2023 bầu cử

TPO - Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành các hoạt động xem xét các báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát chuyên đề, lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào năm 2023.

2023 bầu cử
Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm nhân sự do Quốc hội bầu, phê chuẩn năm 2023

Theo dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trình Hội nghị tới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, kết quả giám sát các chuyên đề trong năm 2022 sẽ là minh chứng cho những đổi mới, cải tiến trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đồng thời góp phần tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động thực tiễn về 4 nội dung của chuyên đề giám sát, đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân cả nước, cũng như mong muốn của các vị đại biểu Quốc hội khi “bấm nút” lựa chọn các chuyên đề này để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong năm 2022.

Căn cứ đặc điểm tình hình năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ và đề xuất của các cơ quan, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2023; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về Chương trình giám sát và Kế hoạch triển khai.

Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề 1 tại kỳ họp thứ 5 và chuyên đề 2 tại kỳ họp thứ 6; Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề 03 tại phiên họp tháng 8/2023 và chuyên đề 4 tại phiên họp tháng 9/2023.

Theo đó, năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành các hoạt động xem xét các báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát chuyên đề, lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân…

Trên cơ sở đó, năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 2 chuyên đề:

Chuyên đề 1: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Chuyên đề 2: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Chuyên đề 3: “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”

Chuyên đề 4: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần phát huy tinh thần chủ động trong hoạt động giám sát; quán triệt và thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Quy chế Hoạt động giám sát của Quốc hội; đồng thời thực hiện các giải pháp đổi mới được đề xuất tại Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát đã được Đảng đoàn Quốc hội xem xét phê duyệt và ban hành Kết luận số 843.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm tăng cường hoạt động giải trình về những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm, đặc biệt là những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước và giải tỏa bức xúc trong xã hội.

Thường xuyên làm việc với các bộ, ngành trung ương để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị, nâng cao trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát; những vấn đề sau giám sát được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết cần phải đôn đốc, tổ chức giám sát lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát, trường hợp các cơ quan không thực hiện, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 9 hằng năm.

2023 bầu cử

26/09/2022

2023 bầu cử

24/09/2022

Hà Nội - Tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội, các đại biểu đã thông qua Chương trình giám sát của HĐND TP Hà Nội năm 2023.

2023 bầu cử
HĐND TP Hà Nội thông qua chương trình giám sát của HĐND TP năm 2023. Ảnh: TTBC

Sáng 8.7, ngày làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI xem xét một số nghị quyết chuyên đề và tiến hành bế mạc kỳ họp.

Thông qua chương trình giám sát của HĐND TP năm 2023

Theo đó, các đại biểu đã thông qua Chương trình giám sát của HĐND TP Hà Nội năm 2023.

Cụ thể, HĐND TP giám sát tại các kỳ họp: Xem xét báo cáo của UBND TP về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước 6 tháng và cả năm 2023 của TP; các báo cáo công tác của Thường trực HĐND TP, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác theo quy định của Luật.

Chất vấn Chủ tịch UBND TP, thành viên khác của UBND TP, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân TP, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND TP và cá nhân liên quan đến vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.

Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND TP bầu theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

HĐND TP giám sát chuyên đề: Việc thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của TP Hà Nội; Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của TP Hà Nội.

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND TP được thực hiện theo quy định của Luật.

Cụ thể, trên cơ sở lĩnh vực, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định theo pháp luật; kiến nghị, phản ánh và những vấn đề cử tri quan tâm; thực tiễn phát sinh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; các cơ chế, chính sách của TP; căn cứ vào chương trình công tác năm 2023 của HĐND TP và theo chỉ đạo, phân công, điều hòa của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và các vị đại biểu HĐND TP xây dựng kế hoạch thực hiện.

Hỗ trợ giám định viên tư pháp bằng 2 lần mức lương cơ sở

HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự hưởng lương ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, HĐND TP phê chuẩn chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự hưởng lương ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội.

Cụ thể, giám định viên tư pháp: bằng 2 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Người giúp việc cho giám định viên tư pháp bằng 70% mức hỗ trợ cho giám định viên tư pháp/người/tháng. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách TP Hà Nội.

Theo Tờ trình của UBND TP, với mức hỗ trợ này, dự kiến kinh phí hỗ trợ: 4.387.752.000 đồng/năm. Thời gian thực hiện từ 1.8.2022.

Mức hỗ trợ này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí bù đắp cho sức lao động của giám định viên tư pháp, người giúp việc cho giám định viên tư pháp trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng tăng, thiên tai, địch họa diễn biến khó lường.

Bên cạnh đó, nhằm thu hút được nhiều hơn nữa nhân lực có chuyên môn cao tham gia hoạt động giám định tư pháp; giúp nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn thành phố khách quan, đúng pháp luật.