Bài giảng Phong cách ngôn ngữ báo chí tiết 2

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Link tải Giáo án Ngữ Văn 11 Phong cách ngôn ngữ báo chí

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.

- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

2. Kĩ năng

- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu

- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.

- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp tu từ.

- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt.

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………………

2. Kiểm tra bài cũ

- Niềm hạnh phúc cụ thể của từng thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng là gì? Phân tích, chứng minh.

- Cảnh đi đưa đám diễn ra như thế nào? Phân tích các chi tiết đó?

3. Bài mới

Hoạt động 1

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều loại hình báo chí. Bài học ngày hôm naygiúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc ví dụ SGK tìm hiểu sơ lược về một số thể loại văn bản và ngôn ngữ báo chí.

GV nêu nhận xét.

I. Tìm hiểu bài

1. Ngôn ngữ báo chí

a. Một số thể loại văn bản báo chí

- Phân tích ngữ liệu SGK nêu đặc điểm của bản tin ?

- Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc.

→ Thường theo một khuôn mẫu:Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

- Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

- Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

→ Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc...

- Theo em những thể loại văn bản nào thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí?

+ Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử.

+ Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng ( nguyệt báo, nguyệt san).

+ Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại...

+ Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động...

Thế nào là ngôn ngữ báo chí ?

b. Ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

- Em biết hiện nay có bao nhiêu loại báo chí và cách phân loại như thế nào?

- Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói.

- Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử.

- Mặc dù có nhiều thể loại khác nhau nhưng ngôn ngữ báo chí chung một mục đích và nhiệm vụ gì?

→ Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

Luyện tập

HS luyện tập viết bản tin.

Thảo luận nhóm

Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức. Chấm điểm.

II. Luyện tập

- Nhóm 1:Viết bản tin về đề tài trật tự an toàn giao thông.

Câu 1 (trang 131 SGK):

Những thể loại văn bản báo chí phổ biến trên một tờ báo quốc dân (báo được nhiều người thuộc nhiều nghề nghiệp, giới tính đọc, có tính phổ biến cao) thường là: bản tin, phóng sự. Tiểu phẩm thì ít xuất hiện hơn.

- Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề học đường.

Câu 2 (trang 131 SGK):

+ Bản tin: Cung cấp những tin tức mới nhất cho người đọc, yêu cầu thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác. Bản tin phải ngắn gọn, hàm súc.

+ Phóng sự: Cũng là một dạng bản tin nhưng thông tin tường thuật có nhiều sự kiện chi tiết hơn và miêu tả bằng hình ảnh nhiều hơn để cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ và hấp dẫn.

- Nhóm 3:Viết bản tin phản ánh tình hình học tập của lớp 11A1.

Câu 3 (trang 131 SGK):

Học sinh tự viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp mình. Chú ý đảm bảo những nội dung sau: Thời gian, hoạt động được nói đến, kết quả đạt được và số liệu cụ thể.

- Nhóm 4: Viết bản tin về vấn đề an ninh khu dân cư.

Ý nghĩa

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…

4. Củng cố

Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học

5. Dặn dò

Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Trả bài viết số 3.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 - Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

Tích hợp với các VB vă và tiếng Việt đã học, với hiểu biết về báo chí trong đời sống.

- Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

- Một số tài liệu tham khảo khác

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết theo PPCT: 53 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Tiếp theo) Ngày soạn: 15.11.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: Điểm KT miệng: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: - Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Tích hợp với các VB vă và tiếng Việt đã học, với hiểu biết về báo chí trong đời sống. - Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - Một số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: từ kiến thức của bài học trước hãy cho biết về đặc điểm của từ ngữ của ngôn ngữ báo chí? HS trả lời Gv chốt lại GV: nhận xét gì về câu văn trong ngữ liệu ở bài học trước? HS trả lời Gv ghi bảng GV: trong ngôn ngữ báo chí khi sử dụng các biện pháp tu từ có đặc điểm gì? GV: tính thông tin được thể hiện như thế nào? HS trả lời Gv ghi bảng GV: theo em đặc trưng này có vị trí như thế nào? Yêu cầu của đặc trưng này? HS trả lời Gv chốt lại GV: yêu cầu HS làm bài tập -> chữa (bài làm tốt cho điểm) GV: yêu cầu HS viết phóng sự - Gợi ý: viết một bản tin -> mở rộng phận sự kiện II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí 1. Các phương tiện diễn đạt a. Từ vựng: Rất phong phú. Mỗi thể loại thường có một mảng từ vựng chuyên dùng. - Bản tin: danh từ chỉ tên riêng, địa danh chỉ sự việc hoạc đại từ thay thế cho danh từ - Phóng sự: động từ hoặc tính từ miêu tả hành động, trạng thái, tính chất của đối tượng được nói tới - Bình luận: thuật ngữ chuyên môn, kinh tế chính trị, triết học - Tiểu phẩm: từ ngữ dân dã, hóm hỉnh và đa nghĩa b. Câu văn - Câu rất đa dạng, nhưng thường ngăn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bào thông tin chính xác c. Các biện pháp tu từ - Được sử dụng linh hoạt, có hiêu quả: so sánh, ẩn dụ - Ngoài ra ở báo nói – yêu cầu phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết – khổ chữ, cỡ chữ, mầu sắc, hình ảnh 2. Đặc trưng a. Tính thông tin thời sự - Đảm bào cập nhật những thôn tin mới nhất và đáng tin cậy nhất. - Yêu cầu: đảm bảo tính đúng đắn và sự chính xác cao b. tính ngắn gọn - Ngắn gọn và hàm súc, bảo đảm thông tin là đặc trưng và là yêu cầu hàng đầu của báo chí. c. Tính sinh động và hấp dẫn - Thể hiện ở nội dung, cách trình bày, cach đặt tiêu đề cho bài báo. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 Bản tin An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng quốc gia Ô Tà Sóc thể hiện đặc trưng của PCNNBC: - Tính thời sự: thời gian, địa điểm, nội dung sự việc. Mỗi chi tiết đều đảm bào tính chính xác, cập nhật. - Tính ngắn gọn:mỗi câu là mỗi thông tin cần thiết. 2. Bài tập 2 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Soạn bài Chí Phèo – Nam Cao (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • tiet 53PCNNbao chi tiep.doc

Video liên quan

Chủ đề