Bài tập trắc nghiệm liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Bài tập trắc nghiệm Liên kết ion - Tinh thể ion về Liên kết ion - Tinh thể ion - Hóa học 10 online đầy đủ đáp án và lời giải giúp các em tự luyện tập và củng cố kiến thức bài học.

Câu 1: Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa: 

A. Anion và electron tự do

B. Các ion mang điện tích cùng dấu

C. Hạt nhân của nguyên tử này và hạt nhân của nguyên tử kia

D. Cation và anion

Câu 2: Loại hạt nào sau đây tham gia vào quá trình liên kết hóa học ?

A. Hạt electron

B. Hạt notron

C. Hạt proton

D. Hạt nhân nguyên tử

Câu 3: Liên kết ion được tạo thành giữa

A. hai nguyên tử kim loại.

B. hai nguyên tử phi kim.

C. một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh.

D. một nguyên tử kim loại yếu và một nguyên tử phi kim yếu.

Câu 4: Dãy chất nào sau đây mà phân tử chỉ chứa liên kết ion?

A. KCl; MgO; BaCl2

B. BaCl2; MgO; H2O

C. NaBr; Na2O; KNO3

D. SO2; H2SO4; HClO4

Câu 5: Trong tinh thể NaCl, nguyên tố Na và Cl ở dạng ion và có sô electron lần lượt là

A. 10 và 18    

B. 12 và 16    

C. 10 và 10

D. 11 và 17

Câu 6: Mạng tinh thể ion có đặc tính nào dưới đây?

A. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp

B. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao

C. Bền vững, nhiệt độ nóng và nhiệt độ sôi thấp

D. Dễ bay hơi

Câu 7: Phân tử nào sau đây có liên kết phân cực nhất?

A. F2O    

B. Cl2O    

C. ClF    

D. O2

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do sự nhận electron 

B. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 1

C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự góp chung electron.

D. Liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa ion mang điện tích trái dấu

Câu 9: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất của liên kết ion nhất?

A. LiCl    

B. NaCl    

C. KCl    

D. CsCl

Câu 10: Năng lượng ion hóa của nguyên tử là: 

A. Năng lượng giải phóng bởi nguyên tử khi tạo liên kết ion

B. Năng lượng giải phóng khi nguyên tử nhận thêm electron

C. Năng lượng cần để tách electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản

D. Năng lượng cần để cung cấp để nguyên tử nhận thêm electron

Câu 11: Các chất trong dãy nào sau đây đều có liên kết ion?

A. KBr, CS2, MgS

B. KBr, MgO, K2O

C. H2O, K2O, CO2

D. CH2, HBr, CO2

Câu 12: Cho hai nguyên tố X: Z= 20, Y: Z= 17. Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là:

A. XY và liên kết ion

B. X2Y3 và liên kết cộng hóa trị

C. X2Y và liên kết ion

D. XY2 và liên kết ion

Câu 13: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

A. HCl    

B. NH3    

C. H2O    

D. NH4Cl

Câu 14: Hãy chọn phát biểu sai về liên kết hóa học?

A. Liên kết giữa một kim loại và một phi kim luôn luôn là liên kết ion

B. Liên kết giữa hai phi kim luôn luôn là liên kết cộng hóa trị, không phụ thuộc vào hiệu độ âm điện

C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố tạo thành liên kết càng lớn thì liên kết càng phân cực

D. Những hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao nhiều hơn so với các hợp chất cộng hóa trị

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. kim loại.    

B. cộng hóa trị.    

C. ion.    

D. cho – nhận.

Câu 16: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là :

A. liên kết anion – cation.

B. liên kết ion hóa.

C. liên kết tĩnh điện.

D. liên kết ion.

Câu 17: X, Y là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là

A. 2s22p5, 4s1 và liên kết cộng hóa trị.

B. 2s22p3, 3s23p1 và liên kết cộng hóa trị.

C. 3s23p1, 4s1 và liên kết ion.

D. 2s22p1, 4s1 và liên kết ion.

Câu 18: Hợp chất tạo bởi clo và những nguyên tố nào dưới đây chứa liên kết ion trong phân tử?

A. Ca, Ba, Si

B. Cs, Ba, K

C. Mg, P, S

D. Be, Mg, C

Câu 19: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?

A. H2S, Na2O.      

B. CH4, CO2.

C. CaO, NaCl.      

D. SO2, KCl.

Câu 20: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 21: Hầu hết các hợp chất ion

A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.

D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.

Câu 22: Anion Y− có cấu hình electron nguyên tưở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa nguyên tử của Y với nguyên tử của nguyên tố kim loại kali thuộc loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết công hóa trị không phân cực

C. Liên kết ion

D. Liên kết cho- nhận

Câu 23: Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa

A. 2 ion.

B. 2 ion mang điện trái dấu.

C. các hạt mang điện trái dấu.

D. hạt nhân và các electron hóa trị.

Câu 24: Tính chất nào sau đây phù hợp với liên kết ion?

A. Có tính định hướng, có tính bão hòa

B. Không có tính định hướng, không bão hòa

C. Không có tính định hướng, có tính bão hòa

D. Có tính định hướng, không bão hòa

Câu 25: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là :

A. 2 và 1.      

B. 2+ và 1–.

C. +2 và –1.      

D. 2+ và 2–

Đáp án

1D 2A 3C 4A 5A 6B 7C 8C 9D 10C
11B 12D 13D 14A 15C 16A 17D 18B 19C 20B
21A 22C 23B 24B 25B

Xem tiếp Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị

Câu hỏi 1 :

Định nghĩa nào sau đây đúng với liên kết kết cộng hóa trị?

  • A Là liên kết giữa hai nguyên tử cộng chung mỗi nguyên tử một đôi electron
  • B  Là liên kết giữa hai ion
  • C Là liên kết giữa hai phân tử mang điện trái dấu
  • D Là liên kết giữa hai nguyên tử dùng chung đôi điện tử chưa tham gia liên kết

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hãy cho biết những phân tử nào sau đây có sự phân cực trong liên kết?

  • A O2, N2, H2            
  • B  HBr, NH3, HCl
  • C F2, HF, Cl2            
  • D I2, Br2, HI

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Sự phân cực trong liên kết chỉ xảy ra khi liên kết giữa các chất có độ âm điện chênh lệch nhau nhiều

I2 , F2 , O2 liên kết giữa 2 chất có cùng độ âm điện nên sẽ không có sự phân cực 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Liên kết trong phân tử nào dưới đây không phải là liên kết cộng hóa trị?

  • A Na2O       
  • B As2O3          
  • C Cl2O5       
  • D Br2O7

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Na2O : liên kết ion ( hình thành giữa kim loại mạnh và phi kim manh ) 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hoàn thành nội dung sau: “ Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng…….của nguyên tử nguyê tố đó trong phân tử”

  • A Số electron hóa trị              
  • B Số electron độc thân
  • C Số electron tham gia liên kết 
  • D Số obitan hóa trị

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho các liên kết sau: H−O, N−H, N−F, N−O. Liên kết nào là liên kết phân cực mạnh nhất

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A 

Độ âm điện của các chất : H : 2,2 , N : 3,04  , O : 3,44 , F : 3,98

Hiệu độ âm điện càng lớn thì càng phân cực : H – O : hiệu độ âm điện lớn nhất ( 1,24 )

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho các hợp chất sau: MgCl2, Na2O, NCl3, HCl, KCl. Hai hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị?

  • A MgCl2 và Na2O        
  • B Na2O và NCl3
  • C NCl3và HCl            
  • D HCl và KCl

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Hiệu độ âm điện nhỏ hơn 1,7 là liên kết cộng hóa trị

Liên kết ion chỉ xảy ra ở các kim loại mạnh với phi kim mạnh 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Xung quanh nguyên tử Bo ( Z = 5) trong phân tử BF3 có bao nhiêu electron?

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Bo ( Z = 5) : 1s22s22p1 : cho đi 3 e để đạt cấu hình bền vững

F ( Z= 9 ) : 1s22s22p5 : nhận 1 e để đạt cấu hình bền vững

=>  BF3 : 1 nguyên tử Bo đã cho đi 3 e để 3 nguyên tử F đạt cấu hình bền vững ( mỗi 1 F nhận 1 e )

=>  Xung quanh Bo có 8 e ( bao gồm 2 e cũ và 6 e từ liên kết với F )

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong phân tử NH4Cl có bao nhiêu liên kết CHT?

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Trong phân tử NH4Cl có tồn tại 3 kiểu liên kết :

ion giữa NH4+ và Cl-

cộng hoá trị có cực giữa N và H trong NH3  ( 3 liên kết với 3 H )

cộng hoá trị theo kiểu cho - nhận giữa NH3 và H thứ 4

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết:

  • A cộng hóa trị không phân cực        
  • B hiđro
  • C cộng hóa trị phân cực                
  • D ion

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Hiệu độ âm điện nằm trong khoảng từ 0,4 đến 1,7 là liên kết cộng hóa trị phân cực

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl

  • A  Các nguyên tử Hiđro và Clo liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn
  • B Các electron liên kết bị hút lệch về một phía
  • C Cặp electron chung của hiđro và clo nằm giữa 2 nguyên tử
  • D Phân tử HCl là phân tử phân cực

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Clo có độ âm điện lớn hơn nhiều so với hidro nên cặp e bị clo hút lệch về phía Clo

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh?

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

 Clo có độ âm điện lớn hơn nhiều so với hidro nên cặp e bị clo hút lệch về phía Clo

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Liên kết cộng hóa trị là:

  • A Liên kết giữa các phi kim với nhau
  • B Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử
  • C Liên kết được hình thành do sựu dùng chung electron của 2 nguyên tử
  • D Liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng những electron chung

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

ĐN: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s2p63s23p3. Công thức phân tử hợp chất khí của X với hiđro là:

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

1s22s2p63s23p3 : có 5 e lớp ngoài cùng => cần nhận 3 electron để đạt cấu hình bão hòa

 1s22s2p63s23p3  : có tổng 15 e => là P

ð  Hợp chất với Hidro là : PH3

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  • A giữa các phi kim với nhau. 
  • B được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
  • C trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về một nguyên tử.
  • D được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.

(b) Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.

(c) Dãy sắp xếp thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: H2O, H2S, Na2O, K2O (biết ZO = 8; ZS = 16).

(d) Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba.

Phát biểu không đúng là

  • A (d). 
  • B (c).       
  • C (b).       
  • D (a).

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(c) Sai vì:

+ Độ âm điện O > S => χO – χH > χS – χH => H-O phân cực hơn H-S

+ Độ âm điện Na > K => χO – χNa < χO – χK => Na-O kém phân cực hơn K-O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong số các chất sau: HF, CaO, CH4, N2, Số lượng các chất có liên kết cộng hóa trị và liên kết ion lần lượt là

  • A 2 và 2. 
  • B 3 và 1. 
  • C 2 và 1. 
  • D 1 và 3.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chất có liên kết cộng hóa trị: HF, CH4, N2

Chất có liên kết ion: CaO

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung...

  • A ở giữa hai nguyên tử.    
  • B lệch về một phía của một nguyên tử.
  • C chuyển hẳn về một nguyên tử.
  • D nhường hẳn về một nguyên tử.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

  • A cộng hóa trị không cực.
  • B ion.      
  • C cộng hóa trị có cực. 
  • D cho nhận.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

  • A Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.
  • B Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.
  • C Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.
  • D Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Trong hợp chất cộng hóa trị, các nguyên tử có xu hướng nhận hoặc nhường e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm.

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của 1H: 1s1 =>H có xu hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền của He (1s2)

Cấu hình e của 17Cl: 1s22s22p63s23p5 =>Cl có xu hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền của Ar (1s22s22p63s23p6)

Như vậy H và Cl góp chung 1e để đạt cấu hình bền

Bài tập trắc nghiệm liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Như vậy liên kết H-Cl có một cặp e chung, là liên kết đơn, phân cực về phía Cl (do Cl có độ âm điện lớn hơn H).

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Kiểu liên kết tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung được gọi là

  • A liên kết cộng hóa trị.    
  • B liên kết ion.      
  • C liên kết hidro.             
  • D liên kết kim loại.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

  • A hiđro
  • B ion
  • C CHT có cực
  • D CHT không cực

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên kết giữa 2 nguyên tử cùng loại là liên kết cộng hóa trị không cực.

Lời giải chi tiết:

Liên kết giữa 2 nguyên tử cùng loại là liên kết cộng hóa trị không cực.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong phân tử N2, số cặp electron dùng chung là (cho 7N)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết cấu hình e của 7N từ đó dự đoán sự nhường hoặc nhận e để đạt được cấu hình của khí hiếm.

Lời giải chi tiết:

Cấu hình e của 7N là 1s22s22p3

=> N thiếu 3 e để đạt được cấu hình bền của khí hiếm Ne 1s22s22p6

=> Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N góp chung 3e để mỗi nguyên tử đạt cấu hình bền

=> Số cặp e dùng chung là 3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hoá trị. Liên kết cộng hoá trị là liên kết:

  • A Giữa hai phi kim với nhau.
  • B Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.
  • C Trong đó có cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
  • D Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Viết công thức e và công thức cấu tạo của H2O, NH3.

Phương pháp giải:

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử dựa vào quy tắc bát tử.

Lời giải chi tiết:

Bài tập trắc nghiệm liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Định nghĩa về liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực

- Liên kết cộng hóa trị: tạo nên bằng 1 hoặc nhiều cặp electron chung

- Liên kết cộng hóa trị phân cực: cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

- Liên kết cộng hóa trị không phân cực: cặp e chung không bị lệch bề nguyên tử nào

Lời giải chi tiết:

Ta thấy O2 có 2 nguyên tử O cùng độ âm điện => tạo được liên kết cộng hóa trị không phân cực

Đáp án C  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  • A giữa các phi kim với nhau.
  • B trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
  • C được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
  • D được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về liên kết cộng hóa trị

Lời giải chi tiết:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Chọn phát biểu sai trong các câu sau.

  • A Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa những nguyên tố có tính chất gần giống nhau.
  • B Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa những nguyên tử phi kim .
  • C Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tố có tính chất hoá học trái ngược nhau.
  • D Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa nguyên tố kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm các loại liên kết hóa học, đặc điểm của từng loại liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết:

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung (hai nguyên tử đó có thể giống hoặc khác nhau về tính chất hóa học)

→ A đúng (ví dụ: CO2); B đúng (ví dụ: Cl2, O2, CO)

- Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu (1 nguyên tử nhường electron tạo thành cation, 1 nguyên tử nhận electron tạo thành anion → hai nguyên tử đó có tính chất hóa học trái ngược nhau)

→ C đúng.

- Liên kết ion là được hình thành giữa một kim loại điển hình (IA) và một phi kim điển hình (VIIA).

→ D sai.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử mà liên kết được gọi là

  • A liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết không phân cực.
  • B liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
  • C liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi.
  • D liên kết σ, liên kết π.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào cách viết công thức electron và sự quy ước: 1 đôi electron = 1 liên kết “–”.

Lời giải chi tiết:

- Trong liên kết cộng hóa trị, tùy vào số cặp electron dùng chung mà liên kết tạo thành là liên kết đơn (1 cặp electron dùng chung), liên kết đôi (2 cặp electron dùng chung), liên kết ba (3 cặp electron dùng chung).

- Liên kết đơn = liên kết σ; liên kết đôi = 1 liên kết σ + 1 liên kết π

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Liên kết hóa học trong phân tử F2, Cl2, O2 đều là:

  • A Liên kết ion.
  • B Liên kết cộng hóa trị có cực.
  • C Liên kết cộng hóa trị không cực.
  • D Liên kết đôi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của liên kết cộng hóa trị.

Lời giải chi tiết:

Liên kết giữa hai nguyên tử giống nhau có hiệu độ âm điện bằng 0 ® liên kết cộng hóa trị không cực

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho các chất KCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết cộng hóa trị không cực là (độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16; O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,2; C: 2,55)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính hiệu độ âm điện ∆

+ 0 ≤ ∆ < 0,4: liên kết cộng hóa trị không cực

+ 0,4 ≤ ∆ < 1,7: liên kết cộng hóa trị có cực.

+ ∆ ≥ 1,7: liên kết ion.

Lời giải chi tiết:

Bài tập trắc nghiệm liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Đáp án A

Đáp án - Lời giải


Page 2

30 bài tập về liên kết cộng hóa trị có lời giải (phần 1)

30 bài tập về liên kết cộng hóa trị có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận