễn sống_Danny Boy, Celtic Woman, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=u0ZNXxPP10I

Video âm thanh_Air from County Derry, Helmut Lotti:
   https://www.youtube.com/watch?v=n5fWhIgYyxA

+ Video trình diễn sống_Londonderry Air (Danny Boy), Per-Olov Kindgren (guitar solo):
https://www.youtube.com/watch?v=Yc3M03xOYFw

Darling Nelly Gray / Faded Love – Benjamin Hanby &  Bob Wills

Bản ballad Darling Nelly Gray (có nghĩa: “Người yêu dấu Nelly Gray”) rất được ưa chuộng vì câu chuyện cảm động và tiết tấu dịu dàng, do Benjamin Hanby (1833-1867) sáng tác và xuất bản năm 1856. Câu chuyện làm nền cho ca khúc này có phần khác nhau về chi tiết, đại thể như sau.

Vào thời ca khúc Darling Nelly Gray (hoặc Darling Nellie Gray) được sáng tác, nạn khai thác và mua bán nô lệ vẫn còn phổ biến. Nelly Grey là một cô gái nô lệ ở Kentucky, bị chủ bán đi cho một chủ khác. Người chủ thứ hai này xiềng cô lại rồi dẫn đi. Người yêu của Nelly Grey than khóc suốt ngày, cố tìm ra tung tích của cô. Nhưng nô lệ vào thời ấy không có tên riêng: mỗi người được chủ đặt tên theo ý của chủ, nên anh không thể dò tìm theo cô. Sau đấy, anh được biết cô bị đưa đến Georgia, là nơi nô lệ bị ngược đãi còn tồi tệ hơn là ở Kentucky. Cô bị vắt kiệt sức trên các cánh đồng trồng bông vải và mía.

Lời Việt điệp khúc – Darling Nelly Gray (Diệp Minh Tâm)
Hỡi người yêu Nelly Grey
chúng bắt em đi mất tăm hơi
Giờ đây anh không trông thấy
em đâu nữa rồi!
Ngồi bên sông anh trông ngóng em
qua từng đêm qua bao năm tháng
Hỡi em yêu,
em đã cách xa nơi chân trời!

Ca khúc Darling Nelly Gray được cho là đã đánh động tâm tư và nhận thức của người Mỹ, từ đấy dẫn đến quyết định của Tổng thống Abraham Lincoln vào năm 1863 xóa bỏ chế độ nô lệ đối với người da đen.

Ca khúc Darling Nelly Gray được Louis Armstrong và The Mills Brothers thu âm năm 1937, và Bing Crosby thu âm năm 1938. Cả hai phiên bản đều khá nổi tiếng. Cho đến bây giờ, người Mỹ ở miền Nam vẫn thường trình diễn bản Darling Nelly Gray.

Còn ca khúc Faded Love (có nghĩa: “Tình yêu nhạt nhòa”) do Bob Wills (1905-1975) cùng người cha John Wills và cậu em Billy Jack Wills sáng tác, và phát hành năm 1950. Từ đó, ca khúc gắn liền với tên tuổi của Bob Wills.

Giai điệu của Faded Love được cho là bắt nguồn từ Darling Nelly Gray. Quả thật người ta có thể nhận ra ngay hai ca khúc có giai điệu rất giống nhau.

Kênh truyền hình CMT đưa phiên bản Faded Love của Bob Wills vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại, nhưng người tổng hợp bài này nghĩ một vài phiên bản sau nghe hay hơn.

Đừng nhầm với ca khúc có cùng tựa đề Faded Love, bắt đầu bằng câu “You on that faded love, love”.

Lời dịch đoạn đầu – Fade Love
Khi em xem qua lá thư anh viết cho em
Chính anh là người em nghĩ đến:
Khi em đọc từng dòng đối với em rất thân thương
Em nhớ về tình yêu nhạt nhòa giữ chúng ta

Anh yêu ơi, hàng ngày em càng nhớ anh thêm
Như thể thiên đường nhớ những vì sao trên cao
Theo mỗi nhịp tim đập, em vẫn còn nghĩ về anh
Và nhớ về tình yêu nhạt nhòa giữ chúng ta

Video âm thanh_Darling Nellie Gray, Tom Roush, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=LsUdIsJ9TLU

Video âm thanh_Darling Nellie Gray, Bing Crosby, 1938:
   https://www.youtube.com/watch?v=RAlm6Vb3OJU

+ Video âm thanh_Faded Love, Patti Page, 1961:
https://www.youtube.com/watch?v=1YfgoWb3Ko4

* Bản thu âm_Faded Love, LeAnn Rimes:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/faded-love-leann-rimes.mrQZ3GVPttrV.html

* Video âm thanh_Faded Love, Willie Nelson & Ray Price, Crystal Gayle trong nhóm hát bè, với ca từ, 2017:
    https://www.youtube.com/watch?v=AA4c5w6Q3UM

Delta Dawn – Tanya Tucker

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Tanya Tucker

Ca khúc Delta Dawn do Larry Collins và Harvey đồng sáng tác. Đến năm 1972 phiên bản của Tanya Tucker là một trong 10 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất, và năm 1973 phiên bản của Helen Reddy cũng trở thành bản hit.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp Delta Dawn của Tanya Tucker vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

+ Bản thu âm, Tanya Tucker:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/delta-dawn-tanya-tucker.eL32TXIEBP.html

+ Video âm thanh, Helen Reddy, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=sDJVFpCZYXU

Video trình diễn sống, The McClymonts & Courtney Clarke, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=-6kttg2inTE

+ Video trình diễn sống, Ashland Craft, trong chương trình “The Voice”, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=tB9r4cmM0_U

Di Tanjong Katong – Osman Ahmad

Ca khúc Di Tanjong Katong tiếng Mã Lai do Osman Ahmad sáng tác vào thập niên 1930s.

Trong tiếng Mã Lai, “tanjong” có nghĩa là “mũi” ở bờ biển và “katong” là tên chỉ loài rùa da. Ghép hai chữ lại, đó là một địa danh chỉ “Mũi Con Rùa”. Tên ca khúc Di Tanjong Katong có nghĩa “Ở Mũi Con Rùa”.

Lời dịch đoạn đầu
Ở Mũi Con Rùa nước trong xanh
Là nơi đôi lứa gặp nhau
Chúng mình cùng làng với nhau, nhưng anh vẫn thích em
Còn hơn thế nữa nếu em xa khỏi tầm mắt của anh

Video âm thanh, Frances Yip (Diệp Lệ Nghi):
https://www.youtube.com/watch?v=K6z10SIF7gM

Video âm thanh, Kartina Dahari, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=QkEng5oyifI

Video trình diễn sống, Võ Tá Hân độc tấu guitar, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=Ul_8QPqalZk

Diana – Paul Anka

Diana là ca khúc do Paul Anka sáng tác và trình diễn năm 1957. Theo phỏng vấn năm 2005, Anka nói rằng bài hát được lấy cảm hứng từ một cô gái ở nhà thờ mà ông cũng không rõ là ai. Ca khúc đứng hạng cao trong bảng xếp hạng Billboard, cuối cùng bán được 9 triệu bản. Vào thập niên 1960s, Diana trở nên thịnh hành và được yêu thích ở Việt Nam, đến nỗi liên tục được yêu cầu phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn.

Bản thu âm, Paul Anka:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/diana-paul-anka.sHIg0SPbyiM2.html

Video trình diễn sống, The Neo Kings, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=ZZGK89vIRI4

Don’t Cry for Me, Argentina – Madonna

Don’t Cry for Me, Argentina được biết đến nhiều nhất vì đó là ca khúc chính trong vở nhạc kịch Evita (1978) với phần nhạc của Sir Andrew Lloyd Webber (1948- ) và lời của Tim Rice (1944- ).

Nếu Andrew Lloyd Webber là phù thủy về nhạc thì Tim Rice là phù thủy về lời. Trong một buổi công diễn, Andrew Lloyd Webber kể rằng đáng lẽ ông đã trở thành giáo sư đại học, nhưng ông trở thành nhà soạn nhạc nhờ gặp được Tim Rice. Đây là người giúp chuyển những cung nhạc tuyệt vời của Andrew Lloyd Webber và Elton John thành ngôn từ vừa hoa mỹ vừa sâu lắng mà chỉ cần đọc lên đủ nghe như những vần thơ.

Ca khúc do nhân vật chính, Eva (Evita) Peron, hát. Nhạc kịch nói về cuộc đời của Eva Peron (1919-1052), phu nhân tổng thống Juan Peron của Argentina, người phụ nữ được nhiều người dân Argentina mến yêu do tinh thần hăng say phục vụ người nghèo, nâng đỡ quyền phụ nữ, và chống bất công ở Argentinina. Nhiều người Argentina xem bà như một nữ thánh, dù bà vẫn có kẻ thù chính trị cáo buộc nhiều vấn đề. Cristina Fernández, nữ tổng thống đầu tiên của Argentina, nói rằng phụ nữ của thế hệ bà mắc nợ Evita vì “tấm gương nhiệt tâm và chiến đấu” của bà.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Madonna, trong phim Evita (1966)

Madonna thu âm lại ca khúc này khi thực hiện phim Evita (1966) chuyển thể từ vở nhạc kịch. Qua đó, ca khúc gắn với tên tuổi của Madonna.

Lời dịch đoạn đầu
Sẽ không dễ, các bạn có thể nghĩ là lạ lùng
Khi tôi cố giải thích cảm xúc của mình
Rằng tôi vẫn cần tình yêu của các bạn
Dù tôi đã làm bao nhiêu việc

Các bạn sẽ không tin tôi
Các bạn chỉ thấy một cô gái mà các bạn đã quen
Dù là cô ấy ăn mặc sang trọng
Trong thời hỗn tạp với các bạn

Tôi phải để cho nó xảy ra
Tôi phải thay đổi
Tôi không thể tốn cả đời nghèo khổ
Nhìn ra cửa sổ, tránh ánh mặt trời

Tôi chọn tự do
Chạy vòng quanh, thử mọi điều mới
Nhưng không có gì tạo ấn tượng cho tôi
Tôi chẳng bao giờ mong chờ ấn tượng gì

+ MV, Madonna (Official Music Video):
https://www.youtube.com/watch?v=KD_1Z8iUDho

+ Video trình diễn sống, Elaine Paige, trong chương trình “Andrew Lloyd Webber: The Royal Albert Hall Celebration”, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=sxR-1mZem8Q

+ * Video trình diễn sống, Ban nhạc André Rieu, trong DVD “André Rieu – New York Memories”. 2006:
https://www.youtube.com/watch?v=PgK-dIPMIp4

Video trình diễn sống, Tina Arena & dàn đồng ca, 2011:
   https://www.youtube.com/watch?v=TzF0Ih4jDCE

Video trình diễn sống, Nicole Scherzinger, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=ivOrKizry94

Don’t Forget to Remember – Bee Gees

Don’t Forget to Remember, cũng có tên Don’t Forget to Remember Me, là ca khúc do Barry Gibb và Maurice Gibb sáng tác và ban Bee Gees thu âm năm 1969.

Theo Wikipedia,

Bee Gees là nhóm nhạc pop được thành lập năm 1958, với đội hình chính gồm 3 anh em: anh cả Sie Barry Gibb (1946- ) cùng hai anh em sinh đôi Robin Gibb (1949-2012) và Maurice Gibb (1949-2003). Năm 1958, gia đình Gibb di cư tới Redcliffe, Brisbane, Queensland, Úc. Ba anh em nhà Gibb, khituổi đời vẫn còn rất trẻ, bắt đầu trình diễn để nhận tiền lẻ từ khách qua đường. Họ đổi tên ban nhạc của mình từ Rattlesnakes sang Wee Johnny Hayes & the Bluecats. Được lái xe Bill Goode giới thiệu với DJ đài phát thanh Bill Gates (không nên nhầm lẫn với người sáng lập Microsoft), DJ này đổi tên của ban nhạc theo các chữ cái đầu của họ Bill Gates, Bill Goode và Barry Gibb thành The BG’s, và cuối cùng thành “Bee Gees”, chứ không phải là viết tắt của “Brother Gibbs” như nhiều người lầm tưởng.

Bộ ba gặt hái nhiều thành công ở hầu hết khoảng thời gian họ tồn tại trong ngành công nghiệp âm nhạc, nhưng họ đã trải qua hai giai đoạn riêng biệt với những thành công vượt trội; 1) như là một nghệ sĩ âm nhạc nổi bật vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, và 2) những nghệ sĩ tiêu biểu của kỷ nguyên nhạc disco từ nửa sau thập niên 1970. Phong cách hát của nhóm được công nhận với 3 phần hòa âm chặt chẽ; giọng ca chính Robin với giọng ngân vang là một nét đặc trưng trong những bản hit đầu tiên của họ, trong khi chất giọng falsetto (giọng gió) R&B của Barry trở thành điểm nhấn trong âm nhạc của nhóm vào nửa sau những năm 1970 và thập niên 1980. Về sau, ba anh em quyết định rằng Andy Gibb (1958-1988) sẽ tham gia nhóm, nhưng chẳng bao lâu Andy qua đời.

Bee Gees bán được hơn 220 triệu bản thu âm trên toàn thế giới, giúp họ trở thành một trong những nghệ sĩ bán chạy nhất thế giới của mọi thời đại. Bee Gees được ghi danh vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1997, với lời trích dẫn “Chỉ có Elvis Presley, The Beatles, Michael Jackson, Garth Brooks và Paul McCartney mới có thể bán chạy hơn Bee Gees”.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Bee Gees: Sir Barry Gibb, Robin Gibb, Maurice Gibb, Andy Gibb (1977)

Bee Gees cũng viết ca khúc cho một số nghệ sĩ khác, ví dụ như Chain Reaction cho Diana Ross, Grease cho Frankie Valli, Heartbreaker cho Dionne Warwick, Immorality cho Celine Dion, Islands in The Stream cho Kenny Rogers and Dolly Parton, and Woman in Love cho Barbra Streisand.

Lời dịch đoạn đầu
Con tim anh vẫn không tin em đã xa anh
Anh vẫn đành nhìn nhận đó là sự thật
Em yêu, anh có thể vượt qua mọi trở ngại
Nhưng không thể nguôi ngoai chuyện của em

Đừng quên anh em nhé
Và đừng quên tình yêu một thời
Anh vẫn nhớ về em
Anh yêu em.

* Video âm thanh, Bee Gees, với nhiều hình ảnh của nhóm này:
https://www.youtube.com/watch?v=FIdewXHh3eQ

Video âm thanh, Skeeter Davis:
https://www.youtube.com/watch?v=urFlvqbsA5Y

MV, Jo A Ram (violon điện):
https://www.youtube.com/watch?v=u21L1R81UU4

Video trình diễn sống, Lee Ra Hee, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=AN8qoiWducs

Don’t Let the Rain Come Down – The Serendipity Singers

Don’t Let the Rain Come Down là ca khúc do ban The Serendipity Singers thu âm năm 1964, được cho là dựa theo bài hát trẻ em của Anh quốc có tựa đề There Was a Crooked Man (nhưng thật ra có giai điệu và ca từ khác hẳn).

* Video âm thanh, The Serendipity Singers, 1965:
   https://www.youtube.com/watch?v=_5YcE_8CcrU

hoặc, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=3s3hadvJ_k8

+ Video âm thanh, Ronnie Hilton:
https://www.youtube.com/watch?v=lySUIBrDsIE

Video âm thanh, Hugo Winterhalter, 1965:
   https://www.youtube.com/watch?v=ZYvD23ewJaM

Video trình diễn sống, phiên bản ngắn ukulele, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=vXBN0104RJY

Donna, Donna – Joan Baez

Donna Donna hoặc Dona Dona là một ca khúc nhạc đồng quê trữ tình nổi tiếng trên khắp thế giới với ca từ tiếng Anh và tiếng Pháp được chọn nghe nhiều nhất. Nguyên thủy, bài hát tên là Dana Dana, được viết riêng bằng tiếng Do Thái (Yiddish) cho vở nhạc kịch Esterke vào khoảng năm 1940-1941 ở Mỹ, do người Mỹ gốc Do Thái-Ukraine Sholom Secunda (1894-1974) phổ từ thơ của người Mỹ gốc Do Thái Aaron Zeitlin (1898-1973). Lúc đó, ca khúc Dana Dana chỉ được biết đến trong cộng đồng người Do Thái lưu vong. Đến gần 20 năm sau, ca khúc này mới nổi tiếng toàn cầu.

Hai tác giả chính của bài hát không giải thích rõ ý nghĩa tựa đề bài hát. Nhưng theo phân tích của nhiều người, Donna, Dona, Dana… nhiều khả năng là tên của một cô gái (Do Thái). Trong tiếng Ba Lan, cách điệp từ “dana” được dùng như cách người Việt ngân giọng “la la la”, lời giải thích này phù hợp với bối cảnh vở nhạc kịch mà hai tác giả được mời tham gia.

Bản dịch đầu tiên tiếng Anh tên Dona Dona do chính tác giả dịch, kể về tâm sự của một chú bê bị đem ra chợ bán và lồng vào đó là những ước vọng tự do. Trên đường đến cõi chết, chú bê than vãn số phận bi thảm của mình và so sánh sự bất hạnh ấy với cánh chim đang tung bay trên bầu trời. Người nông phu khi thấy cảnh đó, hỏi rằng “vì sao sinh ra bê cho người ta giết thịt mà không thành chim sẻ để tung cánh trên bầu trời tự do?”

Ý của những tác giả khi lồng câu chuyện ấy muốn gửi gắm thông điệp rằng sao có những phận người, từ thế hệ này sang thế hệ khác luôn chịu quá nhiều thua thiệt; hay rộng hơn, có những dân tộc luôn phải chịu kiếp khổ đau và thậm chí lưu vong hơn mấy ngàn năm như dân tộc Do Thái.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Joan Baez

Vào năm 1956, khi hai tác giả Arthur Kevess và Teddi Schwartz cùng nhau đặt lại lời mới với tựa đề Donna, Donna thì bài hát bắt đầu gây được chú ý. Và bài hát trở thành bài hit toàn cầu khi được Joan Baez (1941- ) thể hiện vào năm 1960. Lúc ấy, Joan Baez đang là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất ở Mỹ và là người luôn đi đầu trong các cuộc xuống đường đòi tự do, phản chiến… Với tiếng hát của Joan Baez, Donna Donna trở thành bài hát của các cuộc xuống đường, là thánh ca của phong trào dân quyền (Nguyên Minh, 2017a).

Nội dung như một câu chuyện ngụ ngôn, tả tâm trạng của bốn chủ thể: con bê tội nghiệp, con én tự do, cơn gió vô tư và người nông dân cảm thông. Con én đang tự do nhưng không thấy được cái quý giá mình đang hưởng. Con bê bị dẫn ra chợ với ánh mắt thê lương và thấy tự do thật là quý giá. Không phải ai cũng cảm thông với bê: cơn gió vẫn vô tư cười đùa. Người nông dân hiểu tâm trạng của con bê nhưng không làm gì được, mong bê đừng kêu than nữa, tiếc bê không có cánh để tự do bay lượn như én.

Thoạt nghe, bài hát tưởng như ngộ nghĩnh, qua một cuộc đối thoại tình cảm giữa người nông dân với chú bê của mình trên đường tới lò mổ. Nhưng sau khi nghe xong, ai cũng tìm thấy trong bài hát một thông điệp chung về những nạn nhân của áp bức và khát vọng tự do chính trị. Và quan trọng hơn, giọng hát của Joan Baez còn làm người nghe nhìn thấy một thông điệp sâu sắc hơn, đó là sự giải thoát. Hình ảnh chú bê bị trói chặt trên đường đến lò mổ để làm thịt là một phép ẩn dụ về cuộc hành trình từ thể xác đi đến cái chết. Chú bê (nghĩa là một thân xác) có “ánh mắt thê lương” bởi lẽ nó đã đã tự gắn mình với sự sống và niềm vui, nó lo sợ không biết điều gì tồn tại ở thế giới bên kia. Hình ảnh cánh chim tung bay trên bầu trời là đại diện cho tâm hồn. Tâm hồn linh thiêng ấy không bị ràng buộc bởi những hạn chế của thế giới vật chất. Nó tự do vượt ra ngoài các cảnh giới tâm linh, ở phía trên cao của trần thế. (Nguyên Minh, 2017a.)

Bản dịch tiếng Pháp của Claude François (1939-1978) mang tựa Donna, Donna (Le Petit Garçon) thay đổi hoàn toàn về ý nghĩa, là câu chuyện của một bé trai có ước muốn trở thành người lớn, nhưng khi đạt được giấc mơ cậu lại hối tiếc vì đã vứt bỏ quãng đời thơ ấu đẹp đẽ. Trần Tiến viết lời Việt dựa theo nội dung này.

* Video âm thanh, Claude Francois hát tiếng Pháp, với ca từ:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/donna-donna-claude-francois.CoyeyMgK4T.html

* Video âm thanh, Joan Baez, hát tiếng Anh, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=F4yGF3PvAfc

* Video âm thanh, Julie Rogers, hát tiếng Anh, với ca từ & phụ đề Việt ngữ:
   https://www.youtube.com/watch?v=RJt8_C2yyMw

+ * Video âm thanh, Tam ca Áo Trắng hát lời Việt của Trần Tiến:
https://www.youtube.com/watch?v=mZZdvaTkZdg

Video âm thanh, Như Quỳnh hát lời Việt tựa đề Tiếc thương, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=OWfD5ape4Ic

Đôi Bờ – Andrei Eshpai & Grigory Pozhenyan

Đôi Bờ (tiếng Nga: Два берега) là một ca khúc Nga, lời của Grigory Pozhenyan, phần nhạc do Andrei Eshpai viết cho cuốn phim mang tựa đề Жажда (có nghĩa: “Khát”) năm 1960 với tên gọi nguyên thủy là Мы с тобой два берега (Em và anh, đôi bờ).

Nội dung ca khúc theo nguyên tác là nói về một mối tình vô vọng của một cô gái chung thủy với một chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, và chính bản thân người con gái cũng nhận thức được điều ấy. Nhưng sâu thẳm tận đáy lòng mình, cô gái lại không hề muốn tin và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những con vịt đều có đôi và những bạn gái đều đã có người yêu làm cô không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai như hai bờ của một dòng sông. Tuy vậy, cô vẫn kiên định chờ đợi… Giai điệu của ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng, phản ảnh nội tâm một người thiếu nữ.

Ca từ tiếng Việt
Đêm dài qua dưới mưa rơi, em mong chờ em tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời, em hạnh phúc nhất đời
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, giữa tình đôi lứa ta
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Trên dòng sông sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Đêm dần qua ánh ban mai, đang lan tràn dâng tới
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.

Trích đoạn phim_Жажда (1959):
https://www.dkn.tv/nghe-thuat/nghe-lai-ban-goc-tuyet-dep-doi-bo-mot-dong-song-song-nuoc-long-lanh-doi-bo-dau-cach-xa.html

MV, Thảo Vân hát tiếng Nga và tiếng Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=CTSyaw2KBro

Video trình diễn sống, Victoria Dayneko:
https://www.youtube.com/watch?v=d17GRnA7s58

MV, Rada Rai, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=rsF-DfHg3Xk

Độ ta không độ nàng – Cô Độc Thi Nhân

Độ ta không độ nàng (tên gốc: 渡我不渡她, phiên âm: “độ ngã bất độ tha”, tựa tiếng Anh: Why bless me not her?) là ca khúc nhạc Hoa của tác giả có nghệ danh Cô Độc Thi Nhân.

Nhiều người nghe ca khúc này cho rằng ý tứ giống với tiểu thuyết từng được chuyển thể thành bộ phim năm 2017 mang tên Faithful to Buddha, faithful to you, tên Việt: Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh.

Có một đoạn phim 3D ngắn dựa trên một truyện ngôn tình không rõ rác giả từng gây sốt mạng Internet Trung Quốc, kể về chuyện tình oan trái giữa một vị tiểu hòa thượng và một tiểu quận chúa xinh đẹp. Tuổi thơ hai người lớn lên cùng nhau, tình cảm trở nên đặc biệt, nhưng vì là người đã quy y cửa Phật nên tiểu hòa thượng giấu kín ý tình. Đến một ngày nọ, quận chúa vì bị thái tử cưỡng hiếp mà tự vẫn, tiểu hòa thượng chợt nhận ra mình cũng có tình cảm sâu đậm với tiểu quận chúa. Hận thù bùng lên, tiểu hòa thượng tìm giết chết thái tử. Trong lúc đau khổ tột cùng, tiểu hòa thượng buông lời oán trách Phật, vì sao phổ độ chúng sinh, nhưng lại không độ cho quận chúa để tránh chịu đau khổ.

Do sự ngẫu nhiên trùng hợp giữa bài hát và nội dung đoạn phim 3D, nhiều người hiểu lầm đây chính là nội dung thật của bài hát. Tuy nhiên, tác giả Cô Độc Thi Nhân phủ nhận điều này. Anh cho biết, khi còn nhỏ, do bản tính quá nghịch ngợm, nên từng được gia đình đưa tới chùa Thiếu Lâm một khoảng thời gian để học võ và rèn luyện, tu tâm dưỡng tính. Nhờ đó, anh dần trở thành một người có trái tim yêu thương, nhạy cảm với vạn vật xung quanh, hoa lá cỏ cây. Ý nghĩa của bài hát thực chất là sự hoài niệm đơn thuần về tuổi thơ của anh. Dù vậy, các phiên bản cover vẫn theo nội dung trên do tính lãng mạn dễ hấp dẫn người xem.

Ca khúc có bản tiếng Anh, tiếng Khmer, tiếng Quảng Đông, và tiếng Hmong trên cộng đồng Youtube. Thực tế, ca khúc này không nổi tiếng lắm trong cộng đồng tiếng Trung vì Youtube bị tường lửa chặn ở Đại lục.

Các bản cover ở Việt Nam mang một sắc thái mới, đáng thưởng thức.

MV hoạt hình, Anh Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=0A7DLBA4T4M

MV, Thiên An, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=U44j_OHK50M

* MV, Hoàng Y Nhung:
https://www.youtube.com/watch?v=KU_lbqYftjI

Edelweiss – Julie Andrews

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Julie Andrews

Edelweiss (hoa nhung tuyết) là một trong những loài hoa miền núi nổi tiếng ở Châu Âu, thuộc họ Cúc. Tên tiếng Anh hoặc tiếng Pháp edelweiss có nguồn gốc từ tiếng Đức: “edel” nghĩa là quý tộc và “weiß” nghĩa là màu trắng. Ở Thụy Sĩ, hoa thường được sử dụng như là biểu tượng quốc gia (quốc hoa). Cũng chính vì điều này mà hoa nhung tuyết thường được coi như một loài hoa của riêng Thụy Sĩ dù thật ra là không phải thế.

Ca khúc Edelweiss được Richard Rodgers và Oscar Hammerstein sáng tác năm 1959 để trình diễn trong vở nhạc kịch Broadway có tựa đề The Sound of Music bắt đầu công diễn từ 1961, và sau đó được Julie Andrews hát trong cuốn phim cùng tựa năm 1965.

MV, Julie Andrews:
https://www.youtube.com/watch?v=LUBKrxvQYhA

MV, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=llgKu7uP8jM

Video trình diễn sống, Celia Pavey, trong chương trình “The Voice Australia”, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=uJuacmbtzls

El Choclo (Kiss of Fire) – Julio Iglesias

El Choclo (tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa: “Quả bắp”) là một ca khúc do nhạc sĩ người Argentina tên Ángel Villoldo (1861-1919) sáng tác năm 1898. Nội dung được cho là ngầm chỉ một người chủ nightclub kiêm nghề dắt gái có biệt danh “El Choclo”, do tóc ông này có màu như râu bắp. Bài nhạc được công diễn lần đầu tiên ở Buenos Aires, Argentina, năm 1903.

Ca khúc El Choclo được nổi tiếng qua phiên bản của Julio Iglesias. Bài nhạc El Choclo (không có ca từ) được thu âm bởi nhiều dàn nhạc khác nhau, đặc biệt là ở Argentina.

Phiên bản tiếng Anh có tựa đề Kiss of Fire do Lester Alien cùng Robert Hill viết ra năm 1952 và được thu âm ở Mỹ, cũng rất được yêu thích. Riêng nữ ca sĩ Connie Francis trình bày tiếng Tây Ban Nha được dịch ngược lại từ Kiss of Fire.

Ca từ bản gốc không có nội dung rõ ràng, cũng không tạo nên câu chuyện mà chỉ có ngôn từ mông lung nói về hiệu ứng của điệu tango này, lại thêm thành ngữ khiến cho người nước ngoài hiểu tiếng Tây Ban Nha vẫn ngỡ ngàng. Có lẽ vì thế mà người ta không chú ý đến hát ca khúc, chủ yếu là dàn nhạc khai thác giai điệu quyến rũ.

Video âm thanh_ El Choclo, Julio Iglesias, 1996:
https://www.youtube.com/watch?v=E3JjiTEDJoE

Video âm thanh_ Kiss of Fire, Georgia Gibbs:
https://www.youtube.com/watch?v=mLpzfER6w3c

* Video trình diễn sống, hòa tấu, Katica Illényi (violon), 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=mqlaBdyoC8Q

* Video âm thanh, hòa tấu, Stanley Black và dàn nhạc của ông, remastered 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=q9wTbkuNwO0

El Cóndor Pasa – dân ca Peru

El Cóndor Pasa (có nghĩa: “Con đại bàng bay qua”) là điệu dân ca của Peru nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Phiên bản chính thức của bài El Cóndor Pasa ra đời tại Peru vào năm 1913.

Trước đó, El Cóndor Pasa là một khúc hát dân gian quen thuộc của người Inca có từ thế kỷ 18, nhưng khuyết danh tác giả. Nhạc sĩ Daniel Alomía Robles cùng với nhà biên đạo kịch Julio de La Paz (tên thật là Julio Baudouin y Paz) hoàn chỉnh ca khúc này từ giai điệu đến lời ca, để đưa nó vào trong một vở kịch hát zarzuela. Theo truyền thống Tây Ban Nha, zarzuela (có từ giữa thế kỷ 17) thuộc vào dạng ca vũ kịch, kết hợp đối thoại, ca khúc với hoạt cảnh múa. Kịch hát zarzuela không nghiêm túc bằng opera; thể loại gần giống nhất là kịch opérette của Pháp.

Qua hình tượng của cánh chim đại bàng lướt bay, hai tác giả Daniel Alomía Robles và Julio de La Paz nói lên tình hoài hương và xa hơn nữa là sự gắn bó của họ với nền văn hóa cổ truyền Inca, có từ thời xa xưa, trước khi quân viễn chinh Tây Ban Nha thống trị vùng đất Nam Mỹ.

Vở kịch mang tựa đề Soy la Paloma que el Nido Perdió dùng hình tượng của cánh chim mất tổ ấm, con người không còn quê hương, được diễn lần đầu tiên vào năm 1913 năm tại thủ đô Lima. Đến năm 1933, toàn bộ tác phẩm được xuất bản, rồi sau đó chìm dần vào quên lãng, nhưng ca khúc El Cóndor Pasa lại nổi tiếng trên khắp thế giới.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
charango

Khúc dân ca này sau đó lọt vào tai của Paul Simon, người viết lời tiếng Anh If I Could cho bản nhạc. Do không chuyên về các nhạc cụ truyền thống Nam Mỹ, nên ban song ca Simon & Garfunkel nhờ nhóm Los Incas ghi âm bài này cùng với họ vào năm 1970. Ngoài tiếng sáo thần nhân dương (tức là sáo thần Pan – pan flute), giai điệu còn thuần chất Peru nhờ tiếng đàn đặc thù charango, một loại đàn tương tự mandoline nhưng có đến mười dây. Nhạc cụ đặc trưng này của các cộng đồng thổ dân sinh sống tại các vùng cao nguyên, được sáng chế tại thành phố Ayacucho của Peru từ thế kỷ 17, sau đó được phổ biến rộng rãi ở các nước Nam Mỹ.

Phiên bản tiếng Anh của Simon & Garfunkel giúp ca khúc chinh phục thêm nhiều tầng lớp khán giả trên thế giới. Hàng loạt phiên bản trong nhiều thứ tiếng khác nhau lần lượt ra đời kể cả tiếng Croatia, tiếng Ý, tiếng Nga, Hà Lan, Do Thái…

Vào năm 2004, chính quyền Peru nâng ca khúc này lên hàng di sản văn hóa quốc gia.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Hình ảnh kỷ niệm 100 năm ca khúc El Cóndor Pasa

* Video âm thanh, Simon & Garfunkel, với những hình ảnh về đất nước Peru:
   https://www.youtube.com/watch?v=QqJvqMeaDtU

Video trình diễn sống, Luz de las Naciones:
  https://www.youtube.com/watch?v=n5E67TytES8

+ Video trình diễn sống, guitar & pan flute:
https://www.youtube.com/watch?v=0LFQDVvnKAQ

+ Video trình diễn sống, Ban nhạc André Rieu ở Peru, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=mmJGrlInh84

Bản thu âm, Anh Khoa hát lời Anh & Việt, với ca từ Anh:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/el-condor-pasa-anh-khoa.7Xa1ZOGK4G.html

El Paso – Marty Robbins

Ca khúc nhạc đồng quê El Paso do Marty Robbins (1925-1982) sáng tác năm 1959 và tự trình diễn, đạt hạng đầu trên bảng xếp hạng cùng năm, từ đó tên tuổi ông gắn liền với El Paso. Đây là ca khúc dài bởi vì Marty Robbins kể lại một câu chuyện thuộc miền Viễn Tây (có thể dàn dựng thành tiểu phẩm về các anh cowboy).

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi El Paso vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

Kênh truyền hình có uy tín CMT đưa El Paso vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

Tạp chí The Rolling Stone ghi El Paso vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến 2014.

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa El Paso vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Bạn nên đọc và thấu hiểu ca từ thì mới cảm nhận được hết nỗi niềm của anh chàng cowboy trong chuyện tình này.

Lời dịch đoạn đầu
Ở thị trấn El Paso vùng Tây Texas
Tôi phải lòng một cô gái Mễ
Buổi tối tôi thường đến quán rượu nhỏ Rosa
Âm nhạc trỗi lên và Felina xoay vòng theo

Đen tuyền hơn màn đêm, là đôi mắt Felina
Kẻ xấu và kẻ dữ thay phiên trổ tài mê hoặc
Còn tôi càng yêu sâu đậm cô gái Mễ
Tôi phải lòng cô nhưng biết là hão huyền.

Một đêm có gã cao bồi trẻ sục sôi bước vào
Man dại như cơn gió miền Tây Texas
Hăng hái và liều mạng anh ta chia cùng ly với Felina tội lỗi
Cô gái mà tôi yêu.

* Video âm thanh, Marty Robbins:
https://www.youtube.com/watch?v=-zBzZJd-nfw

Video âm thanh, Marty Robbins, với ca từ, âm thanh không tốt bằng bản trên nhưng tranh biếm họa thật thú vị để kể truyện:
https://www.youtube.com/watch?v=L3vTa7y84T0

* Video âm thanh, Michael Martin Murphey:
https://www.youtube.com/watch?v=2xyKAqEFs6E

Video trình diễn sống, Ronny Robbins:
https://www.youtube.com/watch?v=-AMevCZVB0Q

(Everything I Do) I Do It for You – Bryan Adams

Đây là ca khúc do Michael Kamen và Robert John “Mutt” Lange, được ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc người Canada Bryan Adams trình bày. Hai album được phát hành cùng năm 1991 cho ca khúc này: nhạc phim Robin Hood: Prince of Thieves và album “Waking Up the Neighbours”.

Ca khúc đạt thành công vang dội sau khi được phát hành, chiếm hạng đầu trong bảng xếp hạng ở ít nhất 16 quốc gia. Tiếp theo đó, hơn 15 triệu bản được bán ra trên khắp thế giới, và hàng trăm ca sĩ hát lại.

Billboard ghi ca khúc này vào danh sách 100 ca khúc hot hay nhất mọi thời đại tính đến 2018.

Có nhận xét rằng khó nhà soạn nhạc nào bỏ ra 1 tiếng đồng hồ với năng suất cao như Bryan Adams. Năm 1990, ông đang làm việc với nhà sản xuất Mutt Lange ở London thì được yêu cầu viết ca khúc cho phim Robin Hood: Prince of Thieves. Bryan Adams kể lại: “Chúng tôi chỉ mất khoảng 45 phút, rồi chúng tôi cùng nghe lại lần đầu tiên. Nói thẳng thì chúng tôi biết mình vừa sáng tác ra cái gì đó đẹp đẽ, nhưng tôi không hề mường tượng ra ảnh hưởng của ca khúc này.”

Lời dịch đoạn đầu
Hãy nhìn vào mắt anh, em sẽ thấy
Em có ý nghĩa thế nào với anh
Hãy tìm trong con tim em, trong tâm hồn em
Và khi tìm được anh ở đó, em không cần tìm nữa

Đừng bảo anh rằng việc đó không đáng để cố gắng
Em không thể bảo anh rằng điều đó không đáng để hy sinh
Em biết đó là sự thật
Mọi việc anh làm, anh làm vì em.

+ * Video âm thanh, Bryan Adams:
https://www.youtube.com/watch?v=_27ENzBL_Ng

+ Video âm thanh, Brandy, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=UiP26UaHPbo

Video trình diễn sống, Hope:
   https://www.youtube.com/watch?v=VcfoDgY4-_U

Video trình diễn sống, Rough Copy trong chương trình “The X Factor”, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=XUSTkXO_Mz8

* Video trình diễn sống, Julia Westlin (acapella):
   https://www.youtube.com/watch?v=6ls47ijLdKo

First of May – Bee Gees

Đây là ca khúc do ban Bee Gees phát hành năm 1969.

Âm cảm của Nguyên Minh (2013),

Tháng 5 về, thời gian cho những hoài niệm trở về trong một ngày bình yên. Trong ngày đầu tiên của mùa hè, bất chợt gặp lại những giai điệu xưa cũ như First of May của Bee Gees có thể khiến bất kỳ ai cũng phải bâng khuâng, xao xuyến.

“…Khi tôi còn thơ bé, lúc ấy cây thông thật cao lớn
Chúng tôi đã biết yêu khi những đứa trẻ khác vẫn còn nô đùa
Đừng hỏi tôi vì sao, nhưng thời gian đã trôi qua
Người ấy cũng đã rời đi xa…”

Những câu hát của First of May đưa người nghe trở lại thời thơ bé tươi đẹp với những ký ức tình cảm trong sáng, hồn nhiên. Thưở còn bé, mọi thứ xung quanh ta đều thật to lớn. Tình yêu cũng là một thứ gì đó quá sức “vĩ đại”. Tuy nhiên, những đứa trẻ dường như rất tự tin khẳng định mình “đã biết yêu” khi có những rung động với cô bạn, cậu bạn ở nhà bên, cùng lớp hay đơn giản là mới gặp trong một ngày tình cờ.

Thời gian trôi đi, những đứa trẻ rồi cũng lớn lên. Những hình bóng năm xưa đã rời đi xa và trở thành những kỷ niệm mà khi nhắc lại, mỗi người đều tự bật cười trước sự ngây ngô, thơ dại của chính mình ngày ấy.

“…Giờ chúng tôi đã trưởng thành, cây thông bỗng nhỏ lại
Và em không hỏi về khoảnh khắc năm ấy
Nhưng giữa tôi và em, tình yêu là vĩnh cửu
Ngày đầu tháng 5, chúng ta sẽ khóc…”

Khi đã trưởng thành, ai cũng có những thay đổi lớn về mặt nhận thức với thế giới xung quanh. Mọi thứ đôi khi đều trở nên bé nhỏ trước một tầm nhìn rộng lớn. Tình yêu lúc này với mỗi người cũng đã khác. Có những người đã trải nghiệm đủ các dư vị ngọt đắng của tình yêu, có những người vẫn tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm nó. Cuộc sống tấp nập khiến ta quên đi tình yêu trẻ con năm xưa, cho tới ngày đầu tháng 5, những kỷ niệm ấy chợt ùa về trong những giai điệu thiết tha, gợi lại cả một miền quá khứ xa xôi.

Video âm thanh, Bee Gees, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=dvr2n9q8t3I

hoặc, với những hình ảnh của Bee Gees thời còn trẻ:
https://www.youtube.com/watch?v=LqB2UXmMZHs

Video âm thanh, Emi Fujita, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=1kMlr54b52g

Video âm thanh, Olivia Ong, trong album “Fall in Love With”, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=Csd1HnhnKNQ

+ Video âm thanh, Yao Si Ting (Diêu Tư Đình), với ca từ & phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=bRv3TxD8wSQ

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=nwfgMFwJ7y4

From a distance – Julie Gold

From a Distance là ca khúc do ca sĩ kiêm nhà sáng tác nhạc Julie Gold (1956- ) viết ra năm 1985.

Theo lời kể của chính tác giả (Lydia Hutchinson, 2015),

Năm 1978, ở tuổi 22, tôi đến New York để theo đuổi nghiệp sáng tác nhạc. Mộng ước là cốt lõi nhưng không giúp tôi trả tiền thuê phòng. Tôi phải làm nhiều công việc thời vụ trong khi viết ca khúc vào ban đêm. Đó là cuộc sống bươn chải. Không có bảo hiểm y tế. Không có tiền để giải trí. Mất hy vọng. Nghi ngờ chính mình. Sợ hãi…

Cuối cùng vào năm 1984 tôi chịu thua để xin làm thư ký toàn thời gian cho HBO. Ôi, chi phiếu trả lương thường kỳ thật là tuyệt vời.. Dĩ nhiên là tôi vẫn sáng tác ca khúc và vẫn nuôi giấc mộng dài.

Năm 1985, gần đến sinh nhật thứ 30 của tôi, cha mẹ tôi gửi đến chiếc đàn dương cầm mà mà tôi đã chơi trong khi lớn lên. Dương cầm của tôi. Tình thương và bạn hữu chân thật nhất. Đoàn tụ sau bao năm tháng.

Ngày kế tôi ngồi bên chiếc dương cầm, và đơn giản là From a Distance tuôn trào. Theo một ý nghĩa, tôi mất hai tiếng đồng hồ để viết ra. Theo ý nghĩa khác, tôi mất 30 năm.

Tôi gửi From a Distance cho các nơi mà tôi quen biết. Như thường lệ, phần đông thậm chí không thèm trả lời. Những người trả lời thì phê phán ca khúc của tôi. Bạn tôi và cũng là người sáng tác ca khúc, Christine Lavin, thì thích ca khúc và yêu cầu gửi đến các bạn và người quen biết của cô ấy. Sau hai tuần, bản thảo ca khúc được phát qua sóng phát thanh nhờ Christine. Rồi có một ngày, máy trả lời điện thoại phát một tiếng nói dịu dàng, tự giới thiệu là Nanci Griffith. Cô ấy nhận ca khúc từ Christine, sinh lòng yêu thích, và muốn ghi âm.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Julie Gold

Nanci hát ca khúc ấy khắp thế giới, trong khi tôi vẫn làm công việc thư ký. Dăm ba lần cô ấy dẫn tôi đi theo, để tôi đệm dương cầm cho cô ấy hát. Quả là những thời khắc khó tin mà chúng tôi cùng chia sẻ. Ngày 16/6/1988, tôi đệm đàn ở nhà hát Carnegie Hall cho Nanci. Tất cả những người thân của tôi ở Philadelphia đến để chia sẻ phép nhiệm mầu. Phần lớn trong số họ, kể cả mẹ tôi, là dân nhập cư [mẹ và ông bà ngoại từ nước Nga; ông bà nội từ Rumani]. Theo nhiều cách, tôi là Giấc mơ Mỹ đối với họ.

Rồi Bette Midler ghi âm lại ca khúc. Năm 1991, tôi thắng Giải Grammy cho Hạng mục Ca khúc của Năm. Lúc đó tôi vẫn đang sống trong một căn buồng tối tăm, tiền bạc không có, vô định về tương lai, thế mà ca khúc của tôi được truyền qua sóng phát thanh và tôi thắng một Giải Grammy. Nếu đó không phải là giấc mơ thành hiện thực, thì là gì?

Bây giờ tôi được 55 tuổi. Tôi đã nghe From a Distance qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tôi đã cảm nhận qua Braille [chữ nổi cho người mù]. Tôi đã đọc ca từ trên thiệp chúc mừng và sách cho trẻ em. Và ca khúc đã được phát cho phi hành gia trong không gian. Không kém gì một phép lạ, và tôi luôn lấy làm trân trọng đối với phép lạ đã đến với tôi.

Trong một buổi trình diễn, Julie Gold bày tỏ: “Khi ta nắm lấy cây bút, ta có cơ hội chạm đến và thay đổi thế giới, hy vọng theo chiều hướng khá hơn.”

Lời dịch
Từ khoảng xa, thế giới có màu lam và màu lục
Và những ngọn núi phủ tuyết trắng
Từ khoảng xa, đại dương gặp gỡ dòng suối
Và chim ưng soải cánh bay

Từ khoảng xa, có lòng hòa hợp
Vang vọng qua khắp vùng đất
Đó là tiếng nói của hy vọng, tiếng nói của hòa bình
Đó là tiếng nói của mỗi người

Từ khoảng xa, tất cả chúng ta đều đầy đủ
Và không ai chịu cảnh thiếu thốn
Không có bom đạn, và không có bệnh tật
Không có miệng đói phải cho ăn

Từ khoảng xa, chúng ta là những nhạc khí
Hòa trong nhóm đồng điệu
Chơi ca khúc của hy vọng, ca khúc của hòa bình
Chơi ca khúc của mỗi người

Chúa đang nhìn chúng ta, đang nhìn chúng ta
Chúa đang nhìn chúng ta, từ khoảng xa

Từ khoảng xa, bạn như là bạn của tôi
Dù chúng ta ở hai bên chiến tuyến
Từ khoảng xa, tôi không hiểu được
Cuộc chiến này phục vụ mục đích gì

Từ khoảng xa, có lòng hòa hợp
Và vang vọng qua khắp vùng đất
Đó là hy vọng của những hy vọng, tình thương của những tình thương
Đó là con tim của mỗi người

Đó là hy vọng của những hy vọng, tình thương của những tình thương
Đó là tiếng hát của mỗi người

Những bản trình diễn dưới đây do những nghệ sĩ ở các miền khác nhau trình bày theo những phong cách khác nhau, cho thấy đúng là âm nhạc mang con người đến với nhau, từ khoảng xa.

Video âm thanh, Nanci Griffith:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/from-a-distancealbum-version-nanci-griffith.6lG9g7EUTunV.html

+ * Video âm thanh, Bette Midler, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=UoBFfIkvHvc

Video âm thanh, The Byrds, với ca từ, 1990:
   https://www.youtube.com/watch?v=hfG22itEEfw

Video âm thanh, Emi Fujita, giọng hát truyền cảm, nhạc đệm đơn giản mà tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=S0xqKgB6JqM

+ MV, David Archuleta & Rexburg Children’s Choir, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=bLSzhsnC4nM

Funkytown – Lipps Inc.

Ca khúc Funkytown do Steven Greenberg (1950- ) sáng tác và Cynthia Johnson (1956- ) trình bày – cả hai đều là thành viên của ban nhạc người Mỹ Lipps Inc. (phát âm như “Lip Synch”), và ban này phát hành ca khúc năm 1980. Lấy cảm hứng từ nhịp sống ở thành phố New York, Greenburg viết ca từ bản Funkytown sau khi cảm thấy nhàm chán với cuộc sống lúc bấy giờ của ông ở Thành phố Minneapolis, Bang Minnesota, và muốn chuyển đến Thành phố New York, nơi được mệnh danh “Thị trấn sôi nổi”. Đây là một bản disco và funk mang nội dung đề cập đến mong ước của một người về việc được sống ở một nơi đáng mong ước và đem lại cảm giác hạnh phúc.

Funkytown đạt thành công ngoài sức tưởng tượng với việc đứng đầu các bảng xếp hạng ở hơn 28 quốc gia trên thế giới, như Áo, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Na Uy, New Zealand, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, và Úc đồng thời lọt vào top 5 ở tất cả những quốc gia còn lại, bao gồm Ireland, Ý, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Tính đến nay, Funkytown đã bán được hơn 20 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.

Năm 1986, Funkytown được ban Pseudo Echo của Úc hát lại với cách phối khí mới, thêm phần guitar solo ở đoạn giữa ca khúc. Phiên bản này trở thành bản hit ở Canada, Mỹ và Úc.

Có một số bản hát lại khác, nhưng vấn đề là các bản này nghe quá giống với bản gốc của Lipps Inc. nên gây nhàm chán, ngoại trừ phiên bản của Bailey Pelkman.

+ * Video âm thanh, Lipps Inc. (original):
   https://www.youtube.com/watch?v=s36eQwgPNSE&t=78s

* Video trình diễn sống, Bailey Pelkman, phối khí và phong cách trình diễn đầy sáng tạo, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=juMULWhVIME

+ Video trình diễn sống, Pseudo Echo, 2020:
   https://www.youtube.com/watch?v=mwPG0DGPjWE

+ MV, Marcus Nimbler:
https://www.youtube.com/watch?v=gH4tDLvCTfs

Goodnight, Irene (Irene, Goodnight) – Lead Belly

Goodnight, Irene hoặc Irene, Goodnight là một bài dân ca do Huddie ‘Lead Belly’ Ledbetter (1888-1949) ghi âm năm 1933. Nội dung nói về tâm trạng buồn chán của một ca sĩ đối với người yêu của anh tên Irene, đến độ đôi khi anh nghĩ đến việc nhảy xuống sông mà chết.

Không rõ nhân vật Irene là ai. Lead Belly cho biết từ năm 1908 ông đã hát một phiên bản mà ông học từ hai người chú. Một phiên bản năm 1892 của Gussie L. Davis có ca từ và giai điệu tương tự như Goodnight, Irene. Có chứng cứ phiên bản này dựa trên một ca khúc khác đã mất dấu.

Lead Belly tiếp tục hát Goodnight, Irene trong thời gian ngồi tù. Hai nhà nghiên cứu âm nhạc tên John Lomax và Alan Lomax tìm đến ông trong tù trong khi nghiên cứu thể loại dân ca. Lead Belly cũng thu âm một số ca khúc kể cả Goodnight, Irene để lưu trữ trong Thư viện Quốc hội Mỹ.

Năm 1950 The Weavers thu âm lại Goodnight, Irene. Từ lúc này, ca khúc mới được đón nhận rộng rãi.

Năm 2002, phiên bản Goodnight, Irene năm 1936 của Lead Belly ở Thư viện Quốc hội Mỹ nhận Giải Grammy cho Hall of Fame.

* Video âm thanh, Nat King Cole:
https://www.youtube.com/watch?v=BQ5Nh-f3gzk

Video âm thanh, The Weavers:
https://www.youtube.com/watch?v=YB1wzgO4B7A

* Video âm thanh, The Brothers Four:
https://www.youtube.com/watch?v=BJjhKyuy4Xs

Video trình diễn sống, Nashville Jam, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=75fQE_d2HM0

Green, Green Grass of Home – Tom Jones

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Tom Jones

Ca khúc Green, Green Grass of Home (có nghĩa: “Cỏ xanh rì ở quê nhà”) do Claude “Curly” Putman, Jr. (1930-2016) sáng tác và ca sĩ Johnny Darrell thu âm lần đầu tiên năm 1965 với một số thành công nhất định. Khi Tom Jones (1940- ) thu âm lại năm 1966, phiên bản của ông đứng đầu các bảng xếp hạng trên thế giới. Sau này, khi nhắc đến ca khúc Green, Green Grass of Home, người ta chỉ nhớ đến Tom Jones.

Nội dung là lời tự thuật của một anh chàng về chuyến đi trở về ngôi nhà ở quê, gặp lại mẹ và cha, gặp lại Mary với mái tóc vàng và đôi môi đỏ thắm, trông thấy lại bãi cỏ xanh rì, trông thấy lại cây sồi già mà anh thường leo lên khi còn nhỏ… Thế rồi anh thức dậy, trông thấy bốn bức tường xám xịt chung quanh và biết đó chỉ là giấc mơ. Có một cai ngục và một vị tu sĩ già với nét mặt buồn. Rồi cả ba tay trong bước ra ngoài khi trời sáng… Rồi anh trông thấy lại bãi cỏ xanh rì, gặp lại ba người thân dưới bóng mát của cây sồi già, và người ta đưa anh an nghỉ phía dưới bãi cỏ xanh rì ở quê nhà.

Tom Jones tức Sir Thomas John Woodward (1940- ) là một ca sĩ nổi tiếng của xứ Wales. Kể từ giữa thập niên 1960s, Tom Jones trình bày các ca khúc ở gần như tất cả các thể loại âm nhạc nổi tiếng như pop, rock, R&B, nhạc đồng quê, techno, nhạc soul và gospel. Từ năm 1965, đã có hơn 100 triệu bản thu âm của ông được tiêu thụ.

* Video âm thanh, Tom Jones, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=jOadV3Zymvk

* Video âm thanh, Elvis Presley:
   https://www.youtube.com/watch?v=uvGvmsLQaHA

Video trình diễn sống, Mike & Tom Jones, trong chương trình “The Voice UK”, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=O1suiNZ-IlU

Greenfields – The Brothers Four

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
The Brothers Four: Mike McCoy, Karl Olsen, Mark Pearson, Bob Flick

Greenfields được ba ca sĩ–nhạc sĩ trong ban Easy Riders (Terry Gilkyson, Richard Dehr và Frank Miller) soạn ra và thu âm năm 1956, nhưng không thành công. Bốn năm sau, ban The Brothers Four soạn hòa âm lại, thu âm, và phát hành, Greenfields mới được xếp hạng 2, nằm trong “Top 40” trong vòng 20 tuần, dần dà bán ra trên 1 triệu bản, và lần đầu tiên nhận giải thưởng đĩa vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (Recording Industry Association of America – RIAA).

Sức hút của ca khúc Greenfields qua phần trình bày của nhóm The Brothers Four là tính giản dị của giai điệu, với phần đệm ấm áp của đàn ghi ta thùng, còn phần bè hòa quyện vào nhau một cách thông suốt, nhẹ nhàng và không quá cầu kỳ phức tạp, tạo ra cảm xúc tự nhiên nơi người nghe.

Ca từ có tính lãng mạn, nên thơ, làm lòng người xao xuyến qua tâm trạng của một người nhớ lại cảnh vật êm đềm khi còn sống những ngày tháng hạnh phúc bên cạnh người mình yêu, chua xót nhìn cảnh vật hiện tại khắc nghiệt hẳn vì người yêu đã bỏ đi, và ao ước mong đợi ngày được gặp lại nhau, để cánh đồng xanh tươi trở lại.

Lời dịch đoạn đầu
Một thời có những đồng xanh tắm ánh mặt trời
Một thời có những thung lũng nơi những dòng sông chảy quanh
Một thời có bầu trời xanh với mây trắng trên cao
Một thời chúng là một phần của tình yêu vĩnh cửu
Chúng ta là đôi nhân tình một thời từng dạo bước qua đồng xanh

Đồng xanh giờ không còn khô cằn dưới ánh mặt trời
Không còn thung lũng nơi sông từng chảy
Biến mất cùng gió lạnh thổi vào tim anh
Biến mất cùng những đôi nhân tình đã từ bỏ mộng ước của họ
Còn đâu đồng xanh nơi chúng ta thường rong chơi?

* Video âm thanh, The Brothers Four:
   https://www.youtube.com/watch?v=KrJ_7xo0e0k

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=46o1joHp7t0

Video âm thanh, Eliza Gilkyson:
   https://www.youtube.com/watch?v=LDULSSfZkUE

Video trình diễn sống_Liên khúc Đồng xanh & Vết thù trên lưng ngựa hoang, Ban nhạc Quyền Năng:
   https://www.youtube.com/watch?v=1Sfkix4PhEs

+ * MV, Ekaterina Shelehova, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=18SumTdDn6Y

Greensleeves / What Child Is This? – dân ca Anh quốc / ca khúc Giáng sinh

Greensleeves (có nghĩa: “Tay áo màu lục”) là bài dân ca Anh quốc có từ cuối thế kỷ 16. Ca khúc khác có tựa đề What Child Is This? là một bài hát Giáng Sinh. Phạm Duy viết lời Việt, đặt tựa là Vai áo màu xanh.

Lời dịch đoạn đầu
Ôi, em yêu, em không tốt với tôi
Đã khước từ tôi không thương xót
Tôi yêu em lắm, đã từ lâu
Tôi vui sao khi ta bên nhau

Điệp khúc:

Tay áo màu lục là cả niềm vui cho tôi
Tay áo màu lục là hạnh phúc cho tôi
Tay áo màu lục là quả tim vàng cho tôi
Và ai, ngoài em tôi, Tay áo màu lục?

What Is This Child? là một ca khúc mừng Giáng sinh do William Chatterton Dix (1837–1898) viết ca từ vào năm 1865. Vào thời điểm này, Dix đang làm quản lý cho một công ty bảo hiểm và bị một cơn bệnh trầm trọng. Trong khi hồi phục, anh trải qua một cuộc đổi mới tinh thần, dẫn anh viết nhiều bài thánh ca. Dix viết một bài thơ về Chúa giáng sinh có nhan đề The Manger Throne (Ngôi báu máng cỏ). Vài năm sau, nhạc sĩ John Stainer (1840–1901) kết hợp 3 khổ thơ của bài thơ này với ca khúc Greensleeves để hình thành ca khúc What child is this?, được xuất bản năm 1871.

Phạm Duy viết lời Việt có tựa đề Vai áo màu xanh.

Video âm thanh_Greensleeves, Celtic Ladies, với ca tử:
   https://www.youtube.com/watch?v=kdjYlrvVFNo

* Video âm thanh_Greensleeves, Amy Nuttall, trong album “Best Days”, 2005:
   https://www.youtube.com/watch?v=33Ja6ZcdS8w

+ Video âm thanh_Greensleeves, Karliene, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=h5AqgjzlGp8

+ Video âm thanh_Vai áo màu xanh, Thái Hiền, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=WIgkNgElxnY

+ * Video trình diễn sống_What Child Is This?, Celtic Woman:
https://www.youtube.com/watch?v=hNpFdu7W6Z8

Guantanamera – José Fernández Diaz

Trong một vụ kiện tụng về quyền tác giả, Tòa án Tối cao Cuba phán quyết rằng José Fernández Diaz là tác giả duy nhất của ca khúc Guantanamera và năm sáng tác là 1993.

Ca từ là về một cô gái ở Guantánamo, người mà tác giả có mối quan hệ lãng mạn và theo như lời ca khúc, đã rời bỏ ông. Trong câu chuyện, cô gái đưa cho chàng trai một ổ bánh mỳ sandwich vào ngày khai trương đài phát thanh nơi anh ta làm việc, anh đã thoáng nhìn cô gái trong khi ăn, và một anh bạn đã giật ổ bánh mỳ, chửi rủa và bỏ đi. Chàng trai không bao giờ gặp lại cô gái nữa. Về sau, phần lời này ít được hát.

* Bản thu âm, Cuba Vista:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/guantanamera-cuba-vista.POfScP0EeB.html

Video âm thanh, Trini Lopez, với ca từ gốc và phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=es4mrIv3VHM

MV, Playing for Change, trên 75 ca sĩ người Cuba khắp thế giới:
https://www.youtube.com/watch?v=WkA9b2W-0Fw

Bản thu âm, Elvis Phương hát lời Việt mang tựa Thành phố tôi sinh ra:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/guantanamera-thanh-pho-toi-sinh-ra-elvis-phuong.–YvES4kmi.html

He’ll Have to Go – Jim Reeves

He’ll Have to Go (có nghĩa: “Anh ấy phải đi”) là ca khúc thuộc thể loại nhạc đồng quê do cặp vợ chồng Joe Allison và Audrey Allison, và Jim Reeves thu âm năm 1960. Sau khi được phát hành, ca khúc đạt thứ hạng số 2 ở Mỹ và số 1 ở Canada.

Nội dung lấy cảm hứng từ cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa cặp vợ chồng tác giả khi họ có vấn đề vì không hiểu nhau. Vì bị lẫn tiếng ồn và Audrey nói tiếng nhỏ nhẹ, Joe yêu cầu vợ áp miệng sát vào điện thoại, và đó là câu đầu tiên Audrey viết ra trong lời bài hát.

Trong chuyện tình cảm giữa hai người, có sự hiện diện của người thứ ba, nên trong câu thứ hai anh chàng nói “Hãy giả vờ như chỉ có hai chúng ta”, và câu kết luận anh lặp đi lặp với cô: “Anh ấy phải đi”. Khi nữ ca sĩ hát, lời được đổi ngược, câu này trở thành: “Cô ấy phải đi”.

* Video âm thanh_He’ll Have to Go, Jim Reeves, 1959:
   https://www.youtube.com/watch?v=FPBtqvljEFw

+ * Video âm thanh_He’ll Have To Stay, Skeeter Davis, ca từ trả lời ca khúc của Jim Reeves:
https://www.youtube.com/watch?v=BvLfMeM1AB0

+ Video âm thanh_He’ll Have to Go, Elvis Presley, 1976:
https://www.youtube.com/watch?v=mQtP6edUM7c

* Video âm thanh_She’ll Have To Go, Ann Murray, trong đĩa CD “Country Croonin”, 2002:
   https://www.youtube.com/watch?v=c2CLOsS3VZ0

Video trình diễn sống_He’ll Have to Go, De Dixie Aces:
   https://www.youtube.com/watch?v=V86xhkxpPC8

Heal the World – Michael Jackson

Heal the World (có nghĩa: “Hàn gắn thế giới”) là một ca khúc do Michael Jackson (1958-2009) sáng tác và trình bày lần đầu tiên. Ca khúc nói về cảnh trẻ em trên thế giới chịu hậu quả của chiến tranh do người lớn gây ra và kêu gọi mọi người hãy chung sức xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn “cho bạn, cho tôi và cho cả nhân loại”.

Video âm nhạc của ca khúc được đạo diễn bởi Joe Pytka với nội dung về trẻ em sống ở nhiều quốc gia khác nhau đang đối mặt với nhiều bất ổn, đặc biệt là Burundi. Đây cũng là một trong số ít những video mà tác giả Jackson không xuất hiện,

Trong một cuộc trò chuyện trên mạng với người hâm mộ vào năm 2001, Jackson nói rằng Heal the World là ca khúc ông từng sáng tác khiến ông tự hào nhất. Ông cũng thành lập Heal the World Foundation, một tổ chức từ thiện được thành lập nhằm cải thiện cuộc sống của trẻ em. Tổ chức này cũng nhằm dạy cho trẻ em biết thế nào là giúp đỡ người khác. Ý nghĩa nhân văn trên cũng chính là nguyên nhân để Michael Jackson tổ chức Dangerous World Tour, là các chuyến lưu diễn qua Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á nhằm gây quỹ từ thiện.

+ * Video âm thanh, Michael Jackson, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=fzDft0DZRUw

Video trình diễn sống, màn trình diễn tưởng niệm Michael Jackson do đôi song ca Ấn Độ MaatiBaani (Kartik và Nirali) làm chủ đạo, Kartik Shah sản xuất và chỉ đạo âm nhạc, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=h6d6Yo3DwVI

Video trình diễn sống, Mieke Vochsen đơn ca với dàn hợp xướng, tại Nhà thi đấu Oberstufenchor Cusanus, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=Tu_rmF6VpjQ

+ * Video trình diễn sống, Dàn nhạc và ca đoàn André Rieu, Maastricht, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=x3hoYr2dZfY

Heart of Gold – Neil Young

Heart of Gold (có nghĩa: “Con tim vàng”) là ca khúc của ca sĩ–nhạc sĩ người Canada, Neil Young, nằm trong album Harvest (1972) và là đĩa đơn quán quân tại Mỹ duy nhất trong sự nghiệp của Young. Tại Canada, ca khúc này cũng đứng vị trí số 1 tại bảng xếp hạng của RPM vào tháng 4/1972, cùng lúc khi album cũng giành vị trí quán quân tại đây. Tuy nhiên, tại bảng xếp hạng cuối năm của Billboard, ca khúc chỉ có được vị trí số 17.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Heart of Gold vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Tôi muốn sống, tôi muốn cho đi
Tôi là người đào mỏ, đi tìm một con tim vàng
Những cảm nghĩ này tôi chưa bao giờ bày tỏ
Khiến tôi mãi đi tìm một con tim vàng
Và tôi đang già đi
Vẫn mãi đi tìm một con tim vàng
Và tôi đang già đi

* Bản thu âm, Neil Young:
https://nhac.vn/bai-hat/heart-of-gold-neil-young-soaw149

Video trình diễn sống, Neil Young & Willie Nelson, trong chương trình Farm Aid 1995:
https://www.youtube.com/watch?v=R6YgU3VjaaQ

Video trình diễn sống, Lior and Serena Ryder:
https://www.youtube.com/watch?v=wU642Gy6ftU

Video trình diễn sống, Ruth B., 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=pARnxoZNW3Q

Help Me Make It Through the Night – Sammi Smith

Help Me Make It Through the Night là ca khúc ballad đồng quê do Kris Kristofferson sáng tác và thu âm năm 1970.

Ca từ ẩn hiện lòng khát khao về tình dục, như trong các câu:

Tôi không màng ai đúng hay sai
Tôi không cố hiểu
Hãy để quỷ dữ ngày mai phán xét

Tuy rằng ý nghĩa tạo sự thông cảm qua câu kế tiếp, như là một con người cần một con người:

Đêm nay tôi cần một người bạn.

Khởi đầu, có sự tranh luận khi nữ ca sĩ trình bày ca khúc này. Dần dà, thính giả thiên về cảm nhận tâm tình đích thực trốn lánh cô đơn hơn là nhu cầu tình dục, vì thế sự tranh luận dịu đi. Thật ra, một số nữ ca sĩ hát lại ca khúc Help Me Make It Through the Night thành công hơn hẳn so với tác giả Kris Kristofferson. Ví dụ nổi bật là đĩa của nữ ca sĩ Sammi Smith hát ca khúc này bán rất chạy, và Help Me Make It Through the Night trở thành ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Sammi Smith.

* Video âm thanh, Sammi Smith, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=6iUMPW33C7s

* Video âm thanh, Anne Murray:
https://www.youtube.com/watch?v=IfRlGkGrLe4

Video trình diễn sống, Lorrie Morgan, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=j48tp1sLmDA

Hey Jude – The Beatles

Hey Jude là một ca khúc được ghi là do Lennon-McCartney đồng sáng tác, phát hành dưới dạng đĩa đơn bởi The Beatles vào năm 1968. Đĩa đơn bán được khoảng 8 triệu bản và thường được đưa vào danh sách của giới chuyên môn như một trong những ca khúc hay nhất mọi thời đại.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
The Beatles (từ trái): Paul McCartney, George Harrison, Ringo Starr, John Lennon (06- Sep-1963)

Bài hát được Paul McCartney dành tặng cho cậu bé Julian Lennon. Là con trai của cặp vợ chồng John Lennon và Cynthia Lennon, Julian chứng kiến bố mẹ mình chia tay khi mới chỉ 5 tuổi. McCartney nghe tin này đã lập tức lái xe đến nhà người bạn cùng ban nhạc của mình. Ông viết nên ca khúc Hey Jude trên đường đi và dành tặng nó cho Julian, như là một món quà tinh thần để an ủi.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Hey Jude vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Này Jude, đừng làm sự việc xấu thêm
Lấy một bài hát buồn và làm cho nó vui lên
Hãy nhớ mang cô ấy vào tim anh
Rồi anh có thể là sự việc tốt hơn

Bất kỳ lúc nào đau khổ, này Jude, hãy dằn lòng
Đừng mang cả thế gian đặt lên vai mình…

Hãy nghe bản gốc và các bản cover đều tuyệt vời theo cách riêng.

* Video âm thanh, The Beatles, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=7qMls5yxP1w

* MV, Tere Bina & Shillong Chamber Choir:
   https://www.youtube.com/watch?v=G9oTLM4qxc8

+ Video trình diễn sống, Jo A Ram (electronic violin), 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=rAL4WzoNnyc

Video trình diễn sống, Adam Levine, trong chương trình “The Voice”, 2017:
    https://www.youtube.com/watch?v=cJbhv0H4_04

+ * Video trình diễn sống, Lilian, trong chương trình “The Voice Kids France”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=z04TX1wY9rs

Historia de un Amor (Histoire d’un Amour) – Dalida

Historia de un Amor (tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa: “Một chuyện tình”) là một ca khúc về tình yêu xưa cũ của một người đàn ông, do Carlos Eleta Almarán (1918-2013) người Panama sáng tác. Theo lời kể của ông, trong năm 1955, cô vợ Mercedes của em trai Fernando đang mang thai bị lâm trọng bệnh. Biết mình không qua khỏi, Mercedes trối trăn với Carlos xin ông nâng đỡ, an ủi Fernando. Trước nỗi đau khổ tuyệt vọng vì mất mát lớn lao này. Carlos Eleta Almaran hứa, và ba tiếng đồng hồ sau đó, ông biến nỗi xúc động trong lòng thành ca khúc Historia de un Aamor. Vì thế, nội dung của ca khúc còn sâu sắc hơn là tình cảm thông thường giữa nam nữ khi tình yêu đổ vỡ. Sau khi Carlos Eleta Almaran qua đời, trang mạng latinmusic.about.com cho rằng ca từ của Historia de un amor là một trong những ca từ đáng nhớ nhất trong lịch sử nền âm nhạc Mỹ la-tinh. Về sau, khi Historia de un Amor đã trở nên quá phổ biến, chẳng còn mấy ai để ý tới bối cảnh sáng tác và ý nghĩa ban đầu, thế nên với ca sĩ lẫn thính giả, đối tượng trong lời hát có thể là nam hay nữ.

Theo Hiệp hội các nhà soạn nhạc Panama, ca khúc này được xem là kinh điển của dòng nhạc bolero, có hơn hai ngàn phiên bản (cover), chiếm hạng đầu trong số các giai điệu La Tinh, đứng hàng thứ sáu trong số các ca khúc quốc tế được ghi âm lại nhiều nhất.

Trong số các ca từ tiếng nước ngoài, ca từ tiếng Pháp mang tên Histoire d’un amour của Francis Blanche (1921-1974) phổ biến và được ưa chuộng nhất, được xem là một tác phẩm để đời của ông này. Ca từ của Histoire d’un amour đọc lên như một bài thơ. Francis Blanche tài tình sử dụng từ ngữ bình dị để diễn tả một cách tuyệt vời những cảm nghĩ sâu sắc, những rung động từ tận đáy lòng.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Dalida

Năm 1959, nữ ca sĩ người Pháp Dalida thu âm bản Histoire d’un amour, trở thành ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp của bà. Đầu thập kỷ 1960s, phiên bản này tạo nên làn sóng hâm mộ mạnh mẽ khiến cho nhiều người cứ tin đó là ca khúc gốc của Pháp.

Dalida, tên thật Iolanda Cristina Gigliotti (1933-1987), là ca sĩ người Pháp sinh ra ở Cairo, Ai Cập, hoạt động nghệ thuật chủ yếu ở Pháp. Dalida có thể hát bằng hơn mười thứ tiếng khác nhau trong đó có nhiều bài trở thành bất hủ như Bambino, Besame Mucho, Histoire d’un amour, Laissez-moi danser, Le temps des fleurs, Mourir sur scène, Paroles… Paroles… Bà được coi là một trong những nữ ca sĩ hàng đầu của Pháp.

+ * Vido âm thanh_ Histoire d’un Amour, Dalida, đây là phiên bản được du nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960s:
   https://www.youtube.com/watch?v=t80p5eWbViE

+ * Vido âm thanh_Histoire d’un Amour, Gloria Lasso, với ca từ và phụ đề Việt ngữ, 1955:
https://www.youtube.com/watch?v=zSluGRKp0zY

Video trình diễn sống_Historia de un Amor, French Latino:
   https://www.youtube.com/watch?v=s9PcpkMqtp8

+ * Video trình diễn sống_Historia de un Amor, Danny Frank, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=cybFA2KkPUw

* Video trình diễn sống _Histoire d’un Amour, Hélène Ségara, trong chương trình “Le Téléthon”, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=aUCHxD3dZds

Home on the Range – dân ca Mỹ

Home on the Range (có nghĩa: “Mái nhà trên trang trại”) là một bản dân ca miền Viễn Tây, có ca từ do Brewster M. Higley (1823-1911) viết năm 1872 trong một bài thơ có tựa My Western Home. Sau đó, một người bạn của Higley làm nghề mộc tên Daniel E. Kelley (1808-1905) phổ nhạc cho bài thơ thành ca khúc Home on the Range hoặc Western Home. Do sự phổ biến rộng rãi ca khúc qua nhiều thế hệ công nhân nông trại, dân cao bồi, người khai phá miền Viễn Tây… Home on the Range được xem là bài dân ca dù tác giả được biết rõ.

Năm 1947, ca khúc này được chọn là bài ca chính thức của Bang Kansas.

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Home on the Range vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

Lời dịch đoạn đầu
Hãy cho tôi một mái nhà nơi bò rừng phóng bước
Nơi nai và linh dương chạy nhảy
Nơi hiếm khi nghe lời nói nản lòng
Và bầu trời cả ngày luôn trong sáng

Mái nhà, mái nhà trên trang trại
Nơi nai và linh dương chạy nhảy
Nơi hiếm khi nghe lời nói nản lòng
Và bầu trời cả ngày luôn trong sáng

+ Video âm thanh, ListenAndReadAlong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=qgfQSSnzDLI

+ Video âm thanh, Roy Rogers, trong album “Sons of the Pioneers ‎– Tumbling Tumbleweeds”, 1969:
https://www.youtube.com/watch?v=sRRZ-XxZR8E

+ Video âm thanh, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Xy53gK6CSDw

Video âm thanh, Yao Si Ting (Diêu Tư Đình), với ca từ:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/home-on-the-range-dieu-tu-dinh-yao-si-ting.dDPZtpNEI24r.html

+ * Video trình diễn sống, The Mormon Tabernacle Choir:
https://www.youtube.com/watch?v=y-oOH5i06vE

Hotel California – The Eagles

Ca khúc Hotel California do 3 thành viên của The Eagles sáng tác năm 1977 gồm: Don Felder (nhạc), Don Henley và Glenn Frey (ca từ). Đây là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất những năm thời kỳ album thiên hướng rock. Đặc biệt, phần đệm đàn guitar là có một không hai trong nền âm nhạc phương Tây. Hotel California có mặt trong hầu hết những danh sách ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Hotel California là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của The Eagles.

Ca từ mang những chi tiết kỳ quái về Khách sạn California, như:

Tất cả chúng ta ở đây chỉ là tù nhân cho những toan tính trong đầu mình
Trong buồng ngủ của kẻ cầm đầu, họ tụ tập nhau để cùng dự tiệc
Họ đâm nhau bằng những con dao thép,
nhưng họ không thể giết chết con quái vật trong con tim họ

Anh có thể trả phòng bất cứ khi nào anh muốn
Nhưng anh sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây

Theo Nha Đam (2015):

Ca khúc được gắn với nhiều huyền thoại, nhưng không một huyền thoại nào là chính xác. Sự thật về ý nghĩa ca khúc do The Eagles công bố có thể hiểu là một sự tổng hòa.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, Don Henley, đồng tác giả ca từ, nói rằng ca khúc “nắm bắt những tư tưởng của thời đại, một thời đại ngập trong sự thừa mứa của nước Mỹ và ngành công nghiệp âm nhạc”. Ca khúc là trải nghiệm của một con người từ khi ngây thơ đến khi đánh mất sự ngây thơ, là ngụ ngôn về chủ nghĩa khoái lạc và lòng tham ở California thập niên 70.

Khi ca khúc ra đời, The Eagles đang ở đỉnh cao thế giới. Cuộc sống của họ thừa mứa tiền bạc, ma túy và phụ nữ. Nhưng ca khúc chính là lời cảnh tỉnh của ban nhạc về mặt trái của tất cả những thứ đó. Đó, phải chăng cũng là những con quỷ trong lòng người?

Như vậy, khách sạn California không có thật, nhưng còn hiện hữu hơn cả một nơi chốn có thật.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Hotel California vào hạng 49 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
The Eagles: (từ trái) Glenn Fry, Don Henley, Joe Walsh and Timothy Schmit

* Bản thu âm, The Eagles, bản trình diễn guitar gỗ với ca từ, âm thanh vượt trội so với các bản video:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hotel-california-eagles.hIPyeVxjomBh.html

Video trình diễn sống, Mix Beatbox trình bày phong cách acapella, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=WgxBwHSigww

Video trình diễn sống, Don Felder feat. Styx, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=8kIJEUUH40Q

How Do I Live – LeAnn Rimes

Theo Nguyên Minh (2016),

Diane Warren ở thời điểm 1997 đang là một nhạc sĩ ngôi sao, một “hit-maker” đúng nghĩa. Những Céline Dion, Toni Braxton… phải nhờ những ca khúc của bà như Un-break my heart, Because you loved me… để trở thành diva. Vì thế, hãng phim Touchstone mời bằng được Diane Warren viết nhạc chủ đề cho cuốn phim bom tấn Con Air chuẩn bị quay. Warren nhanh chóng hoàn tất ca khúc How Do I Live, rồi gọi cho LeAnn Rimes.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
LeAnn Rimes

Đầu năm 1997, How Do I Live chính thức được ghi âm với giọng ca LeAnn Rimes. Bất chấp lời khen ngợi của Warren cho phần thu xuất sắc của LeAnn Rimes, hãng Disney vẫn quyết định loại bỏ phần thu này với lý do “LeAnn Rimes còn nhỏ quá, mới chỉ chưa đầy 15 tuổi và hát một bài tình ca thế này e không đúng tuổi. Vả lại, cách hát country của LeAnn Rimes cũng chưa tới” – đại diện của Walt Disney công bố. Thế là LeAnn Rimes bị loại khỏi dự án.

Ngay sau đó, phía Walt Disney cho mời ca sĩ đồng quê đang rất nổi lúc ấy, Trisha Yearwood, ghi âm ca khúc How Do I Live. Bản thân Trisha Yearwood không hề biết bài này đã được một người khác ghi âm trước đó, cô cứ nghĩ mình là người đầu tiên, và cũng thể hiện rất thành công.

Sau khi cuốn phim Con Air được quay xong, ca khúc How Do I Live phiên bản của Trisha Yearwood chính thức được lựa chọn. Ngày 27/5/1997, phiên bản của Trisha Yearwood chính thức được phát hành để quảng bá cho cuốn phim sắp ra mắt. Cũng trong ngày hôm đó, các đài phát thanh cũng ra rả một phiên bản của LeAnn Rimes.

Và thế là How Do I Live với 2 phiên bản khác nhau bắt đầu cạnh tranh khốc liệt. Điều kỳ lạ là ca khúc này tuy gây ra cuộc chiến không mong muốn giữa 2 bên nhưng lại giúp cho cả Yearwood lẫn Rimes thêm nhiều danh tiếng.

Năm 1998, lần đầu tiên trong lịch sử giải Grammy có hai nghệ sĩ với cùng một ca khúc được đề cử trong cùng một hạng mục, và Yearwood thắng giải Grammy cho hạng mục Trình diễn giọng đồng quê nữ xuất sắc nhất. How Do I Live cũng được đề cử giải Oscar ở hạng mục Ca khúc hay nhất trong phim.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp How Do I Live của LeAnn Rimes vào hạng 5 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2018 dựa theo các bảng Hot 100 hằng tuần, trong khi phiên bản của Trisha Yearwood không lọt vào danh sách này.

Hai giọng hát xuất sắc Trisha Yearwood và LeAnn Rimes không có đối thủ.

Diane Warren là tác giả và đồng tác giả của nhiều ca khúc được trình diễn bởi những ca sĩ khác nhau và trong một số phim. Trong số các ca khúc do Diane Warren sáng tác, 9 ca khúc đạt hạng quán quân và 32 ca khúc nằm trong top 10 của các bảng xếp hạng Billboard Hot 100 dựa trên doanh số. Bà nhận được một Giải Grammy, một Giải Emmy, một Giải Golden Globe, danh hiệu Nhà Sáng tác nhạc của Billboard trong 3 năm liên tiếp, và được đề cử 10 lần cho Giải Oscar.

Lời dịch đoạn đầu
Làm thế nào em
trải qua đêm không có anh?
Nếu em phải sống thiếu anh
cuộc đời này sẽ như thế nào?
Ôi! giờ em cần anh trong vòng tay, cần anh ôm em
Anh là thế giới của em, con tim em, linh hồn em
Nếu anh phải đi
Anh yêu, anh sẽ lấy đi mọi thứ
tốt đẹp trong đời em

* Bản thu âm, Trisha Yearwood, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/how-do-i-live-trisha-yearwood.W7reVyj0f2.html

* Bản thu âm, LeAnn Rimes, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/how-do-i-live-conair-ost-leann-rimes.rF0nwPXEeo.html

I Can’t Stop Loving You – Ray Charles

Ca khúc nhạc pop I Can’t Stop Loving You do ca sĩ nhạc đồng quê, nhà soạn nhạc kiêm nhạc sĩ Don Gibson sáng tác rồi thu âm lần đầu tiên năm 1957.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Ray Charles

Phiên bản của Ray Charles năm 1962 đạt thành công lớn lao: đứng hạng đầu trong bảng Billboard Hot 100 cùng năm, và trong bảng xếp hạng của U.S. R&B and Adult Contemporary. Nhờ giọng hát khỏe mạnh và truyền cảm cùng tiếng hát bè tuyệt vời, tên của ca khúc và của ca sĩ mãi gắn liền với nhau.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi phiên bản I Can’t Stop Loving You của Ray Charles vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp phiên bản này vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại.

+ Video âm thanh, Ray Charles, 1962:
https://www.youtube.com/watch?v=w-YqaTDDCDM

Video trình diễn sống, Elvis Presley, 1973:
https://www.youtube.com/watch?v=X88NOtEiCGg

Video âm thanh, Ocean Media, trong album “Good Memories, Vol. 9”, với ca từ, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=LZIWpUgG_kc

I Dreamed a Dream – Susan Boyle

Ca khúc I Dreamed a Dream (có nghĩa: “Tôi mơ một giấc mơ”) được Claude-Michel Schönberg sáng tác cho vở nhạc kịch Les Miserables (có nghĩa: “Những người khốn khổ”) trên sân khấu Broadway. Thoạt đầu, ca khúc này ít được công chúng biết đến, dĩ nhiên ngoại trừ khán giả của vở nhạc kịch Les Miserables.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Susan Boyle

Một phụ nữ không có việc làm phải đợi đến tuổi 47 mới có cơ hội thể hiện giọng hát của mình, cho biết mình mong được thành công như Elaine Page, một nữ ca sĩ opera nổi tiếng. Phụ nữ đó là Susan Boyle, tham gia cuộc thi Britain’s Got Talent năm 2009. Đây là ví dụ nổi bật về “đừng trông mặt mà bắt hình dung”. Ban giám khảo dành những lời khen tặng nồng nhiệt cho Susan Boyle, và sau đó bà thăng tiến vượt bậc trên đường nghệ thuật. Ca khúc I Dreamed a Dream từ đó lan tỏa rộng rãi, và gắn liền với sự nghiệp ca hát của Susan Boyle.

Nội dung ca khúc là về tuổi thơ bị đánh cắp và về những giấc mơ tan vỡ của nhân vật Fantine, từ đó có nỗi niềm bâng khuâng luyến tiếc. Đoạn đầu thể hiện sự lạc quan khi “hy vọng cao vời” và “tình yêu không bao giờ chết”. Đoạn thứ hai cho thấy tố chất của tuổi trẻ: tính ngây thơ vì “không hề lo sợ”, tính vô tư lự vì “không ca khúc chưa hát” và “không giọt rượu chưa nếm”. Trong đoạn kế, tâm trạng đổi chiều, khi hy vọng vỡ vụn.

Ca từ tiếng Việt do Dương Thụ viết có nội dung nhẹ nhàng hơn.

Ca từ đoạn đầu
Tôi mơ một giấc mơ khi thời gian qua đi
Khi hy vọng cao vời, và cuộc đời đáng sống
Tôi mơ tình yêu không bao giờ chết
Tôi mơ Chúa sẽ bao dung

Khi tôi còn trẻ và không hề lo sợ là gì
Những ước mơ hình thành, được sử dụng và phí phạm
Không trả giá cứu rỗi nào, không ca khúc chưa hát
Không giọt rượu chưa nếm.

* Bản thu âm, Lea Salonga:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/i-dreamed-a-dream-lea-salonga.VAmww79tcElC.html

+ Video trình diễn sống, Susan Boyle, trong chương trình “Britain’s Got Talent”, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=RxPZh4AnWyk

Trích đoạn phim_Les Misérables (2012) – Anne Hathaway:
https://www.youtube.com/watch?v=86lczf7Bou8

I Have Nothing – Whitney Houston

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Whitney Houston

Bản power ballad I Have Nothing do David Foster và Linda Thompson sáng tác, và Whitney Houston hát trong phim The Bodyguard (1992). Bản soundtrack cho phim này đạt kỷ lục về doanh số của soundtrack mọi thời đại: trên 45 triệu bản toàn thế giới.

Nội dung I Have Nothing lột tả tình yêu sâu đậm và nỗi ngỡ ngàng của đôi tình nhân do những ý niệm khác nhau khi muốn dành tình cảm cho nhau.

* Bản thu âm, Whitney Houston:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/i-have-nothing-whitney-houston.0GahBoRannfP.html

Video trình diễn sống, Ariana Grande, trình diễn tại Nhà Trắng, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=uiSUlWyeslY

Video trình diễn sống, Johnny Manuel, trong chương trình “America’s Got Talent”, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=90ka1i2deVQ

I Walk the Line – Johnny Cash

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Johnny Cash

I Walk the Line (có nghĩa: “Tôi đi đúng lối”) là ca khúc do Johnny Cash sáng tác và thu âm năm 1956. Tên tuổi của ông gắn liền với ca khúc này. Ca từ nói về tình chung thủy trong hôn nhân, trách nhiệm cá nhân, cũng như việc tránh xa cám dỗ và tội lỗi. Trước khi ca khúc của Johnny Cash được phát hành, người ta không thể tìm ra cụm từ “walk the line” trong các từ điển, kể cả từ điển tiếng lóng, có ý tương thích với ca khúc. Theo cách được chấp nhận, “walk the line” có nghĩa “làm đúng”, như người Việt thường nói “đi đúng lối”.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp I Walk the Line vào hàng thứ nhất trong số 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2014, và hạng 30 trong số 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp I Walk the Line vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

John Cash được vinh danh trong Hall of Fame (Đại sảnh Danh vọng) của Rock & Roll, Sáng tác Ca khúc, và Nhạc Đồng quê.

Lời dịch đoạn đầu
Anh vẫn trông chừng con tim mình
Anh vẫn luôn mở đôi mắt mình
Anh vẫn giữ những đầu dây để buộc nút thắt
Bởi em là của anh, nên anh đi đúng lối.

Anh thấy rất dễ thành hiện thực
Anh thấy mình cô độc khi mỗi ngày qua đi
Phải, anh sẽ nhận mình là thằng ngốc của em
Bởi em là của anh, nên anh đi đúng lối.

* Bản thu âm, Johnny Cash, với ca từ, 1958:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/i-walk-the-line-johnny-cash.EMjC83gvrjCO.html

* Video âm thanh, Connie Francis:
   https://www.youtube.com/watch?v=uiCF4_G3Hr4

+ * Video âm thanh, Joaquin Phoenix, hát trong phim Walk The Line, 2005:
   https://www.youtube.com/watch?v=O-sHHs1c_6A

I Will Always Love You – Dolly Parton

I Will Always Love You là ca khúc được sáng tác và trình diễn lần đầu tiên bởi Dolly Parton (1946- ). Phiên bản nhạc đồng quê được Dolly Parton thực hiện năm 1974 như là đĩa đơn, dùng làm lời tạ từ đối với người cộng tác và dẫn dắt cô, Porter Wagoner, sau khi Parton quyết định đứng riêng một mình. Với cùng ca khúc đó, hai lần Parton chiếm vị trí đầu trong các bảng xếp hạng – một thành tích hiếm hoi. Một nhà phê bình âm nhạc cho rằng đây là một trong những bài tình ca lớn lao nhất trong lịch sử âm nhạc.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Dolly Parton

Whitney Houston (1963-2012) thu âm bản I Will Always Love You cho cuốn phim The Bodyguard của cô năm 1992. Đĩa đơn ca khúc này trở thành một trong những đĩa đơn được bán chạy nhất mọi thời đại, và đạt kỷ lục là đĩa đơn bán chạy nhất của một nữ ca sĩ. Đĩa đơn càng được bán chạy thêm sau khi Houston qua đời. Vì thế, I Will Always Love You là ca khúc được xem như gắn liền với tên tuổi của Whitney Houston thay vì Dolly Parton.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp I Will Always Love vào hạng 65 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến 2004.

Billboard ghi I Will Always Love vào danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2018.

Kênh truyền hình có uy tín CMT đưa phiên bản I Will Always Love You của Dolly Partonvào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) ghi phiên bản I Will Always Love You của Whitney Houston vào danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến 2004.

+ * Video âm thanh, Whitney Houston (Official Video):
https://www.youtube.com/watch?v=3JWTaaS7LdU

* Video trình diễn sống, Dolly Parton, với giọng hát vẫn quyến rũ 30 năm sau khi ca khúc ra đời:
  https://www.youtube.com/watch?v=VGFX4CysdYQ

+ * MV, Hauser & Señorita, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=u7FkfFjBMq8

If I Were a Boy – Beyoncé

Bản ballad If I Were A Boy do BC Jean và Toby Gad đồng sáng tác, và Beyoncé trình bày trong album thứ 3 của cô mang tên “I Am… Sasha Fierce” (2008). Trước đó, BC Jean thu âm ca khúc này, nhưng bị từ chối phát hành. Ca khúc nêu bật những bất đồng giữa hai phái nam và nữ và kết án người nam trong những mối quan hệ giữa hai phái. Các nhà phê bình âm nhạc đánh giá cao chất giọng dằn vặt và truyền cảm của Beyoncém và cho rằng If I Were A Boy là ca khúc hay nhất của Beyoncé.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Beyoncé

Beyoncé Giselle Knowles-Carter (1981- ) là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, nhà sản xuất âm nhạc và diễn viên người Mỹ. Cô bắt đầu nổi tiếng vào cuối những năm 1990 như là ca sĩ chính của nhóm nhạc nữ R&B Destiny’s Child. Được quản lý bởi cha cô, Mathew Knowles, nhóm trở thành một trong những nhóm nhạc nữ ăn khách nhất thế giới của mọi thời đại. Trong suốt sự nghiệp, cô đã bán hơn 100 triệu đĩa nhạc như một nghệ sĩ đơn ca và hơn 60 triệu đĩa với Destiny’s Child, khiến cô trở thành một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất.

Beyoncé giành được 22 giải Grammy và là nữ nghệ sĩ được đề cử nhiều nhất trong lịch sử của giải này. Cô còn giành 24 giải Video âm nhạc của MTV, nhiều hơn bất kể một nghệ sĩ nào khác. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ công nhận cô là “Nghệ sĩ giành nhiều chứng nhận nhất thập niên 2000”.

* Video trình diễn sống, Beyoncé, với ca từ & phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=xT9T_BgJ5QY

* Video trình diễn sống, Đặng Tử Kỳ, với ca từ & phụ đề Việt ngữ, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=F8n9rJVgkOU&list=RDF8n9rJVgkOU&start_radio=1

Imagine – John Lennon & Yoko Ono

Không bàn cãi gì nữa: đây là ca khúc được xếp hạng hay nhất mọi thời đại! Imagine cũng được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của John Lennon (1940-1980).

Imagine thuộc thể loại piano ballad trong điệu soft rock ban đầu được ghi là do John Lennon sáng tác vào năm 1971, và tự ông thể hiện. “Imagine” là đĩa đơn bán chạy nhất trong sự nghiệp đơn ca của ca sĩ này.

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng nói, “Ở nhiều quốc gia trên thế giới – vợ chồng tôi đã từng tới thăm khoảng 125 nước – bạn có thể thấy ca khúc Imagine của John Lennon được phát nhiều như quốc ca của chính nước họ vậy.”

Năm 2005, hãng Canadian Broadcasting Corporation (CBC) xếp Imagine là ca khúc hay nhất trong 100 năm qua do thính giả bình chọn. Virgin Radio tiến hành một cuộc khảo sát ca khúc yêu thích ở Vương quốc Anh vào tháng 12 năm 2005, và thính giả bình chọn Imagine là ca khúc số 1. Người Úc bình chọn Imagine là ca khúc hay nhất mọi thời đại trên chương trình đếm ngược 20 to 1 của Nine Network vào ngày 12 tháng 9 năm 2006.

Tạp chí Rolling Stone xếp Imagine hạng 3 trong 500 ca khúc hay nhất trong mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời ca khúc cổ vũ người nghe hãy tưởng tượng ra một thế giới hòa bình, không có biên giới chia cắt các quốc gia và cũng không có sự chia rẽ giữa các tôn giáo và sắc tộc, cùng với đó thể hiện mong muốn rằng xã hội loài người sẽ sống một cuộc sống không chịu sự chi phối của của cải vật chất.

Lennon từng phát biểu: “Ca khúc Imagine, trong đó có nói: ‘Hãy tưởng tượng không còn tôn giáo, không còn quốc gia, không còn chính trị’ (Imagine that there was no more religion, no more country, no more politics) gần giống với Tuyên ngôn Cộng sản, mặc dù tôi không phải là người Cộng sản và cũng không theo bất kỳ một cuộc vận động hay chế độ nào.”

Ca khúc Imagine được phát lên ở đoạn cuối của phim The Killing Fields về cuộc diệt chủng ở Kampuchea, gây thêm xúc động cho khán giả.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Yoko Ono & John Lennon

Trong một buổi phỏng vấn của đài BBC, John Lennon cho biết vợ của ông, Yoko Ono (1933- ), đáng lẽ nên được ghi là đồng tác giả của ca khúc Imagine.  Ông tự thú: “Tôi có phần ích kỷ, có phần gia trưởng macho)…” Ngày 14/6/2017, Hiệp hội Xuất bản Âm nhạc Quốc gia (National Music Publishers’ Association) của Mỹ công nhận Yoko là đồng tác giả của ca khúc Imagine. Việc này diễn ra trong một buổi lễ khi Yoko được trao giải Centennial (ca khúc của thế kỷ) do sự đóng góp của bà.

Lời dịch
Hãy tưởng tượng mọi người sống trong hòa bình
Hãy tưởng tượng không có chế độ tư hữu
tôi tự hỏi nếu bạn có thể
Không cần tham lam hay đói khát, tình huynh đệ giữa con người

Hãy tưởng tượng mọi người chia sẻ toàn thế giới
Bạn có thể nói tôi là người mơ mộng
Nhưng tôi không phải là người duy nhất
Tôi mong một ngày bạn sẽ đi cùng chúng tôi, và thế giới sẽ là một nhà.

Tất cả các bản trình diễn dưới đây đều rất đáng thưởng thức.

* MV, John Lennon & The Plastic Ono Band, restored & remastered:
   https://www.youtube.com/watch?v=YkgkThdzX-8

* MV, nhiều ca sĩ kể cả John Lennon, phiên bản UNICEF: World đầy ý nghĩa:
   https://www.youtube.com/watch?v=L7IP4UlXvG8

* Video trình diễn sống, ban đồng ca thiếu niên trong Lễ Khai mạc Olympics London 2012, với hình ảnh và tiếng hát của John Lennon:
   https://www.youtube.com/watch?v=IgPRI6-8Efw

* Video trình diễn sống, Veniamin/Anastasia/Vsevolod, trong chương trình “The Voice Kids Russia”, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=3XmzHBil8FY

Video trình diễn flashmob, 70 thanh niên thanh nữ, Skopje, Bắc Macedonia, kỷ niệm 70 năm của UNICEF, nghệ thuật hát hợp xướng thật hay, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=Rla5YcMpNrQ

Immortality – Céline Dion

Ca khúc Immortality do ban Bee Gees sáng tác và Céline Dion thu âm năm 1997 với giọng hát bè của  Bee Gees. Ca khúc đạt thứ hạng cao ở Châu Âu, Canada và Úc.

* Video âm thanh, Céline Dion & Bee Gees:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/immortality-celine-dion-ft-bee-gees.uwhnkxwAjqVa.html

* MV, Juan Pablo Di Pace, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=q2sVgn5oCDI

Islands in the Stream – Kenny Rogers & Dolly Parton

Islands in the Stream (có nghĩa: “Những hòn đảo giữa dòng”) là ca khúc theo thể loại R&B do ban Bee Gees sáng tác, được Kenny Rogers và Dolly Parton thu âm năm 2009 có anh em nhà Gibbs góp tiếng.

Năm 2005, Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp phiên bản của Kenny Rogers và Dolly Parton là bản song ca hay nhất mọi thời đại.

Lời dịch đoạn đầu
Em yêu, khi anh gặp em có sự an bình khó tả
Anh định mua cho em một chiếc lược thật tốt
Anh mềm yếu trong nội tâm, có điều gì đó đang diễn ra
Em làm gì đó cho anh mà anh không giải thích được
Hãy giữ anh gần hơn để anh không còn đau đớn
Mỗi nhịp đập con tim, chúng mình nhận ra điều gì đó đang diễn ra
Tình yêu dịu dàng thì mù quáng, đòi hỏi sự hiến dâng
Trọn tình yêu chúng mình cảm nhận, không cần đối đáp
Chúng ta đồng hành, cùng nhau xây dựng tình yêu này

Những hòn đảo giữa dòng, chúng mình là như thế
Không ai chen vào giữa, làm thế nào chúng mình nhầm lẫn
Hãy giăng bưồm cùng anh đến một thế giới khác
Và ta nương tựa lẫn nhau, dành tình yêu cho nhau.

* Bản thu âm, Kenny Rogers & Dolly Parton:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/islands-in-the-stream-dolly-parton-ft-kenny-rogers.sI2QsvFNWB12.html

Video trình diễn sống, Bee Gees, trong show “One Night Only”, 1997:
https://www.youtube.com/watch?v=rSy3RbiIn_I

Video trình diễn sống, Elizma Theron & Ray Dylan, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=XNrL-8KfMMc

Island in the Sun – Harry Belafonte

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Harry Belafont

Ca khúc Island in the Sun do Harry Belafonte và Irving Burgie (Lord Burgess) đồng sáng tác, và Harry Belafonte thu âm cho cuốn phim cùng tên năm 1957. Đừng nhầm với ca khúc Island in the Sun còn được gọi là Wizzer Song.

+ * Video âm thanh, Harry Belafonte, 1957:
https://www.youtube.com/watch?v=DjPNDFr_ZpE

Video âm thanh, John Rowles:
   https://www.youtube.com/watch?v=0O3DDuFIueI

* Video âm thanh, Goombay Dance Band, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=jM5pI_UNICg

Jamaica Farewell – Harry Belafonte

Jamaica Farewell là một bài dân ca theo giai điệu Jamaica do Lord Burgess (Irving Burgie) viết lời, và Harry Belafonte (1927- ) thu âm. Nội dung ca ngợi vẻ đẹp của các hòn đảo vùng West Indies.

Nhiều người, kể cả Belafonte, cho rằng ca khúc đã phổ biến một thời gian dài trước Burgess. Người ta cho rằng Burgess đã kết hợp một số giai điệu dân ca và thay đổi để tạo nên một ca khúc mới.

Phiên bản lời Việt của nhạc sĩ Đức Huy mang tựa đề Lời yêu thương khá phổ biến từ lâu.

* Video âm thanh, Harry Belafonte:
   https://www.youtube.com/watch?v=KFFlWtlDRqk

* Video âm thanh, Don Williams, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=jdvdoXqmSdY

+ MV_Lời yêu thương, Trang Nhung:
https://www.youtube.com/watch?v=Dz4tocJmOBk

+ * MV_Lời yêu thương, Vpop Singer:
https://www.youtube.com/watch?v=RfXWFyk8U4c

+ Video trình diễn sống_Lời yêu thương, Hồng Ngọc & Isaac:
https://www.youtube.com/watch?v=dXYm2bJPjrA

Jambalaya – Hank Williams

Ca khúc Jambalaya (On the Bayou) hoặc Jambalaya do ca sĩ nhạc đồng quên người Mỹ Hank Williams sáng tác và ghi âm năm 1952. Được đặt tên theo tên một món ăn ở Creole và Cajun, ca khúc an rộng qua các thể loại nhạc khác nhau.

+ * Video âm thanh, Hank Williams, 1952:
https://www.youtube.com/watch?v=7-BQpRqmwM0

+ * Video âm thanh, The Carpenters, với ca từ, 1973:
https://www.youtube.com/watch?v=mb_Gu9UL4z4

* MV, Country Zenit:
   https://www.youtube.com/watch?v=JCDaAFGHpQw

Killing Me Softly With His Song – Roberta Flack

Ca khúc Killing Me Softly with His Song được Charles Fox và Norman Gimbel cùng sáng tác. Năm 1971 ca khúc do Lori Lieberman thu âm trở thành một bản hit ở Canada và Hoa Kỳ. Phiên bản của Roberta Flack năm 1973 cũng được yêu thích.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Killing Me Softly with His Song vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

+ * Video âm thanh, Roberta Flack, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=kgl-VRdXr7I

+ Video âm thanh, Lori Lieberman:
   https://www.youtube.com/watch?v=ua4n_sTa9f4

Video âm thanh, Joseph Vincent, với ca từ và phụ đề Việt ngữ, 2016:
  https://www.youtube.com/watch?v=K5u7YSx0x08

King of the Road – Roger Miller

King of the Road là ca khúc do ca sĩ nhạc đồng quê Roger Miller sáng tác và thu âm năm 1964, trở thành bản hit thành công nhất của ca sĩ này. Ca từ kể về việc cần bán hoặc cho thuê, không có điện thoại, không có thú cưng, không có thuốc lá, quần áo và giầy vớ đều sờn rách, nhưng vẫn xem mình như là vua trên đường phố!

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp King of the Road vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

Tạp chí The Rolling Stone ghi King of the Road vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2014.

+ * Video âm thanh, Roger Miller, remaster:
https://www.youtube.com/watch?v=1wNU4fEqxpg

+ Video âm thanh, Randy Travis (official audio):
   https://www.youtube.com/watch?v=60dhFctdMKM

+ Video trình diễn sống, Dean Miller:
https://www.youtube.com/watch?v=UCR0_wgvGLU

Kitaguni No Haru – Sen Masao

Tên gốc trong chữ Nhật là 北国の春 (có nghĩa “Mùa xuân trên đất Bắc”), là ca khúc tiếng Nhật do Minoru Endo sáng tác nhạc, Haku Ide viết lời và ca sĩ người Nhật gốc Hàn Sen Masao thu âm năm 1977. Đây là tâm tình của một thanh niên trong khi xa xứ sinh nhai nhớ về quê nhà. Vào thời này, con trai trưởng ở lại quê nhà; tâm sự gửi về cố hương là của một con trai thứ, nhớ thương mẹ cha, anh hai, người con gái nào đó, và khung cảnh vùng quê trong mùa xuân.

Ca khúc nhanh chóng trở thành phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất Nhật, và bán được 3 triệu đĩa. Ca khúc cũng lan rộng qua những nước có người yêu nhạc Hoa ngữ. Phiên bản do ca sĩ Đài Loan Teresa Teng (Đặng Lệ Quân) hát rất được yêu thích.

Phỏng dịch ca từ – Quỳnh Chi
Mùa xuân đất bắc quê nhà
Trời xanh dương trắng hiền hòa gió nam
Lũng đồi tươi thắm hoa xuân
Đang chờ ta đó một lần về thăm
Gói quà mẹ gửi cuối năm
Gửi cho con chút hương xuân quê nhà

Thông xanh, cầu gỗ bắc qua
Tuyết tan róc rách suối ca xuân về
Nhớ người con gái tóc thề
Cành hoa ngày ấy nay về nơi đâu ?
Năm năm từ độ xa nhau
Nhớ quê nhớ mối tình đầu trắng trong

Bài ca rộn rã mùa xuân
Cối xay guồng nước bên đường sớm mai
Nhớ cha nghiêm với anh hai
Ngày xuân chén rượu cảm hoài nhớ ta
Gió đông giục nhớ quê xa
Xuân này về nhé lòng ta nhủ lòng

Nguồn: http://www.erct.com/2-ThoVan/QuynhChi/Mua_xuan_tren_dat_bac.htm

Video trình diễn sống, Sen Masao, với ca từ Nhật và phiên âm:
https://www.youtube.com/watch?v=9OuvVY6sjDY

* Bản thu âm, Đặng Lệ Quân, 1985:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/kitaguni-no-haru-dang-le-quan-teresa-teng.RiOrxzDjTfba.html

MV, Toshimi Tagawa, nhóm hát bè hay tuyệt:
https://www.youtube.com/watch?v=Khu_ZQF3MqA

Video âm thanh, ca từ Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=oSP7_nzFpQk

* Video trình diễn sống, Jo A Ram (violon điện), 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=9BV26HrYQQI&app=desktop

L’Oiseau et l’Enfant – Marie Myriam

L’Oiseau et l’Enfant (có nghĩa: “Chim non và trẻ nhỏ”) là ca khúc chiến thắng tại Cuộc thi Eurovision 1977, được trình bày bằng tiếng Pháp bởi ca sĩ Marie Myriam, là đại diện của Pháp. Ca khúc được sáng tác bởi Jean-Paul Cara và lời được viết bởi Joe Gracy.

Video trình diễn sống, Marie Myriam hát tiếng Anh, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=FX2o86LmcjI

Video trình diễn sống, Dàn nhạc Hợp xướng Gimnazija Kranj, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=NcR8QnoLtQQ

MV, Kids United, trong album “Tout Le Bonheur du Monde”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=DQH1HlQeHdo

La Bamba – Ritchie Valens

La Bamba là một ca khúc dân gian Mexico, đến từ bang Veracruz, được ca sĩ nhạc rock 17 tuổi Ritchie Valens cải biên rồi thu âm tháng 11/1958. Lúc đầu, ca khúc vẫn chưa tạo ấn tượng cho người nghe.  Ritchie Valens tử nạn máy bay tháng 3/1958 lúc chưa tròn 18 tuổi, và cuộc đời sự nghiệp của ông được tái hiện trong phim La Bamba (1987). Qua hai sự kiện này, ca khúc La Bamba được chú ý đến nhiều hơn, từ đó gắn liền với tên tuổi của Ritchie Valens. “La bamba” có ý nói về một điệu nhảy nhưng không chỉ rõ điệu nhảy đó ra sao. Ca từ chỉ nói “Để nhảy được điệu La Bamba, bạn cần có một ít ơn phước”.

Nội dung ca khúc thể hiện tinh thần lạc quan và ước vọng, ví dụ như “Tôi không phải thủy thủ mà là thuyền trường”, “Để lên đến thiên đường bạn cần một chiếc thang lớn và một chiếc thang nhỏ”. Đến điểm này, “Lên và lên, tôi sẽ leo lên”. Do giai điệu vui tươi và ý nghĩa hào hứng, La Bamba thường được trình bày trong hôn lễ của người phương Tây.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Ritchie Valens

Qua Ritchie Valens, La Bamba lan truyền mạnh mẽ trong nền âm nhạc Mỹ, là một trong những phiên bản hay nhất trong 40 bản hit hàng đầu của bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ, cuối cùng được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Phiên bản La Bamba của Ritchie Valens được xếp vào danh sách 500 ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại của tạp chí âm nhạc Rolling Stone tính đến năm 2016. Đây là ca khúc duy nhất trong danh sách được hát bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

* Bản thu âm, Ritchie Valens:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/la-bamba-ritchie-valens.settSkh6tm.html

Video trình diễn sống, Blake Shelton, trong chương trình “The Voice Kids | Undercover Voice”, với ca từ & phụ đề Việt ngữ:
   https://www.youtube.com/watch?v=06UkP56PFQo

+ MV, Playing for Change | Song Around The World:
   https://www.youtube.com/watch?v=k5dkwQY-_tk

La Cucaracha – dân ca Tây Ban Nha

La Cucaracha là một bài dân ca của Tây Ban Nha rất phổ thông ở Mexico. Nguồn gốc của ca khúc này không rõ ràng. Nội dung nói về một con gián bị mất một chân, phải bò với 5 chân còn lại. Có một số thể loại trình diễn dành cho trẻ em.

* Bản thu âm, John Kane:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/la-cucaracha-john-kane.DicKkQu0eFaM.html

* Video âm thanh, Gypsy Kings:
https://www.youtube.com/watch?v=6ISEzLP4tsA

Video hoạt hình, Daria:
https://www.youtube.com/watch?v=Yfka9m6NhzE

Video trình diễn sống, Petre Geambasu Show Band, hình ảnh mờ nhưng âm thanh tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=bJ55huW_JJ8

Video cho trẻ em, Muffin Songs, ca từ Anh ngữ có nội dung khác với phiên bản gốc:
https://www.youtube.com/watch?v=o480zNYFMJ0

La Plus Belle Pour Aller Danser  – Sylvie Vartan

La Plus Belle Pour Aller Danser là ca khúc do Charles Aznavour và Georges Garvarentz sáng tác, được Sylvie Vartan trình bày trong phim Cherchez l’idole năm 1964. Sau đó, ca khúc chiếm thứ hạng đầu trong các bảng xếp hạng của Pháp, Bỉ và Nhật.

Charles Aznavour tên thật là Shahnour Varinag Aznavourian (1924-) ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác, diễn viên điện ảnh, nhà hoạt động xã hội, và là nhà ngoại giao người Pháp gốc Armenia. Ông sáng tác trên 800 nhạc phẩm được bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Georges Diran Garvarentz (1932-1993) là nhà soạn nhạc người Pháp gốc Armenia. Ông được biết đến nhiều nhất là các tác phẩm nhạc nền cho phim ảnh Pháp và đồng tác giả các nhạc phẩm nổi tiếng cùng với Charles Aznavour.

Ca khúc La Plus Belle Pour Aller Danser du nhập vào miền Nam Việt Nam cuối thập niên 1960s, được Thanh Lan trình bày mà có người cho rằng cô hát hay hơn Sylvie Vartan!

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Thanh Lan & Duy Quang hát tại Trường Taberd (1960s)

Video âm thanh, Sylvie Vartan:
https://www.youtube.com/watch?v=MdCv2sFZpGk

Video âm thanh, Pompilia Stoian:
https://www.youtube.com/watch?v=RzYChGFPmmA

Video âm thanh, Thanh Lan hát tiếng Pháp và lời Việt Em Đẹp Nhất Đêm Nay của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=LRQm3IzuSas

La vie en rose – Édith Piaf

Vào một ngày đẹp trời năm 1945, nữ danh ca Edith Piaf ngồi với người bạn của mình là Marianne Michel trong một quán cà phê trên đại lộ Champs-Elysées. Cuộc trò chuyện ngày hôm đó thúc đẩy bà chắp bút viết tặng cho bạn mình một bài hát, mà sau này được Edith Piaf truyền tải với tâm tư đồng cảm của một tình yêu đằm thắm và hy vọng xua đi những đau thương của Thế chiến 2. Phần lời của La vie en rose (có nghĩa: “Đời màu hồng”) do chính Édith Piaf viết, còn phần nhạc được phổ theo bởi Marguerite Monnot và Louis Guglielmi, hay được biết đến với cái tên “Louiguy”. Trong nhiều thập kỷ kế tiếp, La vie en rose vẫn làm xúc động nhiều con tim trên thế giới.

Thật ra, Edith Piaf đã ấp ủ La vie en rose từ một buổi tối năm 1944, khi bà đứng trước một người đàn ông Mỹ. Sự rung động từ buổi gặp gỡ ấy tạo nền tảng cho phần lời trong đó có câu “Quand il me prend dans ses bras” (Khi chàng ôm tôi trong vòng tay).

Ban đầu Edith Piaf và nhóm của bà xem La vie en rose yếu hơn những ca khúc trước đó của họ, nên trong một thời gian họ không màng việc thu âm. Khoảng một năm sau, Edith Piaf hát La vie en rose trong một đêm trình diễn, và được hoan nghênh nhiệt liệt. Từ ngày ấy, ca khúc đạt thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Nhiều thính giả ngoài nước Pháp vẫn say mê ca khúc dù không hiểu hết lời, cho thấy âm nhạc thực sự có thể vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Edith Piaf

La vie en rose  được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Édith Piaf (1915-1963). Có sự nghiệp ca hát đã trở thành huyền thoại – và được xem là quốc bảo – của Pháp thế kỷ 20, năm 1937 Édith trình diễn buổi đầu tiên tại Paris, lập tức tỏa sáng và trở thành ngôi sao lớn của nền nhạc nhẹ Pháp. Năm 1947 Édith Piaf lần đầu tiên sang Mỹ biểu diễn. Năm 1948 cô trở thành ngôi sao của các phòng hát tại New York. Năm 1961 Édith Piaf bắt đầu một loạt buổi biểu diễn tại nhà hát Olympia de Paris, là một trong những thời khắc đáng nhớ nhất của Piaf. Đầu năm 1963, Édith Piaf ghi âm ca khúc cuối cùng trong đời. Sau đó là chuỗi ngày khổ sở do kiệt sức, bệnh tật, nghiện ngập.

* Video âm thanh, Edith Piaf, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=kN1WoneA1Kw

Video trình diễn sống, Jolie Môme:
   https://www.youtube.com/watch?v=KhWvG7pBUwg

* Video trình diễn sống, Andrea Bocelli ft. Edith Piaf, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=4REbp0s_G9w

+ Video trình diễn sống, Hiền Nguyễn, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=a1ytuKxr9v8

+ * Video trình diễn sống, Lucy Thomas hát tiếng Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=-yI3bOKIZKk

Les feuilles mortes – Joseph Kosma & Jacques Prévert

Theo Trần Lê Túy-Phượng (2016b),

Ca khúc Les feuilles mortes do nhạc sĩ người Hungary József  Kozma (1905-1969) sáng tác nhạc và thi sĩ người Pháp Jacques Prévert viết lời, được biết đến lần đầu tiên dưới hình thức những trích đoạn nhỏ trong phim Les portes de la nuit (1946). Thành công không đến với bộ phim, song chỉ vài năm sau thì ca khúc kèm với nó tỏa sáng ngoài phạm vi nước Pháp.

Jacques Prévert (1900-1977) được xem là một tên tuổi lớn. Ông không chỉ là một thi sĩ thuộc trường phái siêu thực với trên 500 bài thơ nổi tiếng, trong đó có hàng chục bản được phổ nhạc, mà còn là một nhà viết kịch bản phim (scriptwriter) lừng danh.

Năm 1949, Johnny Mercer soạn phần lời tiếng Anh dưới nhan đề Autumn Leaves. Từ đây ca khúc trở thành mẫu mực jazz và mẫu mực pop ở cả hai ngôn ngữ, dưới hình thức khí nhạc lẫn thanh nhạc. Ngoài trình bày bằng tiếng Anh, Nat King Cole còn hát bài này bằng tiếng Nhật với nhan đề Kareha (có nghĩa: “Lá héo”). Ngày 24 tháng 12 năm 1950, ca sĩ Edith Piaf trình bày song ngữ Anh–Pháp ca khúc này trong chương trình truyền thanh The Big Show của đài NBC Radio.

Năm 1955, bản Autumn Leaves do nghệ sĩ Roger Williams trình bày là bản nhạc dương cầm bán chạy nhất mọi thời đại, thể hiện qua doanh số hơn 2 triệu bản. Cũng năm này, Tino Rossi thu âm Les feuilles mortes.

Vào cuối thập niên 1940s đến đầu thập niên 1950s, bản Les feuilles mortes của Tino Rossi trở thành một hiện tượng ở Việt Nam trong giới trẻ.

Lời hát của Les feuilles mortes nói về tâm sự của một người con trai, nhìn lá vàng rơi mà chạnh lòng nhớ tới người yêu đã xa, và nhớ lại khúc hát năm xưa nàng thường hát cho mình nghe…

With lyrics tuyệt đẹp, nhạc điệu da diết, Les feuilles mortes là bản tình ca được biết đến nhiều nhất của nước Pháp.

Ca khúc này còn được nhiều nhạc sĩ đặt lời tiếng Việt, chẳng hạn Lá thu vàng (Lữ Liên), Lá úa (Y Vân), Lá rụng (Phạm Duy), Lá rụng (Nguyễn Đình Toàn) và Mùa thu lá úa (Phạm Ngọc Lân).

Lời dịch
Ôi! tôi mong người nhớ lại ngày xưa
những thời khắc vui vẻ khi ta là bạn
Ngày xưa ấy đời đẹp hơn bao giờ
và mặt trời nồng ấm hơn ngày nay.

Những chiếc lá úa vun đầy
Người thấy chăng, tôi vẫn không quên
Những chiếc lá úa vun đầy
cũng vun đầy những kỷ niệm và luyến tiếc

Và ngọn gió bấc cũng mang đến
nỗi buốt giá vì hờ hững trong đêm
Người thấy chăng, tôi vẫn không quên
bài ca người đã hát cho tôi

Đó là bài ca như cuộc tình đôi ta
người yêu thương tôi và tôi yêu thương người
Nhưng đời cách ngăn những người yêu nhau
thật dịu dàng, không vang vọng
Rồi biển cả xóa đi trên mặt cát
dấu chân của đôi lứa xa nhau.

+ Bản thu âm, Yves Montand, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/les-feuilles-mortes-yves-montand.67FiBSeA6r.html

+ Bản thu âm, Mireille Mathieu:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/les-feuilles-mortes-mireille-mathieu.UJER4Fkdn2jk.html

+ Video âm thanh, Nana Mouskouri, 1997:
   https://www.youtube.com/watch?v=Uo-6DRAFdmQ

Video âm thanh, Lưu Hồng hát lời Việt có tựa Lá thu:
https://www.youtube.com/watch?v=U9yyEtyXwE8

+ Video trình diễn sống_Yenne Lee độc tấu guitar, 2004:
https://www.youtube.com/watch?v=HxGT5z6d-GA

Let It Be – The Beatles

Do Paul McCartney sáng tác, Let It Be là ca khúc trong album phòng thu thứ bảy và cuối cùng của nhóm The Beatles. Album được phát hành ngày 8/5/1970, gần một tháng sau khi nhóm này phân ly. Ca khúc được Paul McCartney viết, song vẫn được ghi cho Lennon-McCartney.

McCartney nói anh có ý tưởng về Let It Be sau khi anh có một giấc mơ về mẹ mình trong giai đoạn căng thẳng xung quanh các buổi tập cho The Beatles vào năm 1968. Theo McCartney, bài hát đề cập đến “Mẹ Mary” không phải là nói về Kinh Thánh. McCartney giải thích rằng mẹ của ông – người qua đời vì bệnh ung thư khi ông 14 tuổi – là nguồn cảm hứng cho từ “Mẹ Maria”. Anh cũng nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó về giấc mơ mà mẹ anh nói với anh, “Sẽ ổn thôi, hãy để nó như vậy.”

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Let It Be vào hạng 20 trong 500 ca khúc hay nhất trong mọi thời đại tính đến năm 2004.

Lời dịch trích đoạn
Khi tôi lâm cảnh khó khăn, Mẹ Maria đến với tôi
nói lời thông thái: Hãy để tự nhiên
Khi tôi ở trong thời khắc đen tối, Mẹ đứng ngay trước tôi
nói lời thông thái: Hãy để tự nhiên

khi những người đau khổ trong tim, sống trên thế giới đồng ý
sẽ có câu trả lời: Hãy để tự nhiên
Vì dù bị chia cách, vẫn còn một cơ hội để thấy
sẽ có câu trả lời: Hãy để tự nhiên

+ * Video âm thanh, The Beatles (stereo remastered):
   https://www.youtube.com/watch?v=eOXDt1XvHgY

MV, Gentri:
   https://www.youtube.com/watch?v=b3wu3RbVqd8

+ Video trình diễn sống, Matt Hylom (acoustic cover), 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=v7wErmth4k4&list=RDW1UgcGL2Dp8&index=3

Video trình diễn sống, John Legend & Alicia Keys, trong chương trình kỷ niệm The Beatles tròn 50 năm, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=x7LEKYOrlrQ

+ * Video trình diễn sống, Tom Rochet, in “The Voice France”, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=CdtyJOQzgio

Let Me Be There – Olivia Newton-John

Let Me Be There là ca khúc do John Rostill sáng tác và ca sĩ Olivia Newton-John (1948- ) thu âm năm 1973, với Mike Sammes hát bè giọng trầm. Đây là ca khúc trong hàng Top 10 ở Mỹ của ca sĩ này, và cũng giúp cô nhận Giải Grammy hạng mục Giọng hát Nữ Đồng quê Hay nhất.

* Video âm thanh, Olivia Newton-John:
   https://www.youtube.com/watch?v=rR8hCFfvZPk

Video trình diễn sống, FlatBroke:
   https://www.youtube.com/watch?v=IsUggknWeW8

* Video trình diễn sống, Luna & Yoon Hyung Joo, với ca từ, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=P8iYOd4IpLQ

Let’s Twist Again – Chubby Checker

Ca khúc Let’s Twist Again do Kal Mann và Dave Appell đồng sáng tác, và được Chubby Checker trình bày trong một đĩa đơn năm 1961. Ca khúc này tiếp nối – và có giai điệu hay hơn – The Twist cũng của Chubby Checker năm 1959.

Đây là ca khúc được du nhập vào miền Nam Việt Nam đầu thập kỷ 1960s, làm dậy sóng trong tâm hồn giới trẻ và là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Y Vân viết một số ca khúc theo điệu twist, gây thêm sôi động ở các sân khấu đại nhạc hội sau đó.

Video trình diễn sống, Chubby Checker& California Jubilee, múa minh họa trong điệu twist đặc trưng khi ca khúc mới ra đời, trong album “The Best of Chubby Checker 1959-1963”, 2005:
https://www.youtube.com/watch?v=MggQSspSGU8

* Video trình diễn sống, Adriana Vlad Band:
https://www.youtube.com/watch?v=EAMYtucif88

Video trình diễn sống, BUDDY in concert, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=AqylJl5wgnM&list=RDAqylJl5wgnM&start_radio=1

Lịch sử Đích Thiên không – Mao A Mẫn

Trong số nhạc phim Hoa ngữ từng được nghe, tôi thấy ca khúc Lịch sử Đích Thiên không (歷史的天空) kết thúc bộ phim Tam Quốc Diễn nghĩa (1996) có giai điệu hay nhất và ca từ sâu lắng nhất. Ca khúc tóm tắt một cách sâu sắc giai đoạn Tam quốc, bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Đây là ca khúc của người chinh phụ, đồng thời của người trải nghiệm lịch sử như một nhà triết học bất lực. Ca khúc của Wang Jian gắn liền với tên tuổi của nữ ca sĩ Mao A Mẫn (Mao A Min, 毛阿敏).

Lời dịch ca khúc
Đã mờ rồi ánh kiếm ánh đao
Lùi xa rồi tiếng loa tiếng trống
Vẫn rõ ràng sống động
Bao gương mặt anh hùng

Con đường xưa ngập trong cát bụi
Thành quách xưa hóa cảnh hoang tàn
Năm tháng oai hùng thành lịch sử
Bao chiến công tên tuổi còn vang

Mộng bá vương ai người quyết định?
Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân?
Sự đời vần vũ như mây gió
Đổi thời gian, đổi cả không gian

Tụ tán nhờ có duyên
Ly hợp vốn do tình
Trả món nợ non sông trước mắt
Mặc đời sau thiên hạ luận bình

Nước Trường Giang hóa thành sông lệ
Gió Trường Giang vang mãi bài ca
Giữa bầu trời lịch sử muôn triệu ánh sao xa
Trong dân gian vạn thuở ấy muôn triệu đóa hoa!

Nguồn: http://loicakhuc.com/loi-bai-hat-end-song-tam-quoc-mao-a-man/CHq.html

Video âm thanh, Mao A Mẫn (Mao A Min), với hình ảnh trong phim Tam Quốc Diễn nghĩa:
https://www.youtube.com/watch?v=NOW0Ji2lDp0

* Video âm thanh, Đồng Lệ (Tong Li):
https://www.youtube.com/watch?v=-bPRuqZCfVY&list=RD-bPRuqZCfVY&start_radio=1#t=83

Video trình diễn sống, Mao A Mẫn (Mao A Min), với ca từ Hoa ngữ và phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=H-xWHLNtFfw

Little Darlin’ – The Diamonds

Ca khúc Little Darlin’ do Maurice Williams sáng tác và nhóm Gladiolas người Mỹ thu âm lần đầu tháng 1/1957. Tháng sau, nhóm The Diamonds người Canada hát lại ca khúc và thành công hơn, chiếm thứ hạng 3 Billboard cùng năm.

Video âm thanh, Elvis Presley, 1977:
https://www.youtube.com/watch?v=HNUlhLfAl3c

Video âm thanh, Sha Na Na, 1969:
https://www.youtube.com/watch?v=5CygBMmYeIE

Video trình diễn sống, The Diamonds, album “American Graffiti”, 2007:
   https://www.youtube.com/watch?v=Mu6dRK5U6KA

Loch Lomond – dân ca Scotland

Tên nguyên của ca khúc này là The Bonnie Banks o’ Loch Lomond (có nghĩa: “Bờ nước đẹp của Hồ Lomond”), hoặc nói gọn là Loch Lomond (có nghĩa: “Hồ Lomond”). Đây là bài dân ca Scotland nổi tiếng được xuất bản lần đầu năm 1841 trong sách Vocal Melodies of Scotland. Ca khúc nói về Loch Lomond, hồ lớn nhất của Scotland.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Loch Lomond

Có nhiều giả thuyết về ý nghĩa của bài dân ca này, phần lớn liên quan đến cuộc Nổi dậy Jacobite năm 1745. Một diễn giải cho rằng ca khúc này được hát bởi người yêu của một trong những người nổi dậy bị hành quyết. Đầu của những người bị hành quyết được đưa đi diễu hành theo “đường cao” (“high road” trong ca từ, tức đường chính dành cho quan quân), còn thân nhân của họ đi về nhà theo “đường thấp” (“low road” trong ca từ, tức đường nhỏ dành cho nông dân).

Một diễn giải khác cho rằng ca khúc này do một anh lính trẻ viết cho người yêu của mình. Hai người lính bị bắt trong cuộc nổi dậy năm 1745. Một người sáng tác ca khúc thì bị hành quyết, người kia được thả và mang ca khúc về Scotland cho người yêu của anh kia. “Đường thấp” chỉ đường đi của hương hồn người lính bị hành quyết, còn “đường cao” là đường thật sự đi qua những ngọn đồi. Vì thế, hương hồn sẽ trở về Scotland trước, còn người mang ca khúc về sẽ đến sau.

Lời dịch đoạn đầu
Qua bờ nước đẹp đàng kia và qua triền dốc đẹp đằng kia
nơi mặt trời soi rọi trên Hồ Lomond
Nơi em và người em yêu chân tình không bao giờ gặp nhau
trên bờ nước xinh đẹp của Hồ Lomond

Anh sẽ đi đường cao còn em đi đường thấp
và anh sẽ về Scotland trước em
Nhưng anh và người anh yêu chân tình sẽ không bao giờ gặp lại
trên bờ nước xinh đẹp của Hồ Lomond

Tất cả các bài trình diễn dưới đây đều tuyệt vời theo cách riêng.

+ Video âm thanh, John McDermott, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=feLT7Btuqpc

+ Video âm thanh, Irish Roses: Women of Celtic Song:
https://www.youtube.com/watch?v=7vJLRVmeJBk

MV, Ella Roberts:
https://www.youtube.com/watch?v=gb8AGuD2uOI

Video trình diễn sống, Dàn Đồng ca Landesjugendchor Vorarlberg trong chương trình “Voices for Kids”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=X6UHtqxcbio

Longer – Dan Fogelberg

Ca khúc Longer hoặc Longer than được nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ Dan Fogelberg sáng tác và phát hành năm 1979. Đây là ca khúc duy nhất của Dan Fogelberg từng được nêu trong các bảng xếp hạng của Anh quốc.

Lời dịch đoạn đầu
Xa hơn cá trong đại dương
Cao hơn bất kỳ chim nào từng bay
Vời vợi hơn sao trên thiên đường
Anh yêu em

Mạnh mẽ hơn bất kỳ núi thánh đường nào
Chân thực hơn bất kỳ cây nào từng mọc
Thâm sâu hơn bất kỳ rừng nguyên sinh nào
Anh yêu em

Anh sẽ mang lửa đến mùa đông
Em sẽ gửi đến mưa rào độ xuân
Chúng mình sẽ bay cùng nhau qua thu và hạ
Cùng tình yêu trên đôi cánh của chúng mình

+ Video âm thanh, Dan Fogelberg, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=U5qS0g84KqE

Video trình diễn sống, Mike Massé:
https://www.youtube.com/watch?v=Z1iBmA7UTuQ

Love Changes Everything – Sir Andrew Lloyd Webber

Love Changes Everything (có nghĩa: “Tình yêu thay đổi mọi thứ”) là ca khúc trong vở nhạc kịch Aspects of Love, do Andrew Lloyd Webber soạn nhạc, Charles Hart và Don Black viết ca từ. Trong vở nhạc kịch, ca khúc được trình bày qua nhân vật Alex Dillingham, được hát bởi Michael Ball khi trình diễn ở London và Broadway. Ball cũng phát hành đĩa đơn của ông năm 1989, đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng ở Anh quốc và gắn liền với tên tuổi của ông.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Sir Andrew Lloyd Webber

Sir Andrew Lloyd Webber, Baron Lloyd-Webber (1948– ) là nhà soạn nhạc người Anh đặc biệt trong thể loại nhạc kịch.

Một số vở nhạc kịch của ông được diễn trong hơn một thập kỷ ở cả West End và Broadway. Ông sáng tác 13 vở nhạc kịch, một chu kỳ bài hát, một tập hợp các biến thể âm nhạc, hai nhạc nền phim, và một Requiem Mass bằng tiếng Latin. Một số bài hát của ông được ghi nhận rộng rãi và là những hit vượt ra ngoài phạm vi của nhạc kịch nguyên thủy, đặc biệt là

  • Any Dream Will Do trong vở Joseph and the Amazing Technicolor Dreamcoat
  • Don’t Cry for Me, Argentina và You Must Love Me trong vở Evita
  • I Don’t Know How to Love Him trong vở Jesus Christ Superstar
  • Memory trong vở Cats
  • The Music of the Night and All I Ask of You trong vở The Phantom of the Opera

Ông được trao nhiều giải thưởng kể cả tước vị hiệp sĩ và nam tước cho người đóng góp trong lĩnh vực âm nhạc, 6 Giải Tony, 3 Giải Grammy (kể cả Giải Grammy Legend), 1 Giải Oscar, 14 Giải Ivor Novello, 7 Giải Olivier Awards, 1 Giải Golden Globe, Danh dự 2006 Kennedy Center, Giải 2008 Classic Brit for Outstanding Contribution to Music, và 1 Giải Emmy. (Wikipedia.)

Ca từ đoạn đầu
Tình yêu thay đổi mọi thứ, những bàn tay và khuôn mặt, trái đất và bầu trời
Tình yêu thay đổi mọi thứ, cách bạn sống và cách bạn chết
Tình yêu có thể làm mùa hè thăng hoa, hoặc một đêm xem dường trọn đời
Vâng, tình yêu thay đổi mọi thứ, giờ tôi run rẩy khi thốt ra tên em
Mọi thứ trên thế gian sẽ không còn như xưa

Tình yêu thay đổi mọi thứ, ngày dài hơn, ngôn lời có ý nghĩa hơn
Tình yêu thay đổi mọi thứ, nỗi đau sâu sắc hơn trước
Tình yêu sẽ xoay chiều thế giới của, và thế giới đó sẽ trường tồn
Vâng, tình yêu thay đổi mọi thứ, mang đến cho bạn vinh quang, mang đến cho bạn tủi hổ
Mọi thứ trên thế gian sẽ không còn như xưa

* Bản thu âm, Sarah Brightman, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/love-changes-everything-sarah-brightman.qi0jFRzd4L.html

Video âm thanh, Nana Mouskouri:
https://www.youtube.com/watch?v=54mYQLOwZM4

+ Video trình diễn sống, Michael Ball, trong chương trình “Andrew Lloyd Webber: The Royal Albert Hall Celebration”, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=WnOQ1VV3CqU

Video trình diễn sống, Michael Ball & nhóm Il Divo, với sự hiện diện của Andrew Lloyd Webber, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=udaDx-KaHqA

Love Me Tender – Elvis Presley

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Elvis Presley

Đây có lẽ là bản tình ca truyền cảm nhất của Elvis Presley (1935-1977). Ca khúc Love Me Tender (có nghĩa: “Hãy yêu anh dịu dàng”) được Elvis Presley thu âm và dùng làm ca khúc chủ đề (theme song) trong cuốn phim cùng tựa đề năm 1956 – phim đầu tiên của Elvis. Ken Darby với nghệ danh Vera Matson (tên vợ ông này) và Elvis Presley được ghi là hai nhà đồng sáng tác. Ca khúc được chuyển thể từ Aura Lee, một khúc ballad trữ tình từ thời Nội chiến Nam-Bắc Mỹ (1861-1865).

Elvis Presley được vinh danh trong nhiều Hall of Fame (Đại sảnh Danh vọng) của Rock & Roll, Nhạc Đồng quê, cùng những Hall of Fame của bang và lĩnh vực, và những vinh danh khác như Ngôi sao Danh vọng Hollywood, Ngôi sao Danh vọng Las Vegas…

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Love Me Tender vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch
Hãy yêu anh dịu dàng, hãy yêu anh ngọt ngào
Đừng bao giờ để anh đi
Em đã làm đời anh trọn vẹn
Và anh yêu em vô cùng

Hãy yêu anh dịu dàng, hãy yêu anh chân tình
Tất cả mộng mơ của anh đều viên mãn
Bởi em yêu quý ơi, anh yêu em
Và anh sẽ mãi luôn yêu em.

Hãy yêu anh dịu dàng, hãy yêu anh lâu dài
Đưa anh đến con tim em
Vì anh thuộc về nơi ấy
Và ta sẽ không bao giờ cách ngăn.

Hãy yêu anh dịu dàng, hãy yêu anh thiết tha
Hãy nói em thuộc về anh
Anh sẽ thuộc về em qua bao năm tháng
Cho đến hết cuộc đời này.

+ MV, Elvis Presley cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Anh quốc:
https://www.youtube.com/watch?v=WyaJ19QEuvU

Video trình diễn sống, Andrea Bocelli, 2012, âm thanh tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=QAJbM54miHE

Video trình diễn sống, Holly Henry:
https://www.youtube.com/watch?v=9WpAB8ls89s

Video trình diễn sống, Alessia Cara trong chương trình “Elvis All-Star Tribute”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=bMd5RWUgWCw

Love’s Gonna Live Here – Tanya Tucker

Ca khúc Love’s Gonna Live Here do Buck Owens sáng tác và phát hành năm 1963. Ca từ thể hiện ý tình hy vọng tình yêu sẽ dài lâu, không còn đơn côi, chỉ có hạnh phúc.

Video âm thanh, Derek Ryan:
https://www.youtube.com/watch?v=qD8TOKbLA-A

+ * Video âm thanh, Tanya Tucker cùng Jim Lauderdale, 2009:
   https://www.youtube.com/watch?v=F-Yv0ing-V8

Video trình diễn sống, Nashville Jam, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=o1ou0MahVXY

(Where Do I Begin?) Love Story – Francis Lai & Carl Sigman

Khởi đầu, đây là nhạc khúc do nhạc sĩ người Pháp Francis Lai viết cho phim cùng tên năm 1970. Nhạc khúc trở nên nổi tiếng và mang về cho ông giải Oscar dành cho nhạc phim hay nhất.

Năm sau, nhạc phẩm chủ đề của cuốn phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục.

Bài nhạc sau đó được Carl Sigman đặt lời và trình bày bằng nhiều thứ tiếng. Phổ biến và ăn khách nhất thời bấy giờ là bản tiếng Anh, Where I do begin (Love Story), do Andy Williams hát, sau đó tiếp nối là gần 800 phiên bản, 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.

* Video âm thanh, Andy Williams, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=w6w0cy_1HY4

Video âm thanh, Dame Shirley Bassey:
https://www.youtube.com/watch?v=u2nb8xotj7g

Video trình diễn sống, Jon England (piano), 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=GCnjb1y4hHw

* Video trình diễn sống, Lola Astanova (piano) & Hauser (cello), Zagreb Philharmonic Orchestra với nhạc trưởng Ivo Lipanovic, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=lko-lP4FXQs

+ MV, 2CELLOS:
https://www.youtube.com/watch?v=UdHopftQD3A

Love Story – Taylor Swift

Love Story là ca khúc do nghệ sĩ thu âm người Mỹ Taylor Swift phát hành năm 2008. Ca từ là nỗi niềm của Taylor Swift về mối quan hệ tình cảm với một bạn trai, nhưng lại không được sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè của cô. Trong hoàn cảnh đó, Taylor Swift liên hệ đến truyện Romeo và Juliet của William Shakespeare như là một nguồn cảm hứng để viết nên ca khúc. Tuy nhiên Swift thay thế phần cuối bi thảm trong nguyên tác của Shakespeare bằng một kết thúc có hậu cho nhân vật.

* Video âm thanh, Taylor Swift, album “Fearless”, với ca từ, 2008:
   https://www.youtube.com/watch?v=8xg3vE8Ie_E

* Video trình diễn sống, Taylor Swift, 2012:
    https://www.youtube.com/watch?v=yfWgXcrNQIw

Mack the Knife – Kurt Weill & Bertolt Brecht

Ca khúc Mack the Knife xuất phát từ bản tiếng Đức mang tên Die Moritat von Mackie Messer, do Kurt Weill soạn nhạc và Bertolt Brecht viết lời cho vở nhạc kịch Die Dreigroschenoper. Vở nhạc kịch này ra mắt công chúng lần đầu tiên ở Berlin năm 1928, và ca khúc trong đó được chú ý đặc biệt.

Đây là ca khúc chứa đầy tráy khoáy: nhà biên kịch theo chủ nghĩa Marxist và nhà soạn nhạc cánh tả đưa ra nội dung về một kẻ giết người hàng loạt, qua đó muốn vạch trần thói đạo đức giả của giới tư sản, nhưng theo kiểu tư bản hai người lại thành công vượt bậc trên thế giới, thậm chí ở Mỹ. Giai điệu nghe vui tươi nhưng nội dung nói đến “Mack” tức tội phạm tên Macheath. Có lúc giai điệu được dùng trong một quảng cáo cho hamburger của McDonald (có tên “Mac tonight”).

Louis Armstrong thu âm bản hit ở Mỹ năm 1956. Phiên bản của Bobby Darin năm 1958 còn thành công hơn: chiếm thứ hạng đầu ở Anh và Mỹ. Qua thời gian dài, ca khúc này vẫn không chìm vào quên lãng, vẫn được trình diễn cho đến ngày nay. Nhờ giai điệu độc đáo có thể được trình bày qua nhiều thể tùy hứng, dần dà người ta bị cuốn hút theo nhạc mà không quan tâm đến nội dung. Chúng ta cũng nên thưởng thức bài nhạc theo cách đó.

Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America – RIAA) ghi Mack the Knife trong số 25 ca khúc hay nhất của Thế kỷ 20.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Mack the Knife vào hạng 3 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2018 dựa theo các bảng Hot 100 hằng tuần.

* Video âm thanh, Bobby Darin:
   https://www.youtube.com/watch?v=SEllHMWkXEU

* Video âm thanh, Michael Buble, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=EwcaTlsR6YM

* Video âm thanh, Liberace độc tấu piano, biến tấu theo một số giai điệu cổ điển và nhạc jazz, rumba, swing, 1960:
   https://www.youtube.com/watch?v=aOe-kOoRiEg

Video trình diễn sống, Alexey Baklan, trong chương trình “The X Factor” ở Ukraine, 2016:
  https://www.youtube.com/watch?v=f8lpSM02eVY

Mambo Italiano – Bob Merrill

Ca khúc Mambo Italiano do Bob Merrill sáng tác năm 1954 cho ca sĩ người Mỹ Rosemary Clooney (1928-2002) thu âm. Phiên bản này trở thành một bản hit năm 1955. Chuyện kể rằng do bị thúc bách về thời hạn, Merrill vội sáng tác nghệch ngoạc trên tấm giấy lau miệng khi dùng bữa trong một nhà hàng Ý ở Tp New York, rồi dùng điện thoại trả tiền gắn trên tường để hát ngân nga giai điệu và đọc ca từ cho một nghệ sĩ dương cầm ở phòng thu. Cùng với Merrill, “Lidianni” và “Gabba” được ghi nhận là đồng sáng tác ca khúc, tương ứng với nghệ danh của Gian Carlo Testoni và Gaspare Abbate.

Ca từ được cho là vô nghĩa (nonsense), pha trộn từ ngữ Ý, Tây Ban Nha, Anh ngữ, thổ ngữ Napoli, thậm chí có tiếng lóng và từ được cố ý viết sai chính tả, nói chung diễn tả niềm hứng khởi khi nhảy điệu mambo kiểu Ý. Ban đầu, một đài phát thanh ở New York từ chối phát ca khúc vì hiểu sai ca từ, cho rằng có ý nghĩa xấu. Clooney phải nhờ đến một giáo sư về ngôn ngữ học và một linh mục Công giáo xác minh ca từ không có ý xúc phạm và cũng không dung tục gì cả.

Do giai điệu lôi cuốn, nhiều bài trình diễn nhằm thể hiện điệu vũ mambo hơn là tiếng hát, nên dần dà người ta không quan tâm đến ý nghĩa của bài nhạc.

Ca khúc Mambo Italiano lập tức được đón nhận nồng nhiệt vào thời nhạc điệu mambo đang được ưa chuộng ở New York, đồng thời nâng giá trị giọng hát của Clooney.

Năm 1955, ca khúc càng thêm nổi tiếng do siêu sao Sophia Loren nhảy với giai điệu này trong phim của Ý mang tên Scandal in Sorrento.

+ Video trình diễn sống, Daniel Boaventura, trong album “Daniel Boaventura – Italiano”, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=gbe3Bkqnzgk

MV, Hồ Quang Hiếu hát lời Việt [Official HD], với sự dàn dựng và trình bày đáng khen:
https://www.youtube.com/watch?v=eR3jsIxwrKo

Video trình diễn sống, Danielle, trong chương trình “Over The Rainbow – Episode 17 – BBC One”, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=QEgk7gnrZes

+ Video trình diễn sống, Hetty & Jazzato Band, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=3W_IqKU1qAg

Manhã de Carnaval – Luiz Bonfá & Antonio Maria

Ca khúc Manhã de Carnaval do hai nhà soạn nhạc người Brazil Luiz Bonfá (1922-2001) và Antonio Maria (1921-1964) đồng sáng tác năm 1959. Cùng năm này, ca khúc được thể hiện ở nhiều đoạn trong cuốn phim do sự hợp tác của Brazil–Pháp–Ý tên Orfeu Negro (có nghĩa: “Orpheus da đen”).

Ca khúc Manhã de Carnaval góp phần cho việc mở đầu của bossa nova (có nghĩa: “làn sóng mới”) trong nền âm nhạc của Brazil, kết hợp samba và jazz, rồi lan sang nước ngoài trong hai thập niên 1950s và 1960s.

Manhã de Carnaval là một trong những ca khúc đầu tiên của Brazil được yêu thích ở nước ngoài, trở thành một mẫu mực cho nhạc jazz ở Mỹ.

Ở Mỹ, ca khúc mang tên A Day in the Life of a Fool (có nghĩa: “Một ngày trong đời một kẻ khờ”) do Jack Jones viết lời, ngoài những tên Carnival, Theme from Black Orpheus, và Black Orpheus.

* Video âm thanh_Manhã de Carnaval, Luis Miguel:
   https://www.youtube.com/watch?v=3jAKnmpuHSc

* Video trình diễn sống_Manhã de Carnaval, Carla Maffioletti, Carmen Monarcha, Kimmy Skota cùng Dàn nhạc André Rieu, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=KG51pW7MBpQ

Video trình diễn sống_ A Day in the Life of a Fool, Vassil Petrov, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=RCLaLsFeN_g

Video trình diễn sống_Manhã de Carnaval, French Latino, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=_5u4vqObXG8

Memory – Sir Andrew Lloyd Webber & Trevor Nunn

Memory là ca khúc trong vở nhạc kịch Cats được công diễn từ 1981. Ca khúc Memory được hát ngắn trong hồi 1 và hát nguyên bài khi cốt truyện lên đến cao trào ở phần kết thúc. Nội dung nói về mèo Grizabella, đã có một thời huy hoàng nhưng nay hồi tưởng về ngày xưa với quyết tâm sẽ tạo dựng cuộc đời mới.

Do Sir Andrew Lloyd Webber và Trevor Nunn đồng sáng tác, đây là một trong những ca khúc nhạc kịch được yêu mến nhất.

Video trình diễn sống, Elaine Paige trong nhạc kịch Cats, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=FWNWt3kiTWc

Video trình diễn sống, Kayleigh Ann Strong:
https://www.youtube.com/watch?v=R0JOcoACzQ0

* Video trình diễn sống, Mirusia cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=FgC3JQhkqyc

+ * Video trình diễn sống, Lucy Thomas (The Voice Kids UK 2018):
https://www.youtube.com/watch?v=4v-cJX17xy4

Michael Row the Boat Ashore – dân ca Mỹ

Ca khúc Michael Row the Boat Ashore thuộc thể loại dân ca đức tin (spiritual), lần đầu được biết đến trong cuộc Nội chiến Nam-Bắc Mỹ (1861-1865) ở Đảo St. Helena thuộc Bang South Carolina. Ca khúc do người nô lệ hát khi những người chủ của họ bỏ mặc họ trên đảo. Charles Pickard Ware (1840–1921) là người thuộc phe ủng hộ giải phóng nô lệ, có nhiệm vụ giám sát các đồn điền trên Đảo St. Helena trong giai đoạn 1862-1865. Ông ghi chép ca khúc khi nghe các nô lệ được giải phóng hát. Ca khúc được xuất bản lần đầu tiên năm 1867.

Michael có lẽ là tên tổng lãnh thiên thần (tên tiếng Do Thái: Micae, tên tiếng Latin: Michael hoặc Míchaël), có chức năng giúp đưa linh hồn người chết lên thiên đường. Tuy nhiên, toàn ca khúc nói về việc vượt qua Sông Jordan, là nơi Jesus được rửa tội và có ý nghĩa về sự cứu rỗi, nhưng cũng được xem là ranh giới giữa miền Đất Hứa và cái chết.

Michael Row the Boat Ashore cũng là ca khúc phổ thông cho trẻ em do ca từ dễ nhớ và giai điệu ngọt ngào. Vì thế, nhiều thế hệ người Mỹ nghe và hát ca khúc này từ thuở đầu đời.

Năm 1961 nhóm The Highwaymen thu âm Michael Row the Boat Ashore và cuối cùng đạt doanh số 1 triệu bản.

* Video âm thanh, The Highwaymen:
   https://www.youtube.com/watch?v=xDN2qLb2pn4

* Video âm thanh, Brothers Four:
https://www.youtube.com/watch?v=Bv5jlHFgeio

* Video âm thanh, Peter, Paul & Mary:
https://www.youtube.com/watch?v=oQK1SE47HCk

Mr. Sandman – The Chordettes

“Sandmand” trong xã hội phương Tây là nhân vật tưởng tượng được cho là mang đến giấc mơ đẹp cho trẻ em.

Mr. Sandman (đôi lúc được ghi Mister Sandman) là ca khúc do Pat Ballard sáng tác năm 1954 và ban The Chordettes thu âm cùng năm. Ca từ nói đến việc nhân vật nữ đang cô đơn yêu cầu ông Sandman “vẫy cây gậy thần để mang đến cho tôi một giấc mơ” và “biến anh ấy thành con người dễ thương nhất tôi chưa từng thấy…” rồi “nói với anh ấy rằng những đêm cô đơn của anh ấy không còn nữa.”

Ballard cũng viết ca từ khác dùng làm ca khúc Giáng sinh có tựa đề “Mr. Santa”.

+ Video âm thanh, The Chordettes:
https://www.youtube.com/watch?v=CX45pYvxDiA

+ Video trình diễn sống, The Barberettes, có ý kiến cho rằng ban tam ca này hát hay hơn ban tứ ca The Chordettes:
https://www.youtube.com/watch?v=v2wqi1qnnt4

Video trình diễn sống, Flash Mob Jazz:
https://www.youtube.com/watch?v=vOiUfSd3ohs

Moon River – Audrey Hepburn

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Audrey Hepburn

Ca khúc Moon River do Henry Mancini sáng tác nhạc, Johnny Mercer viết lời, và nữ diễn viên người Anh Audrey Hepburn (1929-1993) thể hiện trong phim Breakfast at Tiffany’s (1961). Moon River giúp thắng Giải Oscar và hai Giải Grammy ở hạng mục “Thu âm của năm” và “Ca khúc của năm”.

Theo cảm nhận của Anh Trâm (2013),

Đã hơn bốn thập kỷ, Moon River vẫn bền bỉ chảy trong tâm trí người yêu nhạc như là một trong những ca khúc mơ mộng nhất, trữ tình nhất.

“…Dòng sông trăng trải dài mênh mông
Một ngày nào đó ta sẽ băng qua ngươi một cách đường hoàng
Một kẻ gợi nên bao mơ mộng, một kẻ làm tan vỡ bao trái tim
Ngươi trôi đến nơi nào, ta cũng sẽ đi theo ngươi đến nơi ấy…”

Moon River mở ra khoảng không gian mênh mông của một dòng sông đang thao thức chảy vào đêm, trở mình lấp lánh dưới trăng. Có một kẻ mơ mộng không ngủ đang thực hiện lời hứa đặc biệt với dòng sông ấy. Một ngày nào đó, người ấy sẽ lên thuyền, bỏ mặc lại tất cả sau lưng, một mình đi khám phá thế giới. Chiếc thuyền sẽ trôi theo dòng nước. Nước chảy tới đâu, thuyền trôi tới ấy, hoàn toàn ung dung, tự do tự tại.

“…Hai kẻ phiêu bạt khởi hành đi khắp thế gian
Thế gian này có quá nhiều thứ để khám phá
Cả hai ta sẽ cùng đi về phía cuối cầu vồng, nơi khuất ngay sau khúc rẽ kia thôi
Người bạn ấu thơ của ta, sông trăng và ta…”

Tiếng gọi của tự do, của tuổi trẻ, của những con đường chưa đặt chân đến, của những vị rượu ngọt chưa từng được nếm, những người lạ chưa từng gặp qua. Tất cả đều thôi thúc ta bỏ lại tất cả để lên đường, sống những ngày rực rỡ và mê đắm. Kẻ mơ mộng trong Moon River đã mơ chuyến đi của đời mình với dòng sông trăng như thế. Đối với người ấy, sông trăng như một người bạn, một tri kỷ, một anh bạn “Huckleberry” của thời thơ ấu.

Có nhiều tranh luận về “Huckleberry” có nghĩa là gì. Trong cuốn tiểu sử của Johnny Mercer, người viết lời cho ca khúc, thì cụm từ đó chỉ những người bạn thuở thiếu thời thường đi hái dâu với ông. Nhiều người cũng so sánh Huckleberry với nhân vật cùng tên trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Mark Twain. Trong hai cuốn truyện The Adventures of Tom Sawyer (Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer) và tiếp nối là Adventures of Huckleberry Finn (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn), có thể tóm gọn lại là mọi đứa trẻ đều mơ ước thành Tom Sawyer và có một người bạn thân như Huckleberry.

Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, người hâm mộ vẫn không thể quên được hình ảnh Audrey Hepburn cầm cây đàn guitar, trong ánh chiều tà, ngồi hong tóc bên cầu thang thoát hiểm, ngân nga giai điệu của Moon River. Năm 2004, Viện phim Mỹ xếp Moon River đứng vị trí thứ tư trong danh sách 100 ca khúc nổi bật nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ.

Điều khiến Moon River trở thành một ca khúc còn mãi với thời gian là chất thơ đặc biệt và sự lãng mạn bàng bạc vẫn dịu dàng ôm lấy người nghe. Ca khúc là một lời hứa hẹn tươi sáng rằng dù hiện tại có u ám và ảm đạm đến mức nào, vẫn luôn có những điều đẹp đẽ chờ ta ở phía trước, một thế giới hoàn mỹ đang chờ ta ở đâu đó ngoài kia.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp Moon River vào hàng thứ 4 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Trích đoạn phim_Breakfast at Tiffany’s, Audrey Hepburn:
   https://www.youtube.com/watch?v=zHxN2ZDp4vo

+ * MV, Andrea Ross [Official Music Video], 2007:
https://www.youtube.com/watch?v=nwBjRnK5m5I

* Video âm thanh, Carla Bruni, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=1UjlTY97-SQ

+ MV, 2CELLOS, Luka Sulic & Stjepan Hauser cùng London Symphony Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=1KFSfoBIgcg

+ * Video trình diễn sống, London FILMharmonic Orchestra, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=28f9bqklFeo

Mull of Kintyre –  Paul McCartney & Denny Laine

Ca khúc Mull of Kintyre được Paul McCartney và Denny Laine sáng tác và ban Wings thu âm năm 1977. Ca khúc vinh danh Bán đảo Kintyre ở Scotland, nơi McCartney làm chủ Trang trại High Park từ năm 1966. Ca khúc là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất ở Anh quốc, là đĩa đơn đầu tiên bán được 2 triệu đĩa.

MV, Paul McCartney & Wings:
https://www.youtube.com/watch?v=G-lxa4sA_pk

Video trình diễn sống, Glen Campbell:
https://www.youtube.com/watch?v=Q89RraCMyWc

Video trình diễn sống, Susan Boyle, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=Eu-xCh7Fzlw

My Bonnie – dân ca Scotland

“Bonnie” là từ Scotland có nghĩa xinh, đẹp người, hấp dẫn, hoặc đại loại như thế. Riêng “Bonnie” trong ca từ chỉ Hoàng tử Charles Edward Stuart (1720-1788), sinh ra và qua đời ở Rome, nước Ý. Ông cầm đầu cuộc nổi dậy chống lại người Anh ở Edinburgh nhưng bị đánh bại, rồi bị đưa xuống thuyền đi Skye.

My Bonnie hoặc My Bonnie Lies Over the Ocean là bài dân ca của Scotland luôn được yêu thích qua thời gian. Năm 1975 ban dân ca The Watersons ghi âm bản My Barney Lies over the Ocean có giai điệu tương tự, được cho là ca khúc tiền thân của My Bonnie.

Ca từ đơn giản, nhiều câu được lặp đi lặp lại nên dễ nhớ. Vì lý do này mà My Bonnie trở thành ca khúc cho trẻ em, và cho hướng đạo sinh cũng như giới trẻ hoạt động xã hội hát khi tổ chức lửa trại.

+ Video hoạt hình, Nursery Rhymes Songs With Lyrics | Kids Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=pYpK9UiAA-A

+ Video âm thanh, Laura Wright:
https://www.youtube.com/watch?v=YHxycdSF_uU

Video âm thanh, John McDermott, pha trộn nhạc của bản giao hưởng From the New World (Từ Thế giới mới) của Dvorak:
https://www.youtube.com/watch?v=kMDdH1dhXu4

MV, The Bullets, trình diễn theo điệu hard rock, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=qPYL209ApH8

My Heart Will Go On – Céline Dion

Chắc chắn đây là ca khúc phim thành công nhất về mặt âm nhạc lẫn thương mại trong lịch sử điện ảnh.

My Heart Will Go On do James Horner phổ nhạc và Will Jennings, là nhạc nền và ca khúc của ca sic người Canada Céline Dion trong cuốn phim bom tấn Titanic (1997). Đây là một ca khúc thể loại pop mang nội dung đề cập đến tình yêu vĩnh cửu của một cô gái đối với người yêu của mình, trong đó cô khẳng định dù vấp phải muôn vàn khó khăn thì tình cảm của cô cho anh vẫn sẽ tiếp tục và không bao giờ thay đổi.

Ban đầu, Dion từ chối thể hiện My Heart Will Go On nhưng quyết định thu âm bản thu nháp sau khi quản lý và cũng là chồng của cô, René Angélil, thuyết phục. Đó là bản thu duy nhất và chính thức cho ca khúc. Cuối cùng, My Heart Will Go On được xem là là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Céline Dion.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Céline Dion

My Heart Will Go On nhận phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, khi họ đánh giá cao cung điệu tha thiết và chất giọng truyền cảm của Dion. Ca khúc còn gặt hái nhiều giải thưởng lớn, bao gồm Giải Oscar và Giải Quả cầu vàng, thêm bốn giải Grammy cho Thu âm của năm, Ca khúc của năm, Giọng pop nữ xuất sắc nhất và Ca khúc xuất sắc nhất cho phim điện ảnh hoặc truyền hình. My Heart Will Go On cũng đạt thành công ngoài sức tưởng tượng với việc đứng đầu bảng xếp hạng ở hơn 20 quốc gia trên thế giới, bao gồm những thị trường lớn như Anh quốc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ireland, Mỹ, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc, Ý…

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp My Heart Will Go On vào hàng thứ 14 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Lời dịch đoạn đầu
Mỗi đêm trong những giấc mơ của em
Em thấy anh, cảm nhận như anh đang bên em
Đó là cách em biết anh vẫn tồn tại

Dẫu xa thật xa
Và khoảng cách giữa hai ta
Anh đã tới gần để cho em thấy anh luôn bên em

Gần, xa hay dù anh ở nơi đâu
Em tin đôi tim chúng mình vẫn chung nhịp
Một lần nữa anh cho em cơ hội
Và anh ngự trị trong trái tim em
Và con tim em sẽ còn thổn thức mãi

+ * Trích đoạn phim_Titanic, Celine Dion:
   https://www.youtube.com/watch?v=3gK_2XdjOdY

Video trình diễn sống, Jackie Evancho, trong chương trình “Music of the Movies”:
   https://www.youtube.com/watch?v=BBU4m6Y3SXA

Video trình diễn sống, Sam Bailey, trong chương trình “The X Factor”, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=8ognzJAp35k

Video trình diễn sống, Caroline Campbell (violin) & William Joseph (piano):
   https://www.youtube.com/watch?v=Xjpcva86mhI

+ Video trình diễn sống, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, minh họa múa trên băng:
   https://www.youtube.com/watch?v=n3SfufW6D74

My Way (Comme d’habitude) – Paul Anka

My Way là ca khúc được phổ biến rộng rãi nhờ Frank Sinatra. Lời nhạc được viết bởi Paul Anka, lấy nhạc từ ca khúc tiếng Pháp Comme d’habitude soạn năm 1967 bởi Claude François và Jacques Revaux. Ca từ tiếng Anh của Paul Anka không liên quan tới nội dung trong bản nhạc gốc bằng tiếng Pháp, mà đưa ra ý tình sâu lắng hơn.

Lời của bản nhạc My Way kể chuyện một người đàn ông, ở tuổi già, ngẫm nghĩ về cuộc sống của mình khi cái chết gần kề. Ông ta hài lòng với lối sống của mình, đã không sống luồn cúi, dám nói thẳng thắn những ý nghĩ của mình.

Bạn nên nghiền ngẫm ca từ để có thể thưởng thức ca khúc được trọn vẹn.

Ca từ  – My Way
And now, the end is near
And so I face the final curtain
My friend, I’ll say it clear
I’ll state my case, of which I’m certain

I’ve lived a life that’s full
I’ve traveled each and every highway
But more, much more than this
I did it my way

Regrets, I’ve had a few
But then again, too few to mention
I did what I had to do
And saw it through without exemption

I planned each charted course
Each careful step along the byway
And more, much more than this
I did it my way

Yes, there were times, I’m sure you knew
When I bit off more than I could chew
But through it all, when there was doubt
I ate it up and spit it out
I faced it all and I stood tall
And did it my way

I’ve loved, I’ve laughed and cried
I’ve had my fill my share of losing
And now, as tears subside
I find it all so amusing

To think I did all that
And may I say – not in a shy way
Oh no, oh no, not me
I did it my way

For what is a man, what has he got
If not himself, then he has naught
To say the things he truly feels
And not the words of one who kneels
The record shows I took the blows
And did it my way

Yes, it was my way

Lời dịch
Bây giờ, kết thúc cận kề
thế là tôi đối mặt với bức màn cuối
Bạn tôi ơi, tôi nói rõ thế này
tôi giải bày trường hợp của mình, mà tôi hằng tin

Tôi đã sống một đời viên mãn
tôi đã đi trên mọi nẻo đường
Và hơn nữa, hơn cả thế đó
tôi sống theo cách của tôi.

Hối tiếc, tôi có chút ít
nhưng rồi, chẳng đáng đề cập
Tôi đã làm cái tôi phải làm
và chứng kiến tới cùng chẳng trừ việc nào.

Tôi đã sắp đặt cho mỗi chặng đường
mỗi bước cẩn trọng dọc các ngõ ngách
Và hơn nữa, hơn cả thế đó
tôi làm theo cách của tôi.

Phải, đã có nhiều lần, tôi đoan chắc bạn biết
khi tôi đã làm quá sức
Nhưng sau tất cả, khi có nghi ngờ
tôi xóa tan và vứt bỏ nghi ngờ đó
Tôi đối mặt với nó và đứng vững
bà tôi sống theo cách của tôi.

Tôi từng yêu, từng cười và từng khóc
tôi từng mãn nguyện, được cảm thông khi mất mát
Và giờ đây, khi nước mắt đã khô
tôi lại thấy tất cả rất vui.

Nghĩ xem tôi đã làm mọi thứ như vậy
và có thế nói – không phải theo cách e dè
Ôi không, tôi không phải như thế
tôi sống theo cách của tôi.

Đối với người đàn ông, anh ta có gì?
nếu không phải do tự mình, anh ta chẳng có gì
Để nói những lên những điều anh ta thực sự cảm nhận
và đó không phải là lời của kẻ quỵ lụy
Bằng chứng chỉ ra rằng tôi chịu đựng được
và tôi sống theo cách của tôi

Vâng, theo cách của tôi!

Frank Sinatra cho biết bản thân ông không thích bản My Way do ông hát, còn bản thân người tổng hợp thích phiên bản của Paul Anka hơn.

* Video âm thanh, Frank Sinatra:
   http://amusic.vn/bai-hat/my-way-paul-anka-frank-sinatra, XkgMY.html

* Video âm thanh, Paul Anka, bản trình diễn:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/my-way-paul-anka.sra0precHrnV.html

* Video âm thanh, bản trình diễn, Elvis Presley, với nhiều hình ảnh của Elvis từ nhỏ đến lớn:
   https://www.youtube.com/watch?v=Zf-fORxQvW0

Video trình diễn sống, Yuzo Kayama, được gọi là “Elvis của Nhật Bản”:
   https://www.youtube.com/watch?v=UM89xKUOHEg

* Video trình diễn sống, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu tại Radio City Music Hall, New York, 2006:
   https://www.youtube.com/watch?v=d1yfX6VnrSU&list=RDd1yfX6VnrSU&index=1

Ne Me Quitte Pas – Jacques Brel

If You Go Away – Jacques Brel & Rod McKuen

Theo Hoàng Lâm – Hà Phương (2019),

Ne Me Quitte Pas của nhạc sĩ–ca sĩ Jacques Brel (1929-1978) người Bỉ sáng tác vào năm 1959, diễn tả nỗi đau bằng những ngôn từ thật nhất, đẹp nhất của một cuộc chia lìa. Có lẽ vì thế mà ca khúc ngày càng được yêu thích và trở thành nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Brel và lan xa toàn thế giới. Mọi ca sĩ nổi tiếng (Celine Dion, Barbra Streisand…) đều hòa tan trái tim mình vào ca khúc này mỗi khi thể hiện, và bản thân ca khúc đã nói lên tất cả. Tiêu đề Ne Me Quitte Pas có nghĩa là: “Đừng rời bỏ anh”.

Có nhiều nghệ sĩ từng dịch sang các thứ tiếng để thể hiện. Tuy nhiên, bản dịch của Rod McKuen (1933-2015) được yêu thích và được nhiều người chấp nhận với đầu đề ca khúc là If You Go Away (Nếu người ra đi).

Là nỗi thống thiết của một con tim bị bỏ rơi, không đủ sức chịu đựng sự ra đi của người tình và bất chấp tính kiêu hãnh của một đàn ông, Ne Me Quitte Pas diễn tả nỗi đau bằng những câu từ hết sức lãng mạn, cùng chất nhạc da diết.

Có lẽ vì nhiều người đồng cảm với sự “thất tình vô phương cứu chữa” này, ca khúc trở nên nổi tiếng đến nỗi, có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng đã cover. Nó còn được hát bằng đủ thứ tiếng trên thế giới. Ca khúc đã đi sâu vào trái tim hàng triệu người yêu nhạc trên thế giới, đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng trên thế giới trình bày với nhiều cách thể hiện khác nhau.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Jacques Brel

Jacques Brel ân hận, hối tiếc vì đã làm vỡ mối tình với nàng Zizou xinh đẹp (Suzane Gabriello) khiến người yêu phải bỏ thai với mình và dứt áo ra đi, nhưng mọi sự đã quá muộn. Một ngày nọ, ngồi trong quán rượu Au Rêve (Mộng Mơ) dưới chân đồi Montmartre, nơi mà chàng có thể nhìn thấy căn hộ của Suzanne trên con dốc đối diện, Jacques Brel viết bản Ne Me Quitte Pas. Thế nhưng, như đoạn kết của ca khúc cho biết, người yêu vẫn nhất quyết ra đi.

Cho dù Ne Me Quitte Pas được liệt vào hàng “classic love song” (tình khúc để đời), nhưng trong cuộc phỏng vấn sau cùng, Jacques Brel vẫn không nhìn nhận đây là một “tình khúc” mà chỉ xem đó như một ca khúc viết về sự “hèn nhát” của người đàn ông.

Về phần Suzanne “Zizou” Gabriello, về sau lập gia đình với đạo diễn kịch nghệ Guy Lauzin, được một con gái, và qua đời vì ung thư vào tuổi 60, năm 1992. Ít lâu trước khi qua đời, khi được phỏng vấn, bà khiêm nhường không nhận “vinh dự” mình là đối tượng trong ca khúc Ne Me Quitte Pas, và nói rằng ca khúc này được Jacques Brel viết cho nữ giới một cách chung chung.

Thế nhưng với hậu thế, tình khúc để đời Ne Me Quitte Pas được Jacques Brel viết riêng cho Suzanne “Zizou” Gabriello là một khẳng định, bởi hầu như lần nào hát bản này, Jacques Brel cũng khóc!

Nội dung của bản Ne Me Quitte Pas là van nài người yêu đừng rời xa mình. Nội dung bản If You Go Away bày tỏ tình cảnh nếu người yêu ra đi, trái ngược với khi nếu người yêu ở lại. Wikipedia cho biết ca khúc còn có ca từ bằng tiếng Ả Rập, Ba Lan, Belarus, Bồ Đào Nha, Coatia, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Nga, Phần Lan, Séc, Tây Ba Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Ý… Riêng Phạm Duy viết nên lời Việt đặt tên là Người Yêu Nếu Ra Đi, nội dung theo If You Go Away.

Dưới đây là chọn lọc một số trình diễn qua ca từ Pháp và Anh, mà bạn nên nghe qua hết để nhận ra mọi cảm xúc.

Video âm thanh_Ne Me Quitte Pas, Jacques Brel, với ca từ Pháp và phụ đề Anh ngữ:
   https://www.youtube.com/watch?v=E7zgNye6HTE

Video âm thanh_Ne Me Quitte Pas, Édith Piaf:
   https://www.youtube.com/watch?v=slHjkszSAKs

* MV_If You Go Away, Shirley Bassey, bản thu âm LP, 1967:
   https://www.youtube.com/watch?v=2JSi3i_1lZQ

Video âm thanh_If You Go Away, Trần Thái Hòa:
   https://www.youtube.com/watch?v=-1cYiramEBE

+ * Video trình diễn sống _If You Go Away, Sophia Kruithof, “The Voice of Holland”:
https://www.youtube.com/watch?v=-sLvpLAbmrc

New San Antonio Rose – Bob Wills

San Antonio Rose khởi đầu là bản hòa tấu được thu âm vào năm 1938, gắn liền với tên tuổi của Bob Wills như là vua của điệu swing Viễn Tây (Western swing). Sau đó, một thành viên trong ban nhạc Texas Playboys của ông của viết ca từ thành ca khúc New San Antonio Rose, tuy tên cũ San Antonio Rose vẫn được dùng để gọi ca khúc. Ca từ dùng ngôi thứ nhất để kể về nỗi nhớ nhung đối với người yêu mang biệt danh “Hoa hồng San Antonio” trong cuộc tình đổ vỡ, tuy giai điệu không đến mức đau buồn.

Ca khúc được tạp chí Rolling Stone tháng 6/2014 và Hiệp hội các Nhà Sáng tác nhạc Viễn Tây cùng xếp vào hàng Top 100 ca khúc nhạc đồng quê/Viễn Tây hay nhất mọi thời đại.

Phiên bản New San Antonio Rose của Bob Wills & His Texas Playboys được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

* Video âm thanh, Bob Wills & His Texas Playboys, 1973:
   https://www.youtube.com/watch?v=1nEof88_Rho

* Video âm thanh, Patsy Cline:
   https://www.youtube.com/watch?v=Q4LmTV3dYp0

Video trình diễn sống, The Whites:
   https://www.youtube.com/watch?v=Ht3NVi1ni-c

Người Tình Mùa Đông – Miyuki Nakajima

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Chiaki Naomi

Ca khúc do nữ ca sĩ  người Nhật Miyuki Nakajima (1952- ) sáng tác và nữ ca sĩ–diễn viên người Nhật Chiaki Naomi (1947-) thu âm lần đầu tiên vào năm 1986 với tựa đề “Ruju  – ルージュ” có nghĩa “Màu phấn hồng”, phiên bản tiếng Anh có tựa That Is Love, ca từ tiếng Việt của Anh Bằng có tựa Người Tình Mùa Đông. Hai bản dịch có ca từ khác hẳn với ca khúc gốc.

Lời dịch đoạn đầu – ca khúc gốc tiếng Nhật
Giờ đây em đã khéo léo hơn khi nói chuyện với ai đó
Dẫu cho người ấy đang say sưa chuếnh choáng đến đâu
Mỗi khi em lau đi lớp son hồng, em biết điều đó

Khi em đến nơi phồn hoa đô hội này, đuổi theo người ấy
Em vẫn chỉ dùng một màu son ấy, màu hồng phai
Em đuổi theo nhầm người rồi lại phải quay lại

Không biết từ khi nào, em đã quen với những giọt nước mắt
Giờ đây em đã khéo léo hơn khi nói chuyện với ai đó
Mỗi khi em lau đi lớp son hồng, em biết điều đó

Nguồn: https://kenhsinhvien.vn/topic/loi-dich-ruju-ruuju-rouge-doi-phan-hong-miyuki-nakajima-miyuki.51562/

*  Bản thu âm_ルージュ, Miyuki Nakajima:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ruju-miyuki-nakajima.ixvZvnB3HT.html

* Video âm thanh_That Is Love, Tokyo Square, with English lyrics và Vietnamese sub-titles, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=48eyNXdBEpA

* Video trình diễn sống_Người Tình Mùa Đông, Hồ Quang Hiếu, trong chương trình “Sài Gòn Đêm Thứ 7”:
   https://www.youtube.com/watch?v=LLuzGJ9q9Mw

+ * Video trình diễn sống_Người Tình Mùa Đông, Phương Mỹ Chi & Trung Quang, trong chương trình “Music for Love (Số 3)”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=YcYbv1P5pfI&list=PLk8xSXHsykRV8c8qW6fI7omAnfmPL0J3M

No Matter What – Boyzone

Ca khúc No Matter What do Sir Andrew Lloyd Webber sáng tác cùng với Jim Steinman và Nigel Wright. Đây là một ca khúc trong vở nhạc kịch năm 1996 có tựa đề Whistle Down the Wind, và được ban Boyzone người Ireland phổ biến năm 1998 khi vở nhạc kịch được trình diễn lần đầu tiên ở Anh quốc. Ca khúc cũng được thể hiện trong phim Notting Hill (1999) của Mỹ, và được phổ biên trên các sóng truyền thanh ở Mỹ cùng năm đó.

Ca khúc chiếm hạng đầu trong bảng xếp hạng đĩa đơn ở Anh quốc, và là bản hit duy nhất của Boyzone ở Mỹ.

Lời dịch
Dù cho họ nói với ta điều gì
Dù cho họ làm việc gì
Dù cho họ dạy ta điều gì
Những gì ta hằng tin vẫn là thật

Dù cho họ gọi ta là gì
Dù cho họ công kích ta thế nào
Dù cho họ dẫn dụ ta đi đâu
Ta sẽ quay lại đường ta đi

Bridge:
Anh chẳng thể chối bỏ những gì anh tin
Anh chẳng thể hành xử ngược với con người mình
Anh biết tình yêu này sẽ trường tồn
Anh biết, dù cho có thế nào

Giá như nước mắt là nụ cười
Giá như đêm là ngày
Giá như lời nguyện được linh ứng
Thì ta sẽ nghe Chúa nói

Dù cho họ nói với em điều gì
Dù cho họ làm gì
Dù cho họ dạy em điều gì
Những gì ta tin vẫn là thật

Bridge:
Anh sẽ luôn giữ em bình an và vững mạnh
Và che chắn em trước mọi sóng gió
Dù cho nơi đó cằn cỗi đến đâu
Giấc mơ vẫn đang hiển hiện

[nhạc]

Dù cho họ theo ai
Dù cho họ dẫn đến đâu
Dù cho họ xét đoán ta thế nào
Anh vẫn là mọi điều em cần

Dù cho mặt trời tăm tối
Hay bầu trời đầy triển vọng
Dù cho kết thúc thế nào
Đời anh vẫn bắt đầu cùng em

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Boyzone: Keith Duffy, Stephen Gately†, Ronan Keating, Mikey Graham, and Shane Lynch

* Video thu âm, Boyzone, với ca từ::
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/no-matter-what-boyzone.T7sidxkEnb.html

Video trình diễn sống, Ronan Keating (thuộc ban BoyZone) & Carola Häggkvist (Allsang på Grensen), 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=nkwNNEjejfo

* Video trình diễn sống, Westlife & Boyzone, lần đầu tiên hai nhóm hát cùng nhau để tưởng nhớ Stephen Gately (1976-2009), 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=Bsdf_iK8f2M

+ Video trình diễn sống, Boyzone & Melanie Chisholm:
https://www.youtube.com/watch?v=bndrunRqbdw

North to Alaska – Johnny Horton

Ca khúc North to Alaska do Tillman Franks và Johnny Horton sáng tác, và Johnny Horton trình bày trong cuốn phim cùng tên năm 1960.

Ca từ tóm tắt đoạn đầu cốt truyện của phim. Năm 1892, Sam McCord rời Thành phố Seattle cùng với George and Billy Pratt. Họ “băng qua Sông Yukon” ở Bang Alaska và “tìm được mạch vàng dưới ngọn núi trắng cách Nome về hướng đông-nam không xa.” Đến năm “1901” Sam được biết đến như là “người có uy thế”. Người bạn George tâm sự với Sam rằng mình là “người rất cô đơn”, và “sẵn lòng cho đi tất cả vàng ở vùng đất này hầu đổi lấy một chiếc vòng vàng nhỏ để mang vào tay của người yêu dấu Jenny.” George nói Jenny là “tình yêu đích thực” của anh, và anh nguyền sẽ “xây cho Jenny một ngôi nhà trăng mật” ở chân núi nơi tìm thấy vàng.

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi North to Alaska vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

+ * Trích đoạn phim, Johnny Horton:
   https://www.youtube.com/watch?v=RO6IU9RpjS8

Video âm thanh, Declan Nerney:
   https://www.youtube.com/watch?v=_cPzhBmX6f0

* Video âm thanh, Dwight Yoakam, 1997:
   https://www.youtube.com/watch?v=k4EbqEIeIZM

Ob-La-Di, Ob-La-Da – John Lennon & Paul McCartney

Ob-La-Di, Ob-La-Da (có nghĩa: “Đời cứ thế trôi đi”) là ca khúc của ban nhạc The Beatles, được ghi tác giả là Lennon-McCartney, nằm trong album cùng tên năm 1968.

Lần đầu tiên Paul McCartney nghe câu “Ob-La-Di, Ob-La-Da” là từ một người Nigera ở Soho, London, có tên Jimmy Scott. Anh này đến Anh quốc vào thập kỷ 1950, chơi nhạc jazz trong các câu lạc bộ rồi thành lập ban nhạc mang tên Ob-La-Di, Ob-La-Da. Câu trên là ngôn ngữ thông thường của sắc tộc Yoruba chủ yếu ở Nigeria, còn các nhân vật trong ca khúc là từ Jamaica.

Câu truyện đơn giản kể về anh chàng Desmond ngỏ lời yêu cô gái tên Molly, rồi hai người thành hôn, có một đứa con, và cuộc đời họ cứ thế trôi đi.

Cho dù một số người chê bai Ob-La-Di, Ob-La-Da có lẽ vì mẩu truyện chẳng có gì đặc biệt, nhờ giai điện vui tươi độc đáo nên ca khúc vẫn chiếm hạng đầu ở Áo, Thụy Sĩ, Úc và Nhật.

* Video âm thanh, The Beatles, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=_Paqe2-BCYM&list=RD_Paqe2-BCYM&index=1

Video âm thanh, Inner Circle:
   https://www.youtube.com/watch?v=STnTdZOR-Ng

Video trình diễn sống, Jo A Ram (violon điện):
   https://www.youtube.com/watch?v=rtb80ddeNXY

* Video trình diễn sống, Julie Berthelsen, “The White Concert” 22/11/2008:
   https://www.youtube.com/watch?v=sE6Gme921u8

Video trình diễn sống, Paul McCartney, tại Brazil, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=mvbs07wwBjo

Oh! Susanna – Stephen Foster

Oh! Susanna là một bài du ca do Stephen Foster (1826-1864) sáng tác, được xuất bản lần đầu năm 1848. Đây là một trong những ca khúc được yêu thích nhất ở Mỹ đến nỗi ngay cả nhiều người Mỹ ngỡ đó là một bài dân ca, và một số tài liệu vẫn ghi như thế. Hiệp hội các nhà sáng tác nhạc đồng quê Mỹ xếp xem Oh! Susanna vào một trong Top 100 ca khúc miền Tây được yêu thích nhất mọi thời đại.

Đây cũng là một ca khúc cho thiếu nhi được yêu thích.

Nguyễn Đức Quang (1944–2011) của Phong trào Du ca viết lời Việt như sau, và thường trình bày ca khúc này trong các buổi công diễn du ca các nơi.

Ôi em yêu dấu
Một mình từ nơi xa, tít xa
Cây đàn xinh xắn vác trên bờ vai
Về nơi đây, lang thang phất phơ
Đi tìm cô bé trót yêu lâu rồi

[Điệp khúc]
Ôi em yêu dấu
Cớ sao em không nhìn tôi?
Làm cho tôi nơi xa tít xa
Cây đàn yêu quý vẫn đeo bên người

Trời ào mưa, hôm tôi bước đi
Qua ngày sau đó nắng khô tạnh ngay
Mặt trời lên, lưng tôi chín quay
Hỡi người yêu có thấu cho thân này?
[Vào Điệp khúc]

Về nơi đây, tôi đi kiếm ngay
Cõi lòng khao khát nói sao vừa đây!
Tìm ra em, chao ôi ngất ngây
Tôi mừng, tôi bỗng ngã ngay ra đường
[Vào Điệp khúc]

Video âm thanh, Tom Roush hát theo ca từ và cung cách gốc, 1848:
  https://www.youtube.com/watch?v=qSIj17xbAyk

* Video âm thanh, Carly Simon:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/oh-susanna-carly-simon.sJSTJ7UW7uza.html

* Video âm thanh, Connie Francis, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=nYmvT5YoZfc

Video hoạt hình cho trẻ em, Muffin Songs:
   https://www.youtube.com/watch?v=Sio0TcSEK9g

One Moment in Time – Whitney Houston

Ca khúc One Moment in Time (có nghĩa: “Một khoảnh khắc trong đời”) do Albert Hammond và John Bettis sáng tác, Whitney Houston (1963-2012) trình bày lần đầu tiên cho Thế vận hội Mùa hè 1988 và Paralympic mùa hè cùng năm tại Seoul, Hàn Quốc. Đây là một ca khúc bất hủ trong lịch sử thể thao, đứng top 10 trong các bảng xếp hạng tại nhiều quốc gia và được đề cử một giải Grammy ở hạng mục “Giọng pop nữ hay nhất”.

Lời dịch đoạn đầu
Từng ngày trong đời, tôi mong đó là
ngày tôi thể hiện tốt đẹp nhất
Tôi chỉ là một người, nhưng không phải đơn độc
vẫn chưa rõ ngày tốt đẹp nhất là ngày nào

Con tim tôi tan vỡ mỗi khi đạt kết quả
muốn nếm vị ngọt, tôi đối mặt với nỗi đau
Tôi vươn lên rồi ngã xuống, nhưng khi nếm trải tất cả
còn nhiều điều đọng lại

Bridge:
Hãy cho tôi một khoảnh khắc trong đời
khi tôi làm hơn điều mình nghĩ có thể
Khi mọi mộng ước chỉ cách một nhịp đập con tim
và câu trả lời chỉ tùy thuộc vào tôi

Hãy cho tôi một khoảnh khắc trong đời
Khi tôi chạy đua với số phận
Rồi trong khoảnh khắc đó trong đời
Tôi sẽ cảm nhận, cảm nhận định mệnh

* MV, Whitney Houston:
   https://www.youtube.com/watch?v=96aAx0kxVSA

* Video trình diễn sống, Gerard Joling, trong chương trình “Toppers in Concert”, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=gVGo12hcjro

* Video trình diễn sống, Dana Winner, với ca từ, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=pDo4kvip-cQ&list=RDui5x6_aI-hw&index=27

Video trình diễn sống, Tùng Dương, trong chương trình “Chào 2017”:
   https://www.youtube.com/watch?v=5yPONPSr7NI

+ * Video trình diễn sống, Jeffrey Li 13 tuổi, trong chương trình “America’s Got Talent”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=HypGxM1neis

Over the Rainbow – Judy Garland

Over the Rainbow (đôi khi được viết là Somewhere Over the Rainbow) là một ca khúc do Harold Arlen viết nhạc, E.Y. Harburg soạn lời, và được trình diễn lần đầu năm 1939 bởi ca sĩ–diễn viên Judy Garland cho cuốn phim The Wizard of Oz.

Over the Rainbow được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Judy Garland.

Tác phẩm này được coi là một trong những ca khúc đáng nhớ nhất của âm nhạc và điện ảnh Hoa Kỳ thế kỷ 20, được Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp vào hàng đầu trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America – RIAA) ghi Over the Rainbow đứng đầu trong số những Ca khúc của Thế kỷ 20.

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa Over the Rainbow vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Lời dịch đoạn đầu
Một nơi nào đó bên trên cầu vồng
Mãi trên cao
Có một vùng đất mà tôi từng nghe đến
Một lần trong khúc ru

Một ngày tôi sẽ nguyện cầu với một vì sao
Và thức dậy ở nơi mây bay xa sau tôi
Nơi mà khó khăn tan chảy như giọt nước chanh
Cao hơn những đỉnh ống khói
Đó là nơi
Mà bạn sẽ tìm thấy tôi

* Trích đoạn phim_The Wizard of Oz, Judy Garland:
https://www.youtube.com/watch?v=oW2QZ7KuaxA

Video trình diễn sống, Danielle, trong chương trình “Final Performance – Over The Rainbow – Episode 17 – BBC One”, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=CI6XsjzRe2s

Video trình diễn sống, Israel “IZ” Kamakawiwo’ole, 2011:
   https://www.youtube.com/watch?v=w_DKWlrA24k

+ * Video trình diễn sống, Mirusia cùng dàn nhạc và ban đồng ca André Rieu, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=81tWAoRcngo

Papa – Paul Anka

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Paul Anka

Paul Anka (1941- ) là ca sĩ, nhạc sĩ, và diễn viên Mỹ gốc Canada. Ông trở nên nổi tiếng trong những thập niên 1950s, 1960s và 1970s với các ca khúc hit như Diana, Lonely Boy, Papa, Put Your Head on My Shoulder… Ông cũng viết ca khúc cho người khác hát thành công, như My Way cho Frank Sinatra, She’s a Lady cho Tom Jones.

Papa kể lại câu chuyện về một cậu bé, từ nhỏ được sống trong tình cảm của cha, được cha chăm sóc và dạy dỗ. Ca từ giản dị, nhắc đến mỗi tối hai cha con cùng cầu nguyện rồi cha đặt con lên giường ngủ… Khi mẹ mất, cha than khóc rồi không bao giờ bước lên tầng trên (buồng ngủ) chỉ vì mẹ không còn ở đó nữa… Những tình tiết nhỏ nhặt như thế làm người nghe chạnh lòng.

* Bản thu âm, Paul Anka, với ca từ:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/papa-paul-anka._obW6U1_NB.html

Video âm thanh, Paul Anka, với ca từ và phụ để Việt ngữ:
   https://www.youtube.com/watch?v=WSne7Eej8wU

* Video trình diễn sống, với ca từ Việt của Lê Toàn giữ nghĩa sát với nguyên bản, giọng hát và nhạc đệm đều đáng khen – bài trình diễn phải được xem là mẫu mực cho sự Việt hóa:
   https://www.youtube.com/watch?v=mMumDBAed_Q

Please Mr. Postman – The Carpenters

Ca khúc Please Mr. Postman (có nghĩa: “Ông phát thư, xin vui lòng”) do Georgia Dobbins, William Garrett, Freddie Gorman, Brian Holland, và Robert Bateman đồng sách tác, và ban The Marvelettes thu âm năm 1960. Đó là ca khúc đầu tiên của The Marvelettes vươn lên hạng nhất trong danh sách Hot 100 đĩa đơn pop của Billboard vào cuối năm 1960.

Đến năm 1975, phiên bản của Carpenters cũng đạt thứ hạng cao tương tự. Những ca sĩ hát lại không hay bằng The Carpenters.

Ca từ diễn ta nỗi niềm người khắc khoải đã từ lâu mong chờ tin của người yêu phương xa, van nài ông phát thư xem có lá thư nào của người yêu mình gửi đến hay không.

+ Video âm thanh, The Carpenters:
https://www.youtube.com/watch?v=jNn_UoI97GU

Video âm thanh, Nicole Theriault, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=JjELyYeQNFw

+ * Video âm thanh, The Saturdays, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=GjGZvg6FPtw

Video trình diễn sống, Prairie Voices, 2015:
  https://www.youtube.com/watch?v=55rbb3gc6Yk

Pledging My Love – Ferdinand Washington & Don Robey

Ca khúc Pledging My Love được Ferdinand Washington và Don Robey sáng tác năm 1954. Phiên bản ghi âm được ưa thích nhất là của Johnny Ace năm 1955, đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng.

Lời dịch đoạn đầu
Em yêu, mãi mãi tình ta sẽ chân thành
Mãi mãi về sau, anh chỉ yêu mình em
Em yêu, chỉ cần hứa với anh, em đáp lại tình anh
Mong ngọn lửa này trong hồn anh mãi bùng cháy

Em yêu, trái tim anh do em làm chủ
Để giữ lấy mãi tình yêu
Làm cho em hạnh phúc là mong muốn của anh
Giữ lấy em là mục đích của anh.

Video âm thanh remastered, Johnny Ace:
https://www.youtube.com/watch?v=n8y4SRtvjdM

* MV, Emmylou Harris:
https://www.youtube.com/watch?v=snJ1oOZfLRE

Video âm thanh, Elvis Presley:
https://www.youtube.com/watch?v=1NYdNeUHIMk

Video âm thanh, Wanda Jackson:
https://www.youtube.com/watch?v=8WLxReJeSeU

Video trình diễn sống, Lee Ra Hee:
https://www.youtube.com/watch?v=wXw6L_oJf1s

Pokarekare Ana – dân ca New Zealand

Pokarekare Ana là một bản tình ca dân gian của New Zealand, có lẽ bắt nguồn từ lúc Thế chiến 1 bắt đầu, năm1914, có lời gốc bằng tiếng bản địa Māori. Nhà soạn nhạc Paraire Tomoana (1874/75 – 1946) chỉnh lý ca khúc năm 1917 rồi cho xuất bản năm 1921, viết rằng ca khúc “khởi nguồn từ vùng Bắc Auckland” và được lan truyền bởi những người lính được huấn luyện ở Auckland trước khi lên đường đi chiến đấu ở Châu Âu. Có nhiều tranh cãi về quyền tác giả, và cuối cùng hậu duệ của Paraire Tomoana giữ quyền này.

Trong cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, binh sĩ New Zealand dạy trẻ em Hàn hát bài này, từ đó ca khúc lan truyền rộng rãi trong người Hàn.

Ca khúc này rất phổ biến ở New Zealand đến mức được xem là quốc ca không chính thức của quốc gia này, và cũng được yêu thích ở một số nước khác.

Điều đáng ngạc nhiên là có nhiều cách trình bày Pokarekare Ana đa dạng và độc đáo, có lẽ vì là bản dân ca nên không có phiên bản thương mại gốc, do đó tùy nghệ sĩ trình bày theo cảm hứng của họ. Bạn nên nghe qua hết những bản trình diễn dưới đây thì mới cảm nhận tất cả nét hay đẹp của bản tình ca dân gian tuyệt vời này, đồng thời thưởng thức mọi vẻ đẹp của đất nước New Zealand. (Tôi nghe đi nghe lại vẫn không chán!)

Video âm thanh, Maisey Rika & nữ sinh bộ tộc Maori trường St Joseph:
   https://www.youtube.com/watch?v=sPwtokX14gI

* Video âm thanh, Sissel Kyrkjebø hát lời tiếng Māori và tiếng Na Uy, giọng hát chủ, dàn hát bè và nhạc đệm mang âm hưởng bản địa đều tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=8LGp-KrOc7U

* Video âm thanh, Mirusia Louwerse cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, hình ảnh đất nước New Zealand quá đẹp:
   https://www.youtube.com/watch?v=u69cLCf7CU8

Video trình diễn sống, Auckland Girls’ Choir, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=TB6JLGQlCYY

* Video trình diễn sống, Hayley Westenra:
   https://www.youtube.com/watch?v=dQB37swBcSM

Por una Cabeza – Carlos Gardel & Alfredo Le Pera

Por una Cabeza là một ca khúc theo điệu tango do Carlos Gardel soạn nhạc và Alfredo Le Pera viết lời năm 1935. Tựa đề ca khúc có nghĩa “Bởi cái đầu”, là thành ngữ trong đua ngựa khi con hai ngựa chỉ hơn nhau bởi cái đầu ngựa ở đích đến. Nội dung nói về một người nghiện cá cược trong đua ngựa, ngang bằng việc anh ta bị thu hút bởi phụ nữ. Tuy nhiên, do giai điệu cuốn hút, nhiều dàn nhạc trình bày hòa tấu hơn là ca sĩ hát ca từ.

Bài tango Por Una Cabeza được thể hiện trong một số phim điện ảnh như Delicatessen (1991), Scent of a Woman (1992), Schindler’s List (1993), True Lies (1994), Titanic (1997)…

MV, hòa tấu với vũ tango minh họa:
https://www.youtube.com/watch?v=Gcxv7i02lXc

Trích đoạn phim_Scent of a Woman (1992), nhạc được thể hiện bởi ban The Tango Project, điệu vũ tango được Al Pacino dẫn dắt:
https://www.youtube.com/watch?v=F2zTd_YwTvo

* Video trình diễn sống, hòa tấu, Katica Illényi (violon), 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=zOjOLXkvSQA

+ * Video trình diễn sống, Nicola Benedetti, Live in The Greene Space, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=m8AnS9Lnpw0

* Video trình diễn sống, Andrea Bocelli, trong album “Cinema deluxe edition”, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=m8AnS9Lnpw0

Poupée de Cire, Poupée de Son – France Gall

Poupée de Cire, Poupée de Son (có nghĩa: “Búp bê sáp, Búp bê nhồi bông”) là ca khúc thắng giải Eurovision Song Contest năm 1965. Ca sĩ người Pháp France Gall (1947-2018) trình bày bản này nhưng với tư cách đại diện cho Luxembourg, và thắng giải. Trong buổi kỷ niệm 50 năm Eurovision Song Contest được tổ chức vào tháng 10 năm 2005, Poupée de Cire, Poupée de Son được vinh danh là một trong 14 bài Eurovision hay nhất.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
France Gall

Ca từ được dịch ra nhiều thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Do Thái, Đan Mạch, Đức, Hoa Quảng Đông, Hoa Quan Thoại, Hungari, Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Séc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ý…

Bài này cũng được biết đến rộng rãi trong tiếng Việt qua tựa đề Búp bê không tình yêu do nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đặt lời.

Nội dung ca khúc nói về người ca sĩ tự xem mình như là một búp bê bằng sáp, đồ chơi nhồi bông. Trái tim của cô được thể hiện qua những ca khúc của mình; và nhìn cuộc sống qua qua cặp mắt kính màu hồng của những bài ca này. Cô ta tự hỏi mình khá hơn hay là tệ hơn một người mẫu quần áo?

Khi France Gall qua đời, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trong Tweet: “Bà ấy để lại những ca khúc mà mọi người ở Pháp đều biết, và nêu tấm gường về cuộc đời cống hiến cho những người khác.”

MV, France Gall, bản gốc 1965:
   https://www.youtube.com/watch?v=yFFNVy3nnTI

MV, Jenifer:
   https://www.youtube.com/watch?v=GiBfYb6y8cc

Video âm thanh, Ngọc Lan hát lời Việt mang tựa đề Búp bê không tình yêu, 1990:
   https://www.youtube.com/watch?v=kZgMSs2Q3oo

Video trình diễn sống, Ngọc Huyền hát lời Việt mang tựa đề Búp bê không tình yêu trong chương trình liveshow “Bước chân hai thế hệ”, 2019:
   https://www.youtube.com/watch?v=hvjocEsXfIss

Pretty Woman – Roy Orbison

Pretty Woman hoặc Oh, Pretty Woman là ca khúc được Roy Orbison sáng tác và phát hành năm 1964. Nội dung kể một người đàn ông trông thấy một phụ nữ xinh đẹp đi ngang qua gần mình. Anh thấy thích cô và tự hỏi một người đẹp như thế có cô đơn như anh hay không. Đến phút cuối, cô bước quay lại với anh.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Roy Orbison

Tựa đề ca khúc là từ Claudette, vợ của Roy Orbison, khi cô ngắt ngang lời đối thoại của chồng với nhà sáng tác Bill Dees để báo tin cô sẽ đi ra ngoài. Khi Orbison hỏi vợ có đủ tiền không thì Bill Dees chen vào nói: “Một phụ nữ đẹp không cần có tiền gì hết”.

Pretty Woman được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Roy Orbison.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Pretty Woman vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

* Video âm thanh, Roy Orbison, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=bjHkjmSOfaI

Video trình diễn sống, Westlife:
https://www.youtube.com/watch?v=AgXmBwJuAXE

Video trình diễn sống, Calin Geambasu Band:
https://www.youtube.com/watch?v=CqGe__6XS4k

Puff, the Magic Dragon – Peter, Paul and Mary

Puff, the Magic Dragon (có nghĩa: “Puff, chú rồng diệu kỳ”) là ca khúc lấy lời từ bài thơ cùng tên của Leonard Lipton, một sinh viên 19 tuổi tại Đại học Cornell, và nhạc do Peter Yarrow viết. Ban tam ca Peter, Paul and Mary ghi âm ca khúc năm 1963.

Puff, the Magic Dragon được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Peter, Paul and Mary.

Peter, Paul and Mary là nhóm nhạc dân ca của Mỹ hoạt động trong gần 6 thập kỷ kể từ làn sóng dân ca của thập niên 1960. Bộ ba bao gồm ca sĩ–nhạc sĩ sáng tác là Peter Yarrow (1938- ), Noel Paul Stookey (1937- ) và Mary Travers (1936-2009). Sau khi Mary Travers qua đời, bộ đôi Yarrow và Stookey vẫn tiếp tục đi lưu diễn song dưới nghệ danh Peter & Noel Paul.

Có một số ca sĩ hát lại Puff, the Magic Dragon nhưng không thành công bằng Peter, Paul and Mary.

Truyện kể về Puff, chú rồng diệu kỳ sống cạnh biển và chơi đùa trong sương thu tại vùng đất tên Honnah Lee. Cậu bé Jackie Paper đến cho chú rồng những món quà lạ. Họ cùng nhau du ngoạn trên thuyền buồm căng gió, vua chúa cúi chào khi họ đến và tàu hải tặc hạ cờ khi Puff rống tên mình. Một buổi tối mờ, Jackie Paper không đến nữa, và Puff ngừng tiếng rống anh hùng. Chú rồng gục đầu, vảy xanh rụng như mưa, buồn bã lui vào hang.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Noel Paul Stookey, Mary Travers and Peter Yarrow

* Video âm thanh, Peter, Paul & Mary, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=2elWJFmFpps

* Video trình diễn sống, màn trình diễn từ Nhật Bản, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=J3zIWdfSiFk

* Video trình diễn sống, Ban Hợp xướng Đại học Quốc gia Đài Loan, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=qn32Sc3jJXs

Quando Sento che Mi Ami (When You Tell Me That You Love Me) – Diana Ross

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Diana Ross

Ca khúc Quando Sento che Mi Ami do ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc Joan Manuel Serrat (1943- ) người Bồ Đào Nha sáng tác. Chính Diana Ross (1944- ) nhìn nhận When You Tell Me That You Love Me là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của cô.

Dịch lời đoạn đầu – When You Tell Me That You Love Me
Anh muốn mang xuống sao trên trời
Anh muốn sống một ngày vô tận
Anh muốn thay đổi thế giới cho riêng em
Tất cả điều không thể, anh muốn làm

Anh muốn ôm em chặt dưới mưa
Anh muốn hôn nụ cười của em
Và cảm nhận nỗi đau
Anh biết quả là đẹp
Khi nhìn em
Trong thế giới dối gian em là chân thật

* Video âm thanh: Jose Carreras & Sissel:
https://www.youtube.com/watch?v=uBTxpmgljRs

* Video âm thanh, Diana Ross:
https://www.youtube.com/watch?v=qa8eMX4HEKk

MV, Westlife:
https://www.youtube.com/watch?v=MwSL-57pNqM

Que Sera, Sera – Doris Day

Que Sera, Sera được phát hành lần đầu năm 1956, là một ca khúc pop do Jay Livingston (1915-2001) và Ray Evans (1915-2007) cùng sáng tác. Ca khúc được dùng trong phim The Man Who Knew Too Much (1956) của đạo diễn Alfred Hitchcock, với Doris Day và James Stewart đóng vai chính. Ca khúc nhận Giải Oscar năm 1956. Ban đầu bản thân Doris Day không thích ca khúc này, cho rằng nó có tính “con nít” quá, nhưng khi thấy ca khúc được yêu thích thì lấy làm mãn nguyện. Que Sera, Sera được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Doris Day.

Ba phần chính của ca khúc đi qua cuộc sống của người kể chuyện, từ thời thơ ấu, qua tuổi trưởng thành trẻ tuổi và tình yêu, trở thành cha mẹ và liên tục hỏi “tôi sẽ trở thành ai?” hoặc “điều gì ở phía trước?” Các điệp khúc lặp đi lặp lại câu trả lời: “cái gì đến, sẽ đến”.

Năm 2004 ca khúc được bình chọn vào vị trí #48 trong danh sách của Viện Phim Mỹ  “100 Years… 100 Songs” gồm top 100 các ca khúc của phim Mỹ.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp Que Sera, Sera vào hạng 48 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến 2004.

+ Trích đoạn phim, Doris Day:
   https://www.youtube.com/watch?v=3FKA-3uRdQY

* Bản thu thanh, Thanh Lan, hát lời Việt, với ca từ Việt:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/que-sera-sera-thanh-lan.FJiqOenkIO.html

Video trình diễn sống, Petre Geambasu Show Band, hình ảnh mờ nhưng âm thanh tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=g3UmauL69Lc

* Video trình diễn sống, Victoria Chorale, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=UwXiFG5YRBU

Quién será – Luis Demetrio

Ca khúc Quién será (có nghĩa: Ai là người ấy?) theo điệu bolero-mambo do nhạc sĩ Luis Demetrio người Mexico sáng tác và được thu âm lần đầu tiên năm 1953. Phiên bản tiếng Anh Sway (có nghĩa: “Đong đưa”) được Norman Gimbel viết ca từ và Dean Martin thu âm năm 1954, trở nên bản mẫu mực trong thể loại pop pha jazz. Nhóm The Pussycat Dolls trình bày ca khúc trong phim Shall We Dance? (2004), tạo hiệu ứng lan rộng quốc tế.

Lời dịch đoạn đầu:
Ai sẽ là người yêu tôi?
Ai là người ấy? Ai là người ấy?
Ai sẽ cho tôi tình yêu?
Ai là người ấy? Ai là người ấy?

Tôi muốn kinh qua lần nữa
tình yêu mê đắm và nồng cháy
Một tình yêu mới để tôi cảm nhận
hạnh phúc một lần nữa.

+ Video âm thanh, Connie Francis:
https://www.youtube.com/watch?v=jBRTQzf8Ij0

Video trình diễn sống_lời Việt, Nguyễn Hưng, 2005:
   https://www.youtube.com/watch?v=11UpXZ2alNM

* Video âm thanh_Sway, Julio Iglesias, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=-PHq26Z-bMg

* Video trình diễn sống, Danny Frank, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=TPhCsiXVF80

+ * Video trình diễn sống _Sway, Daniel Boaventura:
https://www.youtube.com/watch?v=FhugrA3Ma5I

Quizás, Quizás, Quizás – Osvaldo Farrés

Quizás, quizás, quizás (“Có lẽ, có lẽ, có lẽ”) là một ca khúc phổ thông điệu bolero nguyên bằng tiếng Tây Ban Nha do nhà sáng tác nhạc Osvaldo Farrés (1902-1985) người Cuba viết ra vào năm 1947. Trong ca khúc này, Osvaldo Farrés diễn tả được tâm hồn Latinh theo nhãn quan của riêng mình: tình yêu ẩn chứa những cảm xúc vô hình, tiềm tàng kỷ niệm mông lung khó tả. Theo thời gian, ca khúc có lời bằng hàng chục thứ tiếng như Anh, Ả Rập, Do Thái, Hindu, Pháp, Việt… và còn được hòa âm theo nhiều phong cách khác như mambo, cha-cha-cha, salsa và flamenco.

Lời tiếng Anh với tựa đề Perhaps, Perhaps, Perhaps do Joe Davis đặt, không phải là chuyển ngữ từ lời tiếng Tây Ban Nha, ban đầu do ca sĩ Desi Arnaz thu âm vào năm 1948. Phiên bản ghi âm trên đất Mỹ của Tony Bavaar năm 1949 không gây được tiếng vang nào. Phải chờ đến chín năm sau, qua giọng ca của Nat King Cole, ca khúc mới thực sự chinh phục được người Mỹ. Giọng hát dịu dàng và ấm áp của Nat King Cole đưa Quizás, Quizás, Quizás lên một tầm cao mới, cùng lối hòa âm không theo tinh thần bolero nguyên gốc nữa mà có sự pha trộn hài hòa giữa smooth jazz và bossa-nova, khiến ca khúc trở nên tình tứ hơn rất nhiều. (Minh Anh, 2015)

Lời tiếng Pháp với tựa đề Qui sait, qui sait, qui sait do Jacques Larue chuyển ngữ, ban đầu do ca sĩ Luis Mariano thu âm.

Lời dịch đoạn đầu – Quizás, quizás, quizás:
Mỗi khi anh hỏi em cái gì, khi nào, thế nào và ở đâu
Em đều trả lời có lẽ, có lẽ, có lẽ
Nhiều ngày qua đi như thế, anh càng khẩn thiết hơn
Và em trả lời có lẽ, có lẽ, có lẽ.

+ Bản thu âm_Qui Sait, Qui Sait, Qui Sait, Luis Mariano:
https://www.youtube.com/watch?v=kscnVHFbjLM

* Bản thu âm_Perhaps, Perhaps, Perhaps, The Pussycat Dolls, với ca từ, 2008:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/perhaps-perhaps-perhaps-the-pussycat-dolls.uAaORinxnE8j.html

Video trình diễn sống_Quizás, quizás, quizás, Petre Geambasu Show Band, hình ảnh mờ nhưng âm thanh tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=XdkUfJQAmKo

* Video trình diễn sống_Perhaps, Perhaps, Perhaps & Quizás, quizás, quizás, Daniel Boaventura & Carlos Rivera:
   https://www.youtube.com/watch?v=EgknmfB7Ux4

+ * Video trình diễn sống_Nào Biết Nào Hay, Hương Thủy & Christian, trong chương trình Paris by Night 93 “Celebrity Dancing”, 2008:
https://www.youtube.com/watch?v=OfWJp7OoZ-o

* Video trình diễn sống_Quizás, quizás, quizás, Andrea Bocelli ft Caroline Campbell, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=MtfTU7TJZbY

Red River Valley – dân ca Canada

Red River Valley là dân ca và ca khúc nhạc cowboy với nhiều tên khác như Cowboy Love Song, Bright Sherman Valley, Bright Laurel Valley, In the Bright Mohawk Valley, và Bright Little Valley, tùy nơi trình diễn.

Có chứng cứ cho thấy ca khúc hiện diện ở ít nhất năm tỉnh của Canada trước năm 1896, và có lẽ ca khúc được sáng tác năm 1870, liên quan đến Thung lũng Sông Red của Tỉnh Manitoba, Canada. Ca từ thể hiện nỗi thiết tha của một phụ nữ (có lẽ thuộc sắc dân Métis) khi người yêu cô là lính chiến vì nhiệm vụ phải trở về miền đông.

Phiên bản đầu tiên được thu âm năm 1925 mang tên Cowboy Love Song của Carl T. Sprague, một trong những ca sĩ nhạc cowboy đầu tiên từ Texas. Ca từ liên quan đến một Thung lũng Sông Red khác nằm giữa hai bang Arkansas và Texas.

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Red River Valley vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

Phiên bản điệu rock mang tên Red River Rock.

* Video âm thanh, Michael Martin Murphey:
   https://www.youtube.com/watch?v=z1-QLr6aBaw

+ * Video âm thanh, Marty Robbins:
    https://www.youtube.com/watch?v=Of7eF1WQRj8 k

Video hoạt hình cho trẻ em, Muffin Songs, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=k1Isasx5SMI

+ Video trình diễn sống_Red River Rock, l’Ochestre Jean-Pierre Cousteix, 2008:
https://www.youtube.com/watch?v=97XjRht4AFo

+ MV_Red River Rock, Herb Kraus & The Walkin’ Shoes, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=aIsEDxq9_Wg

Rhythm of the Rain – The Cascades

Rhythm of the Rain là ca khúc do John Claude Gummoe, một thành viên trong ban The Cascades, sáng tác, rồi ban này phát hành vào năm 1962, và trình bày trong phim Quadrophenia (1979). Billboard xếp hạng ca khúc này đứng hàng thứ 4 trong năm 1963.

Ca từ diễn tả tâm tình của một chàng trai với mưa, khi nghe giai điệu tí tách của mưa. Dù rằng trước đó chàng trai đã bảo mưa hãy ngừng rơi để cho anh khóc, nhưng sau đó anh thổ lộ nỗi lòng với mưa. Rằng người con gái duy nhất mà anh yêu đã rời xa anh để tìm kiếm một khởi đầu mới; rằng khi ra đi cô mang theo con tim anh…

Năm 1999, BMI ghi Rhythm of the Rain đứng hàng thứ 9 trong số những ca khúc được phát trên radio/TV nhiều nhất ở Mỹ trong thế kỷ 20.

Video âm thanh, The Cascades, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=dm19FLbxGAQ

Video trình diễn sống, Phuong Vy & Sean Trace:
https://www.youtube.com/watch?v=PgFH3FRZ-VI

Video trình diễn sống, Dave Monk (guitar điện):
https://www.youtube.com/watch?v=KEm9wdLYw9U

Rivers of Babylon – Boney M

Ca khúc này được viết và thu âm lần đầu bởi Brent Dowe và Trevor McNaughton, hai thành viên của nhóm nhạc người Jamaica The Melodians, vào năm 1970. Rivers of Babylon chỉ thực sự được phổ biến rộng rãi ở châu Âu khi vào năm 1978 Boney M quyết định hát lại ca khúc này. Ca khúc đưa họ lên đài danh vọng.

Theo Phước Nguyên (2013),

Toàn bộ ca từ trong bài Rivers of Babylon được trích từ Kinh Thánh. Phiên khúc chính của ca khúc được trích từ Thi Thiên 137:1, 3-4.  Lời cho phần chuyển tiếp được trích từ Thi Thiên 19:14.

Ý nghĩa ca từ như sau:

Bên những dòng sông tại Babylon [hai sông Tigris và Euphrates], chúng con ngồi và khóc khi nhớ lại Zion.

Những kẻ bắt chúng con làm phu tù yêu cầu chúng con hát một bài ca
Giờ đây, làm thế nào chúng con có thể hát một bài ca của Chúa trên đất ngoại bang?

Nguyện cho những lời nói của miệng con và những suy gẫm của lòng con được đẹp ý Ngài.

Phân đoạn Kinh Thánh mà Brent Dowe và Trevor McNaughton dùng làm lời ca cho bài Rivers of Babylon được trích từ Thi Thiên 137.  Thi Thiên 137 là một bài ai ca, diễn tả nỗi đau của người Do Thái đang sống tha hương.

Năm 586 tCN, vua Nebuchadnezzar Đệ II của Babylon chinh phục Do Thái và bắt dân Do Thái sang Babylon làm phu tù.

Thánh Kinh cho biết người Do Thái làm phu tù tại Babylon 70 năm.   Trong thời gian làm phu tù tại Babylon, người Do Thái nhớ đến quê hương mà khóc.

Thi Thiên 137 cho biết người Do Thái không khóc vì bị kẻ thù ức hiếp, nhưng khóc vì nhớ quê hương đang bị điêu tàn; nhớ đến Zion, nơi đặt đền thờ của Đức Chúa Trời, giờ đây đã bị phá hủy. Họ cũng nhớ lại những kỷ niệm về những ngày tháng hiệp cùng những người tin Chúa khác đến đền thờ ca ngợi Chúa. Nỗi buồn đau khiến họ không thể ca ngợi Chúa.

Đây là một trong những ca khúc phổ thông hiếm hoi mà ca từ được trích ra trực tiếp từ Kinh Thánh.

* Video âm thanh, Boney M, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=vYK9iCRb7S4

Video trình diễn sống, Boney M Again:
https://www.youtube.com/watch?v=vrAF-l31Zvc

Video trình diễn sống, Rock Choir Torrelodones, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=thIWc0VQrcM

River of No Return – Marilyn Monroe

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Marilyn Monroe

Ca khúc River of No Return (có nghĩa: “Dòng sông vĩnh biệt”) do Ken Darby và Lionel Newman sáng tác, và nữ diễn viên chính Marilyn Monroe hát trong phim cùng tên năm 1954.

Tên tuổi của Marilyn Monroe mãi gắn liền với ca khúc này.

Lời dịch
Có dòng sông mang tên dòng sông vĩnh biệt
lúc êm đềm, lúc hoang dại và phóng túng
Tình yêu là lữ khách trên dòng sông vĩnh biệt
bị cuốn trôi rồi chìm trong bão biển

Vĩnh biệt nhé, tôi có thể nghe dòng sông đang gọi
[Không trở lại, không trở lại]
Nơi dòng sông mãi âm vang lời vĩnh biệt
tôi có thể nghe tiếng người yêu gọi đến mình
[Không trở lại, không trở lại]

Tôi đánh mất tình yêu trên dòng sông nhỏ
và con tim vẫn hằng khao khát
Đi đi mất trên dòng sông vĩnh biệt
Vĩnh biệt
Nàng sẽ không bao giờ trở về với tôi!
[Không trở lại, không trở lại, không trở lại]

Trích đoạn phim_River of No Return, Marilyn Monroe:
   https://www.youtube.com/watch?v=dLzeHkEQe9g

+ Video âm thanh, với ca từ Anh ngữ và phụ đề Pháp ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=QCbECNhSPII

Video âm thanh, Tennessee Ernie Ford, 1954:
   https://www.youtube.com/watch?v=5tTmBOixI4k

Video âm thanh, Slim Whitman, album “Twilight On The Trail”, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=t5opEIr-8cM

Sacrifice – Sir Elton John

Bài ballad Sacrifice do Sir Elton John viết nhạc, Bernie Taupin viết lời và John phát hành năm 1989. Ca khúc đạt thành công, đặc biệt ở Pháp và Anh quốc. Năm sau, Sacrifice là đĩa đơn đầu tiên của John đạt thứ hạng đầu ở Anh và Pháp.

Lời dịch đoạn đầu
Đó là dấu hiệu của con người khi mọi việc không ổn
Khi mùi hương nàng còn vương và cám dỗ mạnh mẽ
Đi vào lằn ranh của mỗi người chồng
Sự lừa dối ngọt ngào mời gọi rồi nỗi bi quan thấm nhập

+ * Video âm thanh, Elton John, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=YGANSo-ZaaQ

Video trình diễn sống, Sinead O’Connor, 1991:
   https://www.youtube.com/watch?v=CUbwjLOJczw

Video trình diễn sống, Ed Sheeran & James Blunt, 2017:
   https://www.youtube.com/watch?v=I-TPEkjGhXE

Sailing – Rod Stewart

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Rod Stewart

Ca khúc Sailing do Gavin Sutherland trong nhóm Sutherland Brothers sáng tác năm 1972. Gavin Sutherland cho ý kiến về nội dung của ca khúc: “Đa số người nghe nghĩ rằng ca khúc là về một anh trai trẻ nói với cô gái rằng anh sẽ vượt qua Đại Tây Dương để đến với cô. Thật ra, ca khúc không liên quan gì đến câu chuyện lãng mạn hay tàu thuyền; đó là một chuyến viễn du tâm linh qua cuộc đời trên đường đến tự tại và viên mãn với Siêu Nhiên”.

Phiên bản của Rod Stewart năm 1975 thành công vượt bậc ở nhiều nước: được xếp hạng 1 ở Hà Lan, Ireland, và Na Uy; hạng 2 ở Áo, Bỉ, Nam Phi, và Thụy Sĩ; hạng 3 ở Tân Tây Lan; hạng 4 ở Đức; hạng 7 ở Áo;  hạng 13 ở Thụy Điển.

* Video âm thanh, Rod Stewart:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/sailing-rod-stewart.G6ssImOeOO.html

Video trình diễn sống, Rod Stewart, trong chương trình “One Night Only” – Royal Albert Hall, 2009:
   https://www.youtube.com/watch?v=iQzB5T_B_iI

+ * Video âm thanh, Celtic Woman:
https://www.youtube.com/watch?v=x6W9LVa1byQ

(I Can’t Get No) Satisfaction – The Rolling Stones

Tựa ca từ với nghĩa phủ định hai lần là lỗi cú pháp nên khiến cho một số thính giả hoang mang về ý nghĩa. Chỉ vì người sáng tác kiêm ca sĩ quá nổi tiếng nên có quyền dùng Anh văn sai văn phạm! Ca khúc (I Can’t Get No) Satisfaction (có nghĩa: “Tôi không thể hài lòng”) do Sir Michael Philip Jagger (1943- ) và Keith Richards (1943- ) đồng sáng tác, và ban nhạc rock Anh quốc The Rolling Stones phát hành năm 1965. Nội dung là về nỗi bức xúc với tình trạng thương mại hóa ngày càng lan rộng, ví dụ như qua chương trình phát thanh chứa “thông tin vô ích”.

Satisfaction giúp Stones có được vị trí quán quân đầu tiên tại Mỹ. Ở Anh, đĩa đơn trở thành đĩa đơn quán quân thứ tư của Rolling Stones ở Liên hiệp Anh. Bài hát được cho là một trong những ca khúc nhạc rock vĩ đại nhất.

Tạp chí Rolling Stone ghi (I Can’t Get No) Satisfaction vào hạng 2 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Khi tôi đang lái xe của mình
người ấy nói qua sóng phát thanh
Ông nói với tôi nhiều và nhiều hơn nữa
về một số thông tin vô ích
Mục đích để khơi dậy óc tưởng tượng của tôi
Tôi không thể hài lòng

Khi tôi xem truyền hình
người đàn ông xuất hiện cho tôi biết
Làm trắng áo sơ mi của tôi như thế nào
Anh không thể bởi vì anh không hút
cùng loại thuốc lá giống tôi
Tôi không thể hài lòng.

+ MV, The Rolling Stones, Official Lyric Video:
https://www.youtube.com/watch?v=nrIPxlFzDi0

+ Video âm thanh, Britney Spears, 2000:
https://www.youtube.com/watch?v=vF2l_rWdvDs

Save the Last Dance for Me – Doc Pumus

Theo Nguyên Minh (2017b):

Đã hơn nửa thế kỷ kể từ khi ra đời nhưng Save the Last Dance for Me (có nghĩa: “Để dành điệu vũ cuối cho anh”) chưa bao giờ có dấu hiệu của tuổi già. Ý tình níu kéo hạnh phúc cho dù tác giả lại nhận về niềm đau. Save the Last Dance For Me được nhiều tạp chí âm nhạc uy tín xếp vào danh mục những bài ca bất tử và luôn được làm mới với những giọng ca tân thời.

Doc Pumus là một nhạc sĩ chưa có nhiều tiếng tăm ở Mỹ vào thập niên 1950s. Cuộc sống khi ấy của ông khá khó khăn, công việc thiếu ổn định và tệ hại hơn, Pumus bị bại liệt từ bé, luôn gắn liền với chiếc nạng gỗ và xe lăn. Cho nên vì thế, dù rất mê trở thành ca sĩ nhưng Pumus từ bỏ giấc mộng trên sân khấu để chọn công việc sáng tạo ở hậu trường, nơi ít người nhìn thấy.

Khi công việc ổn định thì ngày vui cũng điểm. Năm 1957, Doc Pumus kết hôn cùng nàng vũ công Willi Burke. Đó là một ngày trọng đại trong đời Pumus khi sự nghiệp hanh thông và quan trọng hơn, người phụ nữ ông yêu nhất đời đã quyết định ở bên ông với tình yêu mà ông nghĩ trọn vẹn.

Ngồi xe lăn chăm chú quan sát, nụ cười vẫn nở trên môi Pumus nhưng nỗi buồn thì len lén trào dâng. Ông ước mình là người khách mời khiêu vũ đó thì có lẽ sẽ trọn vẹn hơn. Khi ông trông thấy cậu em trai Raoul Felder nhảy cùng chị dâu thì nỗi buồn đã lan xuống những đầu ngón tay. Với tay lấy cái bút và tấm thiệp mời trên bàn, Pumus bắt đầu viết, những dòng chữ từ nỗi buồn sâu trong tim bắt đầu chảy ra, như những vần thơ: “Em có thể nhảy bất kỳ điệu vũ nào với những gã ấy.., nhưng em đừng quên rằng ai sẽ là người đưa em về nhà tối nay… Vì thế em ơi, hãy để dành điệu vũ cuối cùng cho anh”.

Những ca từ cảm động ấy được viết trong vòng 15 phút. Khi viết xong, Pumus đưa cho Mort Shuman để lắp thêm giai điệu. Hôm sau, một tuyệt phẩm ra đời: Save the Last Dance for Me. Ca khúc này trở thành nhân chứng của tình yêu và Pumus lừng khừng chưa muốn công bố. Lúc ấy, ông đang say đắm trong tình yêu và muốn nó trở thành của riêng.

Nhưng Save the Last Dance for Me không “ủ” được lâu. Ba năm sau, tháng 8/1960, ca khúc này chính thức xuất hiện với giọng hát của ca sĩ đang bắt đầu nổi lên khi đó, Ben E. King. King lúc đó đang là giọng ca chính của nhóm The Drifters và nhóm này lúc ấy còn đang lừng khừng chưa biết có nên thu âm ca khúc này không. Lúc đó, ông chủ của hãng đĩa Atlantic, Ahmet Ertegun, kể cho King nghe về câu chuyện ca khúc, về nỗi buồn tuyệt đẹp nhưng tạo ra một tuyệt phẩm như thế nào. Nghe xong Ben E. King rơi nước mắt. Câu chuyện ấy làm King nghĩ lại và quyết định ghi âm. Và rồi, trong những cảm xúc dâng trào, tiếng hát của Ben E. King cũng tạo ra một tuyệt phẩm, vừa có được niềm vui, vừa thấm được nỗi buồn.

Từ đó trở đi, Save the Last Dance for Me trở thành ca khúc của mọi người. Ca khúc này được yêu thích rộng khắp và được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng hát lại. Ở miền Nam Việt Nam, bài này nổi tiếng nhiều qua phiên bản của Michael Bublé.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Save the Last Dance for Me vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Em có thể khiêu vũ mỗi bản với gã
cho em ánh nhìn, cứ để hắn ôm em chặt
Em có thể mỉm từng nụ với người
nắm tay em dưới ánh trăng mờ

Nhưng đừng quên ai sẽ đưa em về
và em sẽ ở trong vòng tay ai
Thế nên em yêu
để dành điệu vũ cuối cho anh

Ôi anh biết nhạc thật hay
như rượu sủi tăm, cứ vui chơi
Cứ cười và hát, nhưng trong khi mình tách xa
Đừng trao con tim em cho bất kỳ ai

Nhưng đừng quên ai sẽ đưa em về
và em sẽ ở trong vòng tay ai
Thế nên em yêu
để dành điệu vũ cuối cho anh.

* MV, Michael Bublé [Official Music Video]:
   https://www.youtube.com/watch?v=LAjfB0XfjkA

Video trình diễn sống, Bon Jovi & Willy DeVille, 1996:
  https://www.youtube.com/watch?v=0EuSEMQAdc4&list=RDSvK6rnAcNZE&index=10

Video trình diễn sống, Bruce Springsteen, khiêu vũ với bà mẹ vào Ngày Hiền Mẫu, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=whq2XZyMT9s

* Video âm thanh, The Drifters, với vũ đạo tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=AVNfk7a0CfY

Scarborough Fair – dân ca Anh quốc

Theo Hoàng Lâm (2018b).

Scarborough Fair là những lời nhớ thương da diết của một cô gái gửi đến người yêu của mình – sống ở thành phố Scarborough, Ai Len. Họ đã chia tay nhau, và giờ đây – ở một nơi xa rất xa – cô gái hát gửi đến chàng trai. Nàng đưa ra những công việc “không thể thực hiện” cho chàng, nếu thực hiện được thì “chàng sẽ mãi là tình yêu chân thành của tôi”.

Đây là một bài dân ca xuất xứ từ Anh Quốc (Ai Len bao gồm trong đó), thời Trung Cổ. Người ta bắt đầu nghe ca khúc này qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là “Bard” hay “Shapers”, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ.

Qua nhiều thế kỷ, dù lời hát có bất cứ thay đổi gì, nhưng câu thứ 2 trong cả 8 lời vẫn luôn được giữ nguyên “Parsley, sage, rosemary and thyme”, đơn giản câu này chính là linh hồn của bản tình ca. Hiện nay tại Anh quốc có nhiều lời hơi khác nhau, cho bản hát cùng mang tên Scarborough Fair, và có cùng nốt nhạc.

Ca từ nhắc đi nhắc lại bốn loại thảo mộc, có vẻ rất tầm thường những câu hát về chúng lại rất thâm thúy.

  • Parsley (ngò tây): thời Trung cổ mang ý nghĩa là một loại bùa tự nhiên. Những người lính ngày xưa thường mang theo bùa để hộ mệnh.
  • Sage (xô thơm): có mùi thơm rất đặc biệt, thời Trung cổ tượng trưng cho sức mạnh.
  • Rosemary (hương thảo): nói đến lòng trung thành, tình yêu phụ nữ, vững bền, mạnh mẽ dù rằng tình yêu đến chậm.
  • Thyme (húng tây): tượng trưng cho sự can đảm.

Bài hát này viết vào thời khi các anh hùng, hiệp sĩ ra mặt trận, trong tay có cây mộc, hay áo gắn hình cây húng thêu bởi bàn tay của vợ hay người yêu.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022

Trong ca khúc có nhắc tới bốn loại thảo mộc đó, có vẻ chúng rất tầm thường những câu hát về chúng lại rất thâm thúy.

Ngày xưa các chàng trai Hy Lạp tặng lá hương thảo (rosemary) cho người mình yêu. Hiện nay tại Anh Quốc cũng như tại một vài xứ Châu Âu, các cô dâu trong ngày cưới vẫn còn dắt lên tóc lá hương thảo.

Cũng không phải do hương thơm của chúng được người đời ca tụng, hoa với ý nghĩa và màu sắc tươi thắm, ngọc lan, hồng, dạ lý hương… đằng này chỉ là mùi hương của thảo mộc, những lá cây trông thấy hàng ngày, ai cũng có và dùng được. Nhưng chính cái tầm thường đó là những gì con người giữ vào trí nhớ mạnh mẽ nhất, và cô nàng nhạc sĩ đã nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở người yêu hãy theo mùi hương mà trở về với tình yêu chân thật mà nàng đã trọn vẹn dành cho chàng.

Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng là nhờ Simon & Garfunkel thu âm cho album mang tên “Parsley, Sage, Rosemary and Thyme” năm 1966, và cũng được trình bày cho phim The Graduate (1967).

Trước năm 1975, ca khúc này được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Giàn thiên lý đã xa, phỏng dịch từ phiên bản lời Pháp có tựa Chèvrefeuille que tu es loin.

* Video âm thanh, Simon & Garfunkel:
https://www.youtube.com/watch?v=-Jj4s9I-53g

Video âm thanh, Yao Si Ting (Diêu Tư Đình), với ca từ Anh ngữ và phụ đề Việt ngữ, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=CFZJf-HVEE4

* Video âm thanh, Celia Pavey, với ca từ, có lẽ là giọng hát đúng chất với ca khúc nhất, trong chương trình “The Voice”, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=x9_bluYa9Xc

Video trình diễn sống, Celtic Woman, trong Album “Decade: The Songs, The Show, The Traditions, The Classics”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=wiZJP_XLmrQ

Seasons in the Sun – Terry Jacks

Khởi nguồn là ca khúc tiếng Pháp Le Moribond (có nghĩa: “Người hấp hối”) từ lời thơ của Rod McKuen, và ca sĩ người Bỉ Jacques Brel (1929-1978) thu âm năm 1961. Bản gốc này kể lại câu chuyện của một tử tù chờ ngày bị hành hinh vì do ghen tuông mà phạm tội giết người. Với nỗi uất ức vì luôn lặp lại câu “je vais mourir” (tôi sắp chết) và “c’est dur de mourir au printemps” (thật là đau đớn khi chết vào mùa xuân”), người hát nói lời vĩnh biệt với người bạn thân nhất, người cha xứ ở làng, người tình của vợ mình, và cuối cùng người vợ thiếu chung thủy.

Ca sĩ người Canada Terry Jacks thu âm bản tiếng Anh Seasons in the Sun vào năm 1974. Lời tiếng Anh là của nhà thơ kiêm tác gia người Mỹ Rod McKuen (1933-2015). Trong bản này, nội dung không đến nỗi nặng nề như bản tiếng Pháp, lại do giai điệu không đến mức lâm li nên người nghe cứ ngỡ đó là lời từ biệt thông thường nếu không để ý đến câu “it’s hard to die” ở mỗi đoạn.

Người hát “từ biệt người bạn đáng tin cậy” và nhắc đến những kỷ niệm giữa hai người từ khi còn nhỏ “học ABC”. Người hát “từ biệt cha, xin hãy cầu nguyện cho con, đứa con hư hỏng trong gia đình”. Người hát “từ biệt cô bé Michelle” là con gái của anh (có ý kiến nói đó có thể là một người bạn nhỏ), nhắc lại việc mỗi khi anh suy sụp có cô luôn ở bên vực tinh thần anh dậy.

Phiên bản này trở thành bản hit số 1 tại Anh quốc, Áo, Bỉ, Canada, Đức, Mỹ, Na Uy, và Thụy Sĩ. Đây là một trong số ít các bản nhạc đơn có doanh số trên 10 triệu cả thế giới.

Phạm Duy viết lời Việt có tựa Những mùa nắng đẹp, sát nghĩa với bản tiếng Anh, nên được xem là mẫu mực cho việc chuyển thể nhạc nước ngoài thành lời Việt.

Video âm thanh_Le Moribund, Jacques Brel:
https://www.youtube.com/watch?v=6Jl-R2NhUiI

* MV_Seasons in the Sun, Terry Jacks, 1974:
https://www.youtube.com/watch?v=0M59jCGJ_CE

Video âm thanh_Seasons in the Sun, Westlife, với ca từ và phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=n0XKpopKJdQ

Video âm thanh_Những mùa nắng đẹp, Duy Quang:
https://www.youtube.com/watch?v=AJDAlXcAGbE

Send in the Clowns – Stephen Sondheim

Ca khúc Send in the Clowns được Stephen Sondheim sáng tác cho vở nhạc kịch A Little Night Music của Stephen Sondheim (1930– ), bắt đầu được công diễn năm 1973.

Ca khúc được trình bày bởi nhân vật Desiree gần đoạn cuối hồi 2 trong vở nhạc kịch. Nhiều năm trước, Desiree đã có một cuộc tình với Frederik. Bây giờ, hai người gặp lại. Ông đã có cuộc hôn nhân với một phụ nữ trẻ hơn nhiều nhưng giữa hai người không có tình yêu. Desiree muốn cứu vớt Frederik khỏi cuộc hôn nhân đó, nhưng phải từ chối. Rồi cô hát bài Send in the Clowns.

Trong ca khúc, “clowns” có nghĩa là những người ngu xuẩn. Ca khúc thể hiện tâm tư nuối tiếc, hoài niệm, pha ít giận dỗi, của một phụ nữ đứng tuổi, đã kinh qua cuộc đời, nhớ về những lỗi lầm của mình trong quá khứ.

Bài trình diễn của Glynis Johns trên sân khấu Broadway được xem là một trong những ca khúc kinh điển của nhạc kịch đương đại.

Stephen Sondheim là nhà soạn nhạc người Mỹ đã đóng góp vào nền nhạc kịch trong nửa thế kỷ. Ông nhận được một Giải Oscar, 8 Giải Tony (nhiều hơn bất kỳ nhà soạn nhạc nào khác) kể cả giải Tony Đặc biệt cho Thành tựu Trọn đời, 8 Giải Grammy, 1 Giải Pulitzer… Tờ báo The New York Times vinh danh ông là nghệ sĩ vĩ đại nhất trong nhạc kịch Mỹ. Những tác phẩm nhạc kịch nổi tiếng của ông bao gồm A Funny Thing Happened on the Way to the Forum (1962), Company (1970), Follies (1971), A Little Night Music (1973), Pacific Overtures (1976), Sweeney Todd (1979), Merrily We Roll Along (1981), Sunday in the Park with George (1984), Into the Woods (1987), Assassins (1990), và Passion (1994). Ông cũng viết ca từ cho West Side Story (1957) và Gypsy (1959).

* Video âm thanh, Glynis Johns:
   https://www.youtube.com/watch?v=B2lWZKHfCh0

* Video âm thanh, Judy Collins:
   https://www.youtube.com/watch?v=8L6KGuTr9TI

Video trình diễn sống, trong chương trình “BBC Proms 2010” nhân sinh nhật thứ 80 của Sondheim, thật hiếm hoi nghe Bà M của James Bond hát, và lại hát hay đến thế:
   https://www.youtube.com/watch?v=IeA8AlctmSw

* Video trình diễn sống, Carmen Monarcha & Mirusia cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=ropAoLUiNNo

She Moved Through the Fair – dân ca Ireland

Bài thơ và dân ca Ireland – cũng hiện diện ở Scotland – She Moved The Fair được sưu tầm ở Ireland bởi nhà thơ first Padraic Colum (1881-1972) và nhà nghiên cứu âm nhạc Herbert Hughes (1882-1937), rồi được xuất bản ở London trong quyển sách Irish Country Songs (1909). Ca từ nói về một chàng trai trẻ và cô gái mà anh mong được cưới. Có một số phiên bản; không phiên bản nào có kết cục hạnh phúc.

Phạm Duy viết ca từ Việt đặt tựa đề là Nàng đi xem hội, có nội dung khá sát theo nguyên bản phổ thông. Chất giọng của dân ca Ireland/Scotland nói chung có điểm đặc trưng về cách luyến láy mà người Việt khó thể hiện được.

Nàng đi xem hội – Phạm Duy
Nàng nhìn tôi và cười vui vui tươi, khẽ nói rằng: “Me yêu anh!
Và Cha cũng mến anh, chớ nên buồn lo người yêu ơi!”
Rồi nàng sẽ trước khi bước đi, nhìn tôi dặn dò tôi:
“Ngày đôi ta làm lễ cưới, sắp tới nơi rồi, anh yêu ơi!”

Rồi nàng đi vào hội quê vui tươi, bước chân nàng đi chơi vơi
Và tôi thấy đó đây, bóng ai lả lơi ngày hội vui
Rồi hoàng hôn xuống dần, bước chân nàng theo vệt sao băng
Nàng đi như là ngỗng trắng, lướt trên mặt hồ như thiên nga.

Rồi một đêm nàng hiện ra trong mơ, với mối tình tôi âm u
Nàng rón rén đến tôi, bước chân nàng đi thật êm ru
Nàng đưa tay vuốt ve mắt tôi, nhìn tôi, dặn dò tôi:
“Ngày đôi ta làm lễ cưới, sắp tới nơi rồi, anh yêu ơi!”

* Video âm thanh, Boyzone:
https://www.youtube.com/watch?v=_HrBrSHPgJA

Video âm thanh, Josh Groban, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=EnxbV0Cz0rE

Video âm thanh, Loreena McKennitt, trong chương trình “Nights from The Alhambra”, 2007:
https://www.youtube.com/watch?v=wkpi6cxPSPs

Video âm thanh, Donna Taggart, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=EsQy41GrkeE

She’ll Be Coming Round the Mountain – dân ca Mỹ

She’ll Be Coming ‘Round the Mountain (hoặc Coming ‘Round the Mountain) là bài dân ca thường được dùng làm bài ca cho trẻ em do giai điệu vui tươi và ca từ giản dị. Ca khúc được in lần đầu tiên năm 1927, có nguồn gốc từ một bài dân ca đức tin của người Mỹ gốc Châu Phi.

Ca từ có nhiều phiên bản, nhưng tựu chung mỗi đoạn của ca từ chỉ có một câu lặp đi lặp lại, như video đầu tiên dưới đây. Một đoạn nói về cô ấy mặc pyjamas, là loại áo dài và rộng có dây thắt ở lưng mà người phương Tây có thể mặc đi ra khỏi nhà, trong khi bộ pyjama hai mảnh của Việt Nam là loại áo ngủ, trong xã hội phương Tây không được chấp nhận đi ra khỏi nhà.

Video âm thanh, ca khúc cho trẻ em, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=F-S920KGltQ

* Video âm thanh, Carson cùng ban The Choraliers:
https://www.youtube.com/watch?v=sY2GrQAQrG0

MV, Buck Norris:
https://www.youtube.com/watch?v=kktJdHG272c

Video hoạt hình cho trẻ em:
https://www.youtube.com/watch?v=iI9Ust8RUcU

Shenandoah – dân ca Mỹ

Shenandoah – cũng có tên là Oh Shenandoah hoặc Across the Wide Missouri – là bài dân ca Mỹ có từ đầu thế kỷ 19. Trong ngôn ngữ của bộ tộc bản địa Algonquin, “Shenandoah” có nghĩa “con gái đẹp của sao trời”.

Ca khúc xuất phát từ những khách lữ hành người Canada và người Mỹ, hoặc những người buôn bán da thú, ngược xuôi trên dòng Sông Missouri. Đến giữa thập kỷ 1800s, có ca từ được thủy thủ hát ở nhiều nơi trên thế giới.

Lời dịch đoạn đầu
Ôi, Shenandoah, ta hằng mong nghe tiếng ngươi
xa thật xa dòng sông cuồn cuộn chảy
Ôi, Shenandoah
Ta phải ra đi xa, qua dòng sông rộng Missouri
Đã bảy năm từ khi ta thấy ngươi lần cuối
Ta phải ra đi xa, qua dòng sông rộng Missouri

Video âm thanh, The Brothers Fours:
https://www.youtube.com/watch?v=zFIK2EPzeJo

+ * Video âm thanh, Hayley Westenra:
https://www.youtube.com/watch?v=oQY3rcgaZBI

* Video trình diễn sống, Sissel Kyrkjebø, 2001:
   https://www.youtube.com/watch?v=W1EG_4IBzbA

* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Hợp xướng & Ca đoàn Nữ Gimnazija Kranj, Slovenia, trong chương trình “Gimnazija Kranj Christmas Concert” 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=oQYEK7cdL6I

+ * MV, Annie Moses Band:
https://www.youtube.com/watch?v=WNDnifKtNh4

   Siboney – Ernesto Lecuona

Siboney là ca khúc do Ernesto Lecuona, người Cuba, sáng tác năm 1929. Ông viết lời ca trong khi đi xa khỏi Cuba, diễn tả nỗi niềm nhung nhớ quê nhà. (Siboney là tên một thị trấn của Cuba, được xem như Cuba nói chung.)

Ca từ Việt
Siboney, ánh ban mai đẹp dưới muôn tia hồng soi ngàn phương
Siboney, dáng say mê tựa cánh chim non đùa lúc trăng về
Siboney, ôi thiết tha ngọt ngào như muôn cánh hoa tươi hồng, làm ong say ngất ngây
Siboney, mến yêu ơi hạnh phúc trong tôi, thề giữ trọn đời.

Siboney, nghe thấy chăng cây rừng suối trong xanh đang rì rào ca hát
Siboney, tôi khắc sâu trong tim tình thiết tha vì người
Siboney, mến yêu hôm nay tia nắng xuân in trên ruộng đồng sông núi
Siboney, trên thế gian không đâu rực thắm tươi hơn Người.

Hãy lắng nghe bài hát tôi ca ngợi Siboney
Đùa trong nắng nơi nơi những tiếng chim hòa khúc ca yêu đời.

Nguồn: http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/siboney-3052.html

* Video âm thanh, Connie Francis:
https://www.youtube.com/watch?v=mfPUldsrato

+ * Video âm thanh, Mantovani Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=Ha4qa5uN2W0

Video trình diễn sống, Buika Sinfonica – Thổ Nhĩ Kỳ, 2013:
  https://www.youtube.com/watch?v=h6HGc6280-E

Sloop John B – dân ca Bahamas

Một quần cư ở Bahamas năm 1647 có một người gốc Welsh tên John Bethel. Bài dân ca của thủy thủ đoàn dưới quyền ông này được lan truyền qua nhiều thế kỷ thành bài Wreck of the Sloop John B (có nghĩa: “Vụ đắm thuyền của John B”). “Sloop” là một loại thuyền nhỏ dài không đến 6m, có thủy thủ đoàn gồm 5 người. Các phiên bản từ năm 1916 đến thập kỷ 1950s mang những tên khác như The John B. Sails, I Want To Go Home và Wreck of the John B.

Ca từ kể về chuyến đi của một anh trai trẻ cùng với ông nội anh ta, lên con thuyền của John B đến thị trấn Nassau, ăn nhậu rồi can dự vào ẩu đả. Còn có chuyện đáng chán khác: thuyền phó ăn trộm đồ đạc của người đồng hành, bị cảnh sát dẫn đi, người đầu bếp ăn hết phần bắp của người kể truyện. Mỗi điệp khúc là lời chán nản muốn gọi thuyền trưởng trên bờ xuống thuyền, giong buồm lên, bởi vì anh chàng muốn trở về nhà.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi phiên bản Sloop John B của The Beach Boys vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

* Video âm thanh, The Beach Boys (stereo remaster):
https://www.youtube.com/watch?v=MWJXTdCVsKI

* Video trình diễn sống, Relient K, trong album “Five Score and Seven Years Ago”, 2007:
https://www.youtube.com/watch?v=ljEc2f-2qdU

Video trình diễn sống, Tony Rose & Chad Odhner trong ban The Fendertones:
https://www.youtube.com/watch?v=GmJ6e06eYcM

Video trình diễn sống, Fisherman’s Friends capella, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=KyQ_qZeO5JA

Somethin’ Stupid – C. Carson Parks

Somethin’ Stupid, có khi được viết Something Stupid (có nghĩa trong ngữ cảnh: “Câu nói ngốc nghếch nào đó”) là ca khúc do C. Carson Parks sáng tác và do Parks cùng vợ Gaile Foote (ghi là Carson and Gaile) thu âm năm 1966. Phiên bản nổi tiếng hơn do hai cha con Frank Sinatra và Nancy Sinatra thu âm năm 1967, đứng hạng đầu trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Năm 2001, phiên bản của ca sĩ người Anh Robbie Williams và diễn viên điện ảnh người Úc Nicole Kidman thu âm đứng hạng đầu trong bảng xếp hạng đĩa đơn ở Anh quốc.

Lời dịch đoạn đầu
Anh biết anh phải chờ
Đến khi em hẹn anh một tối
Lúc đó chúng ta có thể khiêu vũ
Anh biết có cơ hội
Em sẽ không xa rời anh

Sau đó ta có thể đến một nơi yên tĩnh
Và uống một, hai ly
Rồi anh sẽ làm rối mọi thứ
Bằng câu nói ngốc nghếch nào đó
Như “anh yêu em”.

* Video âm thanh, hai bố con Frank Sinatra & Nancy Sinatra, 1967:
   https://www.youtube.com/watch?v=0f48fpoSEPU

MV, Robbie Williams & Nicole Kidman, 2002:
   https://www.youtube.com/watch?v=f43nR8Wu_1Y

* Video trình diễn sống, David Thibault & Hiba Tawaji, trong chương trình “The Voice”, 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=vo3mVcVGOiQ

Something – The Beatles

Something là ca khúc của ban nhạc The Beatles trong album “Abbey Road” năm 1969. Đây là ca khúc duy nhất của The Beatles được viết bởi tay guitar George Harrison mà trở thành mặt A của đĩa đơn, và cũng là ca khúc duy nhất không đứng tên Lennon-McCartney lại đứng đầu tại một bảng xếp hạng của ban nhạc. Ca khúc này từng được hát lại bởi khoảng 150 ca sĩ, trở thành ca khúc được hát lại nhiều thứ hai của The Beatles chỉ sau Yesterday.

Frank Sinatra có lần nói đây là bản tình ca hay nhất từng được viết, và ông thể hiện ca khúc này theo cách riêng của ông.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Something vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Có cái gì đó trong dáng đi của cô ấy
Cuốn hút tôi hơn bất kỳ người tình nào khác
Có cái gì trong cách cô ấy ve vãn tôi
Bây giờ tôi không muốn xa cô ấy
Bạn biết theo cách nào tôi tin như thế

Có cái gì đó trong nụ cười cô ấy biết
Rằng tôi không cần bất kỳ ai khác
Có cái gì đó trong tư thái của cô cho tôi thấy
Bây giờ tôi không muốn xa cô ấy
Bạn biết theo cách nào tôi tin như thế

Video âm thanh, Frank Sinatra:
   https://www.youtube.com/watch?v=eI7HxkbY-9A

Video trình diễn sống, Elvis Presley, 1973:
   https://www.youtube.com/watch?v=-0yp3F7wbZo

* Video trình diễn sống, Sam Bailey, trong chương trình “The X Factor”, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=GllreYuqRmI

+ Video trình diễn sống, Paul McCartney & Eric Clapton, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=Xl-BNTeJXjw

+ * Video âm thanh, The Beatles, 2019 mix:
      https://www.youtube.com/watch?v=MZ3Vh8jZFdE

Somewhere, My Love – Maurice Jarre & Paul Francis Webster

Nhạc nền cho cuốn phim Doctor Zhivago (1965) được gọi là Lara’s Theme (có nghĩa: “Khúc nhạc của Lara”), do Maurice Jarre sáng tác.

Trong khi viết nhạc nền cho phim Doctor Zhivago, Maurice Jarre được đạo diễn David Lean yêu cầu viết bài nhạc cho vai chính Lara. Thoạt đầu Lean muốn dùng một ca khúc Nga nhưng không thể tìm người giữ bản quyền, nên giao trách nhiệm cho Jarre. Sau nhiều bận không thành, Lean đề nghị Jarre dẫn bạn gái của anh này đi chơi vùng rừng núi và viết một bài nhạc cho cô bạn gái ấy. Jarre cho biết kết quả là bài nhạc Lara’s Theme. Lean thích bài nhạc này đến nỗi cho dùng ở nhiều đoạn khác nhau của cuốn phim. Trong khi làm hậu kỳ cho phim Doctor Zhivago, Lean và nhà sản xuất Carlo Ponti thẳng tay loại ra nhiều bài nhạc khác cũng do Jarre sáng tác. Jarre bất mãn với việc này vì nghĩ cuốn phim lệ thuộc quá nhiều vào Lara’s Theme nên sẽ làm hỏng nhạc nền.

Dù cho Jarre e ngại vì lý do nghệ thuật điện ảnh, bài nhạc Lara’s Theme được đón nhận nồng nhiệt trên toàn thế giới.

Paul Francis Webster viết ca từ để tạo thành ca khúc Somewhere, My Love.

* Trích đoạn phim_Doctor Zhivago, nhạc nền Lara’s Theme:
   https://www.youtube.com/watch?v=WiWWa-T0EIY

* Bản thu âm_Somewhere, My Love, Cristy Lane:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/somewhere-my-love-cristy-lane.TGtXkL1vHGUj.html

* Video trình diễn sống_Lara’s theme, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
   https://www.youtube.com/watch?v=YoIaoVE8lkU

+ * Video trình diễn sống_Lara’s theme, The State Orchestra of Folk Instruments, Cộng hòa Tatarstan. độc đáo ở việc dùng nhạc khí cổ truyền:
   https://www.youtube.com/watch?v=5XVaFZWR_zg

Stand by Me – Ben E. King

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Ben E. King

Ca khúc Stand by Me do Ben E. King (1938-2015) sáng tác cùng với Jerry Leiber (1933-2011) và Mike Stoller (1933- ), và được King thu âm. Phần nhạc đệm cho ca khúc này là quá độc đáo mà ai từng nghe qua đều có ấn tượng khó quên. Stand by Me được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Ben E. King.

Theo Hạ Huyền (2015),

Giống như mọi ca khúc vĩ đại khác, Stand by Me khiến người nghe nhận ra chỉ sau vài nốt nhạc. Gần 50 năm sau khi ra đời, ca khúc vẫn mang đến những cảm xúc vô tận khiến người ta chảy nước mắt. Stand by Me là ca khúc về tình yêu vĩnh cửu, không chỉ trong ca từ, mà còn ngoài đời thực, chính là mối tình giữa King và vợ, Betty King. Một tình yêu mạnh mẽ bền vững vượt qua những thử thách của thời gian.

Chỉ Stand by Me đủ đưa Ben E. King trở thành bất tử. Ảnh hưởng của ca khúc tràn ngập trong nền văn hóa kể từ khi phát hành vào năm 1961. Ngoài thành công của chính bản thu từ King, còn phải kể đến nguồn cảm hứng gần như vô tận mà Stand by Me truyền cho những nghệ sĩ và các nhân vật vĩ đại cùng thời, trong đó có ca sĩ John Lennon, võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali và nhà văn Stephen King.

John Lennon thu âm lại Stand by Me và phát hành thành đĩa đơn vào năm 1975. Muhammad Ali, người nổi tiếng hơn với những cú đấm uy lực chứ không phải giọng ca trời phú, cũng từng hát lại Stand by Me. Bản thu được phát lần đầu trong một phim tài liệu của kênh thể thao ESPN và đưa vào album đầu tay “I Am The Greatest!” của Ali vào năm 1963.

Tổng cộng, hơn 400 nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài giới âm nhạc thu âm phiên bản Stand by Me của chính họ, đến tận vài thập kỷ sau khi King lần đầu thu âm bản gốc.

Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America – RIAA) ghi Stand by Me trong số 25 ca khúc hay nhất của Thế kỷ 20.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Stand by Me của Ben E. King trong danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Năm 2015, ca khúc Stand by Me của Ben E. King được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật. King qua đời 5 tháng sau đó.

Lời dịch đoạn đầu
Không gì là không thể, không gì là không đạt được
Khi anh lo sợ, em giúp anh mạnh mẽ hơn
Tình yêu này thật đẹp, không thể nào quên
Anh không cảm thấy giá lạnh mùa đông
Khi chúng mình bên nhau, khi chúng mình bên nhau

Em sẽ bên anh chứ?
Ôm thật chặt và không bao giờ để anh đi
Em sẽ bên anh chứ?
Bên em anh biết anh biết anh sẽ mãi theo
Khi câu chuyện được kể lại

Đừng nhầm với ca khúc Phúc âm cùng tên bắt đầu bằng câu “When the storms of life are raging.”

* Video âm thanh, Ben E King, 1961:
https://www.youtube.com/watch?v=hwZNL7QVJjE

MV hoạt hình, Tom & Angela:
https://www.youtube.com/watch?v=xUFio_-VzmQ

* MV, Trio Amadeus:
https://www.youtube.com/watch?v=jIqN2ebCzFM

MV, Endless Summer, trong album “Stand By Me (Live at Lake Powell)”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=mlBIpwtNxxE

Stand by Your Man – Tammy Wynette

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Tammy Wynette

Ca khúc Stand by Your Man do Tammy Wynette (1942-1998) và Billy Sherrill (1936-2015) đồng sáng tác rồi được Tammy Wynette hát thu âm năm 1968. Stand by Your Man được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Tammy Wynette. Đây là một trong những ca khúc thể loại nhạc đồng quê được thu âm nhiều nhất.

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa ca khúc Stand by Your Man vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp Stand by Your Man đứng hàng đầu trong số 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến 2003.

Tạp chí The Rolling Stone xếp Stand by Your Man của Tammy Wynette đứng hàng thứ 8 trong danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến 2014.

* Video âm thanh, Tammy Wynette:
https://www.youtube.com/watch?v=AM-b8P1yj9w&list=RDAM-b8P1yj9w&start_radio=1

* Video trình diễn sống, Perpetuum Jazzile của Slovenia, nghệ thuật capella tuyệt vời, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=FjFJ4OE5yR0

Video trình diễn sống, Sara Evans – ACM’s Girls’ Night Out:
https://www.youtube.com/watch?v=KbTomvmZJfU

Stayin’ Alive – Bee Gees

Đây là một trong năm ca khúc được Bee Gees sáng tác cho phim Saturday Night Fever (1977), qua đó ca khúc gắn liền với thể loại nhạc disco. Giống như phim, Stayin’ Alive thể hiện cuộc sống sôi nổi cùng vũ điệu, và hơn thế nữa: đó là sự đấu tranh và ước vọng muốn tiến lên. Giống như nhân vật do John Travolta thể hiện trong phim: làm việc không thấy tương lai, bị cha mẹ xa lánh, đành tự thể hiện mình qua vũ nhạc, và những ngày cuối tuần là dịp để xả năng lượng.

Stayin’ Alive nhanh chóng đạt vị trí số 1 trong bảng xếp hạng, và nhạc phim Saturday Night Fever giữ kỷ lục về doanh số cao nhất mọi thời đại cho đến khi nhạc phim The Bodyguard vượt qua.

Ca khúc còn lan tỏa trong “The muppets show”, bài hát của Chipmunks, quảng cáo thương mại…

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp Stayin’ Alive vào hàng thứ 9 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Stayin’ Alive vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

* MV, Bee Gees, 1977:
https://nhac.vn/bai-hat/stayin-alive-bee-gees-so9QAEE

* Video trình diễn sống, Tairova, Kukin, Avazneli, trong chương trình “The Voice Kids Russia – Season 6”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=yqvduTxtpn8

Ca khúc Stayin’ Alive còn gắn liền với một phương pháp cấp cứu. Phương pháp hồi sức tim phổi (cardio-pulmonary recuscitation – CPR) thông thường áp dụng kỹ thuật miệng-qua-miệng (mouth-to-mouth) có thể không còn thích hợp vì mối nguy cơ tiềm ẩn do sự lan truyền các bệnh đường hô hấp gây bởi virus (cúm gia cầm, SARS, hội chứng viêm hô hấp cấp vùng Trung Đông…)

Theo những kết quả thực tế, phương pháp ép ngực liên tục chỉ dùng tay (hands-only continuous chest compression) được cho là có hiệu quả hơn mouth-to-mouth CPR.  Yêu cầu quan trọng là phải liên tục kiên trì, do đó đòi hỏi người cứu hộ phải có sức khỏe tốt. Hoặc là 2 người phải thay phiên nhau. Cần giữ 2 cánh tay thẳng, dùng cả 2 vai tạo áp lực mỗi lần ép ngực nạn nhân, rồi nhấc hẳn 2 bàn tay khỏi ngực nạn nhận trước khi dùng 2 vai ép xuống tiếp. Phương pháp này, được Hiệp hội Tim Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim Anh quốc khuyến cáo áp dụng, sẽ không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Phải thực hiện với nhịp độ 100 lần/phút, và cách dễ áp dụng nhịp độ này là làm theo nhịp của ca khúc Stayin’ Alive. Xem video dưới đây:

Video hướng dẫn phương pháp sơ cứu chỉ dùng tay theo nhịp của Stayin’ Alive:
https://www.youtube.com/watch?v=-A0nAKWTewI

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=iLgYRTDQ7uM

Still Loving You – Scorpions

Still Loving You là một ca khúc của ban nhạc Scorpions được phát hành năm 1984. Ca khúc được xem là hay nhất, thành công lớn nhất của nhóm, và trở thành một trong những ca khúc truyền thống của làng nhạc rock thế giới (đạt vị trí 22 trong bảng xếp hạng 25 ca khúc power ballad vĩ đại nhất của đài VH1).

Ca khúc tạo nên làn sóng to lớn nhất trong giới hâm mộ ở Pháp kể từ thời Beatles và trở thành thương hiệu của Scorpions trên khắp thế giới.

Lời dịch đoạn đầu
Thời gian, cần thời gian
để giành lại tình yêu của em
Anh sẽ ở đó… anh sẽ ở đó
Tình yêu, chỉ tình yêu
có thể mang tình yêu của em trở lại một ngày
Anh sẽ ở đó… anh sẽ ở đó

Bản thu âm, Scorpions, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/still-loving-you-the-scorpions.Hsr-yEUp5E.html

Video trình diễn sống, Nargiz Zakirova ft Sharip Umhanov:
https://www.youtube.com/watch?v=IrGlcaKtzD8

* Video trình diễn sống, Daniel Guay:
https://www.youtube.com/watch?v=gNbsfm_Ma60

Streets of London – Ralph McTell

Ca khúc Streets of London được Ralph McTell (1944- ) sáng tác và thu âm lần đầu tiên năm 1969. Tác giả có cảm hứng khi du lịch khắp Châu Âu bằng cách xin đi nhờ xe và cũng bằng cách hát rong. Ban đầu ông đặt tựa là Streets of Paris, bởi vì Paris là nơi ông sáng tác ca khúc. Sau đó ông đổi tựa thành Streets of London bởi vì ông nhận ra mình muốn nói về London: những người vô gia cư, người neo đơn, người già, người bị xã hội bỏ mặc… Ngôi chợ được nhắc đến trong ca khúc là Chợ Phố Surry ở Croydon.

Dần dà có trên 200 phiên bản cover của ca khúc này.

Bạn cần thấu hiểu cả ca từ thì mới có thể cảm nhận ca khúc một cách thấm thía.

Dịch lời
Bạn có nhìn thấy một ông già trong ngôi chợ đóng cửa
thu nhặt giấy báo khi mang giầy rách bươm?
Bạn không thấy niềm tự hào trong mắt ông ấy
khi giữ chặt bên mình tờ báo hôm qua đăng tin hôm qua

Điệp khúc:
Vậy làm thế nào bạn bảo tôi bạn cô đơn
và thầm nghĩ mặt trời không chiếu rọi?
Hãy cho tôi nắm tay bạn và dẫn bạn đi qua những phố London
Tôi sẽ cho bạn thấy cái gì đó giúp bạn thay đổi cảm nghĩ

Bạn có nhìn thấy người phụ nữ già bước trên phố London
tóc tai bẩn thỉu và trang phục rách bươm?
Bà không có thời giờ để trò chuyện
Chỉ biết lầm lũi mang về nhà hai chiếc túi
(Điệp khúc)

Trong quán cafe mở suốt đêm, lúc 11 giờ 15
Cũng ông già đó ngồi một mình
Nhìn nhân thế qua vành tách trà
Mỗi tách trà uống trong một giờ, rồi ông quay về nhà
(Điệp khúc)

Bạn có thấy ông già bên ngoài trại thủy thủ
Hồi ức nhạt nhòa theo những dải huy chương ông mang
Trong thành phố của chúng ta cơn mưa thốt nên lời thương hại
Cho một người hùng bị lãng quên, và nhân thế không màng
(Điệp khúc)

+ * Video âm thanh, Ralph McTell:
https://www.youtube.com/watch?v=M2r97Fo_HWE

+ * Video trình diễn sống, Mary Hopkin, Royal Festival Hall, 1972:
https://www.youtube.com/watch?v=bxYRwPht9hs

+ Audio video, Cat Stevens:
https://www.youtube.com/watch?v=qavRjXGN9N4

Video trình diễn sống, Rebecca Jayne:
   https://www.youtube.com/watch?v=ag8od0Deo8o

Video trình diễn sống, Candice Night trong ban Blackmore’s Night, Paris, 2006:
   https://www.youtube.com/watch?v=l1ZKlIyKHPo

Sugar, Sugar – The Archies

Sugar, Sugar là ca khúc do Jeff Barry và Andy Kim đồng sáng tác, và được ban The Archies thu âm năm 1969, rồi chiếm ngay thứ hạng cao ở Mỹ và Anh.

Billboard ghi Sugar, Sugar vào danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến 2018.

* MV hoạt hình, The Archies, 1969:
   https://www.youtube.com/watch?v=h9nE2spOw_o

* MV, Cheerleader / Omi & The Archies MASHUP:
   https://www.youtube.com/watch?v=R_CfyR9YnYw

Sukiyaki (Ue o muite arukou) – Kyu Sakamoto

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Có tên gốc Ue o muite arukou (上を向いて歩こう nghĩa là “Ngước lên trong khi bước đi”), đây là ca khúc Nhật Bản do Rokusuke Ei viết lời và Hachidai Nakamura sáng tác nhạc, được phát hành lần đầu ở Nhật vào năm 1961 qua tiếng hát của ca sĩ Kyu Sakamoto (坂本九, 1941-1985).

Năm 1963, hãng thu Pye Records (Anh) phát hành phiên bản của Kenny Ball and his Jazzmen. Họ e ngại tựa ca khúc khó nhớ và khó phát âm đối với thính giả nói tiếng Anh, nên dùng tên mới là Sukiyaki. Tựa này tiếp tục được dùng khi phát hành phiên bản nguyên thủy của Kyu Sakamoto ở Mỹ và Anh quốc vài tháng sau đó. Tên “sukiyaki” không liên hệ gì với lời nhạc cũng như ý nghĩa của ca khúc; lý do nó được dùng do tính ngắn gọn, dễ nhớ, có liên hệ với Nhật, và quen thuộc hơn với người dùng tiếng Anh. Sukiyaki còn là tên một loại món ăn quen thuộc của người Nhật, tương tự như món tả pín lù của Trung Quốc và Việt Nam.

Sukiyaki đứng đầu danh sách bán ra ở Mỹ năm 1963, và là ca khúc Nhật duy nhất đạt thứ hạng này trong lịch sử âm nhạc Mỹ.

Lời ca khúc bắt đầu bằng:

上を向いて歩こう ue o muite arukou (ngước lên trong khi bước đi)
涙がこぼれないように namida ga kobore nai you ni (để nước mắt không rơi xuống)
思い出す春の日 omoidasu haru no hi (nghĩ về những ngày xuân)
一人ぼっちの夜 hitoribocchi no yoru (đêm đơn độc)

Sức lan tỏa không chỉ ở Mỹ. Có những phiên bản của ca khúc bằng tiếng Croatia, Đan Mạch, Hoa, Đức, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha

MV, Kyu Sakamoto:
https://www.youtube.com/watch?v=rbTsG9jrJsU

Video âm thanh, Ban A Taste of Honey, hát tiếng Anh, 1981:
https://www.youtube.com/watch?v=xqFkUNqBwMw

Video âm thanh, 4PM, với ca từ tiếng Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=ueVjrc7YYoE

Supercalifragilisticexpialidocious – Julie Andrews & Dick Van Dyke

Đây là ca khúc được anh em nhà Sherman sáng tác, Julie Andrews và Dick Van Dyke trình bày trong phim Mary Poppins (1964). Cái tên ca khúc khó phát âm này có nghĩa đơn giản là “tuyệt vời”.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp Supercalifragilisticexpialidocious vào hạng 36 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến 2004.

Video trình diễn sống, Nhạc kịch Broadway:
https://www.youtube.com/watch?v=qkHV6THFoDs

* Video trình diễn sống, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=IWH3Hmsr5fM

Video trình diễn sống, Deredia, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=umVj8pyNTEo

Suspicious Minds – Elvis Presley

Ca khúc Suspicious Minds do Mark James sáng tác và thu âm lần đầu tiên, nhưng thất bại về mặt doanh số. Năm 1969 Elvis Presley (1935-1977) thu âm lại Suspicious Minds, được xếp hạng nhất cùng năm. Suspicious Minds là ca khúc thứ 18 – cũng là ca khúc cuối cùng – của Elvis đạt thứ hạng đầu. Nhạc của Elvis bao gồm chủ yếu hai thể loại chính là hard rock và pop êm dịu, riêng Suspicious Minds đứng trung gian giữa hai thể loại đó.

Một cuộc bình chọn những ca khúc hay nhất đời ông hoàng nhạc rock ‘n’ roll này được tổ chức năm 2007 nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của Elvis. Kết quả là vị trí đầu bảng thuộc về Suspicious Minds, Jailhouse Rock giữ vị trí số hai, còn Always on My Mind ở vị trí thứ ba.

Kênh truyền hình có uy tín CMT đưa Suspicious Minds vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Jailhouse Rock vào hạng 91 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Elvis hát một số ca khúc cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Anh quốc, với cách phối khí đặc sắc, mang đến không khí mới lạ so với phong cách biểu diễn của Elvis trên sân khấu. Hãy so sánh hai bản trình diễn đầu dưới đây thể hiện hai phong cách đó.

* Video âm thanh, Elvis Presley cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Anh quốc:
   https://www.youtube.com/watch?v=mZpcvaky0-E&list=RDmZpcvaky0-E&start_radio=1

* Video âm thanh, Elvis Presley, 1970:
   https://www.youtube.com/watch?v=RxOBOhRECoo

Video âm thanh, Ronan Keating từ album “Songs For My Mother”, 2009:
   https://www.youtube.com/watch?v=8Z_cSOneNZo

Video trình diễn sống, William Segerdahl, trong chương trình “Swedish Idol”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=XKW_FfAUCGE

Sweet Caroline – Neil Diamond

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Neil Diamond

Ca khúc Sweet Caroline do Neil Diamond (1941- ) sáng tác và thu âm năm 1969 với tựa đề Sweet Caroline (Good Times Never Seemed So Good). Ca khúc đạt thứ hạng 4 của Billboard và chỉ trong vòng vài tháng được chứng nhận Vàng do doanh số đạt 1 triệu bản.

Trong nhiều năm, truyền thuyết cho rằng Neil Diamond đặt tên ca khúc theo tên cô Caroline Kennedy, con gái của cố Tổng thống John F. Kennedy. Theo một bản tin của CNN năm 2014, Diamond cho biết ông soạn ca khúc đó cho người vợ và cần một cái tên gồm ba vần để hợp với giai điện, nhưng ông không thể dùng tên của vợ mình, Marsha, vì tên này chỉ có hai vần.

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa ca khúc Sweet Caroline vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Mãi cho đến sau này, ca khúc Sweet Caroline thường được phát thanh hoặc trình diễn trong các sự kiện thể thao, một phần do ca từ thể hiện sự hòa đồng “Những bàn tay nắm lấy bàn tay, vươn ra chạm vào tôi, chạm đến bạn…”

Lời dịch đoạn đầu
Chuyện lúc nào, anh chẳng biết
Nhưng anh biết chuyện càng sâu đậm
Ôi, đó chẳng phải là xuân
và xuân chuyển sang hè
Ai ngỡ em sẽ đến

Những bàn tay nắm lấy bàn tay, vươn ra
Vuốt ve anh, vuốt ve em
Ôi, Caroline ngọt ngào
Những thời khắc chưa bao giờ tuyệt diệu đến thế
Anh muốn tin rằng chưa bao giờ

+ * Video âm thanh, Neil Diamond, với ca từ:
    https://www.youtube.com/watch?v=2w-_Vtttrfc

Video trình diễn sống, Noah Puckerman (Mark Salling):
   https://www.youtube.com/watch?v=IZx70KJHWug

Video trình diễn sống, Robbie Williams và Dad/Sweet Caroline/Las Vegas, 2019:
   https://www.youtube.com/watch?v=rrAoHEvfojQ

Take Me Home, Country Roads – John Denver

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
John Denver

Ca khúc Take Me Home, Country Roads được Bill Danoff, Taffy Nivert và John Denver (1943-1997) sáng tác, và John Denver thu âm năm 1971. Nội dung ca khúc là ca ngợi Bang West Virginia, “gần giống như thiên đường”.

Take Me Home, Country Roads được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của John Denver, và được Bang West Virginia công nhận là ca khúc chính thức của bang này.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp Take Me Home, Country Roads vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2003.

* Bản thu âm, John Denver:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/take-me-home-country-road-john-denver.Iz1GoAfTfx.html

* MV, Jason Owen:
   https://www.youtube.com/watch?v=7-ybd14YDn4

+ Video trình diễn sống, The Petersens:
https://www.youtube.com/watch?v=qap9Qm-Q894

+ * Video trình diễn sống, Ruud Hermans, trong chương trình “The Voice Senior”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=QgvM1NarTA4

Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng – Michael Huang

Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng (新鴛鴦蝴蝶夢) (có nghĩa: “Giấc mơ mới của đôi bướm”), tên tiếng Anh A New Dream of an Affectionate Couple of Butterflies, là ca khúc và bài nhạc đệm do nhạc sĩ–ca sĩ Michael Huang (Hoàng An – 黄安) sáng tác và trình bày cho loạt phim truyền hình Bao Thanh thiên (bắt đầu công chiếu từ năm 1993). Ca khúc xuất phát từ cảm xúc bất chợt của nhạc sĩ Hoàng An vào một tối tháng 10/1992. Sau khi hoàn thành phần giai điệu mang đậm phong cách Trung Hoa, Michael Huang sử dụng nhiều đoạn thơ Đường khác nhau (kể cả thơ của Lý Bạch và Đỗ Phủ) để viết thành phần lời.

Nội dung sâu lắng, diễn tả nỗi lòng của Bao Chửng. Màu sắc âm nhạc Trung Hoa, kết hợp lời thơ cổ và ca từ có nguồn gốc Phật học giúp ca khúc có thêm ý nghĩa văn hóa độc đáo.

Phát hành năm 1993, cùng với sự thành công của bộ phim, ca khúc trở thành một trong những bản hit thành công nhất trong lịch sử âm nhạc Hoa ngữ, với doanh số toàn cầu vượt quá 6 triệu bản.

Lời dịch đoạn đầu
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông
Hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta
Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm

Gió sớm mai thổi đi bốn phương
Chỉ có thể nghe tiếng người nay cười
Chứ ai nghe tiếng người xưa khóc
Hai chữ ái tình thật đắng cay!

Nguồn, kể cả ca từ Hoa ngữ: http://nghenhachoa.blogspot.com/2012/10/uyen-uong-ho-iep-mong-hoang-an.html

* Video âm thanh_Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng, Michael Huang (Hoàng An), âm thanh tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=rxQ3YXo-Hwk

+ Video trình diễn sống_Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng:
  https://www.youtube.com/watch?v=Gyk4lHL_pZQ

MV_Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng, hòa tấu Ngọc Diện Tiểu Yên Nhiên (đàn tranh) & Triệu Hải Dương (sáo trúc):
   https://www.youtube.com/watch?v=Oo7cvzXuZI8

+ Video âm thanh_Can’t Let Go, Tokyo Square, with English lyrics:
https://www.youtube.com/watch?v=MNoSzjDjsoA

* Video trình diễn sống_Tân Uyên Ương Hồ Điệp Mộng, Hồ Quang Hiếu hát lời Việt trong “Liveshow Chuyện tình tôi hát”:
    https://www.youtube.com/watch?v=XIw8l9u6GWw

Tennessee Waltz – Patti Page

Tennessee Waltz (có nghĩa: “Bản luân vũ Tennessee”) là ca khúc do Pee Wee King soạn nhạc và Redd Stewart viết ca từ, được phát hành lần đầu năm 1948. Năm 1950, Patti Page (1927-2013) thu âm lại ca khúc  mang tên The Tennessee Waltz, và thành công rực rỡ. Đến năm 1974, ca khúc này được bán chạy nhất ở Nhật Bản.

Tất cả phiên bản của ca khúc trình bày tình huống trong đó nhân vật chính đang cùng với người yêu khiêu vũ với “Bản luân vũ Tennessee” và gặp một người bạn cũ. Nhân vật này giới thiệu người yêu với người bạn. Rồi trong khi hai người này khiêu vũ với nhau, nhân vật nhận ra người bạn cướp người yêu của mình.

Năm 1965, Bang Tennessee công bố ca khúc Tennessee Waltz ca khúc chính thức thứ tư của bang.

Kênh truyền hình có uy tín CMT đưa Tennessee Waltz vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại.

* Video âm thanh, Connie Francis, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=5GWDgirgsq4

MV, Rudi, Corlea Botha, Tennessee Waltz (Album Version), 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=GkqmMr37U3o

* Video trình diễn sống, Jo A Ram (violin điện), có nhạc đệm và hát bè, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=bQfeVLsgPYg

That’s Amore – Dean Martin

Ca khúc That’s Amore do Harry Warren soạn nhạc và Jack Brooks viết lời năm 1953. Trong tiếng Ý, “amore” có nghĩa “tình yêu”. Ca khúc do Dean Martin thu âm cùng năm và nhanh chóng trở thành bản hit.

That’s Amore được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Dean Martin.

Video âm thanh, Dean Martin:
https://www.youtube.com/watch?v=OnFlx2Lnr9Q

MV, Rocco Granata, trong album “That’s Amore”, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=9OI90bPMkNs

MV, Patrizio Buanne, 2005:
https://www.youtube.com/watch?v=rxcpnBwktcs

That’s Why (You Go Away) – Michael Learns to Rock

That’s Why (You Go Away) là ca khúc của ban nhạc Michael Learns to Rock của Na Uy được phát hành năm 1995, và trở thành bản hit quốc tế thành công nhất của nhóm này.

Lời dịch đoạn đầu
Em yêu, nói cho anh tại sao mắt em vương buồn
Anh chẳng muốn thốt nên lời ly biệt
Tình yêu là cơn mộng ảo mà anh cố quên
Nhưng có gì đó còn đọng trong tâm tư anh.

Em là người khơi nguồn tình yêu
Bây giờ em là người dập tắt
Và hiện anh cảm thấy mất mát
Giờ em muốn anh quên mỗi lời dù nhỏ nhặt em nói
Nhưng có gì đó còn đọng trong tâm tư anh.

* Video âm thanh, Michael Learns to Rock, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=tWHzycT3yZ8

Video trình diễn sống, Michael Learns to Rock & Citra Utamim trong album “Absolute Love 2”, 1997:
https://www.youtube.com/watch?v=gyqbsiloExs

Video trình diễn sống, Bertiga, trong chương trình “Rising Star Indonesia” Eps 13:
https://www.youtube.com/watch?v=Q8RcDrMBHhU

The Last Rose of Summer – Nana Mouskouri

The Last Rose of Summer là tên bài thơ của nhà thơ Ái Nhĩ Lan Thomas Moore viết năm 1805. John Stevenson (1761-1833) phổ ra nhạc và cho xuất bản trong tập những bản nhạc phổ thơ của Moore có tên là Irish Melodies (1807).

Lời dịch đoạn đầu
Cho đến khi nụ hồng cuối thu nở đơn côi
Tất cả bạn đồng hành yêu kiều rơi tàn úa
Hoa cùng loài vắng bóng không còn nụ
Để hồi tưởng về gốc xưa hoặc cất lời than thở.

Ta không nỡ bỏ mi, đóa hồng đơn côi héo trên cành
Bạn thân đã yên ngủ, hãy yên ngủ cùng nhau
Âu yếm ta khẽ rải lá rơi trên luống
Nơi bạn thân yêu cũ giấc nghìn thu không hương.

+ * Video âm thanh, Nana Mouskouri:
https://www.youtube.com/watch?v=cu6ZJS8SL84

* Video âm thanh, Laura Wright, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=UUpG_mlU1dM

* Video âm thanh, Celtic Woman, trong Album “Decade: The Songs, The Show, The Traditions, The Classics”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=ncbABitmFvU

Video trình diễn sống, Harry Völker độc tấu piano, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=_8fbHob2Hhw

The House of the Rising Sun – The Animals

The House of the Rising Sun (có nghĩa: “Ngôi nhà của ánh bình minh”) là bài dân ca kể về cuộc sống nghèo khổ ở New Orleans, Mỹ. Ca khúc được biết đến nhiều nhất nhờ bản cover vào năm 1964 của The Animals khi đạt cú hit số 1 ở Anh, Canada, Phần Lan, Mỹ, Thụy Điển. Ở Việt Nam, tác phẩm với bản cover của ban nhạc đến từ Newcastle này cũng rất quen thuộc với những người yêu nhạc thời đó.

The House of the Rising Sun được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của ban nhạc The Animals.

Theo Hà My (2018),

Bài dân ca The House of the Rising Sun nguyên gốc khác với phiên bản cover của ban nhạc The Animals, bởi vì bài nguyên gốc được dành cho giọng nữ với lời kể của một cô gái. Trong câu chuyện, cô sống dưới cái bóng của ông bố nát rượu. Lây tật của bố, cô nướng cuộc đời mình vào những tủi nhục và khổ ải tại nơi mang tên “The House of the Rising Sun”. Bi kịch của cô được cho là đại diện cho nỗi thống khổ của đa phần tầng lớp lao động thấp kém trong xã hội Mỹ thời điểm bấy giờ.

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bài The House of the Rising Sun: đó là bài dân ca thế kỷ 16 về một nhà chứa hoặc nhà tù ở New Orleans. Thế nhưng tất cả cũng chỉ dừng ở phỏng đoán. Và cũng không loại trừ khả năng “ca từ chỉ là ca từ”, chẳng cần thiết phải dựa trên một sự thật nào.

Như tất thảy những bài dân ca khác, The House of the Rising Sun lưu truyền trong cộng đồng theo cách truyền miệng, của tầng lớp lao động trong hầm mỏ, đường ray xe lửa hay góc khuất nơi bến cảng sầm uất. Con cháu học từ ông bà cha mẹ, người vùng này học từ người vùng kia và cứ thế lịch sử của The House of the Rising Sun âm ỉ trôi. Đến đầu thế kỷ 20, ca khúc được hát tại nhiều khu vực ở miền Nam nước Mỹ.

Bản thu âm sớm nhất của The House of the Rising Sun được ghi nhận thuộc về Clarence “Tom” Ashley và Gwen Foster vào năm 1928. Nhưng phải đến khi có sự tham gia của một người dành tâm huyết đặc biệt cho dân ca – Alan Lomax  – thì The House of the Rising Sun mới được chú ý đặc biệt. Được sự ủy quyền của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, năm 1937 Alan Lomax thực hiện chuyến “thực tế” vòng quanh nước Mỹ với mục đích thu thập và hệ thống hóa những bài hát dân gian nổi tiếng trong cộng đồng. Đến thành phố Middlesboro thuộc bang Kentucky, ông tìm thấy The House of the Rising Sun qua Georgia Turner, con gái một thợ mỏ. Quá thích thú, vị chuyên gia này lập tức thực hiện 2 bản thu mà một trong số đó do chính Georgia Turner thể hiện.

Kể từ đây, có nhiều nghệ sĩ hát The House of the Rising Sun, và về sau là phiên bản cực kỳ thành công của The Animals. Bản cover giành ngôi quán quân ở Anh, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan và Canada; đứng thứ 122 trong danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến 2010 do tạp chí Rolling Stone bình chọn.

Điều khiến cho The House of the Rising Sun của The Animals khác biệt là chất rock được thêm vào, pha trộn tạo nên thể folk-rock khi ấy mới nhen nhúm xuất hiện. Nhóm cũng thay đổi ngôi kể từ cô gái sang chàng trai. Chính bởi những thành công vang dội như trên, The House of the Rising Sun của The Animals được giới phê bình phong danh hiệu “Bản hit folk-rock đầu tiên trong lịch sử”.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi The House of the Rising Sun trong danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

+ * Video trình diễn sống, The Animals, 1964:
   https://www.youtube.com/watch?v=0Fy7opKu46c

Video trình diễn sống, The Andes, hòa tấu với phong cách vùng dãy núi Andes:
https://www.youtube.com/watch?v=qs2ZNj-5fDc

Video âm thanh, Doc Watson:
https://www.youtube.com/watch?v=YeiXnyvo0d4

The Lion Sleeps Tonight – The Tokens

Khởi đầu, đây là ca khúc tiếng Zulu mang tên Mbube do Solomon Linda sáng tác năm 1939.  Phiên bản tiếng Anh The Lion Sleeps Tonight do George David Weiss viết. Một số nghệ sĩ thu âm ca khúc này trong các thập niên 1950s và 1960s. Nổi bật nhất trong số này là ban The Tokens năm 1961, Phiên bản này là bản hit hàng đầu ở Mỹ.

* Video âm thanh, The Tokens:
https://www.youtube.com/watch?v=OQlByoPdG6c

* Video trình diễn sống, Boys’ choir “Dagilelis”:
    https://www.youtube.com/watch?v=HOIzRdDo_3I

Video âm thanh, Helmut Lotti, âm thanh tuyệt vời:
   https://www.youtube.com/watch?v=PeFdSP6ItHs

* MV, Kids United Nouvelle Génération, hát tiếng Pháp Le Lion Est Mort Ce Soir trong album “Au bout de nos rêves”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=1ZMyO0UsoOA

The Music of the Night – Jackie Evancho

The Music of the Night (có khi được ghi Music of the Night) là ca khúc chủ đạo trong vở nhạc kịch The Phantom of the Opera (1986) do Sir Andrew Lloyd Webber soạn nhạc và Charles Hart viết lời. Ca khúc xuất hiện ở nhiều đoạn trong vở nhạc kịch, và đặc biệt được diễn viên Gerard Butler trình bày xuất sắc; Michael Crawford tiếp nối cũng thành công. Nội dung thể diện tình yêu mê đắm của Phantom (Con Ma) đối với Christine, ca sĩ chính của nhà hát.

Ca khúc The Music of the Night được dành cho nhân vật Phantom trình diễn đơn ca trong vở nhạc kịch. Tuy nhiên, có hiện tượng thú vị là nữ ca sĩ trẻ tuổi Jackie Evancho lại trình bày rất thành công ca khúc này. Cô chuyển thể một cách tuyệt vời ý nghĩa của ca khúc, đến nỗi giới phê bình âm nhạc có cảm tưởng cô hát cho mình và nhắn nhủ khán giả “Hãy giúp tôi tạo nên Âm nhạc của Đêm”. Vì thế, có ý kiến cho rằng The Music of the Night cũng là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Jackie Evancho.

Trích đoạn phim_The Phantom of the Opera, Gerard Butler:
   https://www.youtube.com/watch?v=77umP7IRxD4

* Video trình diễn sống, Jackie Evancho, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=2gLQpiF1SIU

+ * Video âm thanh, Jackie Evancho, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=xPsuK236tgk

MV, Chris Mann from album “Constellation”, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=vR-vsvQuDa4

The Power of Love – Jennifer Rush

Ca khúc The Power of Love do Jennifer Rush sáng tác và thu âm rồi phát hành trong giai đoạn 1984-1985. Ca khúc được đón nhận nồng nhiệt. đứng hàng đầu trong các bảng xếp hạng ở Anh quốc, Áo, Canada, Ireland, New Zealand, Úc, Tây Ban Nha, và thứ hạng cao ở nhiều nước khác, nhưng thứ hạng kém ở Mỹ.

Đến giai đoạn 1993-1994, phiên bản của Céline Dion được phát hành ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác. Đây là ca khúc đầu tiên của Céline Dion chiếm thứ hạng đầu ở Mỹ và Áo, ca khúc thứ hai hàng đầu ở Canada, và thứ hạng cao ở nhiều nước khác.

The Power of Love được xem là tiêu chuẩn của dòng nhạc pop, và trở thành một trong những ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Céline Dion.

+ * Video âm thanh, Céline Dion (Official Video):
https://www.youtube.com/watch?v=Y8HOfcYWZoo

+ Video trình diễn sống, Jennifer Rush & Helene Fischer:
https://www.youtube.com/watch?v=9KkVOAKQIwU

Video trình diễn sống, Sam Bailey, trong chương trình “The X Factor”, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=DlWRmxej3ME

The Rose – Bette Midler

The Rose là ca khúc do Amanda McBroom (1947- ) sáng tác và được nữ ca sĩ Bette Midler (1945- ) thu âm cho cuốn phim cùng tên năm 1979. Amanda McBroom có cảm hứng trong khi lái xe trên đường về nhà và nghe ca khúc Magdalena trong đó có câu “Tình yêu đó là lưỡi dao, con tim tôi chỉ là vết sẹo”. Thích ca khúc nhưng không thích ca từ, Amanda McBroom miên man nghĩ tình yêu phải là như thế nào theo cách nói “người ta cho rằng thế nhưng tôi không nghĩ thế”, và do đó từng ý nghĩ bộc phát. Khi về đến nhà, bà chạy thẳng đến chiếc đàn piano, và ca khúc The Rose nhanh chóng hình thành.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Bette Midler

Khi nhà sản xuất phim The Rose (1979) tỏ ý muốn có một ca khúc làm nền, Amanda McBroom giới thiệu ca khúc The Rose nhưng họ từ chối vì muốn có nhạc rock. Đến phiên nữ diễn viên chính cho phim là Bette Midler được giới thiệu, và cô tỏ ý ủng hộ mạnh mẽ cho ca khúc The Rose. Cuối cùng, Bette Midler đoạt Giải Grammy nhờ ca khúc The Rose. Từ đó, tên tuổi cô gắn liền với ca khúc này.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) ghi The Rose vào danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Lời dịch ca từ
Người nói tình yêu là một dòng sông, nhấn chìm nhành lau dịu mềm
Người nói tình yêu là một lưỡi dao, để lại con tim rỉ máu
Người nói tình yêu là cơn đói lòng, gây khao khát khôn nguôi
Tôi nói tình yêu là một nụ hoa, và em là hạt mầm duy nhất

Chính con tim sợ tan vỡ, sẽ không bao giờ nhảy múa
Chính giấc mơ sợ thức giấc, sẽ không bao giờ có cơ duyên
Chính người không đón nhận, sẽ không thể cho đi
Chính tâm hồn sợ chết, sẽ không thể biết sống

Khi đêm quá cô quạnh, và con đường quá dài
Bạn nghĩ tình yêu dành riêng, cho người may mắn và mạnh mẽ
Hãy nhớ giữa mùa đông, sâu dưới tuyết giá lạnh
Một hạt mầm đợi nắng lên, khi xuân sang thành nụ hồng

Bette Midler (1945- ) là nữ ca sĩ–diễn viên người Mỹ (một nghệ danh khác là The Divine Miss M). Bà được trao 4 giải Grammy, 4 giải Quả cầu vàng, 3 giải Emmy, và một giải Tony, đồng thời cũng được đề cử hai giải Oscar ở hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất”.

* Video âm thanh, Bette Midler, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=jQY2z6aALD4

Video âm thanh, LeAnn Rimes, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=DFhJUk7LNT0

Video trình diễn sống, Christopher Maloney, trong chương trình “X Factor” 2012, với ca từ Anh ngữ và phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=mUuu-ez3cd4

MV, Sol3 Mio, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=Kcci1JtzV0c

The Sound of Silence – Simon and Garfunkel

Ca khúc The Sound of Silence (có nghĩa: “Âm thanh của tĩnh lặng”) do Paul Simon sáng tác vào khoảng thời gian 1963-1964, và được Simon & Garfunkel thu âm. Ca khúc đưa tên tuổi của Simon & Garfunkel đến với công chúng rộng rãi thêm. Ở Mỹ, đây là ca khúc nổi tiếng thứ hai của họ, chỉ sau Bridge over Troubled Water.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi The Sound of Silence vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

The Sound of Silence được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

Dịch lời đoạn đầu
Chào bóng tối, bạn cũ của tôi
Tôi lại đến trò chuyện với bạn
Bởi có một ảo tưởng đến lặng lẽ
Để lại mầm mống khi tôi ngủ
Và ảo tưởng đó hằn sâu vào tâm tôi
Vẫn còn đấy
Trong âm thanh của tĩnh lặng

Trong những cơn mơ bồn chồn, tôi bước một mình
Những lối hẹp lót đá cuội
Gần quầng sáng của đèn đường
Tôi kéo cổ áo chống lạnh lẽo và ẩm ướt
Khi mắt tôi bị lóe ánh đèn ống
Làm xé toạc màn đêm
Và xáo động âm thanh của tĩnh lặng

+ * Video âm thanh, Simon and Garfunkel, original, 1964:
https://www.youtube.com/watch?v=nkUOACGtGfA

Video trình diễn sống, 2tone, 2013:
  https://www.youtube.com/watch?v=LtW8ZgzVSRU

* Video âm thanh, Dana Winner, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=rJJBYyxFbDU

MV, Camille & Kennerly song tấu harp, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=id-ToEPO60Y

+ Video trình diễn sống, Wang Xi, Ju Hongchuan & Li Qi:
https://www.youtube.com/watch?v=Toe75NgmWuM

The Summer Knows – Michel Legrand, Marilyn Bergman & Alan Bergman

Summer of ’42 (1971) là một phim Mỹ dựa trên hồi ức trong tiểu thuyết cùng tựa đề của nhà biên kịch Herman Raucher (1928- ). Từ kịch bản phim mà Raucher viết thành tiểu thuyết cùng tựa đề được xuất bản trước khi cuốn phim ra mắt khán giả. Tiểu thuyết trở thành best-seller và khiến nhiều người hiểu nhầm phim được phóng tác từ tiểu thuyết, trong khi thật ra tiểu thuyết dựa theo phim.

Cốt truyện về kể thời gian Raucher ở tuổi teen vào mùa hè năm 1942 trên Đảo Nantucket (ngoài khơi Cape Cod), si tình một phụ nữ trẻ tên là Dorothy, có chồng đi chiến đấu trong Thế chiến 2.

Phim để lại nỗi bâng khuâng trong lòng khán giả, một phần là nhờ nhạc đệm chủ đạo da diết do Michel Legrand sáng tác, đoạt Giải Oscar cho hạng mục Nhạc phim. Phần nhạc đệm đó được đôi vợ chồng Marilyn Bergman (nhũ danh Marilyn Keith) và Alan Bergman viết lời thành ca khúc có tựa đề The Summer Knows, được đưa vào album cùng tên năm 1976.

+ * Video âm thanh, nhạc nền phim Summer of ’42:
https://www.youtube.com/watch?v=bHezowVjDX4

Video âm thanh, Andy Williams:
   https://www.youtube.com/watch?v=Mv9w4UK-FBg

Video âm thanh, Johnny Mathis, 1993:
   https://www.youtube.com/watch?v=apfW94GSE2c

* Video âm thanh, Nguyễn Hồng Nhung hát lời Việt của Nguyễn Ánh 9:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-he-42-lv-nguyen-anh-9-nguyen-hong-nhung.weARGzju6t.html

Video âm thanh, Tuấn Ngọc hát lời Việt của Phạm Duy:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/mua-he-42-tuan-ngoc.W4e7qfAqCV.html

The Yellow Rose of Texas – dân ca Mỹ

The Yellow Rose of Texas (có nghĩa: “Hoa hồng vàng Texas”) là bài dân ca Mỹ có nguồn gốc từ thập kỷ 1830s; bản chép tay đầu tiên được biết là vào năm 1836. Ấn bản đầu tiên được phát hành năm 1858. Sau đó, ca khúc được nhiều người du ca ở Mỹ và Châu Âu lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Một số ca sĩ đã thu âm ca khúc này, kể cả Elvis Presley, Willie Nelson và Mitch Miller.

Ca từ diễn tả niềm nhớ thương của ngôi thứ nhất, một người da đen – có lẽ là một binh sĩ – đối với một cô gái lai (“hoa hồng vàng”) hai dòng máu da đen và da trắng mà anh phải từ giã ra đi, và mong ước sẽ trở về gặp lại nàng. Vào thời đó, từ “yellow” chỉ người Mỹ có hai dòng máu như thế. Có một số truyền thuyết về nhân vật được gọi là Hoa hồng vàng, nhưng chỉ là truyền thuyết.

Trong cuộc Nội chiến Nam-Bắc Mỹ (1861-1865), ca khúc này có thêm ca từ thể hiện lòng yêu nước của Liên minh miền Nam (Confederate).

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi The Yellow Rose of Texas vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

Bản thu âm, Mitch Miller:
   https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/the-yellow-rose-of-texas-mitch-miller.TpDJKbG0y4.html

+ Video âm thanh, Hanny Williams, original soundtrack:
https://www.youtube.com/watch?v=beS3qV_FLag

Video âm thanh, Elvis Presley:
    https://www.youtube.com/watch?v=qWJKYrlFXpE

The Windmills of Your Mind – Michel Legrand, Alan Bergman & Marilyn Bergman

The Windmills of Your Mind do nhạc sĩ người Pháp Michel Legrand viết nhạc, lời tiếng Anh do đôi vợ chồng người Mỹ Alan Bergman và Marilyn Bergman viết, còn lời tiếng Pháp với tiêu đề Les moulins de mon cœur do Eddy Marnay viết.

Ca khúc với lời tiếng Anh được dùng trong phim The Thomas Crown Affair (1968). Phiên bản này được Giải Oscar và đạt hạng 8 trong danh sách ca khúc rời ở Anh.

Năm 1969, ca khúc được Dusty Springfield hát lại, và cũng đạt thứ hạng cao.

Trong phim làm lại The Thomas Crown Affair (1999) ca khúc The Winmills of Your Mind được sử dụng lần nữa.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp The Winmills of Your Mind vào hạng 57 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến 2004.

Video âm thanh, Omar Kamal:
https://www.youtube.com/watch?v=YT_ILBtJSfI

Video trình diễn sống, Barbra Streisand trình bày tiếng Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=RR7aODhhzcg

Video trình diễn sống, Tina Arena trình bày tiếng Pháp & Anh, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=oaYkzipUVvg

The Wonder of You – Elvis Presley

The Wonder of You được Baker Knight sáng tác rồi được Ray Peterson (1939-2005) thu âm và phát hành lần đầu tiên năm 1959. Ông này là ca sĩ thành công với hai ca khúc Tell Laura I Love Her và Corrina, Corrina.

Theo lời kể của Ray Peterson:

Anh ấy [Elvis] hỏi tôi có phiền không nếu anh ấy muốn thu âm The Wonder of You. Tôi nói: “Bạn không cần xin phép, bạn là Elvis Presley mà.” Anh ấy đáp: “Tôi phải xin phép. Anh là Ray Peterson mà.”

Ma lực của Elvis Presley là có thể hát lại ca khúc của người khác mà lại thành công vượt trội. Ca khúc The Wonder of You là một ví dụ điển hình.

* Video âm thanh, Elvis Presley cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Anh quốc [Official Audio]:
https://www.youtube.com/watch?v=WIDyNfJzLd8

Video âm thanh, Ray Peterson:
https://www.youtube.com/watch?v=vYYOFNeLZEg

* Video trình diễn sống, Barry Darcy trong chương trình “Ireland’s Got Talent”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=i4XAcLZZBOM

There Goes My Everything – Dallas Frazier

Ca khúc There Goes My Everything là sáng tác đầu tiên của Dallas Frazier ở Nashville vào năm 1966, và lập tức đưa ông lên đài danh vọng. Ông kể lại rằng ca khúc xuất phát từ vụ ly dị của bạn ông. Bản thu âm đầu tiên năm 1966 là của ca sĩ Jack Greene.

Phiên bản năm 1967 của Engelbert Humperdinck và phiên bản năm 1971 của Elvis Presley cũng được yêu thích không kém, hoặc thậm chí còn hơn phiên bản gốc.

Billboard xếp There Goes My Everything hạng 6 trong số các ca khúc đồng quê hay nhất mọi thời đại.

Giai điệu da diết, ngôn từ giản đơn mà thấm thía về hoàn cảnh hai người phải xa nhau.

Dịch lời
Mất rồi cái duy nhất anh có
Mất rồi mọi thứ anh có

Anh nghe những bước chân chậm rãi
khi bước nhẹ qua gian phòng đơn côi
Và một tiếng nói cất lên nhẹ nhàng
“Anh yêu, đây sẽ là chia tay mãi mãi”

Mất rồi lý do để anh sống
Mất rồi những ước vọng của anh
Mất rồi cái duy nhất anh có
Mất rồi mọi thứ anh có

Khi hồi tưởng lật ngược từng trang
anh có thể thấy những năm tháng hạnh phúc ta có trước kia
Giờ đây tình yêu vốn giữ nhịp đập con tim
vỡ tan theo tiếng cửa đóng sập.

* Video âm thanh, Engelbert Humperdinck, với ca từ, 1969:
https://www.youtube.com/watch?v=rPeQvb_NRoY

* Video âm thanh, Elvis Presley, 1970:
https://www.youtube.com/watch?v=CFDSeEzvY7A

Video âm thanh, Ray Price, from album “Heart Of Country Music” , 1987:
https://www.youtube.com/watch?v=k3Z-D_iEdbI

Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree – Tony Orlando and Dawn

Trên trang báo The New York Post ngày 14/10/1971, có đăng một truyện ngắn với tựa đề Going Home (trở về nhà). Tác giả là Pete Hamill, phóng viên và tác gia. Ba tháng sau, truyện ngắn được đăng lại trên tạp chí Reader’s Digest.

Truyện kể trên một chiếc xe bus, anh Vingo cho biết mình vừa mãn hạn tù. Anh kể trước khi vào tù anh đã bảo cô vợ tên Martha nên bắt đầu cuộc sống mới không có anh. Trong thời gian chấp hành án tù, anh không nhận được tin tức gì của cô vợ. Anh đã viết thư cho cô, bảo nếu muốn đón tiếp anh về nhà hãy cột một khăn tay màu vàng quanh gốc cây sồi già trước nhà; còn nếu không thấy giải băng anh sẽ đi tiếp. Đến khi chiếc xe bus chạy ngang nhà, Vingo không dám nhìn, nhưng ca từ kể rằng “đám người mắc dịch trên chiếc xe bus reo hò: có nhiều dải băng màu vàng cột quanh thân cây sồi già”.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Irwin Levine (1938-1997) có cảm hứng từ truyện này để cùng với L. Russell Brown sáng tác nên ca khúc Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree. Hai người sửa khăn tay trong truyện ngắn thành dải băng trong ca khúc, để dễ hát hơn.

Nhóm Tony Orlando and Dawn thu âm ca khúc này. Ca khúc tạo thành công lớn của ban nhạc trong năm 1973, và được bán chạy nhất năm 1973 tại cả Mỹ và Anh.

Trong thời gian này và tiếp theo sau, nhiều binh sĩ Mỹ trở về từ cuộc chiến Việt Nam và những cuộc chiến khác. Khi đến nhà, họ thấy nhiều dải băng vàng cột quanh thân cây trước nhà. Dần dà, việc cột dải băng vàng trước nhà trở thành truyền thống, thể hiện sự trông chờ người trong gia đình ở phương xa trở về nhà qua những cuộc chiến khác.

Sách Kỷ lục Guinness trong thập niên 1980s ghi Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree là ca khúc được thu âm lại nhiều nhất thế giới vào thời điểm đó.

Trong danh sách ngày 02/8/2008 liệt kê Top 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại, Billboard xếp Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree vào hàng thứ 46.

Video âm thanh, Tony Orlando và Dawn, với ca từ và hình ảnh minh họa, 1970:
   https://www.youtube.com/watch?v=WDFSYuXeZMQ

+ Video âm thanh, Perry Como, from album “The Very Best of Perry Como” (remastered), 2015:
   https://www.youtube.com/watch?v=h9JJAXlE33I

Video âm thanh, Frank Sinatra:
https://www.youtube.com/watch?v=_-pBwFuWdug

+ Video trình diễn sống, trong chương trình “The Voice Thailand”, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=W2Uj3YSUZjw

Tình nghĩa lưỡng tâm kiên – Teresa Cheung

Ca khúc Tình nghĩa lưỡng tâm kiên (情義兩心堅, “Tình nghĩa hai lòng son”, Anh ngữ: “Strong love in two hearts”) được thể hiện trong bộ phim Thần điêu đại hiệp (Anh ngữ: The Return of the Condor Heroes) năm 1983 với Andy Lau (Lưu Đức Hoa) vai Dương Quá và Idy Chan (Trần Ngọc Liên) vai Tiểu Long Nữ.

Ca khúc này được xem là bản tình ca hay nhất trong nhạc phim võ hiệp của Kim Dung (Louis Cha 1924-2018), thể hiện tình yêu trung kiên giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ cho dù trải qua bao nghịch cảnh, kết nên mối tình đẹp nhất trong các truyện của Kim Dung.

Video âm thanh, Teresa Cheung (Trương Đức Lan), OST với phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=pkV1Tx42FEI

Video âm thanh, Teresa Cheung (Trương Đức Lan), với ca từ Hoa ngữ and phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=LjcIVeXy2fE

Video trình diễn sống, Quang Vinh:
https://www.youtube.com/watch?v=Q3IRgSB8vbI

+ To Love Somebody – Bee Gees

To Love Somebody ca khúc do Barry và Robin Gibb sáng tác, phát hành năm 1967. Ca khúc đạt tới vị trí 17 tại Mỹ và 41 tại Vương quốc Anh. Ca khúc được xếp ở vị trí thứ 94 trên danh sách của tạp chí NME “100 ca khúc hay nhất của những năm sáu mươi”. Ca khúc là một hit nhỏ ở Anh và Pháp, đạt đến top 20 ở Mỹ và top 10 tại Canada.

Ca khúc đã được nhiều nhạc sĩ khác hát lại, trong số đó có Nina Simone với phiên bản đạt vị trí thứ 5 tại Anh vào năm 1969, Michael Bolton hát lại với phiên bản đạt vị trí 11 ở Mỹ và 16 ở Anh vào năm 1992.

Audio video, Bee Gees, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=tgQJLOOE_XM

Audio video, Michael Bublé [Official Music Video]:
https://www.youtube.com/watch?v=QrHN9tJLaQ0

Live video, Michael Ketterer, in “America’s Got Talent”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=ffShtVLW4Kk

To Love You More – Céline Dion

Ca khúc To Love You More (có nghĩa: “Để yêu anh nhiều hơn”) do David Foster và Edgar Bronfman, Jr. (nghệ danh Junior Miles) đồng sáng tác, và Céline Dion thu âm năm 1995. Ca khúc nhanh chóng trở thành bản hit và đạt doanh số 1,5 triệu bản. Ca từ nói về một phụ nữ bày tỏ lòng tha thiết với người yêu để anh ta không đi theo một phụ nữ khác.

Ca khúc được đặc biệt yêu thích ở Châu Á, nhất là ở Nhật Bản.

* Video âm thanh, Céline Dion (Official Audio):
   https://www.youtube.com/watch?v=HLeYvefzUFA

+ * Video âm thanh, Charice Pempengco, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=1weeSHSr1YY

Video trình diễn sống, Hồ Quỳnh Hương, trong chương trình “Liveshow Sắc Màu Hồ Quỳnh Hương”, 2011:
   https://www.youtube.com/watch?v=LZwQCXviu74

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=hMD1CLGAXBc

Today – The New Christy Minstrels

Ca khúc thể loại ballad Today do Randy Sparks (một thành viên của ban The New Christy Minstrels) sáng tác để sử dụng trong phim Advance to the Rear (1964), và cũng được ban nhạc này thu âm.

* Video âm thanh, The New Christy Minstrels, 1964:
https://www.youtube.com/watch?v=IbxebBKehD0

Video âm thanh, John Denver với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=uBGjZAYcJqc

Video âm thanh, Bobby Goldsboro, với ca từ, 1969:
https://www.youtube.com/watch?v=9KCbJnAaaB4

Tom Dooley – The Kingston Trio

Tom Dooley là bài dân ca ở Bang North Carolina dựa theo vụ sát hại một phụ nữ tên Laura Foster ở bang này năm 1866, và bị cáo là Tom Dula bị hành hình năm 1868 do bị Grayson tố giác. (Ở một số vùng, tên “Dula” được phát âm thành “Dooley”, vì thế có sự lẫn lộn về cách viết.) Câu chuyện nhuốm thêm màu huyền thoại cho rằng một người yêu khác của Tom tên Anne Melton chính là kẻ giết người, nhưng Tom lại nhận tội thay cho cô.

Sau một số phiên bản ít được biết đến, ca khúc được truyền ra quốc tế qua phiên bản của ban The Kingston Trio được phát hành năm 1958. Phiên bản này được dùng làm nhạc nền cho phim The Legend of Tom Dooley (1959). Ít nhất có các phiên bản tiếng Đức và Pháp.

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Tom Dooley vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó. Còn Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America) ghi Tom Dooley vào danh sách những ca khúc hay nhất của Thế kỷ 20.

Tom Dooley cũng được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

* Video âm thanh, The Kingston Trio, với ca từ, 1958:
https://www.youtube.com/watch?v=BtSzcKZGzDs

Video âm thanh, Nilsen Brothers, hát tiếng Đức, 1959:
https://www.youtube.com/watch?v=3sTFr7ANxjM

Video âm thanh, Jean Shepard, 1992:
https://www.youtube.com/watch?v=ALVdgN5svjE

Tombe la Neige – Salvatore Adamo

Tombe la Neige (có nghĩa: “Tuyết rơi”) là một ca khúc tiếng Pháp, được nhạc sĩ/ca sĩ người Bỉ gốc Ý Salvatore Adamo sáng tác và thể hiện lần đầu vào năm 1963. Mặc dù nhận được những lời khuyến cáo của nhà sản xuất là nên phát hành bản nhạc này vào mùa đông, nhưng Adamo vẫn cho ra mắt vào mùa hè năm 1963. Ca khúc nhận được thành công lớn trên bình diện quốc tế và trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Adamo.

Với thành công lớn từ bản tiếng Pháp, có phiên bản tiếng Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, và dĩ nhiên tiếng Việt (lời của Phạm Duy).

Dịch lời đoạn đầu
Tuyết vẫn rơi, em không đến chiều nay
Tuyết vẫn rơi, tim anh phủ bóng tối
Nỗi buồn đau êm qua làn nước mắt trắng xóa
Lũ chim trên cành khóc nỗi đơn côi

Em không đến chiều nay
Anh than thở trong tuyệt vọng
Nhưng tuyết vẫn cứ rơi
Đành đoạn mà thôi.

* Video âm thanh, Salvatore Adamo, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=HbF8HszsfEM

* Video âm thanh, Elvis Phương, hát tiếng Pháp & Việt, ca từ Pháp & Việt:
   https://www.youtube.com/watch?v=vlfPuk94Uzs

+ Video âm thanh, Paul Mauriat:
https://www.youtube.com/watch?v=ApwA8l8khhk

+ Video âm thanh, Hoàng Phương Mai, ca từ Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=u6FIHPtzxGc

+ Video trình diễn sống, Dorothée & Salvatore Adamo (1993):
   https://www.youtube.com/watch?v=NQ20e60rOKY

Top of the World – The Carpenters

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022

Ca khúc Top of the World  do Richard Carpenter và John Bettis đồng sáng tác, và đôi song ca Carpenters thu âm năm 1972. Năm 1973, ca khúc nhảy lên hàng đầu trong bảng xếp hạng của Billboard.

Lời dịch đoạn đầu
Có một cảm xúc trào dâng trong em
Mọi thứ em thấy đều ẩn chứa điều kỳ diệu
Chẳng mây trời nào che ánh dương trong em
Và em sẽ không ngạc nhiên nếu đó chỉ là giấc mơ

Mọi điều em mơ ước trên thế gian này
Giờ đây là hiện thực chỉ riêng cho em
Và lý do rõ ràng, vì anh ở bên em
Anh là thứ gần nhất với thiên đường mà em thấy

* Video âm thanh, The Carpenters, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=V08tc-pBx9Y

Video trình diễn sống, Zita, Josefien & Precious, trong chương trình “Battles | The Voice Kids”:
https://www.youtube.com/watch?v=p_CI99Yvnzg

Video trình diễn sống, Celine Tam, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=6A6d-Zy17xg

Try to Remember – The Brothers Four

Ca khúc Try to Remember (có nghĩa: “Hãy cố nhớ”) là hoài niệm đối với quá khứ do Harvey Schmidt soạn nhạc và Tom Jones. viết lời. Đây là ca khúc đầu tiên trong vở nhạc kịch The Fantasticks (1960). Ca từ được viết giống như bài thơ: có vần điệu, như “remember” vần với “September”, với “so tender”, với “ember”, và với “December”…

Dịch lời đoạn đầu
Hãy cố nhớ về Tháng Chín như thế nào
Khi cuộc sống chậm trôi và thật thoải mái
Hãy cố nhớ về Tháng Chín như thế nào
Khi cỏ xanh mướt và ngũ cốc vàng tươm
Hãy cố nhớ về về Tháng Chín như thế nào
Khi bạn còn ở tuổi thanh xuân dịu dàng
Hãy cố nhớ và nếu bạn còn nhớ
Rồi thì hãy theo đuổi, theo đuổi.

Hãy cố nhớ khi đời thật dịu dàng
Mà không ai khóc than trừ rặng liễu
Hãy cố nhớ khi đời thật dịu dàng
Mà giấc mơ được giữ bên gối của bạn
Hãy cố nhớ khi đời thật dịu dàng
Mà tình yêu là than hồng đang rực cháy
Hãy cố nhớ và nếu bạn còn nhớ
Rồi thì hãy theo đuổi, theo đuổi.

* Video âm thanh, The Brothers Four, 1965:
   https://www.youtube.com/watch?v=QEm67QbgEGY

+ Video âm thanh, Harry Belafonte:
https://www.youtube.com/watch?v=l76Fhl7K-mc

+ Video âm thanh, Josh Groban, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=jNVWVLkjknQ

+ * Video trình diễn sống, The Brothers Four, Campfire 14, phần trình diễn vẫn cuốn hút sau hơn 40 năm ra phiên bản đầu tiên:
https://www.youtube.com/watch?v=LUZpjW7QHGo

Triệu Đóa Hồng – Raimond Pauls & Andrey Voznesensky

Triệu Đóa Hồng (tiếng Nga: Миллион алых роз) là một ca khúc tiếng Nga nổi tiếng, phần nhạc do nhạc sĩ người Latvia Raimond Voldemarovich Pauls sáng tác và phần lời của nhà thơ Nga Andrey Andreyevich Voznesensky. Bài hát mang các tên tiếng Việt như Triệu bông hồng, Triệu triệu đóa hồng, Triệu đóa hoa hồng, Triệu bông hồng thắm, Triệu đóa hồng thắm.

Lời nhạc dựa vào một giai thoại trong quyển thứ năm Бросок на юг (Về phương nam) thuộc tiểu thuyết Повесть о жизни (Tiểu thuyết cuộc đời) của nhà văn K. G. Paustovsky viết năm 1960 về chuyện tình của danh họa người Gruzia Niko Pirosmani (1862-1918) với nữ ca sĩ người Pháp Marguerite tại Tiphlis (tên gọi cũ của Tbilisi).

Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái có một điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng – loài hoa tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng bán tất cả những gì mình có, nhà cửa, những bức tranh chàng yêu thích, để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng cô và hy vọng…

Ca khúc có tiết tấu nhanh, sôi động nhưng phảng phất nỗi buồn. Tại Nhật Bản, ca khúc này nổi tiếng và phổ biến đến mức được người dân nơi đây đều cho là “biểu tượng của tình ca” và nó có mặt trong tất cả các phòng hát karaoke nơi đây. Ở Việt Nam ca khúc cũng rất được ưa chuộng, được nhiều người nghe và hát, và được đặt lời tiếng Việt.

Ca từ Việt đoạn đầu
Một chuyện tình yêu anh họa sĩ
Gửi trong tranh vẽ những vui buồn
Lòng anh thầm yêu nàng ca sĩ
Cô gái rất yêu bông hoa hồng.

Tặng cả đại dương hoa hồng thắm
Cho người ca sĩ anh yêu thầm
Và ngôi nhà xinh anh đã bán
Bằng dòng máu nóng trái tim mình…

Video âm thanh, Alla Pugacheva, với lời dịch Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=tXfQxidhVEg

Video trình diễn sống, Ani Lorak, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=7-abQaXjJZY

Video trình diễn sống, Ngọc Anh, hát lời Việt, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=fFPbTZtoTc8

Tumbalalaika / Over and Over  – dân ca Do Thái ở Nga

Nguyên thủy là bản tình ca cổ truyền của người Do Thái ở Nga có tựa Tum Balalaika hoặc Tumbalalaika. Trong tiếng Do Thái, “Tum – טום” có nghĩa tiếng động và “balalaika  – באַלאַלײַקע” là một loại đàn dây cổ truyền của Nga; “Tumbalalaika” có nghĩa “Hãy chơi balalaika”.

Năm 1968 Yorgos Petsilas và Michel Jourdan viết lời tiếng Pháp và đặt tên ca khúc là Roule s’enroule, được phổ biến khá rộng rãi nên có nguồn ghi là một bản dân ca của Pháp.

Chỉ sau đó một năm, 1969, phiên bản tiếng Anh mang tên Over and over ra đời.

Lời Việt của Anh Bằng mang tên Tình nồng cháy được một số ca sĩ người Việt thể hiện.

Giai điệu tuyệt vời qua các ngôn ngữ khác mang ca khúc lan xa qua nhiều ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ thể hiện sắc thái văn hóa khác nhau của tình yêu đôi lứa.

Với sự nghiệp âm nhạc kéo dài 60 năm, hơn 200 album và đĩa đơn của ít nhất 12 ngôn ngữ khác nhau, ngoài tiếng Anh bao gồm cả tiếng Hoa, Hy Lạp, Nhật, Hàn… Nana Mouskouri (1934- ) đặc biệt nổi tiếng với hai phiên bản Roule s’enroule và Over and over.

Lời dịch đoạn đầu – Over and over
Em không hề dám vươn tới mặt trăng
Em không hề nghĩ biết được thiên đường nhanh thế
Em không mong nói ra được cảm nghĩ của mình
Niềm vui trong tim em, không ngôn từ tả được

Vẫn thế và vẫn thế, em thầm thì tên anh
Vẫn thế và vẫn thế, em hôn anh nữa
Em nhìn ra tia sáng tình yêu trong mắt anh
Tình yêu là mãi mãi, không còn ly biệt

* Video âm thanh_Tumbalalaika, The Golden Gate Gypsy Orchestra, trong album “The Travelling Jewish Wedding”, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=RmMqEIUWmdA

* Video âm thanh_Tumbalalaika, Maxwell Street Klezmer Band, với ca từ, trong album “You Should Be So Lucky!”, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=9R7gQ4PAf-w

* Video âm thanh_Over and over, Nana Mouskouri, với ca từ Anh ngữ & phụ để Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=tJuWnBOU5JI

* Video âm thanh_Over and over, David Fannel, với ca từ, tiếng hát ngọt ngào cùng hai guitar đệm tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=6SgkoLSnK68

Video trình diễn sống_Tình nồng cháy, Thanh Thảo, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=XllkchlSE30

Un-Break My Heart – Toni Braxton

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Toni Braxton

Ca khúc Un-Break My Heart được Diane Warren và David Foster sáng tác, và Toni Braxton (1967- ) thu âm năm 1996. Đây là một bản R&B ballad kết hợp với những yếu tố của pop và soul với nội dung thể hiện nỗi day dứt của một người phụ nữ về mối tình đã qua, trong đó nhân vật cầu mong người yêu quay về và sẽ bỏ qua tất cả những lỗi lầm mà anh đã gây ra cho cô.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Un-Break My Heart vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Billboard ghi Un-Break My Heart vào danh sách Top 100 hit của mọi thời đại tính đến năm 2018.

Lời dịch đoạn đầu
Đừng rời xa em với nỗi đau này
Đừng rời xa em dưới cơn mưa
Hãy trở lại và mang lại nụ cười của anh
Hãy đến và lấy đi những giọt lệ này
Em cần vòng tay anh ôm bây giờ
Đêm sao quá nhẫn tâm
Hãy mang đến em những đêm khi em giữ anh bên mình.

Đừng làm tan nát tim em
Nói một lần nữa anh yêu em
Hãy làm dịu nỗi đau anh gây nên
Khi anh đi qua khỏi cánh cửa này
Và bước ra khỏi cuộc đời em
Hãy ngăn những giọt lệ này
Mà em đã tuôn trào từng đêm
Đừng làm tan nát tim em
Tim của em.

* Video âm thanh, Toni Braxton, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=pU2LzuVrqLQ

* Video âm thanh, Darin Zanyar, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=VOV9grzjk4Y

+ Video âm thanh, Thu Phương hát ca từ Việt của Đỗ Quang, trong album “Tình đầu dấu yêu”:
https://www.youtube.com/watch?v=EW_kEgYwskg

Unchained Melody – The Righteous Brothers

Theo Hoàng Lâm (2018c),

Là một trong những ca khúc được ghi âm nhiều nhất trong thế kỷ 20 với 500 phiên bản bằng hàng trăm thứ tiếng, sau 60 năm tồn tại, Unchained Melody (có nghĩa “Giai điệu giải thoát”) vẫn luôn là bản tình ca bất tử đi cùng năm tháng.

Unchained Melody ra mắt lần đầu tiên vào giữa thập niên 1950. Nhưng mãi đến 10 năm sau (1965), Unchained Melody mới thật sự trở thành một ca khúc kinh điển qua phần thể hiện tuyệt vời của ban song ca The Righteous Brothers, khiến cho bất kỳ ai nghe qua đều không thể quên được những giai điệu sâu lắng làm rung động lòng người. Và Unchained Melody dường như đã trở thành thương hiệu gần như độc quyền gắn liền với nhóm The Righteous Brothers. Dù rằng trước đó hay sau này có bao nhiêu người hát bài này đi chăng nữa, đối với ca khúc Unchained Melody thì The Righteous Brothers vẫn đứng ở ngôi cai trị.

Theo thời gian Unchained Melody dần bị trôi vào quên lãng, rồi đến năm 1990 nhà sản xuất phim Ghost muốn tìm một ca khúc thể hiện tâm trạng đầy đủ nhất cho bối cảnh của cuốn phim này, và họ chọn Unchained Melody làm nhạc nền. Nhờ vào sự thành công của phim Ghost mà giai điệu Unchained Melody hồi sinh trở lại và một lần nữa lại nhảy vọt lên hạng đầu ở thị trường Anh Mỹ.

Lời ca của Unchained Melody đọng lại trong tâm trí người nghe về cảm xúc thăng hoa của tình yêu. Không còn khoảng cách về không gian, thời gian mà chỉ còn đó hai tâm hồn đồng điệu luôn hướng về nhau.

Bản thu hình ca khúc cuối cùng trong đời Elvis Presley là khi ông trình bày Unchained Melody ngày 21/6/1977 ở Rapid City, South Dakota. Một số người hâm mộ Elvis cho rằng đây là một trong những bản thu hình hay nhất của Elvis. Không đầy 2 tháng sau, ngày 16/8/1977, Elvis qua đời.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp Unchained Melody vào hạng 27 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm năm 2004.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Unchained Melody trong danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Ôi, tình yêu của anh, em yêu dấu!
Anh vẫn khao khát em chạm đến anh
Một thời gian dài, cô đơn
Và thời gian trôi qua thật chậm

Thời gian có thể làm thay đổi rất nhiều
Em vẫn còn là của anh chứ?
Anh cần tình yêu của em
Chúa ơi! xin mang tình yêu của nàng đến với con.

* Video âm thanh, The Righteous Brothers:
   https://www.youtube.com/watch?v=qiiyq2xrSI0

* Video âm thanh, LeAnn Rimes:
   https://www.youtube.com/watch?v=V7ULzx_IM0Q

* Video âm thanh, hòa tấu, Dàn nhạc Giao hưởng London, trong album “Rock Symphonies Vol.3”, 1991:
   https://www.youtube.com/watch?v=yvOhITID2QM

* Video trình diễn sống, René Bishop trong chương trình “The Voice of Holland Senior | The Blind Auditions”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=1-hSS1W55G4

MV, Sissel Kyrkjebø, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=gpPqmQBd47k

Under the Boardwalk – The Drifters

Ca khúc Under the Boardwalk (có nghĩa: “Phía dưới đường gỗ”) được Kenny Young và Arthur Resnick đồng sáng tác, và được nhóm The Drifters thu âm năm 1964.

Lời dịch đoạn đầu
Khi ánh nắng chiếu rọi nung nhựa đường trên mái nhà
Giày em quá nóng, em ước đôi chân mệt mỏi chịu được lửa
Dưới đường gỗ, đi xuống gần biển
Trên chiếc mền với em yêu có anh

(Dưới đường gỗ) Trốn ánh nắng
(Dưới đường gỗ) Mình sẽ vui
(Dưới đường gỗ) Người dạo bước bên trên
(Dưới đường gỗ) Mình sẽ yêu nhau
Dưới đường gỗ, đường gỗ

Chú thích: đường gỗ là đường làm bằng những tấm ván gỗ cho người đi bộ ở bãi biển, có những chân cột chống đỡ, phía dưới là khoảng trống mà người ta có thể chui vào, như được đề cập trong ca khúc.

+ Video âm thanh, The Drifters:
https://www.youtube.com/watch?v=EPEqRMVnZNU

Video âm thanh, Bette Midler:
https://www.youtube.com/watch?v=b1HXEzsCle0

Video âm thanh, Guy Sebastian, 2007:
https://www.youtube.com/watch?v=2p6yWCGnmts

Up Where We Belong – Jennifer Warnes & Joe Cocker

Ca khúc Up Where We Belong do Jack Nitzsche, Buffy Sainte-Marie và Will Jennings đồng sáng tác, Joe Cocker và Jennifer Warnes thu âm cho cuốn phim An Officer and a Gentleman (1982).

Ca khúc chiếm thứ hạng đầu trong danh sách Hot 100 của Billboard ở Mỹ, và cũng đứng đầu bảng xếp hạng ở vài nước. Cocker và Warnes nhận Giải Grammy, còn Nitzsche, Sainte-Marie, and Jennings nhận Giải Oscar và Giải Golden Globe.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) ghi Up Where We Belong vào danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America) ghi Up Where We Belong là một trong Top 25 Ca khúc của Thế kỷ 20.

Ca từ đoạn đầu
Ai biết được ngày mai mang đến những gì
Trên thế giới ít con tim sống sót
Tất cả những gì anh biết là cách anh cảm nhận
Khi đó là thật, anh giữ lại

Quãng  đường đi dài
Có núi chắn ngang ta
Nhưng ta đi lên một bước mỗi ngày

Tình yêu nâng ta đến nơi thuộc về ta
Nơi đại bàng kêu trên đỉnh núi cao
Tình yêu nâng ta đến nơi thuộc về ta
Cách xa thế giới dưới chân
Nơi gió trong lành thổi qua.

* Video âm thanh, Jennifer Warnes & Joe Cocker, với ca từ, trong album “Kapalı Gişe (Film Müzikleri)”, 2000:
https://www.youtube.com/watch?v=e06iWT9vSlI

* Video trình diễn sống, Amanda Harrison, Ben Mingay, Kate Kendall, Alex Rathgeber “The Musical”, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=S9B3fOIHvWk

Video trình diễn sống, Wett N Wild, trong chương trình “The Voice UK”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=omJ9njmeTgQ

Vaya Con Dios – Connie Francis

Vaya con Dios (có nghĩa “Cầu Chúa bên anh”) là ca khúc do Larry Russell, Inez James, và Buddy Pepper đồng sáng tác, được thu âm lần đầu năm 1952. Nội dung nói về sự chia ly giữa hai người yêu nhau, người ở lại nói mỗi đêm sẽ cầu nguyện cho người ra đi để họ có thể vượt qua những ngày cô đơn…

Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Vaya con Dios vào danh sách 100 ca khúc miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.

* Bản thu âm, Connie Francis:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/vaya-con-dios-connie-francis.UyEBqHhEuxOx.html

* Video âm thanh, Anne Murray hát tiếng Anh, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=vsKSj95Yy3U

* Video âm thanh, Roy Etzel hòa tấu:
https://www.youtube.com/watch?v=egSB5YE6yn8

Vincent – Don McLean

Don McLean (1945- ) sáng tác ca khúc Vincent năm 1972 nhằm tôn vinh nhà danh họa Hà Lan Vincent van Gogh (1853-1890), với câu mở đầu “Starry starry night” có ý nói đến bức họa của van Gogh tên The Starry Night. Ca khúc cũng nhắc đến những bức họa khác của nhà danh họa.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Bức họa The Starry Night của Vincent van Gogh

McLean có cảm hứng viết nên ca khúc năm 1971 sau khi đọc một quyển sách về cuộc đời của Vincent van Gogh. Năm sau, ca khúc trở thành hit số 1 ở Anh và Mỹ.

* Video âm thanh, Don McLean:
https://www.youtube.com/watch?v=oxHnRfhDmrk

* Video âm thanh, Ellie Goulding, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=bw8zr1n-MFo

Video trình diễn sống, Teresa Carpio, trong chương trình “The Singer 2017”, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=uG6nXCo6_BM

+ * Video trình diễn sống, Sophia Kruithof, trong chương trình “The Voice of Holland”:
https://www.youtube.com/watch?v=L6oPqyQGAvY

Waltzing Matilda – Christina Macpherson & Banjo Paterson

Waltzing Matilda là ca khúc do Christina Macpherson (1864-1936) đóng góp phần nhạc và Banjo Paterson (1864-1941) viết ca từ khi hai người gặp nhau năm 1895. John Collinson và Russell Callow thu âm ca khúc này lần đầu tiên năm 1926. Dần dà Waltzing Matilda là ca khúc phổ biến nhất của Úc, được thu âm nhiều hơn bất kỳ ca khúc nào khác ở nước này.

Tên và ca từ có nhiều tiếng lóng: “waltzing” có nghĩa đi bộ, và “matilda” là tấm chăn bó lại mang trên lưng, đến đêm được trải ra để ngủ; “waktzing matilda” có nghĩa như rày đây mai đó. Nội dung kể về một anh công nhân thời vụ (swagman), mang theo tấm chăn bó, đang ngồi bên một đầm nước (billabong) dưới cây bạch đàn (coolabah ), hát nghêu ngao khi đun nước trong lon thiếc (billy), thì một con cừu (jumbuck) lang thang đến uống nước ở đầm nước. Anh tóm lấy con cừu cho vào bao tải (tucker bag) – phạm tội ăn trộm gia súc có thể bị treo cổ. Chủ con cừu cùng 3 cảnh sát truy nã. Không muốn bị bắt, anh chàng nhảy xuống đầm nước mà chết, rồi linh hồn anh vẫn lởn vởn ở nơi chốn ấy.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022

Nội dung tuy có kết cục buồn nhưng đây được xem là bài ca yêu nước, thậm chí là quốc ca không chính thức của nước Úc. Đúng thật là nhiều người Úc thuộc bài hát này còn hơn là thuộc quốc ca Úc! Một phần là do cuộc tổng đình công các năm 1891 và 1894 của công nhân xén lông cừu. Ca khúc Waltzing Matilda được xem là ủng hộ công bằng xã hội trong cuộc đấu tranh giữa chủ và công nhân, thúc đẩy quần chúng đứng về phía công nhân xén lông cừu. Giới chủ dần mất vị thế, dẫn đến nền độc lập của Úc năm 1900.

Nhạc của Waltzing Matilda thường được Quân đội Úc dùng làm hành khúc.

Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=SK0y0vSEsKM

* Video âm thanh, Jimmie Rodgers, 1960:
   https://www.youtube.com/watch?v=WAUHglnkdjc

+ * Video trình diễn sống, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
   https://www.youtube.com/watch?v=7UFmwArST-I

+ MV, Slim Dusty trong album “West of Winton”, 1998:
https://www.youtube.com/watch?v=FqtttbbYfSM

+ Video trình diễn sống, John Williamson:
https://www.youtube.com/watch?v=PHUcRTvdcbM

We Are The World – USA for Africa

Theo Tuấn Lương (2015),

Ngày 28/1/1985, tại phòng thu âm A&M ở Hollywood, ngay sau lễ trao giải thưởng âm nhạc nước Mỹ AMA năm đó, 44 ngôi sao âm nhạc hội ngộ dưới danh xưng USA for Africa để thu âm một ca khúc do Lionel Ritchie và Michael Jackson chắp bút. We Are the World, đĩa đơn được phát hành nhằm nâng cao ý thức của nhân loại về hiểm họa đói nghèo đang đe dọa châu Phi, ra đời như thế. Cùng với hai tác giả của ca khúc, những danh ca khác tạo nên một đội hình vô tiền khoáng hậu trong lịch sử âm nhạc. Những ngôi sao hát solo trong We Are the World (theo thứ tự xuất hiện): Lionel Richie, Stevie Wonder, Paul Simon, Kenny Rogers, James Ingram, Tina Turner, Billy Joel, Michael Jackson, Diana Ross, Dionne Warwick, Willie Nelson, Al Jarreau, Bruce Springsteen, Kenny Loggins, Steve Perry, Daryl Hall, Michael Jackson (lần nữa), Huey Lewis, Cyndi Lauper, Kim Carnes, Bob Dylan, Ray Charles.

We Are the World không phải là đĩa đơn từ thiện đầu tiên quy tụ nhiều ngôi sao âm nhạc đến vậy. Trên thực tế, ý tưởng về ca khúc đến từ đĩa đơn Do They Know It’s Christmas? vừa mới được phát hành tại nước Anh một vài tháng trước đó.

We Are the World cuối cùng đạt doanh số trên 20 triệu bản. Hơn 75 triệu USD tiền lợi nhuận từ đĩa đơn sau đó được dành tặng cho tổ chức USA for Africa với mục tiêu chống nạn đói nghèo tại Châu Phi. Một năm sau khi trình làng, We Are the World giành ba tượng vàng Grammy, trong đó có giải Ca khúc và Thu âm của năm.

Nhắc đến We Are the World trong dịp ca khúc tròn 30 tuổi, nhà sản xuất Quincy Jones tự hào cho rằng: “Đây là ca khúc vĩ đại sẽ còn trường tồn với thời gian. Tôi đảm bảo rằng nếu bạn đặt chân tới bất cứ nơi nào trên trái đất ngày hôm nay và ngâm nga một vài giai điệu đầu tiên, người ta sẽ biết bạn đang muốn hát ca khúc gì”.

Có nhiều điều thú vị phía sau We Are the World. Ban đầu, Lionel Ritchie muốn tìm đến Stevie Wonder để cùng sáng tác ca khúc. Nhưng ông không thể liên lạc với danh ca khiếm thị bởi Stevie Wonder lúc đó đi lưu diễn rất nhiều và hết sức bận rộn. Rốt cuộc, giọng ca của Hello liên lạc được với Michael Jackson trước và quyết định cùng sáng tác We Are the World với ông hoàng nhạc pop.

Khi Lionel Ritchie và Michael Jackson bắt tay vào thực hiện ca khúc, họ tìm cảm hứng từ những bản quốc ca, như của Mỹ, Anh, Đức và Nga. Lionel Ritchie chia sẻ: “Chúng tôi không muốn ca khúc mang âm hưởng bình thường. Nó phải thật hoành tráng, toát lên vẻ quan trọng và mang tính toàn cầu, nên chúng tôi quyết định tìm đến các bản quốc ca. Chúng tôi cũng muốn người nghe cảm thấy nó thật thân thuộc”.

Ngay trước buổi thu âm, rất nhiều nghệ sĩ vừa mới trở về từ lễ trao giải thưởng âm nhạc nước Mỹ AMA 1985. Khi đó, không có nhiều người biết về thời điểm thu âm ca khúc. Cho dù hơn 40 ngôi sao âm nhạc hàng đầu cùng bước vào một phòng thu, nhưng chẳng có bất cứ thông tin nào lọt ra ngoài. Đây là điều có lẽ chỉ xảy ra ở cái thời điện thoại di động, Internet và các mạng xã hội chưa xuất hiện.

Cũng ở thời điểm năm 1985, file nhạc định dạng mp3 chưa tồn tại và các nghệ sĩ vẫn phải sử dụng băng cassette để trao đổi bàn bạc với nhau. Dẫu vậy, Lionel Ritchie và Michael Jackson chỉ viết xong We Are the World đúng một ngày trước thời điểm thu âm, nên nhiều ngôi sao khi bước vào phòng thu không hề biết họ sẽ phải hát những gì. Song, đẳng cấp của các ngôi sao mau chóng vượt qua trở ngại đó.

Cho đến tận ngày hôm nay, tổ chức USA for Africa vẫn còn tồn tại để giúp đỡ cộng đồng Phi châu. Mới đây nhất, họ tham gia cứu giúp người dân tại Liberia và Sierra Leone trước đại dịch Ebola. Điều đáng kinh ngạc là tiền bản quyền của We Are the World cho tới nay vẫn là nguồn cung tài chính chủ yếu của tổ chức này.

Ca khúc nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ nhiều nơi trên thế giới, đến nỗi có lúc người ta có thể nghe giai điệu này khắp hang cùng ngõ hẻm ở nhiều nước.

Lời dịch đoạn đầu
Có lúc chúng ta cần một lời kêu gọi nào đó
khi thế giới phải hòa vào thành một
Có nhiều người đang chết
Ôi, đã đến ra tay giúp cuộc đời này
Đó là món quà lớn lao nhất cho mọi người

Chúng ta không thể ngày qua ngày giả vờ
rằng ai đó, bằng cách nào đó, sẽ sớm tạo ra thay đổi
Chúng ta đều là một phần trong đại gia đình của Chúa
và thật sự –  bạn biết đấy, tình yêu là tất cả những gì chúng ta cần

Chúng ta là thế giới này, là những trẻ em
là những người tạo nên một ngày tươi sáng hơn
Vì thế chúng ta hãy bắt đầu cho đi
có một chọn lựa mà chúng ta phải nắm bắt

Năm 2010, trên 75 nghệ sĩ Mỹ trong một tập hợp gọi là Artists for Haiti thu âm We Are the World 25 for Haiti thành một đĩa đơn từ thiện để cứu trợ cho nạn nhân cuộc động đất Haiti trong năm đó. Ca sĩ hát solo (theo thứ tự xuất hiện): Justin Bieber, Nicole Scherzinger, Jennifer Hudson, Jennifer Nettles, Josh Groban, Tony Bennett, Mary J. Blige, Michael Jackson (ghép phim cũ), Janet Jackson, Barbra Streisand, Miley Cyrus, Enrique Iglesias, Jamie Foxx, Wyclef Jean, Adam Levine, P!nk, BeBe Winans, Ashton Chawda.

Đến năm 2018, các nghệ sĩ thuộc lĩnh vực sân khấu với sự tham dự của một ca đoàn thiếu nhi cùng nhau thực hiện một phiên bản mới của We Are The World

* MV_We Are The World, USA for Africa, (official video), 1985:
https://www.youtube.com/watch?v=s3wNuru4U0I

hoặc, with singers’ names and lyrics:
   https://www.youtube.com/watch?v=I04FcfIVtcU

MV_We Are The World 25 for Haiti, Artists for Haiti, Official Video, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=Glny4jSciVI

+ MV, Broadway United, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=BdnteHS9bnY

We Shall Overcome – Pete Seeger

We Shall Overcome là ca khúc khởi phát từ một bài ca phúc âm do mục sư Charles Albert Tindley sáng tác và được xuất bản lần đầu vào năm 1900. Các ca sĩ Pete Seeger và Joan Baez giúp phổ biến rộng rãi ca khúc này khắp nơi.

Ca từ gồm những câu được lặp đi lặp lại: “We shall overcome” (Chúng ta sẽ vượt qua), “We’ll walk hand in hand” (Chúng ta sẽ đi tay trong tay), “We shall live in peace” (Chúng ta sẽ sống trong hòa bình).

Nguyễn Đức Quang (1944–2011) của Phong trào Du ca Việt Nam viết ca từ thành bài hát du ca có những câu như “Ta tin sẽ thắng trong trận này”, “Ta không biết đến lo hay sợ”.

Năm 1957, ca sĩ Pete Seeger hát We Shall Overcome cho nhà đấu tranh nhân quyền TS Martin Luther King Jr., và ông này nói mình cảm thấy xúc động mạnh. Dần dà We Shall Overcome trở thành ca khúc chủ đạo của Phong trào Nhân quyền (Civil Rights Movement) ở Mỹ.

Vào tháng 8 năm 1963, ca sĩ nhạc dân ca 23 tuổi Joan Baez dẫn đầu một đoàn gồm 300.000 người hát We Shall Overcome tại Đài Tưởng niệm Lincoln. Bà cũng hát ca khúc này ở nhiều nơi, kể cả ở Thành phố Prage năm 2009 và ở Nhà Trắng năm 2010 với sự hiện diện của gia đình Tổng thống Obama.

Năm 1989, trong những tuần lễ cuộc Cách mạng Nhung lên cao trào ở Tiệp Khắc, hàng trăm nghìn người hát We Shall Overcome bằng tiếng Anh và tiếng Tiệp.

Năm 2018, theo phán quyết của một tòa án, ca khúc này không được ai giữ bản quyền, trở thành một sở hữu của công chúng (public domain).

Bỏ qua hình ảnh không rõ nét như mong muốn, những bản trình diễn dưới đây đều đáng thưởng thức.

* Video âm thanh, Pete Seeger, với những hình ảnh về phân biệt chủng tộc:
   https://www.youtube.com/watch?v=4gmTxc2wGTI

Video trình diễn sống, Peter Yarrow, cách diễn đạt xuất sắc:
   https://www.youtube.com/watch?v=aX3IwWn-d9U

+ Video trình diễn sống, Morehouse College, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=Aor6-DkzBJ0

Video trình diễn sống, Ca đoàn Lao động Thành phố New York, trong chương trình sinh nhật thứ 90 của Pete Seeger, có sự tham dự của Pete Seeger, Joan Baez và những người khác, 2009:
   https://www.youtube.com/watch?v=jW2MRTqzJug

What a Wonderful World – Louis Armstrong

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
What a Wonderful World là bản pop ballad do George David Weiss và Bob Thiele cùng sáng tác, và Louis Armstrong thu âm năm 1967 như là đĩa đơn.

Các nhà phê bình âm nhạc cho rằng đây là một trong những bản pop đẹp nhất của nền âm nhạc Mỹ. What a Wonderful World đơn giản nói về những điều tốt đẹp quanh ta. Louis hát về việc nìn thấy những sự kiện làm cho ông mỉm cười, đồng thời cảm khái về những thay đổi theo thời gian khi thấy các em bé khóc, nhìn chúng lớn lên và biết chúng sẽ học được nhiều điều mà ông chưa từng biết.

Weiss cũng nhận cảm hứng qua khả năng của Armstrong trong việc mang những sắc dân đến gần với nhau hơn.

Ban đầu ca khúc không được đón nhận nhiều ở Mỹ, nhưng được xếp hàng đầu trong bảng xếp hạng ở Anh quốc.

Bản thu âm của Louis Armstrong được dùng trong cuốn phim Good Morning, Vietnam (1988) cho dù bối cảnh trong phim là vào năm1965, hai năm trước khi ca khúc được thu âm.

Lời dịch
Tôi thấy những cây xanh và những hoa hồng đỏ
Tôi thấy chúng khoe sắc như đang cười vui với ta
Và tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.

Tôi nhìn lên bầu trời xanh với mây trắng
Ngày sáng ơn phước, đêm tối thiêng liêng
Và tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.

Những sắc màu cầu vồng tuyệt đẹp trên bầu trời xanh
cũng rạng rỡ trên gương mặt của những người đi qua
Tôi thấy những người bạn bắt tay chào nhau
Họ nói “Tôi yêu bạn”.

Tôi thấy những em bé đang khóc, tôi nhìn chúng lớn khôn
Chúng sẽ học được nhiều hơn những gì ta từng biết
Và tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.

Vâng, tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.

* Video âm thanh, Louis Armstrong, với ca từ, 1967:
   https://www.youtube.com/watch?v=p-T6aaRV9HY

* Video âm thanh, Michael Buble, 2001:
https://www.youtube.com/watch?v=61zsUcnKAKs

* Video âm thanh, Little Voices, album “Little Voices Sing Classic Pop Songs”, với ca từ, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=vw3o6GQ2xe8

Video trình diễn sống, Ruti Olajugbagbe & Tom Jones, trong chương trình “The Voice UK”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=AZTSwqa0g3s

Where Have All the Flowers Gone? – The Brothers Four

Ca khúc Where Have All the Flowers Gone? (có nghĩa: “Những bông hoa đâu cả rồi?”) do Pete Seeger và Joe Hickerson sáng tác.  Seeger có cảm hứng cho ca khúc trong khi trên đường đến một buổi hòa nhạc. Lật các trang sổ tay, ông đọc thấy đoạn thơ:

Những bông hoa đâu?
các cô gái đã ngắt cả rồi
Các cô gái đâu?
họ đã đi theo chồng cả rồi
Các chàng trai đâu?
họ đã đi lính cả rồi.

Những dòng này là từ một bài dân ca Ukraina, được nhắc đến trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Mikhail Sholokhov. Seeger chỉnh đoạn lời để hợp với một giai điệu dân ca của người thợ rừng Drill, Ye Tarriers, Drill. Chỉ với 3 đoạn, ông thu âm một lần trong một liên khúc (medley) trong album “Rainbow Quest” (Đi tìm cầu vồng) và không còn nhớ đến nó nữa. Sau đó, Hickerson viết thêm đoạn 4 và 5.

Nhóm The Kingston Trio thu âm ca khúc vào năm 1961 và nhận quyền tác giả, nhưng họ rút lại tên mình khi Seeger yêu cầu. Nhóm Peter, Paul and Mary và ca sĩ hoạt động xã hội Joan Baez cũng thu âm lại ca khúc này, được thêm nhiều người yêu chuộng. Năm 1962, Marlene Dietrich hát bài này bằng tiếng Đức do Max Colpet dịch, mang tên Sag’ mir, wo die Blumen sind (Hãy nói với tôi, những bông hoa ở đâu?). Bà còn thu âm ca khúc này bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

* Video âm thanh, The Brothers Four, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=HyG28T8WcNM

* Video âm thanh, The Kingston Trio, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=bI3QVsW30j0

* Video âm thanh, Chris De Burgh, từ album “Footsteps”, 2008:
https://www.youtube.com/watch?v=AX5Tb010t4M

Who’ll Stop the Rain? – Creedence Clearwater Revival

Who’ll Stop the Rain? do John Fogerty sáng tác, và ban Creedence Clearwater Revival phát hành vào năm 1970.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
CCR – (từ trái): Tom Fogerty, Doug Clifford, Stu Cook, John Fogerty

Ca khúc Who’ll Stop the Rain? thuộc thể loại swamp rock (rock đầm lầy), loại rock thiên về nội tâm và vẻ đẹp thuần khiết của cuộc sống, chẳng hạn nói về mưa nhưng không chỉ đích thực là mưa. Ca khúc chủ yếu dùng hình tượng, đề cập chính trị một cách kín đáo nên dẫn đến nhiều suy luận. John Fogerty cho biết ông đã tham dự sự kiện âm nhạc Woodstock với tư tưởng chống chiến tranh Việt Nam, thấy trời đổ mưa và người nhảy trong cơn mưa ấy, lấm bùn và vẫn co ro nhảy với nhau dưới cơn mưa. John Fogerty đưa những hình ảnh này vào ca khúc, và từ đó Who’ll Stop the Rain được cho là ngầm có ý phản chiến.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022

Qua câu “Kế hoạch Năm năm và Kinh tế Mới được quấn trong xích vàng”, có suy luận về việc giới chính trị không cải thiện cuộc sống của người dân, vì những chương trình của họ không có hiệu quả.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Who’ll Stop the Rain? vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

* Video âm thanh, Creedence Clearwater Revival, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=JNrsJNtd_bc

MV, Passin’ Notes:
https://www.youtube.com/watch?v=z59eHNlrC4Q

Video trình diễn sống, Liên khúc Who’ll Stop the Rain, Have You Ever Seen the Rain & Proud Mary‏ Edinho Sta Cruz:
https://www.youtube.com/watch?v=Uud4IHZ2B_g

Words – Bee Gees

Words là một ca khúc của Bee Gees, do Barry, Robin & Maurice Gibb cùng viết. Sau khi ra mắt ca khúc đạt vị trí số 1 tại Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan.

Ca khúc được nhiều nghệ sĩ khác hát lại, trong đó có phiên bản hit của Rita Coolidge vào năm 1978 và của Boyzone năm 1996. Đây là đĩa đơn thứ năm của Boyzone, và là đĩa đơn đầu tiên của họ đứng đầu bảng xếp hạng ở Anh.

Đừng nhầm với Words của F. R. David năm 1982, cũng là một ca khúc nổi tiếng.

* Video âm thanh, Bee Gees, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=tccpGP80oik

+ * Video âm thanh, BoyZone, với ca từ, 1996:
   https://www.youtube.com/watch?v=1RxXaTl-1DQ

Yellow Bird (Choucoune) – The Brothers Four

Năm 1883 Oswald Durand viết một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của một phụ nữ Haiti có biệt danh Choucoune. Michel Mauléart Monton, một nghệ nhân piano có cha là người Mỹ và mẹ người Haiti, soạn ca khúc Choucoune (cũng có tên Ti Zwazo) bằng tiếng Creole của Haiti dựa theo bài thơ đó. Ca khúc này được trình bày lần đầu tiên cùng năm 1893, và được yêu thích rộng rãi, thường được trình diễn theo điệu calypso.

Alan và Marilyn Bergman viết lời tiếng Anh (nhưng nội dung không liên quan đến bài thơ gốc) thành ca khúc Yellow Bird¸ được phổ biến năm 1957. Một số ca sĩ thu âm Yellow Bird, riêng ban The Brothers Four có tên tuổi đặc biệt gắn liền với ca khúc này được trình diễn theo thể loại nhạc đồng quê.

* Video âm thanh, The Brothers Four:
https://www.youtube.com/watch?v=EYNYIw9R2R0

+ Video âm thanh, The Ventures instrumental:
https://www.youtube.com/watch?v=DdGl_zS4bio

+ Video âm thanh, Johnny Tillotson:
https://www.youtube.com/watch?v=y0d6jFSYEzo

* Video âm thanh, The Sapphires, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=M8kH85WllKY

Video trình diễn sống, Dano’s Island Sounds, 2016, theo điệu calypso:
   https://www.youtube.com/watch?v=c9Pn0k5g9hI

Yesterday – The Beatles

Ca khúc Yesterday được ghi là do Paul McCartney sáng tác cùng John Lennon, và được phát hành lần đầu tiên vào tháng 8/1965. Ca khúc này có hai điểm đặc biệt (1) McCartney là người duy nhất trong ban The Beatles trình bày, lần đầu tiên ban này có bản đơn ca; (2) ngoài guitar thùng còn có ban tứ tấu đệm nhạc, một trong số ít ca khúc pop được kết hợp với nhạc khí cổ điển. Vì lý do đó, Yesterday đặc biệt thu hút tầng lớp trung niên ngoài giới trẻ luôn trung thành với The Beatles.

Thật ra ca khúc này không phải về mối quan hệ tình cảm nam nữ. Paul McCartney viết ca khúc này dành cho bà mẹ, người đã mất khi anh còn nhỏ. Câu “Why she has to go” là nói đến người mẹ (Tại sao bà ấy ra đi). Vì thế, có nữ ca sĩ đổi ca từ thành “Why he has go to” khiến cho mất ý nghĩa ban đầu.

Trong cuộc trưng cầu ý kiến của đài BBC vào năm 1999, Yesterday được bình chọn là ca khúc hay nhất thế kỷ 20. Năm sau, MTV và tạp chí Rolling Stone cùng bình chọn Yesterday là ca khúc phổ thông hay nhất mọi thời đại. Broadcast Music Incorporated (BMI) ước tính ca khúc này được trình diễn trên 7 triệu lần trong thế kỷ 20.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Yesterday vào hạng 13 trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch đoạn đầu
Mới hôm qua
mọi khổ sở của tôi xem dường đi xa
Bây giờ thấy như vẫn thế
Ôi, tôi tin vào ngày hôm qua

Bỗng dưng
tôi không còn là tôi ngày nào
Có bóng đen phủ lên đời tôi
Ôi, ngày hôm qua bỗng trở về

Tại sao bà ấy ra đi, tôi không biết
bà không chịu nói
Tôi đã nói sai gì đó
bây giờ tôi luyến tiếc ngày hôm qua

+ * Audio video:
https://www.youtube.com/watch?v=jo505ZyaCbA

Video trình diễn sống, Savannah Outen & Snuffy Walden:
  https://www.youtube.com/watch?v=10BuHWwFKJA

* Video trình diễn sống, Connie Talbot:
   https://www.youtube.com/watch?v=sGSZA6mYo4c

+ Video trình diễn sống, Himesh Patel:
https://www.youtube.com/watch?v=Nnumx-LN-EQ

You Belong With Me – Taylor Swift

Một ngày, Taylor Swift đang ngồi với một người bạn nam, tình cờ nghe một anh chàng đang nói chuyện qua điện thoại với người yêu của anh. Cô nghe anh van nài một cách thiết tha: “Không, em yêu… Anh phải kết thúc cuộc gọi ở đây nhanh… Anh sẽ cố gọi lại cho em.. Dĩ nhiên là  anh yêu em.” Taylor Swift kể: “Cô gái la lối với chàng trai! Tôi thấy tội nghiệp cho anh ta.”

Swift thuật lại câu chuyện với người đồng sáng tác Liz Rose, và viết ra câu đầu tiên: “Anh đang nói qua điện thoại với bạn gái / Cô ấy đang bực bội / Cô ấy giận anh vì anh đã nói ra câu gì đó”. Ca khúc You Belong With Me (có nghĩa: “Đời anh gắn bó với em”)  ra đời từ hoàn cảnh như thế. Tính đến tháng 11/2017, ca khúc đã bán được 4,9 triệu bản chỉ riêng ở Mỹ.

MV, Taylor Swift, với ca từ & phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=LdKMfOkaP-A

* Video trình diễn sống, Taylor Swift, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=_MRZAM_CHck

Video trình diễn sống, Xia Vigor trong chương trình “Your Face Sounds Familiar Kids”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=-FQs_FkDOds

You Light Up My Life – Debby Boone

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Debby Boone

Ca khúc You Light Up My Life (có nghĩa: “Anh thắp sáng đời em”) do Joseph “Joe” Brooks sáng tác, và ca sĩ người Mỹ gốc Ukraina là Kasey Cisyk thu âm cho cuốn phim cùng tên năm 1977, qua đó đoạt Giải Oscar và Giải Golden Globe cho hạng mục Ca khúc gốc trong phim. Phiên bản làm lại được biết đến nhiều nhất do con gái của danh ca Pat Boone là Debby Boone trình bày.

Hai mươi năm sau Debby Boone, LeAnn Rimes phát hành bản You Light Up My Life như là đĩa đơn, được chứng nhận đĩa vàng.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp You Light Up My Life vào hạng 11 trong danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2018, dựa theo các bảng Hot 100 hằng tuần.

Lời dịch đoạn đầu
Đã bao đêm em ngồi bên khung cửa
chờ đợi ai đó hát khúc yêu thương
Bao giấc mơ em giữ kín trong lòng
một mình trong bóng tối, và bây giờ anh đến

Và anh thắp sáng đời em
Anh cho em hy vọng để tiến bước
Anh thắp sáng tháng ngày của em
và khỏa lấp đêm đen bằng tiếng hát

Video âm thanh, Debby Boone, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=j3ssmH8vjf4

* Video âm thanh, LeAnn Rimes, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=xJdIJB14cRY

Video trình diễn sống, JLS, trong chương trình “The X Factor”, 2008:
https://www.youtube.com/watch?v=npCwKyRujSo

You Must Love Me – Sir Andrew Lloyd Webber & Tim Rice

You Must Love Me (có nghĩa: “Chắc hẳn anh yêu em”) là ca khúc do Sir Andrew Lloyd Webber soạn nhạc và Tim Rice viết ca từ. Sau nhiều năm không làm việc với nhau do các dự án cá nhân, Webber và Rice quyết định cộng tác với nhau để tạo ra một ca khúc mới cho phim Evita, được chuyển thể năm 1997 từ vở nhạc kịch cùng tên của Andrew Lloyd Webber.

Mong ước của Webber và Rice là ca khúc sẽ nhận Giải Oscar cho hạng mục Ca khúc gốc hay nhất trong phim. Hai người cùng nhận được giải này, và hơn thế nữa: Giải Golden Globe (Quả cầu vàng), giải của Hiệp hội Online Film & Television, Giải Golden Satellite cho cùng hạng mục.

Theo Webber, nguồn cảm hứng chính của ca khúc được lấy từ những trạng thái cảm xúc của Perón vào thời điểm đó cũng như mối quan hệ của cô với chồng Juan Perón.

Lời dịch đoạn đầu
Chúng mình từ đây sẽ đi đâu?
Đây không phải là nơi dành cho chúng mình
Chúng mình có tất cả, anh tin nơi em
Và em cũng tin nơi anh

Không còn những gì là chắc chắn
Liệu chúng mình làm gì để nối tiếp giấc mơ?
Làm thế nào chúng mình nuôi dưỡng được đam mê
Như chúng mình đã từng làm?

* Video âm thanh, Madonna, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=2xsyUiVAccs

Video âm thanh, Lea Salonga:
https://www.youtube.com/watch?v=HeF-wVWzVEs

Video trình diễn sống, Madonna, Lisbon, 2008:
https://www.youtube.com/watch?v=0CzsqrgQXIw

You Needed Me – Anne Murray

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Anne Murray

Ca khúc You Needed Me (có nghĩa: “Anh cần em”) được sáng tác bởi Randy Goodrum, người miêu tả nôi dung là “tình yêu vô điều kiện không xứng đáng. Ca khúc được xếp hạng đầu ở Mỹ năm 1978 và giúp ca sĩ người Canada đoạt Giải Grammy Award. Năm 1999, ban Boyzone của Ireland thu âm lại ca khúc và chiếm hạng đầu ở Anh quốc.

Lời dịch đoạn đầu
Em rơi nước mắt, anh giúp lau khô
Em hoang mang, anh giúp em xóa muộn phiền

Em bán linh hồn mình, anh giành lại cho em
Anh vực em dậy, cho em phẩm giá
Bằng cách nào đó anh cần em

Anh cho em sức mạnh, để lại đứng một mình
Để đối mặt với thế giới, lại do bản thân mình.

* Bản thu âm, Anne Murray:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/you-needed-me-anne-murray.1npcdIg0HfUE.html

Video âm thanh, Shania Twain & Anne Murray song ca:
https://www.youtube.com/watch?v=D_QPfoex0kY

Video trình diễn sống, BoyZone, 2008:
https://www.youtube.com/watch?v=8iy4p4l9I50

You Raise Me Up – Josh Groban

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Josh Groban

Ca khúc You Raise Me Up (có nghĩa: “Người nâng con lên”) do bộ đôi ban nhạc Secret Garden sáng tác, với phần nhạc của Rolf Løvland còn phần lời của Brendan Graham. Khi được biểu diễn vào đầu năm 2002 bởi Secret Garden và ca sĩ khách mời Brian Kennedy, ca khúc không có mấy tiếng vang. Tuy nhiên sau đó ca khúc được trên một trăm nghệ sĩ thu âm trong đó có nhạc sĩ–ca sĩ người Mỹ Josh Groban (1981- ), người góp phần phổ biến ca khúc vào năm 2003; bản thu của anh trở thành hit ở Mỹ. Ban nhạc người Ireland Westlife giúp phổ biến ca khúc này tại Vương quốc Anh hai năm sau đó.

Trên thế giới, không có nhiều trường hợp một ca khúc nhạc pop lại được đưa vào danh sách những bài thánh ca. Từ lịch sử ban đầu của nhạc pop đến nay, có lẽ chỉ ca khúc You Raise Me Up là làm được điều đó.

Nội dung ca khúc bày tỏ lòng cảm kích khi được nâng đỡ và được hỗ trợ tinh thần. Đó có thể là người được tình nhân nâng đỡ, hoặc đứa con được cha mẹ nâng đỡ. Một số trẻ em cất tiếng ca nhằm bày tỏ tâm tình thứ hai đó.

Lời dịch
Khi tôi chán nản và tâm hồn rã rời
Khi gặp vấn nạn và con tim trĩu nặng
Rồi tôi bất động, im lặng đợi chờ
Đến khi người đến và ngồi bên tôi.

Người vực tôi dậy
Để tôi có thể đứng trên núi cao
Người vực tôi dậy, để đi qua biển động
Tôi mạnh mẽ, khi ở trên đôi vai người
Người vực tôi dậy, hơn là tôi có thể tự lực.

* MV, Josh Groban:
   https://www.youtube.com/watch?v=aJxrX42WcjQ

Video trình diễn sống, Helene Fischer, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=Cvw8I7R6H4s

* Video trình diễn sống, Jeffrey Li 13 tuổi, trong chương trình “America’s Got Talent”, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=1SUETL-TJNc

+ * Video trình diễn sống, Peter Hollens acapella, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=13_nXuJ6dX8

+ * Video trình diễn sống, Sissel Kyrkjebø, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=nOZKuRRnrg8

You’re Still the One – Shania Twain

You’re Still the One là ca khúc của ca sĩ Shania Twain (1965- ), người Canada, nằm trong album phòng thu thứ ba của cô, “Come On Over” (1997). Ca khúc được đồng viết lời với người chồng của cô lúc bấy giờ, Robert John “Mutt” Lange, người cùng lúc chịu trách nhiệm sản xuất.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Shania Twain

Đây là một bản country pop kết hợp với những yếu tố từ adult contemporary mang nội dung đề cập đến một cặp đôi hạnh phúc trong tình yêu và luôn luôn gắn kết lẫn nhau trước những sự hoài nghi và những điều không hay mọi người nói về họ, trong đó cô gái thể hiện quan điểm về mối quan hệ tồn tại bất chấp mọi thứ và tuyên bố rằng cả hai vẫn sẽ luôn yêu nhau, được xem như phản ứng của Twain trước những ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa cô và Lange sẽ không thể vững bền.

Kênh truyền hình có uy tín CMT xếp You’re Still the One vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại tính đến 2003.

Billboard ghi You’re Still the One vào danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến 2018.

Lời dịch đoạn đầu
Lần đầu nhìn anh, em thấy tình yêu
Lần đầu anh chạm đến em, em cảm nhận tình yêu
Và mãi đến sau này
Anh vẫn là người em yêu

Xem dường ta đã đạt được
Anh yêu, hãy xem ta đã đi được bao xa
Ta hẳn đã trải qua quãng đường xa
Ta biết ngày nào đó ta sẽ đến được đây

Họ nói dám chắc ta sẽ chẳng làm được đâu
Nhưng hãy xem ta vẫn trung kiên
Ta vẫn bên nhau, ngày một mạnh mẽ

* MV, Shania Twain (official music video), 1998:
   https://www.youtube.com/watch?v=KNZH-emehxA

Video âm thanh, Bailey Pelkman:
  https://www.youtube.com/watch?v=ZbnNr7eX-pc

+ Video âm thanh, Sam Woolf, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=CmSCUqb7GWI

+ * MV, The Petersens:
https://www.youtube.com/watch?v=Z-w66cEXD0w

You’ve Got a Friend – Carole King

You’ve Got a Friend do Carole King sáng tác năm 1971 và tự trình bày lần đầu tiên, cũng được James Taylor trình bày cùng năm. Ca khúc nhận giải Grammy cho cả Carole King (Ca khúc của Năm) và James Taylor (Ca sĩ Nhạc pop hay nhất). Sau đó nhiều nghệ sĩ cover lại, như Dusty Springfield, Michael Jackson, Anne Murray, và Donny Hathaway.

* Video âm thanh, Carole King, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=BcJbzuyp6VY

* Video âm thanh, James Taylor (official audio):
   https://www.youtube.com/watch?v=nKaWQxlTsRM

Video trình diễn sống, tuy hình ảnh mờ nhưng cần nghe Carole King, Celine Dion, Gloria Estefan và Shania Twain vốn hiếm khi hát cùng nhau:
   https://www.youtube.com/watch?v=58D4elqQqbg

Video trình diễn sống, Lady Gaga:
https://www.youtube.com/watch?v=cAJPS_IC-A0

Video trực tuyến, London City Voices Choir nhằm vận động cho Women’s Aid, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=g7U7iYxHw2Q

Your Song – Sir Elton John

Your Song được giới phê bình cho là một trong những bản tình ca hay nhất của nền âm nhạc Mỹ.

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Elton John

Giống như phần lớn các ca khúc khác của Sir Elton John (1947- ), ông viết phần nhạc của Your Song còn Bernie Taupin viết ca từ. Ca khúc nằm trong album thứ hai mang tên chính ông (1970).

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone ghi Your Song vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Lời dịch phần đầu
Cảm xúc trong lòng có chút gì đó khác lạ
Tôi không phải là người thích ẩn giấu
Tôi không có nhiều tiền nhưng tôi là một chàng trai
Tôi có thể mua một ngôi nhà lớn để chúng ta chung sống

Đáng lẽ tôi là thợ chạm, nhưng lại không được
Hoặc chỉ là người bào chế trong chuyến bán dạo (A)
Tôi biết đó là ít ỏi nhưng tôi có thể làm đến thế
Món quà của tôi là ca khúc chỉ dành cho em

Và em có thể nói với mọi người đây là cho em
Ca khúc chỉ đơn giản nhưng dù sao đã hoàn thành
Hy vọng em không phiền lòng
Hy vọng em không phiền khi tôi viết những lời này
Cuộc đời thật tuyệt vời khi có em trên thế gian

Chú thích:
(A): Ngày xưa có lang băm bào chế thuốc rồi mang đi bán dạo, vừa trình diễn các màn tạp kỹ vừa chào bán thuốc, tương tự như cách “bán thuốc Sơn Đông” ở Trung quốc và Việt Nam.

* Bản thu âm, Elton John, với ca từ:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/your-song-elton-john.MRdABwrRJf.html

Trích đoạn phim_Moulin Rouge (2001), Ewan McGregor:
https://www.youtube.com/watch?v=jkxj-FBEH1w

Video trình diễn sống, Ellie Goulding:
   https://www.youtube.com/watch?v=3j0zzwDRMj0

+ Video trình diễn sống, Lady Gaga (Official Audio):
https://www.youtube.com/watch?v=T8lWjQRhQXY

+ Live video, Brian Justin Crum, trong chương trình “America’s Got Talent Champions 4 AGT”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=TG-dv-4MwRk

Nhạc phim

A Fistful of Dollars – Ennio Morricone

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Ennio Morricone

Ennio Morricone (1928–2020) là nhạc sĩ, nhạc trưởng, chuyên gia phối khí và nghệ sĩ kèn trumpet người Ý. Ông nổi tiếng là tác giả của hơn 500 nhạc phim nhựa và phim truyền hình cũng như nhiều giai điệu nhạc cổ điển. Sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều thể loại âm nhạc, đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ đa năng, sản xuất nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc. Âm nhạc của Morricone từng được sử dụng trong hơn 60 phim điện ảnh giành giải thưởng quốc tế.

Năm 2007, Morricon được trao Giải Oscar Danh dự “cho những đóng góp lộng lẫy trên nhiều phương diện về cả nghệ thuật lẫn âm nhạc”.

Đặc biệt bốn cuốn phim về miền Viễn Tây có nhạc nền đặc sắc của Ennio Morricone, gồm có bộ 3 (trilogy): A Fistful of Dollars (1964), For a Few Dollars More (1965), The Good, the Bad & the Ugly (1966), và Once Upon a Time in the West (1968). Do những yêu cầu trong các giai điệu độc đáo của Ennio Morricone, các dàn nhạc phải vận dụng những nhạc khí lạ lùng mới có thể thể hiện hết những nét hay lạ.

Những giai điệu tuyệt vời trong các bài nhạc phim của Ennio Morricone được Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch trình bày một cách xuất sắc mà các bạn có thể nghe dưới đây và trong 3 bài giới thiệu kế tiếp.

* Video âm thanh, nhạc phim A Fistful of Dollars, 1964:
   https://www.youtube.com/watch?v=CpZjvbSC9_M

hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=oMMh2ibYhKw

* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch, nhạc trưởng Sarah Hicks, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=4niv522mbtM

+ * Video trình diễn sống, The Fantasy Orchestra & Gurt Lush Choir, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=H68WuPr0ZlQ

For a Few Dollars More – Ennio Morricone

For a Few Dollars More (1965) là phim cao bồi kiểu Ý nổi tiếng, một trong bộ ba (trilogy) của đạo diễn Sergio Leone. Phim được xếp hạng thứ 106 trong danh sách tháng 11/2018 liệt kê 250 phim hay nhất mọi thời đại của IMDb.

+ * Trích đoạn phim với nền nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=yyV_eb3p3Zw

+ Video trình diễn sống, Ars Cantus – Coro e Orchestra Sinfonici, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=_3lGa6nsdlQ

*  Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch, nhạc trưởng Sarah Hicks, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=DT1NJwEi6nw

The Good, the Bad and the Ugly – Ennio Morricone

The Good, the Bad and the Ugly (1966) có tên Việt “Thiện, Ác, Tà”, là phim cao bồi kiểu Ý nổi tiếng, một trong bộ ba (trilogy) của đạo diễn Sergio Leone.

Đây được xem như một trong những phim cao bồi hay nhất, được xếp hạng 8 trong danh sách tháng 11/2018 liệt kê 250 phim hay nhất mọi thời đại của IMDb.

Bài nhạc nền trở thành một trong những bài nhạc biểu tượng hay nhất trong lịch sử điện ảnh.

+ Trích đoạn phim với nền nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=h2PfrmCGFnk

* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng The Greatness of the Magnificence Fantasy & Dàn Hợp xướng Gurt Lush, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=XcWBAWhmeiQ

* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch, nhạc trưởng Sarah Hicks, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=enuOArEfqGo

Once Upon the Time in the West – Ennio Morricone

Bản nhạc nền của cuốn phim cowboy Once Upon a Time in the West (1968) do Ennio Morricone sáng tác.

* Video trình diễn sống, Cara O’Sullivan và RTÉ Concert Orchestra, 2010:
   https://www.youtube.com/watch?v=3KO4d5xNhqw

* Video trình diễn sống, Claudia Couwenbergh, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=vJJONpQiQZ4

* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch, Nhạc trưởng Sarah Hicks, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=efdswXXjnBA

+ * Video trình diễn sống, Katica Illényi & Győr Philharmonic Orchestra, Nhạc trưởng István Silló:
https://www.youtube.com/watch?v=lY7sXKGZl2w

Colonel Bogey March – F. J. Ricketts

Colonel Bogey March là một hành khúc phổ thông do Trung úy F. J. Ricketts (1881-1945) sáng tác vào năm 1914. Sau này, Ricketts trở thành nhạc trưởng của Ban nhạc Hải quân ở Plymouth. Bài nhạc trở thành nổi tiếng hơn sau khi được sử dụng trong phim The Bridge on the River Kwai (1957).

+ Video âm thanh, original:
https://www.youtube.com/watch?v=QuVYS4uw0as

+ Trích đoạn phim_The Bridge on the River Kwai:
https://www.youtube.com/watch?v=4k4NEAIk3PU

Video flashmob, Quân đội Anh, Cardiff, 2013:
   https://www.youtube.com/watch?v=M1GJtFULzyQ

* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Điện ảnh, album “La Mejor Música de Ciné”, Vol. 2, 2016:
   https://www.youtube.com/watch?v=yFaLgCLwg6g

Mission: Impossible

Không cần giới thiệu các tập phim chiếu rạp. Riêng phim bộ truyền hình, người Sài Gòn may mắn được xem vào cuối thập niên 1960s, do Quân đội Mỹ phát sóng truyền hình từ máy bay bay lòng vòng trên bầu trời, tuy không có phụ đề Việt ngữ hoặc lồng tiếng Việt nhưng vẫn là món ăn tinh thần hiếm hoi thời bấy giờ cho người Sài Gòn.

Video trình diễn sống, Flashmob, Sofia, Bulgari, 2012:
   https://www.youtube.com/watch?v=HTpJ__IywY0

* Video trình diễn sống, FSO Tour 2015 Oficial:
   https://www.youtube.com/watch?v=sPCrcHtwPtY

* Video trình diễn sống, The Marcin J Żebrowski Music School Orchestra, Częstochowa, Poland, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=aUq8oJ4T5eA

Somewhere in Time – John Barry

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
John Barry

John Barry (1933-2011) là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Anh cho nhạc nền phim. Ông soạn nhạc nền cho 11 phim James Bond trong khoảng thời gian 1963-1987, và cũng soạn nhạc nền cho hai phim đoạt giải Oscar và Grammy về nhạc phim: Dances with Wolves và Out of Africa, thêm một số phim nổi tiếng khác như Chaplin và Midnight Cowboy.

Bản thân cuốn phim Somewhere in Time (1980) bị những nhà phê bình điện ảnh nghiêm túc chê là thuộc loại câu nước mắt khán giả, nhưng bản nhạc nền thì tuyệt vời: âm điệu da diết, bồi hồi, gợi niềm thương nhớ theo đúng cốt truyện trong phim. John Barry phụ trách soạn nhạc và điều khiển dàn nhạc cho nhạc nền phim này.

* Video âm thanh, John Barry, hãy nhắm mắt mà lắng nghe bản hòa tấu gốc của nhạc phim:
https://www.youtube.com/watch?v=esrTfwBiOM0

* MV, Maksim cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=LQougIu5X60

* Video trình diễn sống, Kim Ji-yeon (violin), 2006:
https://www.youtube.com/watch?v=bcG7hauPu9Y

Star Wars – John Williams

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
John Williams

John Towner Williams (1932- ) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người Mỹ. Trong sự nghiệp kéo dài 6 thập niên, Williams soạn nhiều nhạc phim nổi tiếng nhất trong lịch sử, kể cả Ben-Hur, Jaws, E.T. the Extra-Terrestrial, Jurassic Park, các loạt phim Star Wars, Superman, Indiana Jones, 2 tập đầu trong loạt phim Jurassic Park, 3 tập đầu trong loạt phim Harry Potter…

John Williams đoạt 5 Giải Oscar, 4 Giải Golden Globe, 7 giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc và 22 Giải Grammy. Với 50 đề cử cho Giải Oscar, ông là người được đề cử nhiều thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau Walt Disney. Năm 2005, Viện phim Mỹ xướng tên tác phẩm của ông trong Star Wars (1977) là nhạc phim Mỹ vĩ đại nhất. John Williams trở thành nhà soạn nhạc đầu tiên trong lịch sử nhận giải Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ vào năm 2016.

Dàn nhạc Giao hưởng London trình bày phần lớn các bài nhạc trong bộ phim Star Wars, và tác giả John Williams được mời chỉ huy dàn nhạc này trong các buổi thu âm.

Nhạc nền bộ phim Star Wars của John Williams được đưa vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) của Quốc hội Hoa Kỳ vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.

* Video âm thanh_nhạc nền Throne Room & Finale, Dàn nhạc Giao hưởng London:
   https://www.youtube.com/watch?v=BjDaPOWdx6s

* Video âm thanh_nhạc nền The Imperial March, Dàn nhạc Giao hưởng London:
   https://www.youtube.com/watch?v=-bzWSJG93P8

* Video âm thanh_nhạc nền Episode IV: The Force Theme, Dàn nhạc Giao hưởng London:
   https://www.youtube.com/watch?v=HcZ9kQ1h-ZY

* Video trình diễn sống_nhạc nền chủ đạo, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Stanisław Moniuszko, Ba Lan, nhạc trưởng Andrzej Kucybała /Darth Vader, 2014:
   https://www.youtube.com/watch?v=bxhrgCyl6Og

Tây Du Ký (1986) – Hứa Kính Thỉnh

Bộ phim kinh điển Tây Du Ký (西遊記, 1986), tiếng Anh là Journey To the West, đã được chiếu đi chiếu lại trên TV hàng chục lần trong các thập kỷ qua, khiến cho nhiều người nhận ra ngay khi nghe nhạc nền của bộ phim này. Bài nhạc nền cho phim mang tên 大圣歌 (Đại Thánh Ca – Da Sheng Ge) do 许镜请 (Hứa Kính Thỉnh) sáng tác.

* Video trình diễn sống, nghệ sĩ Trung quốc độc tấu guitar:
   https://www.youtube.com/watch?v=ZjT66QqRoN8

* Video trình diễn sống, thiếu nữ Thiên Trúc múa minh họa “Quan Âm nghìn tay”:
   https://www.youtube.com/watch?v=yx0Wi3viH0M

The Deer Hunter – Stanley Myers

Thể loại nhạc cavatina là đoạn nhạc ngắn. Bản cavatina nổi tiếng nhất được nhà làm phim người Anh Stanley Myers soạn và được dùng làm nhạc chủ đề cho phim The Deer Hunter (1978).

* Bản thu âm, John Williams:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/the-deer-hunter-cavatina-john-williams.aIK2MpTmPE.html

Video âm thanh, Pat Halling:
https://www.youtube.com/watch?v=sA_qnNrVelc

* Video trình diễn sống, bộ đôi guitar CARisMA cùng Dàn nhạc Giao hưởng Malaysia, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=X7SvBtJuh3Y

The Godfather – Carmine Coppola

Không cần giới thiệu bộ 3 tập phim này. Hãy lắng nghe nhạc nền xuất sắc của bộ phim, thắng Giải Oscar cho tập II, và nhận đề cử Oscar cho tập III. Nhạc của hai tập này đều do Carmine Coppola sáng tác.

Video âm thanh, original:
https://www.youtube.com/watch?v=fpq2zXUjZu8

* Video trình diễn sống, Mandolina Ljubljana Orchestra, Slovenia, Nhạc trưởng Andrej Zupan:
   https://www.youtube.com/watch?v=ricTH-aGfy4

0:11 Godfather Waltz
2:36 Connie’s Wedding
4:23 Love Theme

*  Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch, Nhạc trưởng Sarah Hicks, 2018:
   https://www.youtube.com/watch?v=X-jdl9hcCeg

MV, 2CELLOS Luka Sulic & Stjepan Hauser, cùng Dàn nhạc Giao hưởng London:
https://www.youtube.com/watch?v=sbCOtg3JY3s

Một số ca khúc khác

Có một số ca khúc tôi yêu thích nhưng bây giờ ít khi tìm thấy phiên bản mới, có lẽ vì ca khúc không còn hợp với lòng yêu thích của số đông chăng? Cũng có ca khúc không phổ biến lắm nhưng tôi tìm thấy cách trình bày độc đáo. Lại có ca khúc một thời vang tiếng nhưng rồi dần dà chìm trong quên lãng vì lý do này hoặc lý do khác. Thế nên ở đây tôi giới thiệu ca khúc thuộc những trường hợp đó.

Dans le soleil et dans le vent – Nana Mouskouri

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
Nana Mouskouri

Ca khúc Dans le soleil et dans le vent (có nghĩa: “Trong nắng và trong gió”) hoặc Le vieux moulin (có nghĩa: “Cối xay gió cũ”) do nhạc sĩ người Pháp Michel Jourdan (1934- ) sáng tác cho Nana Mouskouri (1934- ), ra mắt năm 1969.

Ca từ diễn tả nỗi lòng của một cô gái khi người yêu là lính chiến ra đi. Anh bảo chừng nào những cánh của cối xay gió cũ còn quay, cô hãy tin anh sẽ sớm trở về. Rồi một buổi sáng, người bạn thân của anh mang về chiếc nhẫn của anh. Anh ấy không nói lời nào, nhưng cô hiểu. Và khi cô nhìn qua khung cửa sổ, cô thấy bỗng dưng cối xay gió ngừng quay.

Lời dịch đoạn đầu
Một chớm thu về
Bọn trẻ đi gặt
Và em cũng đã mang củi về

Anh, trong bộ quân phục
Cùng những người khác
Cách rất xa nơi đây
Anh đã ra đi, anh từng ca hát

Trong mặt trời và trong gió
Cánh cối xay gió cũ không ngừng quay
Quay trong thời gian dài
Như chúng mình từng bên nhau, tay trong tay.

Khi xa anh, cô có cảm tưởng như anh vẫn ru cô ngủ. Rồi một ngày, người bạn thân của anh ấy trở về, không nói lời nào, nhưng cô biết. Từ ngày đó, trong tim cô, dường như cánh cối xay gió cũ ngừng quay.

* Video âm thanh, Nana Mouskouri, với ca từ, 1969:
   https://www.youtube.com/watch?v=fiA2ZHeKxAc

hoặc album “British Concert”, 1972:
https://www.youtube.com/watch?v=UO1WY3kXkyk

+ Video âm thanh, Thanh Lan hát lời Pháp và lời Việt có tựa đề Trong nắng trong gió của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=5M6Oc27qRB0

Endless Love – Lionel Richie

Ca khúc Endless Love (có nghĩa: “Tình yêu bất tận”) do Lionel Richie dáng tác cho cuốn phim cùng tên (1981). Bản thu âm đầu tiên là màn song ca giữa Richie và nữ ca sĩ nhạc soul Diana Ross. Trong bản ballad này, cả hai bày tỏ tình yêu bất tận mà họ dành cho nhau. Tạp chí Billboard gọi đây là ca khúc song ca vĩ đại nhất mọi thời đại.

Billboard ghi Endless Love vào danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến 2018.

Lời dịch đoạn đầu
Hỡi tình yêu của anh
Đời anh chỉ có em
Người duy nhất sáng rực rỡ

Hỡi tình yêu đầu tiên của em
Anh là từng hơi thở của em
Anh là từng bước đi của em

Và anh
Anh muốn sẻ chia
Cùng em tất cả yêu thương
Không có ai khác

Video âm thanh, Lionel Richie & Diana Ross:
https://www.youtube.com/watch?v=SGwzcsEJZv8

Hello – Lionel Richie

Ca khúc Hello do Lionel Richie sáng tác và sản xuất năm 1983. Nguồn cảm hứng cho Hello được bắt đầu lúc Richie còn trẻ, khi ông gặp một cô gái xinh đẹp bước qua nhưng quá ngại ngùng nên không bắt chuyện với cô. Ca khúc là một bản R&B ballad kết hợp với soft rock, mang nội dung đề cập đến nỗi lòng của một chàng trai khi không thể thổ lộ tình cảm với một cô gái, khi anh bày tỏ sự lo lắng sẽ bị từ chối nếu như cô gái biết được tình cảm thật sự của bản thân đối với cô.

Hello đứng đầu các bảng xếp hạng ở Bỉ, Canada, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Úc, và lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, còn vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Áo, Đức và Na Uy. Tại Hoa Kỳ, ca khúc đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong hai tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân thứ tư của Richie và cũng là đĩa đơn thứ bảy liên tiếp của nam ca sĩ vươn đến top 10 tại đây.

Hello được xem là ca khúc biểu trưng cho sự nghiệp (signature song) của Lionel Richie.

Lời dịch đoạn đầu
Anh từng một mình với em trong tâm tưởng anh
Và trong những giấc mơ anh hôn bờ môi em hàng ngàn lần
Đôi khi anh thấy em bước ra khỏi đời anh
Chào em! Anh có phải là người em đang kiếm tìm?

Anh có thể thấy điều đó trong đôi mắt em
Anh có thể thấy điều đó trong nụ cười của em
Em là tất cả anh từng mong ước, và vòng tay anh rộng mở
Bởi em biết cần nói gì
Và em biết cần làm gì
Và anh rất muốn nói với em, anh yêu em.

* Video âm thanh, Lionel Richie, với ca từ:
   https://www.youtube.com/watch?v=UBYnT8JY7sE

+ *Video trình diễn sống, Boyce Avenue:
https://www.youtube.com/watch?v=g9Tu9cvFnzI

+ Video trình diễn sống, Dennis Kroon, trong chương trình “The Voice of Holland”, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=zc4QEH6mVzQ

Holiday – Bee Gees

Holiday là ca khúc do hai anh em Barry Gibb và Robin Gibb sáng tác, và nhóm Bee Gees phát hành năm 1967.

Lời dịch trích đoạn
Ôi em là kỳ nghỉ, quả là một kỳ nghỉ
Ôi em là kỳ nghỉ, quả là một kỳ nghỉ

Tôi nghĩ đó là điều đáng giá
nếu con rối có thể khiến em cười
Bằng không em sẽ ném đi
như ném những viên đá, ném những viên đá

Ôi đó là trò chơi vui
Đừng tin trò nào cũng thế
Không thể nghĩ đến điều tôi vừa nói
Hãy đặt gối mềm lên đầu tôi

Triệu con mắt cũng nhìn thấu
vậy mà tôi đui mù
Khi tôi biến thành kẻ khác
không tử tế, không tử tế.

Video trình diễn sống, Bee Gees, với ca từ, 1967:
   https://www.youtube.com/watch?v=_hQ1HQh9_JM

I’ll Get Over You – Crystal Gayle

Ca khúc I’ll Get Over You do Richard Leigh sáng tác, và ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Crystal Gayle phát hành năm 1976. Đây là ca khúc nổi tiếng nhất của Crystal Gayle.

Billboard ghi I’ll Get Over You vào danh sách 100 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất mọi thời đại.

Video âm thanh, Crystal Gayle:
https://www.youtube.com/watch?v=8TG43_QcowE

If You Love Me, Let Me Know – Olivia Newton-John

If You Love Me, Let Me Know là ca khúc do ca sĩ Olivia Newton-John phát hành năm 1974.

Lời dịch đoạn đầu
Anh đến, em hạnh phúc trong ánh sáng của anh
Mỗi ngày trôi qua, em càng yêu anh thêm
Chẳng bao lâu em xây dựng đắp thế giới của em quanh anh
Và em mong anh yêu em nhiều để ở lại

Nếu anh yêu em, hãy cho em biết
Nếu anh không yêu, hãy để em đi
Em không thể chịu đựng thêm một phút
của một ngày không có anh
Nếu anh yêu em, hãy thể hiện
Nếu anh không yêu, hãy để em tự do
Hãy tháo xiềng xích đã ràng buộc em với anh

Video âm thanh, Olivia Newton-John:
https://www.youtube.com/watch?v=dkMkHpKpLkM

Jailhouse Rock – Elvis Presley

Jailhouse Rock, do Jerry Leiber và Mike Stoller sáng tác, là ca khúc vào hàng “hit” đầu tiên của Elvis Presley sau khi phát hành năm 1957. Ca khúc được trình bày trong cuốn phim cùng tên. Ca khúc kêu gọi “Chúng ta hãy cũng nhảy rock… Cai tù mở party trong trại giam, ban nhạc phạm nhân bắt đầu gào thét…”

Một cuộc bình chọn những ca khúc hay nhất đời ông hoàng nhạc rock ‘n’ roll này đã được tổ chức Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất, năm 2007. Kết quả là vị trí đầu bảng thuộc về Suspicious Minds, Jailhouse Rock giữ vị trí số hai, còn Always on My Mind ở vị trí thứ ba.

Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp Jailhouse Rock vào danh sách 100 ca khúc hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.

Tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp Jailhouse Rock vào danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại tính đến năm 2016.

Hai video dưới đây có hình ảnh mờ nhưng đáng thưởng thức để ta sống lại không khí thời xưa.

Trích đoạn phim_Jailhouse Rock (1957):
https://www.youtube.com/watch?v=HZJTgYzf9FE

Trích đoạn phim_ The Blues Brothers (1980):
https://www.youtube.com/watch?v=hjLruk4uZzQ

Just Pretend – Elvis Presley

Ca khúc Just Pretend do  Guy Fletcher và Doug Flett đồng sáng tác, và Elvis Presley thu âm năm 1970. Ca từ nghe trái khoáy: chàng trai thấy mình có lỗi vì đã đi, hứa sẽ trở lại, và nói hai người chỉ việc giả vờ anh đã không đi, giả vờ anh còn ở bên cô, quả là nực cười bởi vì anh không nhớ mình đã nói gì và tại sao cô khóc…

Lời dịch đoạn đầu
Chỉ giả vờ anh đang ôm em
Và thầm thì những lời ngọt ngào
Rồi nghĩ đến anh, chúng mình sẽ ra sao
Chỉ giả vờ anh không ra đi

Khi anh bước đi, anh nghe em nói
“Nếu anh cần em, anh biết phải làm gì”
Lúc ấy anh biết, anh sẽ trở về
Chỉ giả vờ anh ở ngay đây bên em

* Video âm thanh, Elvis Presley cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia, Anh quốc [Official Audio]:
https://www.youtube.com/watch?v=mVJuwO2vmjQ

Video trình diễn sống, Elvis Presley thời sinh tiền  & Helene Fischer, với ca từ, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=7zGQn-GZJ8s

La Violetera – Sara Montiel

Ca khúc La Violetera do nhà sáng tác nổi tiếng José Padilla (1889-1960) soạn nhạc, ca sĩ người Tây Ban Nha Eduardo Montesinos (1868-1930) viết lời và phổ biến năm 1914. Trong tiếng Tây Ban Nha, “violetera” có nghĩa là phụ nữ bán hoa tử linh lan (violet) trên đường phố. Ca khúc thuộc thể loại copla (ca khúc phổ thông có lời hát như thơ) được viết theo điệu habanera nhưng cũng được trình diễn theo điệu tango.

Phiên bản của ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh người Tây Ban Nha Sara Montiel, tên thật María Antonia Abad Fernández (1928-2013), rất được yêu thích. Trong cuốn phim do sự hợp tác giữa Ý và Tây Ban Nha La Violetera (1958), Sara Montiel trình bày ca khúc này, qua đó giúp ca khúc thật sự nổi tiếng quốc tế.

Ca khúc La Violetera cũng được sử dụng trong một số phim, đặc biệt là City Lights (1931) với Charles Chaplin, Scent of a Woman (1992) với Al Pacino, In the mood for love (2000) với Maggie Cheung (Trương Mạn Ngọc) và Tony Leung (Lương Triều Vỹ).

Video trình diễn sống, Sara Montiel, 1958:
https://www.youtube.com/watch?v=tZ86uNHzePY&t=43s

Video âm thanh, Michel Villard và dàn nhạc của ông hòa tấu:
https://www.youtube.com/watch?v=JVieXBTm10k&t=57s

Massachusetts – Bee Gees

Massachusetts do ba anh em nhà Gibb – Barry, Robin và Maurice – đồng sáng tác và phát hành năm 1967. Lần đầu tiên trong nhóm Bee Gees, Robin Gibb giữ vai trò giọng ca chính, và ông cũng thường trình diễn đơn ca bài Massachusetts trong các buổi concert của Bee Gees. Nhóm The Seekers trình diễn Massachusetts để tưởng niệm Maurice sau khi ông này qua đời năm 2003, rồi cũng thu âm để phát hành.

Massachusetts trở thành ca khúc đầu tiên của nhóm Bee Gees đạt thứ hạng đầu ở Anh quốc, và ở 12 nước khác. Đây cũng là một trong những ca khúc đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại, cuối cùng đạt doanh số trên 5 triệu bản trên toàn thế giới.

Có diễn dịch cho rằng ca khúc có nội dung gì đó kỳ quái (surreal), như muốn đi ngược lại phong trào chống chiến tranh. Tiếng lóng gọi phong trào này là “flower power” bởi vì người tham gia khi biểu tình thường cắm hoa vào nòng súng của các binh sĩ.

Lời dịch đoạn đầu
Ta cảm thấy như trở về Massachusetts
Có cái gì đó bảo ta phải về nhà
Và mọi ngọn đèn vụt tắt ở Massachusetts
Ngày ta đã bỏ lại nàng bơ vơ

Cố đi nhờ xe đến San Francisco
Phải làm những gì ta muốn làm
Và mọi ngọn đèn vụt tắt ở Massachusetts
Đưa ta trở về bên em.

Video trình diễn sống, Bee Gees, âm thanh CD, 1967:
https://www.youtube.com/watch?v=WhGbWCH6IPE

Video trình diễn sống, Bee Gees, trong chương trình “For All Tour Live in Australia 1989”:
https://www.youtube.com/watch?v=FuoWykVNwyI

Oh! Carol – Neil Sedaka

Oh! Carol là ca khúc quốc tế do Neil Sedaka và Howard Greenfield đồng sáng tác, và Neil Sedaka thu âm năm 1958. Đây là ca khúc đầu tiên của Sedaka giành đứng đầu bảng xếp hạng ở Ý. Ca khúc được chú ý khi Sedaka đọc thay vì hát phần điệp khúc trong lần hát thứ hai.

Sedaka là bạn học của Carol Klein (sau này là nhà soạn nhạc mang tên Carole King) từ thuở còn học bậc trung học, nên anh mang tên cô vào ca khúc.

Oh! Carol của Neil Sedaka cùng với Diana của Paul Anka là hai ca khúc khuấy động người yêu nhạc ở miền Nam Việt Nam trong thập kỷ 1960s.

Lời dịch đoạn đầu
Ôi Carol, anh chỉ là kẻ ngốc
Anh yêu em, dù em tàn nhẫn với anh
Em làm anh tổn thương, khiến anh phải than thở
Nhưng nếu em rời xa, anh chắc không sống nổi.

+ * Video âm thanh, Neil Sedaka, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=q1RtlMpYOeE

Only Love – Nana Mouskouri

Ca khúc Only Love do Vladimir Cosma soạn nhạc và N. Gimbel viết lời cho bộ phim truyền hình Mistral’s daughter (1984). Ca khúc trở thành một bản hit từ năm 1985 với giọng hát của Nana Mouskouri. Có một số phiên bản tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý…

Đừng nhầm với ca khúc cùng tên của Westlife bắt đầu bằng câu “Two a.m. và the rain is falling”.

* Video âm thanh_Only Love, Nana Mouskouri:
   https://www.youtube.com/watch?v=vWGoNk6HNm0

+ Video trình diễn sống_Kjærlighet, Sissel Kyrkjebø, 2001:
https://www.youtube.com/watch?v=tBya5VR7dIc

Say You, Say Me – Lionel Richie

Ca khúc Say You, Say Me do ca sĩ người Mỹ Lionel Richie sáng tác và sử dụng cho cuốn phim White Nights (1985). Đây là một bản R&B ballad xen kẽ với những âm hưởng từ soft rock ở giữa ca khúc, mang nội dung đề cập đến sự tin tưởng giữa một người đàn ông và một người phụ nữ trong tình yêu.

Ca khúc mang lại Giải Golden Globe và Giải Oscar cho hạng mục Ca khúc gốc của phim. Say You, Say Me đứng đầu các bảng xếp hạng ở Canada, Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ, và lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Bỉ, Hà Lan Ireland, Úc và Ý.

Billboard xếp Say You, Say Me vào danh sách 100 ca khúc hot hay nhất mọi thời đại.

* Video âm thanh, Lionel Richie, với ca từ, 1985:
   https://www.youtube.com/watch?v=lCP5rawjPKA

+ * Live trình diễn sống, Lionel Richie, trong chương trình “Festival de Viña”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=JlZ399FOywQ

Sha-La-La-La-La – Vengaboys

Sha-La-La-La-La là một ca khúc của nhóm nhạc Đan Mạch Walkers được phát hành năm 1973 bởi Philips Records, và đạt vị trí thứ hai ở Đan Mạch. Ca khúc được hát lại bởi một số nghệ sĩ, trong đó nổi bật nhất là bản hát lại của nhóm nhạc Eurodance Hà Lan Vengaboys năm 2000, gặt hái thành công vượt trội về mặt thương mại, và là thành công cao nhất của nhóm này.

+ Video âm thanh, Dreamhouse, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=-J8watQBSc0

Video trình diễn sống, Vengaboys:
   https://www.youtube.com/watch?v=Obi4iELWJ3Y

Kết luận

Người tổng hợp nhận thấy đại đa số những ca khúc được giới thiệu ra mắt trước năm 2000, và phần lớn ra mắt trong những thập niên 1960s đến 1980s. Chẳng lẽ tôi là người cổ hủ, không thưởng thức được những ca khúc sau này hay sao? Tôi có thể thưởng thức một vài – nhưng không nhiều – ca khúc sau năm 2000.

Trong tháng 6/2019, người tổng hợp tìm hiểu sự đánh giá đối với những ca khúc của bốn thần tượng đương đại: Beyoncé, Brittney Spears, Lady Gaga và Taylor Swift, với kết quả dưới đây:

  • Danh sách của tạp chí Rolling Stone: 500 ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại (tính đến 2016) theo MusicBrain: không có ca khúc nào của Beyoncé, Brittney Spears, Lady Gaga và Taylor Swift;
  • Danh sách của tạp chí Billboard: 100 ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại: không có ca khúc nào của Beyoncé, Brittney Spears, Lady Gaga và Taylor Swift;
  • Danh sách của trang mạng Top40Weekly.com: 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại: có 1 ca khúc của Brittney Spears, không có ca khúc nào của Beyoncé, Lady Gaga và Taylor Swift.

Người sáng tác hoặc người trình diễn có thể được xem là vĩ đại, nhưng tác phẩm của họ thì chưa. Cần thêm thời gian mới chứng tỏ được ca khúc nào khác có thể được xem là vượt thời gian.

Có lúc tôi nghe câu nói: “Bài hát đó sau này ai hát nữa?” Vì thế, tôi tìm kiếm và ghi lại những năm ca khúc được hát lại (không phải những năm ca khúc được post lên mạng). Hóa ra có nhiều người hát nữa đấy!

Mặt khác, những bảng xếp hạng của The Rolling Stone hoặc Billboard cho cái nhìn giới hạn trong nền âm nhạc Mỹ, cùng lắm là vươn qua Canada và Anh quốc. Phần lớn lại dựa vào doanh số. Bài tổng hợp này mở rộng thêm một chút để bạn có thể nhìn qua những nền âm nhạc khác – tuy một chút thôi – của Brazil, Cuba, Do Thái, Haiti, Hàn (nói chung cả Nam và Bắc), Indonesia, Mexico, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Peru, Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan, Ý… Chẳng hạn bài dân ca Pokarekare Ana của New Zealand chẳng có thành tích đạt doanh số nhưng lại có giai điệu tuyệt vời qua những cách trình diễn khác nhau.

Nguồn tham khảo

Anh Trâm (2013). ‘Moon River’, dòng sông trăng lặng lẽ chảy qua. https://vnexpress.net/giai-tri/moon-river-dong-song-trang-lang-le-chay-qua-2876718.html

Associated Press staff (2003). CMT picks 100 greatest country music songs. http://www.freerepublic.com/focus/f-chat/923738/posts

Billboard. Greatest of All Time Hot 100 Singles. https://www.billboard.com/charts/greatest-hot-100-singles

Deignan, T. (2018). The real story behind Danny Boy, the beloved Irish ballad. https://www.irishcentral.com/culture/entertainment/danny-boy-beloved-irish-ballad

Duy An (2016). ‘Rivers of Babylon’ đưa Boney M lên đỉnh cao. https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/rivers-of-babylon-dua-boney-m-len-dinh-cao-n20160824063427556.htm

Hà My (2017). Ca khúc ‘Time To Say Goodbye’: Khởi đầu từ một kết thúc. https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/ca-khuc-time-to-say-goodbye-khoi-dau-tu-mot-ket-thuc-n20171103085604530.htm

Hà My (2018). Ca khúc ‘The House of the Rising Sun’: Bóng tối ở ‘ánh bình minh’. https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/ca-khuc-the-house-of-the-rising-sun-bong-toi-o-anh-binh-minh-n20181027064120055.htm

Hạ Huyền (2015). Huyền thoại Ben E. King và ‘Stand By Me’: Chỉ cần một bài hát là bất tử. https://thethaovanhoa.vn/video/giai-tri/huyen-thoai-ben-e-king-va-stand-by-me-chi-can-mot-bai-hat-la-bat-tu-n20150505083501226.htm

Hoàng Lâm (2018a). Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp ‘Both Sides, Now’ – một trong 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại. https://www.dkn.tv/nghe-thuat/nghe-lai-ban-goc-tuyet-dep-both-sides-now-mot-trong-500-ca-khuc-hay-nhat-moi-thoi-dai.html

Hoàng Lâm (2018b). Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: ‘Giàn thiên lý đã xa’ – những điều đơn giản nhưng mãi mãi lưu hương… https://www.dkn.tv/nghe-thuat/thuong-thuc-ban-goc-tuyet-dep-gian-thien-ly-da-xa-nhung-dieu-don-gian-nhung-mai-mai-luu-huong.html

Hoàng Lâm (2018c). Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Nhạc khúc ‘Unchained Melody’ – bản tình ca bất tử rung động trái tim hàng triệu người. https://www.dkn.tv/nghe-thuat/nghe-lai-ban-goc-tuyet-dep-nhac-khuc-unchained-melody-ban-tinh-ca-bat-tu-rung-dong-trai-tim-hang-trieu-nguoi.html

Hoàng Lâm – Hà Phương (2019). Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: “Đừng rời xa anh” – Người yêu nếu ra đi, xin hãy mang theo cả mây trắng trong veo. https://www.dkn.tv/nghe-thuat/nghe-lai-ban-goc-tuyet-dep-nguoi-yeu-neu-ra-di-xin-hay-mang-di-theo-ca-may-trang-trong-veo.html

Lydia Hutchinson (2015). From a Distance. http://performingsongwriter.com/from-a-distance/

MusicBrain. The Rolling Stone Magazine’s 500 Greatest Songs of All Time (as at 2016-06-10). https://musicbrainz.org/series/b3484a66-a4de-444d-93d3-c99a73656905

Minh Anh (2015). Quizás, Quizás, Quizás: Chất bolero nồng nàn đến từ hòn đảo Cuba. http://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/quizas-quizas-quizas-chat-bolero-nong-nan-den-tu-hon-dao-cuba-7996.html

MusicBrain. The Rolling Stone Magazine’s 500 Greatest Songs of All Time (as at 2016-06-10). https://musicbrainz.org/series/b3484a66-a4de-444d-93d3-c99a73656905

Nguyên Minh (2013). ‘First of May’ và tháng 5 đầy ắp hoài niệm. https://vnexpress.net/giai-tri/first-of-may-va-thang-5-day-ap-hoai-niem-2741075.html

Nguyên Minh (2017a). ‘Donna Donna’ – Bài hát không tuổi. https://thethaovanhoa.vn/video/van-hoa/donna-donna-bai-hat-khong-tuoi-n20170310075000754.htm

Nguyên Minh (2017b). ‘Save The Last Dance For Me’: Điệu vũ của một tình yêu đã mất. https://thethaovanhoa.vn/video/van-hoa-giai-tri/save-the-last-dance-for-me-dieu-vu-cua-mot-tinh-yeu-da-mat-n20170317074539592.htm

Nguyễn Phương Văn (2016). Bài hát ‘Blowin’ in the Wind’ đã giúp Bob Dylan nhận giải Nobel văn chương 2016. http://cep.com.vn/bai-hat-blowin-in-the-wind-da-giup-bob-dylan-nhan-giai-nobel-van-chuong-2016-4150.html

Nha Đam (2015). ‘Hotel California’, những huyền thoại kỳ quái về một ca khúc vĩ đại. https://thethaovanhoa.vn/video/giai-tri/hotel-california-nhung-huyen-thoai-ky-quai-ve-mot-ca-khuc-vi-dai-n20150929083909815.htm

Phước Nguyên (2013). Âm nhạc: Rivers of Babylon. https://www.thuvientinlanh.org/bm_riversofbabylon/

Rolling Stone (2014). 100 Greatest Country Songs of All Time. https://www.rollingstone.com/music/music-lists/100-greatest-country-songs-of-all-time-11200/99-harry-choates-jole-blon-1946-214113/

Sơn Thủy (2018). ‘Big Big World’ – bản hit duy nhất của Emilia Rydberg suốt 20 năm. https://vnexpress.net/giai-tri/big-big-world-ban-hit-duy-nhat-cua-emilia-rydberg-suot-20-nam-3838256.html

Top40Weekly.com. Top 100 Songs of All Time. https://top40weekly.com/top-100-songs-of-all-time/

Trần Đình Hoành (2010). All I ask of you – Bóng ma trong nhà hát. https://dotchuoinon.com/2010/02/19/all-i-ask-of-you-bong-ma-trong-nha-hat/

Trần Lê (2010). “Les Feuilles Mortes” – Tuyệt phẩm của sự trớ trêu cuộc đời. http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/Les-Feuilles-Mortes-TUYET-PHAM-CUA-SU-TRO-TREU-CUOC-DOI-3068.html

Trần Lê Túy-Phượng (2016a). Tân nhạc VN – Nhạc ngoại quốc lời Việt – Nhạc Pháp xưa – “Lời chia xa” (“Capri c’est fini”) – Hervé Vilard, Marcel Hurten, Khắc Dũng. https://dotchuoinon.com/2016/10/05/tan-nhac-vn-nhac-ngoai-quoc-loi-viet-nhac-phap-xua-loi-chia-xa-capri-cest-fini-herve-vilard-marcel-hurten-khac-dung/

Trần Lê Túy-Phượng (2016b). Tân nhạc VN – Nhạc ngoại quốc lời Việt – Thời kỳ hiện đại – “Những chiếc lá úa” (Les feuilles mortes) – Jacques Prévert & Joseph Kosma. https://dotchuoinon.com/2016/07/15/tan-nhac-vn-nhac-ngoai-quoc-loi-viet-thoi-ky-hien-dai-nhung-chiec-la-ua-les-feuilles-mortes-jacques-prevert-joseph-kosma/

Tuấn Lương (2014). 8 điều thú vị về ca khúc ‘Billie Jean’ của Michael Jackson. https://baomoi.com/8-dieu-thu-vi-ve-ca-khuc-billie-jean-cua-michael-jackson/c/13946351.epi

Tuấn Lương (2015). Bí mật phía sau ca khúc ‘We are the World’ vừa tròn 30 tuổi. https://news.zing.vn/bi-mat-phia-sau-ca-khuc-we-are-the-world-vua-tron-30-tuoi-post507730.html

* * *

Ghi chú: Bài này vẫn còn mở, sẽ được cập nhật khi có thêm thông tin.

Tổng hợp: Diệp Minh Tâm – cập nhật tháng 10/2020

10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022

Trình duyệt đĩa đệm Roger Whittaker

  • Trước
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • 10 bài hát roger whittaker hàng đầu năm 2022
  • tiếp theo

Những bản hit lớn nhất của thông tin album Roger Whittaker

Ngày phát hành

1999

Khoảng thời gian

01:02:52

Thể loại

Giọng hát pop/rock

Phong cách

Người lớn đương đại am pop pop pop

Gửi sửa chữa

Tâm trạng album

Nhẹ nhàng thân mật biết chữ phản xạ đáng tin cậy/ngon lành/ngon lành Intimate Literate Reflective Amiable/Good-Natured Laid-Back/Mellow Autumnal Earnest Bittersweet

Chủ đề album

Phản ánh chiều chủ nhật Reflection

Roger Whittaker nổi tiếng với bài hát nào?

Anh ấy được biết đến rộng rãi với phiên bản "Gió dưới đôi cánh của tôi" (1982), cũng như các tác phẩm của riêng anh ấy "Durham Town (The Leavin ')" (1969) và "Tôi không tin vào nếu nữa" (1970).Wind Beneath My Wings" (1982), as well as his own compositions "Durham Town (The Leavin')" (1969) and "I Don't Believe in If Anymore" (1970).

Roger Whittaker có viết bài nào không?

Tuy nhiên, trong những ngày đầu giảng dạy ở Đông Phi, Roger đã tiếp tục hát và giải trí trong các câu lạc bộ địa phương, và bây giờ anh đã bắt đầu viết các bài hát của riêng mình.he had by now started to write his own songs.

Khi nào Roger Whittaker ghi lại lời chia tay cuối cùng?

Lần chia tay cuối cùng.