Bài tập về từ đồng âm và từ đa nghĩa

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 có dạng bài về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa. Đây là dạng bài rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt nên hôm nay chúng tôi, Giáo viên Việt Nam xin gửi đến thầy cô cũng như các em học sinh bộ tài liệu: “Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa có đáp án”.

Bài tập về từ đồng âm và từ đa nghĩa

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Bài tập về từ đồng âm và từ đa nghĩa

Trong tài liệu chúng tôi gửi đến dưới đây gồm các ví dụ minh họa và các bài tập kèm đáp án theo từng bài tập nhằm giúp các em học sinh phân biệt được các loại từ này. Bên cạnh đó bộ tài liệu này còn giúp các em học sinh củng cố kiến thức cho các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 5.

Chi tiết tài liệu

Bộ tài liệu có đáp án này được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Nội dung tài liệu luôn bám sát kiến thức trong SGK. Tài liệu chúng tôi gửi đến dưới đây hoàn toàn miễn phí. Thầy cô và các em học sinh có thể yên tâm tải về.

Bài tập về từ đồng âm và từ đa nghĩa

Có thể bạn quan tâm:  Bài tập luyện từ và câu lớp 5: Đại từ - Đại từ xưng hô

Để có thể làm được bài tập về các từ này. Trước tiên các em cần phải hiểu rõ khái niệm của các từ.

Ví dụ: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Phân loại từ đồng nghĩa có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối)

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái)

Mời thầy cô cùng các em học sinh tải file đính kèm bên dưới để biết thêm cụ thể.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Hải Anh

Làm thế nào để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Đây là câu hỏi quen thuộc nhưng không phải em học sinh nào cũng có thể trả lời được. Bởi vậy, hãy cùng World Research Journals theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ và biết cách phân biệt cũng như luyện giải một số bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nhé!

Khái niệm

Từ đồng âm

Khái niệm từ đồng âm 

Các từ đồng âm: dùng để chỉ những từ có cách phát âm giống nhau (hoặc cấu trúc phát âm giống nhau) song nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ: Cục đá – đá banh. Có chữ “đá” giống nhau nhưng “cục đá” là danh từ chỉ đồ vật, còn “đá bóng” là động từ chỉ hành động.

Đặc điểm của từ đồng âm

  • Những từ đồng âm với nhau thì luôn đồng âm trong tất cả các bối cảnh được sử dụng.
  • Đồng âm giữa từ với từ chính là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này được triệt để khai thác khi chúng ta sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.

Các loại từ đồng âm

Đồng âm giữa từ với từ gồm:

  • Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

VD: Con đường – mía đường (đều là danh từ)

  • Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau, khác nhau về từ loại

VD: Ruồi đậu – xôi đậu (động từ – danh từ)

  • Đồng âm từ với tiếng (Từ loại này được sử dụng ở các cấp học THCS và THPT).
Bài tập về từ đồng âm và từ đa nghĩa
Trước khi phân biệt, các em nên nắm rõ khái niệm từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa là gì?

Từ nhiều nghĩa: có nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Trong đó các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

VD1: Ba mẹ cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc.

VD2: Bàn (3) phím của chiếc đàn piano này thật đẹp.

Trong ví dụ trên, chúng ta có từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2), còn từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3).

  • Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ).
  • Từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.

Vậy làm thế nào để học sinh phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? Các em nên lưu ý: nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. Còn nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc.

VD1: Đôi mắt bé mở to. (1)

VD2: Quả na mở mắt. (2)

Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng: “mở” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“na mở mắt” có thể thay thế bằng “na đã chín”.

Bài tập về từ đồng âm và từ đa nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa rất dễ bị nhầm lẫn

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

  • Giống nhau: cả 2 đều có hình thức âm thanh giống nhau về cách đọc và viết.
  • Khác nhau: từ đồng âm là từ cùng âm thanh những nghĩa khác nhau. Còn từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển

Ví dụ: “An được điểm chín” (chín: chỉ một con số)

và “Cánh đồng lúa chín” (chín: lúa đã có thể thu hoạch).

Trong ví dụ này, “chín” là từ đồng âm vì nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

“Cánh đồng bát ngát lúa chín” (nghĩa gốc).

“Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói” (chín: suy nghĩ kĩ càng, chín chắn).

Còn trong ví dụ này, “chín” lại là từ nhiều nghĩa. Từ “chín” trong “nghĩ cho chín” là nghĩa chuyển.

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa qua 4 đặc điểm:

  • Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nó làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.
  • Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển nhưng chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
  • Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.
  • Từ đồng âm thì không thể thay thế trong nghĩa chuyển.

Bài tập để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bài tập về từ đồng âm lớp 5

Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

  1. a) Đậu tương – Thi đậu – Đất lành chim đậu 
  2. b) Bò kéo xe – 2 bò gạo –cua bò.

Đáp án:

Đậu tương: tên 1 loại đậu

Đất lành chim đậu: chỉ hành động đứng trên mặt đất bằng chân của chim

Thi đậu: thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn

b)

Bò kéo xe: chỉ con bò

2 bò gạo: đơn vị đo lường là một lon sữa bò

cua bò: hành động di chuyển của con cua trên mặt đất bằng chân

Bài 2: Đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm sau: chiếu, kén, mọc.

Đáp án:

Cô giáo lắp chiếc máy chiếu cho lớp xem phim tài liệu.

Mẹ em mới mua một chiếc chiếu rất đẹp.

Nhà bà em có rất nhiều kén tằm.

Dì em là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa chọn được chiếc túi vừa ý.

Mấy hạt đậu vừa gieo hôm qua mà nay đã mọc mầm lên giá rồi.

Thấy chú nhiệt tình mời mọc mãi, bố em cũng đồng ý sang uống rượu.

Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5

Bài 1: Dùng các từ : nhà, đi, ngọt để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển)

Đáp án:

Nghĩa gốc: Các chú công nhân đang xây nhà.

Nghĩa chuyển: Mời các bác vào nhà chơi, để em bảo con gọi nhà em ra nói chuyện với cho vui ạ.

Nghĩa gốc: Hôm nay là ngày đầu tiên em đi học.

Nghĩa chuyển: Bà cố đã ra đi lúc tối qua rồi.

Nghĩa gốc: Ly trà đào này pha ngọt quá!

Nghĩa chuyển: Nhìn xem! Lưỡi dao này cắt miếng đậu hũ thật ngọt.

Bài 2: Em hãy xác định nghĩa của các từ “miệng” và từ “sườn” rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

  1. a) Miệng cười tươi, miệng rộng, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.
  2. b) Xương sườn, sườn đồi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Đáp án:

Nghĩa gốc: miệng cười tươi, miệng rộng, há miệng chờ sung, xương sườn, hích vào sườn, hở sườn.

Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn, sườn đồi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch.

Trên đây là cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa kèm ví dụ, bài tập tham khảo. Hi vọng qua bài viết này, các em sẽ nắm vững kiến thức về phần này để có thể đạt điểm cao trong môn Tiếng Việt. Chúc các em thành công!