Bậc hiền nhân là gì

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Sách Đại học (thuộc bộ Tứ thu - một trong những cuốn sách chính thống của Nho giáo) viết rằng: "Khi bản thân tu luyện, gia tộc hài hòa. Khi gia tộc hài hòa, đất nước mới được thịnh trị. Khi đất nước được thịnh trị, khắp nơi sẽ thái bình. Từ bậc quân vương cho đến kẻ dân thường trăm họ, tất cả phải coi tu luyện bản thân là điều quan trọng nhất". Các bậc hiền nhân vì thế luôn lấy việc tu thân, rèn giũ tinh thần, cốt cách là đạo cần có của một bậc chính nhân quân tử.

Lịch sử Việt Nam đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức trong sự nghiệp trùng hưng lập quốc: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp (1723-1804)... Họ là những tấm gương mẫu mực soi sáng ngàn đời về đức độ, tài trí, lòng yêu nước thương dân, hết lòng phụng sự nghĩa lớn.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

* TRÊN NƯỚC VIỆT NAM, trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì mùa Xuân là mùa đẹp nhất; và trong cả mùa Xuân, ngày đầu năm mới được xem như là ngày đáng ghi nhớ nhất; bởi ngày mồng 1 Tết luôn là ngày đầy nỗi niềm ước ao, háo hức, trông chờ...; với hy vọng vươn tới tương lai của muôn người dân nước Việt

* Ngày giờ tươi đẹp ấy, một bậc Hiền Nhân đã ra đi; để lại trong chúng tôi nỗi niềm thương yêu và tấm lòng hoài niệm. 

* Ngày đầu Xuân năm nay, 2013, thầy Thích Thông Lạc, Viện Chủ Tu Viện Chơn Như đã từ giã cõi thế nhân, khép lại một kiếp sống tu hành nhiều đạo hạnh mà cũng đầy sóng gió, gian truân. 

* Trong giới tu sĩ theo Đạo Phật thời nay, thì Thầy là một người hiếm có và thật xứng đáng để gọi Ngài là một bậc Hiền Nhân; vì Ngài một lòng quyết chí tu hành hướng về giải thoát - giác ngộ, quyết tâm vượt khỏi vòng sinh tử. 

* Thầy là một bậc Chân tu, một Sa Môn thật sự; là vị xuất gia biết tôn trọng - giữ gìn Giới Luật, và cũng là một trong số những người có công phu tu thiền cao nhất. Với đạo hạnh nầy, cùng với nếp sống một đời giản dị, thanh bạch; Người đủ xứng đáng để làm tấm gương cho hàng tu sĩ Phật Giáo, dù đó là hàng sơ cơ hậu học, cho đến hạng bạc đầu được tôn xưng là tôn túc- Hòa Thượng!

* Về phía chúng con, những người Phật Tử trung lập, lấy Giáo Tạng nguyên thủy làm y cứ trên bước đường tu nhân - học Phật. So với Thầy, dù về tuổi đời hay tuổi đạo; thì chúng con vẫn là hàng sanh sau, học muộn. Tuy không thừa nhận Người dự vào hàng Đại Thánh, hoặc là đã giải thoát - giác ngộ, hay là bậc thành tựu trí tuệ ưu thắng...; nhưng chúng con vẫn thừa nhận Ngài là người có nhân cách lớn, là một tấm gương sáng về đạo đức; về nếp sống thanh bạch, giản dị; về sự cố công tu hành và chấp trì Giới bổn, mà giữa cõi đời người không dễ tìm ai có được.

* Bởi vậy, dù đã ra đi; đối với chúng con Thầy vẫn sẽ là một lời an ủi, một nguồn động viên sách tấn trong nghiêm nhật.

* Người vẫn luôn có giữa tâm hồn của chúng con, bằng sự giao cảm thiêng liêng; trong trái tim mộ đạo, hướng cõi lòng về sự an tịnh, xả ly - từ bỏ, tất cả những gì giữa cuộc đời đầy giả dối và tạm bợ. 

* Ngài làm được một người xuất gia trọn vẹn.

* Trong suốt cuộc đời tu Đạo, Thầy đã xứng đáng làm người tu sĩ chân chánh với nhiều sự tinh tấn, nỗ lực; và cho đến khi chết, Thầy đã ra đi xứng đáng với tư cách của một bậc Thiền giả: nhẹ nhàng, tỉnh mịch, không ồn ào xáo động quần chúng. Sự sống của Thầy đã đáng là tấm gương cho nhiều người cùng soi, cùng học tập; mà cái chết của Người còn đáng để làm mẫu mực, cho bất kỳ ai từng khoát lên chiếc áo Ca-sa để tu đạo thanh liêm!

* Thời nay, giới tu sĩ mang danh Phật Giáo thật quá nhiều sự thối hóa, giả dối và phức tạp.

* Họ đã lợi dụng lòng mê tín, dễ tin và sự ít hiểu biết về Chánh Pháp của Đồng Bào cũng như người Phật Tử để mượn đạo tạo đời.

* Trọn một đời sống tu hành chẳng ra gì mà miệng lưỡi họ thì quen nói lời cao vọng, khoác lác, chuyên mượn lời khuôn sáo đạo đức...

* Trọn một đời sống với nhiều tạp sự, lăng xăng, huyên náo..., mà họ vẫn trưng bày "Thiền Viện, Tịnh Xá..."!

* Trọn một đời sống lợi dụng tài sản của người Phật Tử, và quá nhiều sự phiền hà đến đàn na thí chủ, mà họ vẫn khoe là giáo đạo - độ đời, là ...

* Giữa thực trạng ấy, thì một bậc như Ngài đã đáng cho chúng con gọi là bậc Hiền Nhân, dù cho Người chưa là vị Đại Thánh Nhân.

* Thầy ơi! Người có nhớ không?

* Ngày xưa, đã có khi Đức Phật nói với các vị Sa Môn theo mình rằng: "Một người, dù luôn đi theo gót Ta, nắm lấy chéo áo Ta, cũng chưa chắc đã gần bên Ta!

* "Nhưng ngược lại, có người ẩn cư trong rừng sâu, an trú trong Giới Luật và chuyên tu tập Thiền pháp; thì dù không gặp mặt, mà người ấy vẫn luôn ở cạnh bên Ta!"

*Cũng như vậy!

*Những đệ tử của thầy xưa nay, trừ những người Phật Tử - Cư Sĩ có thái độ - tư cách trung lập, thì còn lại, những kẻ theo gót Thầy, nắm lấy chéo áo của Thầy, lâu nay quen thói nương hưởng theo danh vị của Thầy, đều không có ai thực gần bên thầy cả!

* Chúng con nhận ra điều ấy rất rõ, khi họ xuất hiện và viết lên trên Trangphattu; với đa phần là dùng những lời cạn cợt, tối nghĩa, mà lại thừa lời hàm hồ, trí thức giả, để thể hiện rõ là hạng kém cỏi, tầm thường, nói như kiểu con vẹt mà cứ tự cho mình như là hạng thể nhập, liễu đạt, uyên bác...

* Họ lầm tưởng rằng: - Hễ đang làm đệ tử của Thầy, thì người khác sẽ xem mình như là lớp người có "đại trí tuệ, siêu đạo hạnh, cao thiền chứng"...

* Bằng chứng đã xảy ra nơi thầy vừa yên nghỉ. Út Diệu Quang, lâu nay ở cạnh bên Thầy, đã từng thay Thầy thuyết ra bao nhiêu lời pháp cao thượng; từng chỉ trích, lên án tà giáo - ngoại đạo...; thì nay, chỉ trong thoáng chốc đã nối đuôi theo gót chúng!

* Dù Út Diệu Quang là người có nết xấu, nhưng tâm địa thì không hẳn tệ. Các Ni Cô - Nữ đệ tử của Thầy cũng đáng khen, đáng thương, đáng nể.

* Nhưng còn cái lớp kia, quen thói tưởng mình là thiền giả, là nhân đức, là đại trí...; thì dù nết không tệ, nhưng so với Diệu Quang thì tâm địa còn u uẩn hơn nữa đó!

* Rồi đây, họ sẽ lần lượt thể hiện ra cho mọi người cùng thấy rõ.

* Thầy ơi! Người có biết không?

* Ngược lại, chúng con không thường ở cạnh bên Người. Đôi khi, chúng con còn dùng lời chỉ trích những điểm tối kỵ của Ngài nữa.

* Nhưng nay, ở trên hư không ví như thầy nhìn xuống cõi đời bạc nhược; sẽ nhận ra một điều mà trước đây Thầy không ngờ đến: Rằng, chúng con; những người viết lên TRANGPHATTU mới thật là những người thường ở cạnh bên Người mà chưa từng cách biệt bao giờ!!!