Ăn khổ qua có tốt không

Mướp đắng, thường được gọi là mướp đắng hoặc Momordica charantia, là một loại trái cây nhiệt đới, giống bầu được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm, như một loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.

Người Việt Nam còn có tên gọi khác cho mướp đắng là khổ qua, theo đông y thì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng, hạt của quả còn có công dụng bổ thận tráng dương.

Mướp đắng có chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ ​​mướp đắng cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.

Mướp đắng được cho là hoạt động như một chất chống oxy hóa và chứa các đặc tính chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống thừa cân, béo phì và điều hòa miễn dịch.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy được các hợp chất được tìm thấy trong mướp đắng có thể có tác dụng tương tự như insulin, là hormone chịu trách nhiệm cho phép lượng đường ở trong máu đi vào tế bào của bạn. Vì hoạt động giống insulin này có thể giúp bảo vệ chống lại sự đề kháng insulin và giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị tăng lên, nên người ta cho rằng mướp đắng có thể sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Ăn hoặc uống mướp đắng thì an toàn với hầu hết mọi người trong tối đa 3 tháng liên tục. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một lượng nhiều thái quá nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, và ăn mướp đắng nhiều gây khó tiêu.

  • Người huyết áp thấp (hoặc có tiền sử huyết áp thấp): Mướp đắng có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có cơ chế tác dụng làm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu trên động vật (chuột và thỏ) cho thấy cải thiện dung nạp glucose, giữ được tình trạng hạ đường huyết sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày cùng với đó là giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Người bệnh tiểu đường: Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi sử dụng, do đó đối với bệnh nhân tiểu đường sử dụng kết hợp với thuốc làm giảm đường trong máu có thể khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Nếu bạn có dùng bất kỳ loại thuốc giảm đường nào hãy cân nhắc số lượng sử dụng mướp đắng.
  • Người có bệnh về đường tiêu hoá: Ăn mướp đắng với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề về đường tiêu hoá khác. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, enzym ở gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng bởi các chất trong mướp đắng có thể thay đổi tế bào gan.
  • Người có bệnh gan thận: Chất xơ trong mướp đắng làm cho nó khó tiêu, có thể còn gây đầy hơi nên người bị bệnh lý về gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Đối với người bệnh thiếu men G6PD (loại men đóng vai trò trong chuyển hóa hồng cầu) cũng nên tránh không sử dụng mướp đắng.
  • Người đang sử dụng thuốc: Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ thuốc nào hãy xin bác sĩ tư vấn về việc có nên sử dụng mướp đắng hay không bởi vì mướp đắng có thể gây tương tác với một số thuốc.

Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!

Khổ qua ngoài tác dụng làm nguyên liệu để chế biến món ăn trong những bữa cơm hằng ngày còn là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Vậy những tác dụng của khổ qua mà bạn không bên bỏ qua là gì, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1Giảm lượng đường trong máu

Hiện nay, tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến và là gánh nặng của nền y tế bởi biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra là vô cùng nặng nề.

Người bệnh tiểu đường được khuyên nên ăn khổ qua thường xuyên do khổ qua có chứa thành phần các chất giống insulin có tác dụng hạ đường huyết như polypeptide - p và charantin.

Ăn khổ qua có tốt không

Khổ mang có chứa thành phần giống insulin mang lại tác dụng giảm đường huyết hiệu quả

2Kháng khuẩn

Khổ qua có chứa hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, sử dụng khổ qua thường xuyên giúp cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm.

Ăn khổ qua có tốt không

Thường xuyên ăn khổ qua giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và giảm bệnh tật

3Giàu chất chống Oxy hóa

Nhờ có hàm lượng vitamin C cao, giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa tự nhiên nên khổ qua là một chọn lựa tối ưu để làm đẹp, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Đắp mặt nạ khổ qua giúp ngăn ngừa mụn, làm sáng da và kích thích quá trình sản sinh collagen ở da, từ đó giúp da căng bóng, khỏe mạnh và đàn hồi tốt.

Ăn khổ qua có tốt không

Uống nước ép khổ qua hoặc đắp mặt nạ khổ qua giúp ngăn ngừa mụn, làm căng và sáng da

4Hỗ trợ chống ung thư

Một nghiên cứu của các tác giả người Đài Loan cho thấy chiết xuất từ khổ qua mang lại hiệu quả trong việc ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư tại dạ dày, trực tràng, phổi và vòm họng.[1]

Hơn nữa, nhờ chứa nhiều protein và lượng vitamin C dồi dào trong khổ qua giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch và chống lại các yếu tố bệnh tật.

Ăn khổ qua có tốt không

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khổ qua giúp ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư

5Giảm mức cholesterol

Nồng độ cholesterol máu tăng cao là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt là xơ vữa mạch máu. Một nghiên cứu trên chuột năm 2010 chỉ ra chiết xuất khổ qua có tác dụng giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, đặc biệt là LDL - cholesterol và triglyceride.[2]

Do đó, thường xuyên ăn khổ qua giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, từ đó cải thiện mức sống và tuổi thọ.

Ăn khổ qua có tốt không

Ăn khổ qua thường xuyên giúp cải thiện bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa mạch máu

6Hỗ trợ giảm cân

Khổ qua có hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ, giúp bạn no lâu và cắt giảm lượng lớn calo nạp vào cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả hơn. Do đó, khổ qua là một thực phẩm tuyệt vời cho những người ăn kiêng.

Ăn khổ qua có tốt không

Khổ qua chứa hàm lượng calo thấp, phù hợp với người ăn kiêng

7Hỗ trợ thanh lọc máu

Khổ qua có chứa thành phần đề kháng vi khuẩn và chống oxy hóa giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, mang lại hiệu quả lọc máu tốt.

Nhờ vào tác dụng này mà khổ qua thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu như chàm và vảy nến, giúp cải thiện làn da sáng hồng và khỏe mạnh.

Ăn khổ qua có tốt không

Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, khổ qua mang lại tác dụng giải độc cho cơ thể

8Tăng cường thị lực

Khổ qua là thực phẩm giàu vitamin A và beta - carotene giúp cải thiện và tăng cường thị lực, giảm các bệnh nhiễm trùng về mắt. Đặc biệt, khổ qua được xem là thần dược sử dụng để làm chậm diễn tiến và hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị đục thủy tinh thể.

Ăn khổ qua có tốt không

Khổ qua rất giàu vitamin A và beta - carotene làm sáng mắt, giảm nhiễm trùng và cải thiện thị lực

9Tác dụng phụ của khổ qua

Tuy khổ qua là một loại thực phẩm tốt mang lại nhiều tác dụng hữu ích nhưng cần lưu ý khi sử dụng ở một số nhóm đối tượng đặc biệt như:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: ăn nhiều khổ qua có nguy cơ làm kích thích và tăng co bóp tử cung, từ đó dẫn đến sinh non.
  • Người bệnh tiểu đường: tuy bệnh tiểu đường làm tăng nồng độ đường huyết nhưng họ lại thường là đối tượng dễ bị hạ đường huyết. Do đó, ăn quá nhiều khổ qua có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể rơi vào hôn mê và tử vong.
  • Người bệnh đường tiêu hóa: khổ qua không phù hợp ở những người có cơ địa đặc biệt, nhạy cảm ở đường tiêu hóa. Ăn nhiều khổ qua có thể khiến họ bị tiêu chảy hoặc làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Ăn khổ qua có tốt không

Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi sử dụng khổ qua do ăn quá nhiều khổ qua có thể gây sinh non

Xem thêm:

  • Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe
  • 8 tác dụng của thuốc xuyên tâm liên đối với sức khỏe
  • Những lợi ích về sức khỏe của hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut)

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về các tác dụng của khổ qua mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Nguồn: Healthline, Drugs.com, Lybrate

Nguồn tham khảo
  • Momordica charantia Extract Induces Apoptosis in Human Cancer Cells through Caspase- and Mitochondria-Dependent Pathways

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3471438/
  • Effect of methanolic seed extract of Momordica charantia on body weight and serum cholesterol level of male Sprague-Dawley rats

    https://www.scinapse.io/papers/49515921

1 tháng trước 49

Ăn khổ qua có tốt không
0

Từ khoá: lợi ích sức khỏe của khổ qua , tác dụng của khổ qua , ăn khổ qua có tốt không , lợi ích của khổ qua , khổ qua

Ăn khổ qua có tác dụng gì?

còn theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc..
1 Tăng cường khả năng miễn dịch. ... .
2 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. ... .
3 Cải thiện thị lực. ... .
4 Hỗ trợ tiêu hóa. ... .
5 Ngăn ngừa các bệnh tim mạch. ... .
6 Thanh nhiệt, giải độc. ... .
7 Phòng chống ung thư.

Không nên ăn khổ qua khi nào?

Khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch, vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn khổ qua, những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi.

Ăn trái khổ qua sông có tác dụng gì?

Thanh lọc, giải nhiệt cơ thể ... .
Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch. ... .
Hỗ trợ hệ tiêu hóa. ... .
Cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. ... .
Cải thiện thị lực, sáng mắt. ... .
Hạn chế mắc bệnh về tim mạch. ... .
Phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư ... .
Nước ép khổ qua giúp giảm cân, giữ dáng..

Ăn canh khổ qua nhồi thịt có tác dụng gì?

Không chỉ vậy, khổ qua còn công dụng chống lại virut, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của chúng trong cơ thể, nhờ đó mà nó thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Khổ qua còn được dùng cho những người bị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng làm giảm lượng glucose trong máu và ngăn chặn sự hấp thu chất đó vào tế bào.