Bài tập trắc nghiệm động học chất điểm

Tài liệu gồm 29 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Hoàng Sư Điểu, tuyển tập bài tập trắc nghiệm chuyên đề động lực học chất điểm có đáp án trong chương trình Vật lí 10.

BÀI 9. TỔNG HỢP LỰC. PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM. DẠNG 1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG. DẠNG 2. TỔNG HỢP LỰC VÀ PHÂN TÍCH LỰC TRÊN MỘT HÌNH VẼ CHO TRƯỚC. BÀI 10. BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN. DẠNG 1. VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN. DẠNG 2. VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT III NIU-TƠN. BÀI 11.LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN. DẠNG 1. LỰC HẤP DẪN GIỮA HAI CHẤT ĐIỂM. DẠNG 2. LỰC HẤP DẪN GIỮA CÁC VẬT CÓ DẠNG HÌNH CẦU, ĐỒNG CHẤT. BÀI 12.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC. DẠNG 1. LÒ XO TREO VÀO ĐIỂM CỐ ĐỊNH, MỘT ĐẦU TREO VẬT. DẠNG 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN NHIỀU LÒ XO. DẠNG 3. ĐỒ THỊ LỰC ĐÀN HỒI. BÀI 13. LỰC MA SÁT. DẠNG 1. NGOẠI LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT THEO PHƯƠNG NGANG. DẠNG 2. NGOẠI LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT THEO MỘT PHƯƠNG BẤT KÌ. BÀI 14. LỰC HƯỚNG TÂM. DẠNG 1. CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT TRÊN CÙNG PHƯƠNG. DẠNG 2. CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT KHÁC PHƯƠNG NHAU. BÀI 15. BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG. DẠNG 1. VẬN DỤNG CÁC CÔNG THỨC NÉM NGANG. DẠNG 2. GÓC GIỮA VECTƠ VẬN TỐC CỦA VẬT HỢP VỚI HAI PHƯƠNG CỦA TRỤC TỌA ĐỘ. DẠNG 3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC LỰC CƠ HỌC VÀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG.

[ads]

Khi nói " đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế" thì số đo khoảng thời gian trôi là 8 giờ 05 phút – 0 giờ = 8 giờ 05 phút, trùng với số chỉ thời điểm.


Câu 15:

Hãy tìm phát biểu sai.

  1. Quỹ đạo của một vật là tương đối đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo của vật là khác nhau.
  1. Vận tốc của vật là tương đối. Trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác nhau.
  1. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối.
  1. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Xem đáp án

Đáp án C

Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tuyệt đối.


Câu 16:

Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì.

  1. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
  1. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
  1. gia tốc là đại lượng không đổi.
  1. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

Xem đáp án

Đáp án A

Chuyển động thẳng nhanh dần đều: a cùng dấu với v (véctơ gia tốc cùng phương cùng chiều với véctơ vận tốc).


Câu 17:

Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là

  1. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
  1. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
  1. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
  1. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).

Xem đáp án

Đáp án A

Công thức tính vận tốc trong chuyển động biến đổi đều: v = v0 + at.

Nếu chuyển động thẳng nhanh dần đều:

a cùng dấu với v0 (véc tơ gia tốc cùng phương

cùng chiều với véc tơ vận tốc).

Công thức tính quãng đường đi: s = v0t + at2


Câu 18:

Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với

  1. cùng một gia tốc g.
  1. gia tốc khác nhau.
  1. cùng một a = 5 m/s2.
  1. gia tốc bằng không.

Xem đáp án

Đáp án A

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

+ Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.


Câu 20:

Chỉ ra câu sai.

  1. Chuyển động thẳng biến đổi đều có tốc độ tăng (giảm) đều theo thời gian
  1. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
  1. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.
  1. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

Xem đáp án

Đáp án D

Chuyển động thẳng biến đổi đều:

+ Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.