2.46 muốn lên 2.5 thì tixh lũy bao nhiêu chỉ

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Sinh viên năm nhất có điểm trung bình tích lũy bao nhiêu thì bị cảnh báo học tập? Sinh viên có số tín chỉ nợ đọng bao nhiêu được học tiếp lên năm học sau?

Chào ban biên tập, em hiện đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học, năm nay thành tích học tập của em hơi kém nên điểm trung bình tích lũy chỉ được 2.0/4 thì không biết có bị cảnh báo học tập không?

Xin nhờ ban biên tập giải đáp. Tôi cảm ơn.

Sinh viên năm nhất có điểm trung bình tích lũy bao nhiêu thì bị cảnh báo học tập?

Căn cứ Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như sau:

1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
  1. Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
  1. Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
  1. Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

  1. Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
  1. Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

  1. Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
  1. Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
  1. Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Như vậy, đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất có điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 mới bị cảnh báo học tập. Bạn là sinh viên năm nhất có điểm trung bình tích lũy đạt 2.0/4 không thuộc trường hợp bị cảnh báo học tập theo quy chế trên.

Sinh viên có số tín chỉ nợ đọng bao nhiêu được học tiếp lên năm học sau?

Theo Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định xử lý kết quả học tập theo niên chế như sau:

1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
  1. Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
  1. Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

  1. Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
  1. Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
  1. Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

  1. Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
  1. Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
  1. Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Theo đó, sinh viên có số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16 và phải đạt điểm trung bình năm học theo quy định mới được học tiếp lên năm học sau.

Tại khoản 2, 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT (Quy chế) quy định sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

- Đối với điểm hệ 4:

+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

+ Dưới 1,0: Kém.

- Đối với thang điểm 10:

+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

+ Dưới 4,0: Kém.

Căn cứ theo quy định trên, bảng quy đổi thang điểm xếp loại đại học tương ứng như sau:

Thang điểm 4

Thang điểm 10

Loại

Từ 3,6 đến 4,0

Từ 9,0 đến 10,0

Xuất sắc

Từ 3,2 đến 3,6

Từ 8,0 đến 9,0

Giỏi

Từ 2,5 đến 3,2

Từ 7,0 đến 8,0

Khá

Từ 2,0 đến 2,5

Từ 5,0 đến 7,0

Trung bình

Từ 1,0 đến 2,0

Từ 4,0 đến 5,0

Yếu

Dưới 1,0

Dưới 4,0

Kém

2. Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học

Tại Điều 10 Quy chế quy định về việc đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học như sau:

- Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:

+ Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

+ Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

+ Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

- Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Quy chế.

Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.

A quy đổi thành 4;

B quy đổi thành 3;

C quy đổi thành 2;

D quy đổi thành 1;

F quy đổi thành 0.

- Những điểm chữ không được quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

- Cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm 4.

Trong trường hợp này, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể các mức xử lý kết quả học tập để tương đương và thay thế cho các quy định tại Điều 12 Quy chế .

- Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (M), cụ thể như sau:

+ Trình độ năm thứ nhất: N < M;

+ Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;

+ Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;

+ Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;

+ Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.

3. Quy đổi thang điểm 4 đại học đối với điểm học phần

Tại khoản 3 Điều 10 Quy chế quy định về điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 Quy chế như sau:

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P: từ 5,0 trở lên.

- Loại không đạt:

F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Căn cứ theo quy định trên, bảng quy đổi thang điểm xếp loại đại học tương ứng như sau:

Thang điểm 10

Thang điểm 4

Điểm chữ đại học

Từ 8,5 - 10,0

4,0

A

Từ 7,0 - 8,4

3,0

B

Từ 5,5 - 6,9

2,0

C

Từ 4,0 - 5,4

1,0

D

Dưới 4,0

0

F

4. Đánh giá và tính điểm học phần

4.1. Đánh giá điểm học phần của sinh viên đại học

Tại Điều 9 Quy chế quy định về đánh giá và tính điểm học phần như sau:

- Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá.

Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

+ Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

+ Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

- Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

- Học lại, thi và học cải thiện điểm:

+ Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;

+ Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.

4.2. Quy định về đánh giá điểm học phần của sinh viên đại học theo Quy chế của cơ sở đào tạo

- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:

+ Việc tổ chức đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần;

+ Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra (nếu có), bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi;

+ Việc tổ chức đánh giá các học phần, đồ án, khóa luận, thực hành và thực tập và các học phần đặc thù khác;

+ Việc có yêu cầu ngưỡng điểm đạt phải cao hơn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; việc áp dụng nhiều mức điểm chữ xếp loại hơn quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế;

Việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt; trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C;

+ Việc cho phép học lại để cải thiện điểm và quy tắc tính điểm chính thức của học phần trong trường hợp điểm học lần sau thấp hơn.

- Quy định của cơ sở đào tạo về đánh giá và tính điểm học phần phải phù hợp các nguyên tắc và yêu cầu như sau:

+ Nghiêm túc, khách quan, tin cậy và trung thực;

+ Công bằng đối với tất cả sinh viên trong lớp, giữa các lớp, các khoá học và các hình thức đào tạo.

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].