14 7 âm là ngày gì năm 2024

Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn hoặc “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Nguồn gốc của tháng cô hồn theo dân gian là gắn liền với văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc.

Câu chuyện vẫn được lưu truyền đến ngày nay là vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch.

Dù vậy, nhiều chuyên gia khẳng định, nguồn gốc của tháng cô hồn không hẳn là bắt nguồn từ Trung Quốc. Các nền văn hóa ở khác như Ấn Độ, Campuchia hay Nhật Bản đều có chung niềm tin về tháng 7 âm lịch, và những truyền thống này có thể xuất hiện trước cả đạo Phật. Một truyền thuyết dân gian kể rằng, vua Yama (người cai trị địa ngục) mở cổng địa ngục và cho phép một số hồn ma đến hưởng lễ cúng tế ở trần thế.

Tờ YahooLife giải nghĩa, tháng cô hồn là sự kết hợp văn hóa từ Đạo giáo và Phật giáo. Ở các nơi với tín ngưỡng khác nhau, người dân cũng có những tập tục, cách thờ cúng khác biệt.

Trong khi quan điểm của Đạo giáo tập trung vào việc xoa dịu các linh hồn lang thang thì với văn hóa Phật giáo, người dân nghiêng về bày tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ tổ tiên.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau. Thông thường, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16 tháng 7 âm lịch, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối.

Dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, âm khí dưới đất bốc mạnh lên cao và tự suy luận rằng đó là vong hồn người đã khuất. Do vậy mà dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra ngoài.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7 âm lịch.

Tí (23:00-0:59) ; Dần (3:00-4:59) ; Mão (5:00-6:59) ; Ngọ (11:00-12:59) ; Mùi (13:00-14:59) ; Dậu (17:00-18:59)

Giờ Hắc Đạo

Sửu (1:00-2:59) ; Thìn (7:00-8:59) ; Tỵ (9:00-10:59) ; Thân (15:00-16:59) ; Tuất (19:00-20:59) ; Hợi (21:00-22:59)

Các Ngày Kỵ

Phạm phải ngày : Tam nương : xấu, ngày này kỵ tiến hành các việc khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất (3,7,13,18,22,27) Trùng phục : Kỵ Chôn cất, cưới xin, vợ chồng xuất hành,xây nhà ,xây mồ mả

Ngũ Hành

Ngày : quý dậu

tức Chi sinh Can (Kim sinh Thủy), ngày này là ngày cát (nghĩa nhật). Nạp m: Ngày Kiếm phong Kim kị các tuổi: Đinh Mão và Tân Mão. Ngày này thuộc hành Kim khắc với hành Mộc, ngoại trừ các tuổi: Kỷ Hợi vì Kim khắc mà được lợi. Ngày Dậu lục hợp với Thìn, tam hợp với Sửu và Tỵ thành Kim cục. | Xung Mão, hình Dậu, hại Tuất, phá Tý, tuyệt Dần.

Bành Tổ Bách Kị Nhật

- Quý : “Bất từ tụng lí nhược địch cường” - Không nên tiến hành các việc liên quan đến kiện tụng, ta lý yếu địch lý mạnh

- Dậu : “Bất hội khách tân chủ hữu thương” - Không nên tiến hành hội khách để tránh tân chủ có hại

Khổng Minh Lục Diệu

Ngày : Lưu liên

tức ngày Hung. Ngày này mọi việc khó thành, dễ bị trễ nải hay gặp chuyện dây dưa nên rất khó hoàn thành. Hơn nữa, dễ gặp những chuyện thị phi hay khẩu thiệt. Về việc hành chính, luật pháp, giấy tờ, ký kết hợp đồng, dâng nộp đơn từ không nên vội vã.

Lưu Liên là chuyện bất tường

Tìm bạn chẳng thấy nửa đường phân ly

Không thì lưu lạc một khi

Nhiều đường trắc trở nhiều khi nhọc nhằn

Nhị Thập Bát Tú Sao lâu

Tên ngày : Lâu kim Cẩu - Lưu Long: Tốt (Kiết Tú) Tướng tinh con chó, chủ trị ngày thứ 6.

Nên làm : Khởi công mọi việc đều rất tốt. Tốt nhất là việc dựng cột, cưới gả, trổ cửa, dựng cửa, cất lầu, làm dàn gác, cắt áo, tháo nước hay các vụ thủy lợi.

Kiêng cữ : Nhất là lót giường, đóng giường và đi đường thủy.

Ngoại lệ :

- Sao Lâu kim Cẩu tại Ngày Dậu Đăng Viên ý nghĩa tạo tác đại lợi. Tại Tỵ gọi là Nhập Trù nên rất tốt. Tại Sửu thì tốt vừa vừa.

- Gặp ngày cuối tháng thì Sao Lâu phạm Diệt Một: Kỵ cữ làm rượu, vào làm hành chánh, lập lò gốm lò nhuộm, thừa kế sự nghiệp và rất kỵ đi thuyền.

Lâu: kim cẩu (con chó): Kim tinh, sao tốt. Tiền bạc thì dồi dào, học hành đỗ đạt cao, việc cưới gả, xây cất rất tốt.

Lâu tinh thụ trụ, khởi môn đình,

Tài vượng, gia hòa, sự sự hưng,

Ngoại cảnh, tiền tài bách nhật tiến,

Nhất gia huynh đệ bá thanh danh.

Hôn nhân tiến ích, sinh quý tử,

Ngọc bạch kim lang tương mãn doanh,

Phóng thủy, khai môn giai cát lợi,

Nam vinh, nữ quý, thọ khang ninh.

Thập Nhị Kiến Trừ TRỰC MÃN

Xuất hành, đi đường thủy, cho vay, thu nợ, mua hàng, bán hàng, nhập kho, đặt táng, kê gác, sửa chữa, lắp đặt máy, thuê thêm người, vào học kỹ nghệ, làm chuồng gà ngỗng vịt.

Lên quan lĩnh chức, uống thuốc, vào làm hành chính, dâng nộp đơn từ.

Ngọc Hạp Thông Thư

Sao tốtSao xấu

Minh đường Hoàng Đạo: Tốt cho mọi việc Bất Tương: Tốt cho việc cưới. Nguyệt Tài: Tốt nhất cho việc xuất hành, cầu tài lộc, khai trương, di chuyển hay giao dịch Kính Tâm: Tốt đối với việc tang lễ Tuế hợp: Tốt cho mọi việc Hoạt điệu: Tốt, nhưng nếu gặp Trùng tang: Kỵ Chôn cất, cưới xin, vợ chồng xuất hành,xây nhà ,xây mồ mả

Thiên Cương: Xấu cho mọi việc Thiên Lại: Xấu cho mọi việc Tiểu Hồng Sa: Xấu cho mọi việc Tiểu Hao: Xấu về khai trương, kinh doanh, cầu tài, cầu lộc Địa Tặc: Xấu với việc khởi tạo, động thổ, xuất hành, an táng. Lục Bất thành: Xấu cho việc xây dựng Thần các

Hướng xuất hành

Xuất hành hướng Đông Nam để đón 'Hỷ Thần'. Xuất hành hướng Chính Tây để đón 'Tài Thần'.

Tránh xuất hành hướng Tây Nam gặp Hạc Thần (xấu)

Giờ xuất hành Theo Lý Thuần Phong

Từ 11h-13h (Ngọ) và từ 23h-01h (Tý) Mưu sự khó thành, cầu lộc, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo tốt nhất nên hoãn lại. Người đi xa chưa có tin về. Mất tiền, mất của nếu đi hướng Nam thì tìm nhanh mới thấy. Đề phòng tranh cãi, mâu thuẫn hay miệng tiếng tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng tốt nhất làm việc gì đều cần chắc chắn.

Từ 13h-15h (Mùi) và từ 01-03h (Sửu) Tin vui sắp tới, nếu cầu lộc, cầu tài thì đi hướng Nam. Đi công việc gặp gỡ có nhiều may mắn. Người đi có tin về. Nếu chăn nuôi đều gặp thuận lợi.

Từ 15h-17h (Thân) và từ 03h-05h (Dần) Hay tranh luận, cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải đề phòng. Người ra đi tốt nhất nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung những việc như hội họp, tranh luận, việc quan,…nên tránh đi vào giờ này. Nếu bắt buộc phải đi vào giờ này thì nên giữ miệng để hạn ché gây ẩu đả hay cãi nhau.

Từ 17h-19h (Dậu) và từ 05h-07h (Mão) Là giờ rất tốt lành, nếu đi thường gặp được may mắn. Buôn bán, kinh doanh có lời. Người đi sắp về nhà. Phụ nữ có tin mừng. Mọi việc trong nhà đều hòa hợp. Nếu có bệnh cầu thì sẽ khỏi, gia đình đều mạnh khỏe.

Từ 19h-21h (Tuất) và từ 07h-09h (Thìn) Cầu tài thì không có lợi, hoặc hay bị trái ý. Nếu ra đi hay thiệt, gặp nạn, việc quan trọng thì phải đòn, gặp ma quỷ nên cúng tế thì mới an.

Từ 21h-23h (Hợi) và từ 09h-11h (Tị) Mọi công việc đều được tốt lành, tốt nhất cầu tài đi theo hướng Tây Nam – Nhà cửa được yên lành. Người xuất hành thì đều bình yên.