Bài tập 1 trang 31 hóa học 10

Mặc dù phản ứng (3) có thể xảy ra ở nhiệt độ 848oC, nhưng trong thực tế người ta thường nung nóng CaCO3 tới nhiệt độ 1 000oC vì ở nhiệt độ khoảng 1 000oC thì phản ứng xảy ra mãnh liệt làm tăng năng suất sản xuất vôi sống từ đá vôi.

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 31 trong Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay và chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Vận dụng trang 31 Chuyên đề Hóa học 10: Khi cho mẩu nhỏ sodium (Na) vào chậu thủy tinh chứa nước, mẩu sodium tan, có bọt khí xuất hiện, làm tăng nhiệt độ của nước trong chậu. Giải thích tại sao phản ứng này lại tự xảy ra một cách dễ dàng

Lời giải:

Ta thấy phản ứng hóa học làm tăng số mol khí ⇒ ∆rST0 > 0.

Mặt khác phản ứng làm tăng nhiệt độ của nước trong chậu nên

∆r HT0< 0

⇒ ∆r GT0 = ∆r HT0 - T. ∆rST0 < 0

⇒ Phản ứng tự xảy ra một cách dễ dàng.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Giải SBT Hóa 10 trang 31 sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa học 10.

Giải SBT Hóa học 10 trang 31 Chân trời sáng tạo

Bài 9.5 trang 31 SBT Hóa học 10: Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?

  1. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl
  1. Chất khí ở điều kiện thường
  1. Có cấu trúc tinh thể
  1. Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2-

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phát biểu B không đúng vì MgO là chất rắn ở điều kiện thường.

Bài 9.6 trang 31 SBT Hóa học 10: Sodium sulfide (Na2S) là một hợp chất hóa học được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, xử lí nước, công nghiệp dệt may và các quy trình sản xuất hóa chất khác như sản xuất cao su; thuốc nhuộm lưu huỳnh và thu hồi dầu, … Điều thú vị là sodium sulfide đã được chứng minh là có vai trò trong bảo vệ tim mạch, chống lại chứng thiếu máu cục bộ ở tim và giúp bảo vệ phổi, chống lại tổn thương phổi do máy thở. Trình bày sự tạo thành sodium sulfide khi cho sodium phản ứng với sulfur.

Lời giải:

Khi cho sodium phản ứng với sulfur, mỗi nguyên tử sodium sẽ nhường 1 electron để tạo thành Na+, mỗi nguyên tử sulfur sẽ nhận 2 electron từ 2 nguyên tử sodium nhường để tạo thành S2-.

Các ion được tạo thành mang điện tích trái dấu, hút nhau tạo thành phân tử Na2S (sodium sulfide):

2Na+ + S2- → Na2S.

Bài 9.7 trang 31 SBT Hóa học 10: Chỉ ra cấu trúc đúng của ô mạng tinh thể sodium chloride:

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong tinh thể sodium chloride, mỗi ion sodium được bao quanh bởi 6 ion chloride gần nhất và mỗi ion chloride cũng được bao quanh bởi 6 ion sodium gần nhất.

Bài 9.8 trang 31 SBT Hóa học 10: Magnesium chloride là một chất xúc tác phổ biến trong hóa học hữu cơ. Trình bày sự hình thành phân tử MgCl2 khi cho magnesium tác dụng với chlorine.

Lời giải:

Khi cho magnesium tác dụng với chlorine, nguyên tử magnesium sẽ nhường 2 electron cho 2 nguyên tử chlorine. Mỗi nguyên tử chlorine sẽ nhận 1 electron. Kết quả có sự hình thành ion Mg2+ và Cl-. Các ion được tạo thành mang điện tích trái dấu, hút nhau tạo thành phân tử MgCl2.

Hướng dẫn giải Câu hỏi 1 (Trang 31 SGK Hóa 10, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

<p>Theo tiến trình lịch sử, các nhà khoa học đã phân loại các nguyên tố hóa học dựa trên các cơ sở nào?</p> <p><strong>Lời giải:</strong></p> <p>- Năm 1789, A. Lavoisier xếp 33 nguyên tố hóa học thành nhóm các chất khí, kim loại, phi kim và “đất”.</p> <p>- Năm 1829, Đô – be -rai – nơ phân loại các nguyên tố thành các nhóm có tính chất hóa học giống nhau.</p> <p>- Năm 1866, J. Newlands đã xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử thành các octave (quãng tám), trong đó nguyên tố thứ 8 lặp lại tính chất của nguyên tử đầu tiên.</p> <p>- Năm 1869, hai nhà hóa học, D. I. Mendeleev và J. L. Meyer đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng nguyên tử vào các hàng và cột, bắt đầu mỗi hàng (bảng của Mendeleev) hoặc cột mới (bảng của Meyer) khi các tính chất của nguyên tố bắt đầu lặp lại.</p>