Bài tập tính giá quyền mua cổ phiếu

Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định.

Lượng cổ phiếu được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty, sau khi công ty tăng thêm vốn.

Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới được quy định trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phát hành cổ phiếu mới.

Ví dụ: Ngày 11/1/2008, CTCP Vincom thông báo phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phân bổ quyền 2:1 (cổ đông sở hữu 2 quyền mua sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu). Quyền mua được phép chuyển nhượng một lần. Thời gian chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu: từ ngày 13/2 đến ngày 7/3/2008. Ngày phát hành cổ phiếu mới (dự kiến) là ngày 29/4/2008.

Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền, công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền thì họ có thể bán quyền trên thị trường trong thời gian chuyển nhượng quyền mua được quy định trong thông báo.

Thông thường, khi thị trường khởi sắc, quyền mua cổ phiếu sẽ là một lợi thế để các cổ đông hiện hữu tận dụng mua được cổ phiếu mới với giá ưu đãi. Tuy nhiên, khi thị trường liên tục mất điểm và điều chỉnh sâu thì các cổ đông hiện hữu sẽ không muốn tận dụng quyền này để tăng số lượng cổ phiếu của mình, mà thường sẽ bán quyền lấy tiền mặt.

Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới.

Giá của quyền được xác định theo công thức: Vr = P0 - Pn/r. Trong đó:

Vr: giá trị của một quyền.

P0: giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành.

Pn: giá thực hiện cổ phiếu mới.

r: số quyền cần có để mua một cổ phiếu mới.

Giá quyền có thể lên hoặc xuống trong khoảng thời gian chào bán do giá thị trường của cổ phiếu tăng hoặc giảm.

Giá của chứng quyền không giống như những loại chứng khoán trên thị trường. Bởi nó liên quan trực tiếp đến kỳ vọng tăng giá trị của những chứng khoán cơ sở gắn với chứng quyền. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần biết cách tính giá chứng quyền đúng để xác định hiệu quả đầu tư vào loại chứng khoán này.

Chứng quyền tồn tại 3 mức giá mà bạn nên chú ý. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau, khi đầu tư thì bạn nên tham khảo tính toán mức giá nào hợp lý.

  • Giá sau niêm yết: Chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có mức giá xác định theo cách tính của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tổ chức phát hành trong một số trường hợp sẽ thực hiện điều chỉnh giá hợp lý nếu cần thiết. Khi phát hành lần đầu, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức giá này trên thị trường sơ cấp, nhưng ở thị trường thứ cấp thì rất hiếm để bạn sở hữu chứng quyền giá niêm yết, mà giá sẽ thay đổi theo nhu cầu và kỳ vọng của thị trường.
  • Giá thanh toán chứng quyền khi đáo hạn: Mức giá này được tính bằng bình quân giá của năm phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn, đối với những chứng khoán cơ sở gắn với chứng quyền.
  • Giá thực hiện của chứng quyền: Chính là mức giá mà nhà đầu tư bỏ ra mua chứng khoán cơ sở – xác định ở thời điểm mua chứng quyền và không thay đổi theo thời gian. Khi đáo hạn, dù giá trị chứng khoán cơ sở tăng hay giảm, nếu bạn chọn thực hiện quyền chứng quyền sẽ phải giao dịch với tổ chức phát hành đúng bằng mức giá xác định trước này.

Đầu tư chứng quyền có lời khi giá chứng khoán cơ sở tăng so với thời điểm phát hành chứng quyền đối với chứng quyền mua và ngược lại với chứng quyền bán. Lúc đó kết quả tính toán giữa Giá thực hiện và Giá thanh toán có sự thay đổi, khoản chênh lệch dương chính là mức lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được.

Bài tập tính giá quyền mua cổ phiếu

Giá chứng quyền được tính bằng công thức sau:

Giá chứng quyền =  Giá trị nội tại + Giá trị thời gian

Trong đó:

  • Giá trị nội tại: Là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở đối với giá thực hiện. Nếu chứng quyền có giá trị nội tại nhỏ hơn không thì không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trường hợp vị thế chứng quyền bán và ngược lại ở vị thế chứng quyền mua.
  • Giá trị thời gian: Là chênh lệch giữa giá chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại. Thông thường giá trị này sẽ giảm theo thời gian và gần bằng 0 khi đến ngày đáo hạn.

Giá tính theo công thức này được áp dụng phổ biến trên thị trường đầu tư chứng khoán. Mức giá chịu sự tác động trực tiếp bởi những biến động trên thị trường khi mà chứng khoán cơ sở được giao dịch trực tiếp trên sàn thì giá trị có thể tăng hoặc giảm. Vì vậy khi xác định giá chứng quyền, người ta phải nhìn nhận, đánh giá và phân tích xu hướng tăng trưởng của các chứng khoán cơ sở. Từ đó, đưa ra quyết định có nên sở hữu chứng quyền hay không.

Chứng quyền xảy ra hòa vốn khi giá chứng khoán cơ sở bằng giá thực hiện ở cả hai loại chứng quyền bán và mua. Như vậy, kết quả của công thức trên bằng 0 tại thời điểm đáo hạn chứng quyền.

Thông thường, hòa vốn xảy ra khi nhà đầu tư thấy được giá trị các chứng khoán cơ sở đang suy thoái, họ buộc phải bán chứng quyền để lấy lại tiền cho việc khác, cắt lỗ trước khi mức giá giảm thấp hơn giá thực hiện. Hoặc cho đến thời điểm đáo hạn mà giá chứng khoán cơ sở vẫn không tăng như kỳ vọng, vẫn giữ nguyên/bằng với giá thực hiện.

Tùy vào loại chứng quyền bạn đang sở hữu mà cách tính lãi chứng quyền có sự khác nhau:

  • Chứng quyền mua: Lãi xảy ra khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện. Lãi chứng quyền mua tính bằng cách Giá thanh toán trừ cho Giá thực hiện và đem chia cho Tỷ lệ chuyển đổi.
  • Chứng quyền bán: Lãi xảy ra nếu giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện. Lấy Giá thực hiện trừ cho Giá thanh toán, sau đó chia cho tỷ lệ chuyển đổi là ra lãi của chứng quyền bán.

Lưu ý, tỷ lệ chuyển đổi tùy mỗi loại chứng quyền, tổ chức phát hành sẽ có công bố cụ thể trong đợt phát hành. Công thức trên tính lãi đối với một chứng quyền, nếu bạn sở hữu N chứng quyền thì lấy kết quả nhân với số lượng sẽ ra lợi nhuận bạn thực nhận.

Như đã nói ở trên, xác định giá cũng như lợi nhuận chứng quyền sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là 4 nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến giá của chứng quyền.

Bài tập tính giá quyền mua cổ phiếu

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất chính là giá trị thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền. Hai nhân tố này nếu có sự thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến giá chứng quyền, bởi nó là thành phần trong công thức tính giá phổ biến.

Việc xác định giá chứng quyền không chỉ giúp bạn đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý, mà còn hỗ trợ định giá và giao dịch chuyển nhượng tốt hơn, không bị lỗ quá nhiều dù thị trường hiện tại như thế nào. Cân nhắc giữa việc nắm giữ đến khi đáo hạn hay bán lúc giá tăng để mang lại hiệu quả đầu tư tối ưu nhất.

Thời gian đáo hạn ảnh hưởng đến giá trị thời gian của chứng quyền. Càng đến gần ngày đáo hạn, xu hướng giá chứng quyền sẽ giảm sâu, có khi gần bằng 0. Thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị của nó cao hơn so với những loại chứng quyền ngắn hạn khác. 

Cho nên nhà đầu tư thường có xu hướng bán chứng quyền đang sở hữu khi gần đến ngày đáo hạn, đặc biệt là nếu họ xác định việc nắm giữ không thực sự mang lại lợi nhuận tốt. Bán để lấy tiền sử dụng cho mục đích khác hoặc cắt lỗ trước khi thị trường chạm đáy.

Chứng khoán cơ sở được sử dụng để giao dịch trực tiếp trên sàn chứng khoán. Nó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế thị trường hiện tại. Khi giá của chúng biến động mạnh và giao dịch giá càng cao, thì giá trị chứng quyền cũng tăng theo. Trong một số trường hợp chứng khoán cơ sở vi phạm quy định của sở giao dịch, bị hủy niêm yết sẽ làm giá của chúng xuống thấp kéo theo giá trị giảm nhanh. Lúc này người mua có thể lựa chọn bán chứng quyền để lấy tiền về.

Yếu tố lãi suất có ảnh hưởng lớn đến giá chứng quyền. Khi mua chứng quyền, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành và nắm giữ quyền thực hiện quyền chứng quyền đối với các chứng khoán cơ sở. Số tiền đó sẽ không thể dùng cho mục đích khác trừ khi bạn bán lại chứng quyền. Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, có nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn nhưng bạn lại không dùng số tiền đã mua chứng quyền được. Điều này làm giảm sức hút đối với chứng quyền.

Bài tập tính giá quyền mua cổ phiếu

Ngược lại, khi bạn mua chứng quyền tức là bạn đang hoãn thời gian thực hiện quyền chứng quyền cho đến khi đáo hạn. Nhưng bạn lại có quyền thực hiện chứng quyền, điều này giúp nhà đầu tư tiết kiệm một khoản tiền và hưởng thu nhập từ lãi suất. Lãi càng tăng thì giá trị chứng khoán cơ sở tăng theo, thu nhập mang về cho bạn nhiều hơn.  

Cho nên trước khi mua chứng quyền, bạn nên nghiên cứu kỹ xu hướng thị trường, liệu rằng các chứng khoán cơ sở có tăng trưởng như kỳ vọng của mình hay không. Hầu hết mọi người lựa chọn mua chứng quyền khi lãi suất tăng, lúc đó dù giá chứng quyền tăng đáng kể nhưng kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai lại khá cao.

Trên đây là thông tin về cách tính giá chứng quyền chính xác và đơn giản mà bạn đọc có thể tham khảo. Trước khi đầu tư vào chứng quyền, hãy dành thời gian để nghiên cứu và xác định giá trị của nó, như vậy mới có được chiến lược đầu tư tốt nhất.