Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

Sau khi mắc chấn thương khớp vai, một chương trình tập vận động sẽ giúp khớp vai hồi phục chức năng, đưa người bệnh trở về với các hoạt động sinh hoạt, lao động hằng ngày. Tuy nhiên, người tập nên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp vai theo chỉ dẫn từ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

Lợi ích của bài tập phục hồi khớp vai sau chấn thương

Tập phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Thực hiện những bài tập phục hồi chức năng khớp vai đúng cách và phù hợp theo mỗi giai đoạn sẽ giúp người bệnh khôi phục sức mạnh và sự linh hoạt cho các nhóm cơ và khớp.

Để quá trình phục hồi chấn thương khớp vai an toàn và hiệu quả, bạn nên được tập luyện dưới sự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Họ sẽ chọn lọc những động tác phù hợp để có thể phục hồi chức năng khớp vai tối đa cho người bệnh, dựa trên những mục tiêu như:

  • Sức mạnh: Các bài tập sẽ giúp tăng cường sức mạnh các cơ quanh khớp vai, tăng sự ổn định cho khớp vai. Bên cạnh đó, tập mạnh các nhóm cơ này sẽ giúp giảm đau và giảm những tổn thương đi kèm.
  • Sự linh hoạt của khớp vai: Kéo căng một số cơ có kiểm soát sẽ giúp giảm đau và phục hồi vận động cơ, tăng cường sự linh hoạt cho khớp vai.

Những nhóm cơ mục tiêu trong chương trình tập phục hồi chức năng khớp vai gồm cơ delta, cơ thang, cơ tròn, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ nhị đầu, cơ tam đầu.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng khớp vai hiệu quả, an toàn

1. Bài tập dao động cánh tay

  • Đứng, cúi khom lưng, tay không đau bám vào thành ghế, giường hoặc bàn
  • Giao động tay bên cần tập ra trước, sau và giao động tròn
  • Tập mỗi lần khoảng 5 phút, 2 lần/ngày.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

2. Bài tập vắt tay trước ngực

  • Đứng hoặc ngồi
  • Tay cần tập vắt chéo phía trước ngực, tay còn lại giữ ở khuỷu tay và kéo nhẹ tay cần tập sang bên đối diện hết khả năng có thể.
  • Kéo, giữ khoảng 15 giây, nghỉ, rồi lại làm động tác tiếp theo
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

3. Bài tập xoay trong với gậy

  • Dùng một gậy nhỏ, nắm lấy gậy ở phía sau sao cho 2 tay nắm ở gần nhau.
  • Dùng tay không đau kéo gậy sang một bên để tay cần tập di chuyển về phía bên đối diện nhiều nhất có thể.
  • Giữ 30 giây, nghỉ và thực hiện động tác tiếp theo. Ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

4. Bài tập xoay ngoài với gậy

  • Cầm gậy phía trước với 2 khuỷu tay vuông góc
  • Di chuyển gậy sang bên đau tối đa có thể. Giữ khoảng 30 giây, chuyển lại vị trí ban đầu rồi làm động tác tiếp theo
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

5. Bài tập kéo căng tư thế nằm

  • Nằm nghiêng, vai đau ở bên dưới, cánh tay vuông góc với thân, khuỷu gấp 900, đầu đặt trên gối thật thoải mái.
  • Dùng tay khỏe hỗ trợ xoay tay đau ép xuống giường, sao cho không gây đau.
  • Giữ nguyên tư thế 30 giây, thư giãn 30 giây, rồi làm động tác tiếp theo.
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

6. Bài tập chèo thuyền

  • Dùng một dây thun cột vào tường hoặc một vị trí chắc chắn. Đứng cách xa vị trí cột dây thun khoảng 3 bàn chân
  • Tay đau cầm dây tập và kéo về phía sau với tay sát thân mình
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

7. Bài tập xoay ngoài với cánh tay dang, khuỷu tay gấp 90º

  • Cũng dùng một giải thun như trên.
  • Giữ vai 90º so với thân và cánh tay 90º so với cẳng tay, cẳng tay song song mặt sàn.
  • Từ từ xoay khuỷu tay, cẳng tay lên trên cố gắng cho cẳng tay song song với thân mình, giữ khoảng 30 giây, rồi xoay từ từ về vị trí ban đầu
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

8. Bài tập xoay trong với cánh tay khép, khuỷu gấp 90º

  • Người tập dùng một giải thun như trên.
  • Đứng với tay đau cầm băng thun, khuỷu tay vuông góc và cánh tay ép sát người.
  • Xoay từ từ kéo băng thun sát cẳng tay vào phía trước thân mình.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây, rồi từ từ trở lại vị trí ban đầu và chuẩn bị làm động tác tiếp theo.
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

9. Bài tập xoay ngoài với cánh tay khép, khuỷu gấp 90º

  • Người tập chuẩn bị dụng cụ như trên, tư thế tay chuẩn bị như trên
  • Bằng cách giữ dây thun và kéo ra phía ngoài xa nhất có thể. Giữ khoảng 30 giây, xoay trở về tư thế ban đầu, thư giãn và tập động tác tiếp theo
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

10. Bài tập co khuỷu

Có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng, tay xuôi theo thân Co duỗi khuỷu tay với tay không, nếu không đau có thể tập với tạ 1-3kg Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

11. Bài tập duỗi khuỷu

  • Nâng cánh tay lên cao nhất có thể, khuỷu gấp trong tư thế ngồi hoặc đứng
  • Duỗi thẳng khuỷu, giữ khoảng 30 giây, rồi co về vị trí ban đầu. Có thể tập với tạ 1 – 3kg
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

12. Bài tập kéo căng cơ thang

  • Tư thế cúi, một tay bám giường, tay đau xuôi xuống
  • Dang thẳng cánh tay lên cao nhất có thể, giữ khoảng 30 giây, rồi từ từ hạ tay xuống tư thế ban đầu.
  • Có thể tập với tạ 1 – 3kg
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

13. Bài tập xương bả vai

  • Tư thế nằm sấp
  • Cố gắng nâng vai lên cao nhất có thể, giữ khoảng 30 giây, từ từ hạ vai xuống tư thế ban đầu
  • Tập ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

14. Bài tập co, kéo khớp vai

  • Nằm sấp bên mép giường, tay đau có thể di động được tự do, cầm tạ nặng 1 – 3kg
  • Nâng vai lên cao nhất có thể, giữ khoảng 30 giây, rồi từ từ hạ xuống vị trí ban đầu
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

15. Bài tập duỗi vai ngang

  • Nằm sấp giống như trên
  • Tay dang ngang lên cao nhất có thể, giữ khoảng 30 giây, từ từ hạ tay xuống về vị trí ban đầu. Nếu không đau nhiều có thể tập với tạ 1 – 3kg
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

16. Bài tập xoay trong – ngoài tư thế nằm

  • Tư thể nằm ngửa, cánh tay vuông góc với thân người, cẳng tay vuông góc với cánh tay
  • Dao động cho cẳng tay xuống dưới, giữ khoảng 30 giây, rồi từ từ xoay cẳng tay lên trên cao nhất có thể
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

17. Bài tập xoay ngoài vai tư thế nằm nghiêng

  • Tư thế nằm nghiêng, tay đau bên trên, khuỷu tay gấp, cẳng tay phía trước bụng
  • Xoay khuỷu tay cho cẳng tay lên cao nhất có thể, giữ khoảng 30 giây, rồi từ từ hạ tay xuống. Có thể sử dụng tạ từ 1 – 3kg khi tập
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

18. Bài tập xoay trong tư thế nằm nghiêng

  • Tư thế nằm nghiêng, tay đau bên dưới, cánh tay xuôi trước ngực, khuỷu tay vuông góc, cẳng tay đặt dưới mặt giường
  • Từ từ xoay cho cẳng tay ép về phía bụng, giữ khoảng 30 giây, rồi từ từ hạ tay xuống trở về vị trí ban đầu
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

19. Bài tập với khăn

  • Sử dụng một khăn đủ dài

Tập kéo căng khớp vai phía sau:

  • Tay đau đặt phía sau lưng, cầm một đầu khăn, đầu khăn còn lại tay lành nắm phía trên vùng vai hoặc vùng đỉnh đầu.
  • Dùng tay phía trên kéo khăn lên cao nhất có thể để khớp vai kéo căng về phía sau, giữ khoảng 15 – 30 giây. Từ từ thả lỏng tay, rồi làm động tác tiếp theo.

Tập kéo căng vai phía trước:

  • Tư thế tương tự, nhưng vai đau cần tập phía trên.
  • Kéo tay phía dưới xuống nhiều nhất có thể cho khớp vai đau được kéo căng, giữ khoảng 15 – 30 giây, thả lỏng tay rồi làm động tác tiếp theo
  • Ngày tập 2 lần, mỗi động tác thực hiện 10 – 15 lần.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

20. Bài tập với tường

  • Tư thế quay mặt vào tường, bàn tay bên cần tập với lên tường với khuỷu tay thẳng
  • Cố gắng di chuyển các ngón tay bò trên tường để cánh tay có thể lên cao nhất, khớp vai được kéo căng. Giữ khoảng 30 giây, từ từ đưa tay xuống rồi làm động tác tiếp theo
  • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10 – 15 động tác.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

Lưu ý khi thực hiện bài tập hồi phục chức năng khớp vai

Khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp vai, người tập cần lưu ý:

  • Tập đúng kỹ thuật: Điều này sẽ giúp bạn tránh nguy cơ bị đau vai, đồng thời hỗ trợ khớp vai nhanh chóng lấy lại khả năng hoạt động.
  • Thực hiện bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu nhằm đảm bảo thực hiện đúng bài tập, cường độ và biên độ mở rộng vai phù hợp.
  • Lắng nghe tình trạng cơ thể trước khi bắt đầu tập: Nếu cảm thấy quá mệt hoặc gặp cơn đau vai nghiêm trọng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức.
  • Không nâng và nhấc vật nặng bằng tay bị chấn thương.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Biện pháp này sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho quá trình phục hồi của cơ thể.
  • Xây dựng một chế độ ăn cần đảm bảo đủ các chất quan trọng như bột đường, đạm, vitamin và khoáng chất và chất béo lành mạnh.

Bài tập codman đong đưa khớp vai là gì

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng; ThS Trần Văn Dần; BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh; BS.CKI Đào Văn Hoàn; BS.CKI, Lê Văn Tâm; BS Đặng Ngọc Minh Thùy; BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh; BS Trịnh Thị Ngọc Lan; BS Nguyễn Đỗ Vũ; BS.CKI Cát Hồng Hà; BS Mai Thị Chi Mai; BS.CKI Trần Thị Thu Hương; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Chương trình phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương thường kéo dài 4 – 6 tuần, trừ khi có chỉ định điều trị khác. Sau khi phục hồi, các bài tập phục hồi chức năng khớp vai vẫn cần được duy trì như một biện pháp bảo vệ và duy trì sức khỏe khớp vai.