Bài tập tính nhiệt độ thay đổi theo độ cao

Bài tập tính nhiệt độ thay đổi theo độ cao
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Vẽ 1 ngọn núi cao 3000m và ghi nhiệt độ ở các độ cao 1000m, 2000m và 3000m. Khi nhiệt độ ở độ cao 0m là 25 độ C và cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 0,6 độ C. Hãy tính nhiệt độ của ngọn núi đó.

Chú ý! - Không dùng ngôn ngữ teen, hay những câu không liên quan đến câu hỏi cần đăng lên diễn đàn. - Cách đặt tên tiêu đề: [<Môn> + <lớp>] + <Tên tiêu đề>

Đã sửa, hungasdfghjkl.

Last edited by a moderator: 24 Tháng ba 2014

Theo đề bài, ta có: Nhiệt độ ở độ cao 1000m là: 25 - 1000 / 100 * 0.6 = 25 - 6 = 19 ($^o$C) Nhiệt độ ở độ cao 2000m là: 25 - 2000 / 100 * 0.6 = 25 - 12 = 13 ($^o$C) Nhiệt độ ở độ cao 3000m là:

25 - 3000 / 100 * 0.6 = 25 - 18 = 7 ($^o$C)

Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm (°C) Biên độ nhiệt độ năm (°C)
24,5 1,8
20° 25,0 7,4
30° 20,4 13,3
40° 14,0 17,7
50° 5,4 23,8
60° -0,6 29,0
70° – 10,4 32,2
…… …………

………….

Đáp án

– Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm: từ 24,5°c ở vĩ độ 0° xuống còn – 10,4°c ở vĩ độ 70° (trừ khu vực vĩ tuyến 20°B có nhiệt độ cao hơn xích đạo 25°C). + Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. + Riêng khu vực vĩ tuyến 20°B có nhiệt độ cao hơn xích đạo. Nguyên nhân là do diện tích mặt đệm ở khu vực Xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng nên năng lượng bức xạ Mặt Trời bị suy giảm vì có nhiều hơi nước, mây, mưa. Còn ở khu vực vĩ tuyến 20°B diện tích mặt đệm chủ yếu là lục địa, khô hạn, ít hơi nước, ít mây và ít mưa nên nhiệt độ không khí cao hơn xích đạo.

– Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng lớn: từ l,8°c ở vĩ độ 0° tăng lên 32,2°c ở vĩ độ 70°. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở  vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

Câu 10. Cho bảng số liệu:

Biên độ nhiệt năm của nhiệt độ không khí (°C) trên vĩ độ của 2 bán cầu

Vĩ độ Biên độ nhiệt trung bình năm (°C)
1,8 1,8
20° 5,9 7,4
30° 7,0 13,3
40° 4,9 17,7
50° 23,8 4,3
60° 11,8 29,0
70° 32,1 19,5
80° 28,7 31,0

(Nguồn: Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4 – năm 2008, NXB Đại học sư phạm)

a) Sử dụng bảng số liệu để lập bảng sự thay đổi biên độ nhiệt năm của nhiệt độ không khí (°C) theo vĩ độ chính xác cho 2 bán cầu Trái Đất. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt ở các vĩ độ của 2 bán cầu.

Đáp án

a) Lập bảng số liệu

Biên độ nhiệt của nhiệt độ không khí (°C) ở các vĩ độ

Vĩ độ  Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
1,8 1,8
20° 7,4 5,9
30° 13,3 7,0
40° 17,7 4,9
50° 23,8 4,3
60° 29,0 11,8
70° 32,1 19,5
80° 31,0 28,7

b) Nhận xét và giải thích – Nhận xét: + Biên độ nhiệt của cả 2 nửa cầu có giá trị tăng dần từ Xích đạo về 2 cực. + Trên cùng một trục số vĩ độ, biên độ nhiệt năm của bán cầu Bắc luôn + Ở bán cầu Bắc, biên độ nhiệt năm tăng liên tục. Bán cầu Nam, từ khoảng vĩ tuyến 40°N – 50°N biên độ nhiệt năm giảm so với các vĩ độ khác (trừ Xích đạo).

– Giải thích:

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. + Do sự phân bố không đều giữa lục địa và đại dương. Bán cầu Bắc, lục địa 1/3, đại dương 2/3; bán cầu Nam, lục địa 1/5, đại dương 4/5.

+ Ở Nam bán cầu, từ vĩ tuyến 40°N đa phần là đại dương.

Câu 11. Dựa vào bảng số liệu sau:

Bán cầu A Vĩ độ Bán cầu B
Nhiệt độ TB tháng 1 (°C) Nhiệt độ TB tháng 7 (°C) Nhiệt độ TB tháng 1 (°C) Nhiệt độ TB tháng 7 (°C)
25,3 25,3 25,3 25,3
25,4 26,1 10° 25,2 23,6
21,8 27,3 20° 25,3 20,1
13,8 26,9 30° 22,6 15,0
4,6 23,9 40° 15,3 8,8
-7,7 18,1 50° 8,4 3,0
-16,4 14,0 60° 2,1 -9,1
-26,9 7,2 70° -3,5 -23,0
-33,2 2,0 80° -10,8 -39,5
-36,0 90° -13,0 48,0

Hãy cho biết A và B thuộc bán cầu nào? Tại sao?

Đáp án

– A thuộc bán cầu Bắc vì nhiệt độ trung bình tháng 7 (mùa hạ ở bán cầu Bắc) cao hơn nhiệt độ trung bình tháng 1.
– B thuộc bán cầu Nam vì nhiệt độ trung bình tháng 1 (mùa hạ ở bán cầu Nam) cao hơn nhiệt độ trung bình tháng 7.

Câu 12. Hãy tính nhiệt độ tại đỉnh núi cao 3,100 m và ở độ cao 50m bên sườn khuất gió ẩm. Biết rằng tại sườn đón gió ẩm ở độ cao 100 m có nhiệt độ là 27°c.

Đáp án

– Tại đỉnh núi cao 3,100m, có nhiệt độ là 9°c do trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6°c.
– Tại sườn khuất gió ẩm ở độ cao 50m có nhiệt độ là 39,5°c do khối không khí ẩm bị biến tính khi xuống núi ở sườn khuất gió và trung bình cứ hạ

Câu 13. Tính nhiệt độ ờ sườn đón gió và sườn khuất gió của một dãy núi ở cùng độ cao 543 m, biết rằng ờ đỉnh núi cao 3,143m có nhiệt độ là 4,5°c.

Đáp án

– Ở sườn đón gió, theo tiêu chuẩn của không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6°c nên khi ở đỉnh núi cao 3,143m có nhiệt độ 4,5°c thì nhiệt độ ở độ cao 543m là: 4,5°c + [((,3143 – 543) X 0,6): 100] = 20,1°c. – Ở sườn khuất gió, theo tiêu chuẩn của không khí khô, khi xuống núi trung bình 100m, nhiệt độ tăng l°c nên khi ở đỉnh núi cao 3,143m có nhiệt độ 4,5°c thì nhiệt độ ở độ cao 543m là:

4,5°c + [((3,143 – 543) X 1,0): 100] = 30,5°c.

Câu 14. Dựa vào bảng số liệu:

Vĩ độ Bờ Tây đại dương Bờ Đông đại dương Chênh nhau
Trạm Nhiệt độ Trạm Nhiệt độ
57°B Nain (Canada) -3°8 Aberdeen
(Anh)
+8°2 12°
29°B Kennedy Cape (Hoa Kì) +15° Tarfaya
(Maroc)
+12°

Nhận xét và giải thích về nhiệt độ trung bình và chênh lệch nhiệt độ của bốn trạm khí hậu trên.

Đáp án

– Trong 4 trạm khí tượng, có 2 trạm nằm ở khu vực ôn đới (Nain, Aberdeen), 2 trạm nằm ở khu vực cận nhiệt đới (Kennedy Cape, Tarfaya) và đều nằm ven Đại Tây Dương. – Vùng vĩ độ cao: + Nhiệt độ trung bình của bờ đông Đại Tây Dương ấm hơn (cao hơn) bờ tây Đại Tây Dương: nhiệt độ trạm Aberdeen cao hơn trạm Nain. + Giải thích: • Do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm ấm bờ đông Đại Tây Dương. • Do dòng biển lạnh Labrador làm lạnh bờ tây Đại Tây Dương. – Vùng vĩ độ thấp: + Nhiệt độ trung bình của bờ đông Đại Tây Dương lạnh (thấp hơn) bờ tây Đại Tây Dương: nhiệt độ trạm Tarfaya thấp hơn trạm Kennedy Cape. + Giải thích:

• Do dòng biển lạnh Canari làm giảm nhiệt độ bờ đông Đại Tây Dương.

Câu 15. Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

(Đơn vị: °C)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5
TP.HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25.7 27,1

(Nguồn: Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4 – năm 2008, NXB Đại học sư phạm)

Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai đm điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

Đáp án

* Phân tích – Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,5°c so với 27,1°C). – Hà Nội có 3 tháng (12, 1, 3) nhiệt độ xuống dưới 20°c. – Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh. – TP. Hồ Chí Minh nóng quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25°c. – Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao (12,5°C), biên độ nhiệt TP. Hồ Chí Minh thấp (3,2°C).

* Giải thích

– Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, nên có nhiệt độ thấp trong các tháng mùa đông, trong thời gian này TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao. – Từ tháng 5 đến tháng 10, toàn lãnh thổ nước ta có gió mùa Tây Nam thịnh hành và Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ nên nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. – Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, thêm vào đó hiệu ứng phơn thỉnh thoảng xảy ra trong mùa hạ nên nhiệt độ các tháng 6, 7, 8, 9 cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh. – Hà Nội ở gần chí tuyến Bắc, cùng với nhiệt độ hạ thấp về mùa đông nên biên độ nhiệt cao, TP. Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm nên biên độ nhiệt độ thấp hơn.

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10: