Bài thơ cô giáo em của tác giả nào

Cô giáo là người mẹ hiền thứ 2, là người luôn luôn chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, âu yếm dỗ dành các con khi ngủ, khi chơi, dạy bảo những lời hay điều tốt khi các con học…vì vậy chúng mình phải luôn chăm ngoan học giỏi để cô giáo vui lòng các con nhớ chưa nào!

Chủ quản:ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ:Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại:(043)8724033, Fax: 38724618

Email:[email protected]

TRƯỜNG MẦM NON GIANG BIÊN

Địa chỉ:Tổ 5 P. Giang Biên, Long Biên,Quận Long Biên, TP. Hà Nội Chịu trách nhiệm nội dung:Hiệu Trưởng - Hoàng Thị Phương Liên hệ: SĐT0438775279- Fax:| Email: [email protected]

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, người cuối cùng của thế hệ thi nhân tiền chiến 1930 - 1945 đã qua đời ngày 22/11 tại Hà Nội vì tuổi cao, sức yếu. Ông hưởng thọ 100 tuổi.

Nhắc đến tên ông, nhiều thế hệ học sinh, giáo viên suốt mấy chục năm qua đều không thể không nhớ bài thơ Cô giáo lớp em. Đây cũng là bài thơ liên tiếp được tái bản trong sách giáo khoa.

Bài thơ cô giáo em của tác giả nào

Bài thơ “Cô giáo lớp em” trong sách giáo khoa.

Tác giả Nguyễn Xuân Sanh đã đi xa. Những vần thơ tươi đẹp, trong sáng của "Cô giáo lớp em" còn ở lại mãi trong tim bạn đọc. Cứ mỗi khi một câu thơ cũ được ai đó vô tình chia sẻ, những hương vị và cảm xúc của nhiều năm về trước lại quay về...

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời "Chào cô ạ!"

Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Với nhiều người, những vần thơ giản dị, chân thực khiến họ nhớ về những ngày đi học, đặc biệt là những năm đầu đến lớp. Hình ảnh cô giáo trong bài thơ đã gợi đến ký ức tuổi thơ xa xưa, nhớ về cô giáo cũ, người hiền từ đã dạy mình những nét chữ, những con số đầu tiên. Bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn rất đẹp từ ngôn từ đến cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong đó. Thông điệp tình cảm cô trò cứ thủ thỉ, ấm áp mà thấm sâu trong tâm hồn, khắc ghi trong trái tim bao thế hệ học trò.

"Đọc lại bài thơ là chạm vào một vùng ký ức. Một vùng ký ức trong sáng, đơn sơ với sân trường xưa, lớp học cũ. Trong đó, hình dáng cô giáo cùng nụ cười thân thương mỗi sớm mai đến trường vẫn là điều khiến chúng ta thấy ấm áp hơn cả", một phụ huynh chia sẻ.

Một bài thơ làm đẹp lòng tất cả

Theo tác giả Nguyễn Xuân Sanh, hồi nhỏ có một lần con trai ông hỏi cha về bài thơ học trong sách Tập đọc:

- Cô giáo trong bài thơ ba làm có phải là cô giáo của ba ngày xưa không ạ?

Ông mỉm cười nói với con:

- Thơ là ba làm. Còn cô giáo là cô giáo lớp con chứ.

- Nhưng sao cô giáo lớp con mà ba lại đặt tên “Cô giáo lớp em”?

- Là ba đứng ở vị trí của con viết, thể hiện tình cảm với cô giáo thì phải là cô giáo lớp em, chứ cô giáo lớp ba sao phù hợp được con!

Bài thơ cô giáo em của tác giả nào

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh chia sẻ ông viết Cô giáo lớp em vào năm 1948 và không nhớ được đưa vào sách giáo khoa năm nào. Ông chỉ biết là nhiều em nhỏ là hàng xóm của ông, khi biết ông là tác giả bài thơ thì đọc thuộc lòng cho ông nghe và khiến ông rất cảm động.

Nhà thơ thổ lộ chính ông cũng rất thích bài Cô giáo lớp em và chắc hẳn bài thơ này làm đẹp lòng tất cả các em học sinh, các thầy cô giáo và bạn đọc ở mọi lứa tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh vốn được các bạn đồng niên như Chế Lan Viên, Huy Cận trân quý bởi bản tính lành hiền, nhỏ nhẹ, chân chất, phong thái sống khoan thai, nhẩn nha, chậm rãi...

Ông có cuộc hôn nhân hạnh phúc cùng vợ - nhà văn Cẩm Thạnh. Ông từng viết bài thơ Trước xuân, thăm chùa Hương tặng người vợ hiền thục luôn sát cánh bên chồng. Ông bà có hai người con, trong đó, con trai đầu Nguyễn Việt Lưu đã hy sinh tại chiến trường Phú Yên năm 1968. Những năm về già, vợ chồng ông được con gái - PGS -TS Nguyễn Việt Triều - nguyên cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phụng dưỡng.

Ai rồi cũng sẽ trưởng thành. Cuộc đời buộc chúng ta phải nhớ nhiều thứ khác và cũng buộc chúng ta quên đi nhiều thứ. Nhưng thật may mắn cho ai được học và còn nhớ lời thơ dung dị mà đi vào lòng người này.

1. Gây hứng thú.

- Cô cùng trẻ hát bài: Mẹ và cô Đàm thoại về bài hát: Vừa hát bài hát gì? bài hát nói về ai?....

- Cho trẻ quan sát tranh các HĐ ở trường MN * 2.Nội dung.

  1. Đọc thơ cho trẻ nghe:

- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả

- Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe giới thiệu tên tác giả, tên bai thơ

- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ b.Giúp trẻ hiểu nội dung:

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Do ai sáng tác? - Bài thơ nói về ai?

- Vì sao năm trước bạn nhỏ trong lại không đi học?

- Ở nhà ai dạy dỗ em bé ?

- Khi đến trường ai đã dạy em bé học?

- Cô dạy các con những gì?

- Khi ngôi ghế, xếp hàng các con phải làm ntn?

- Em bé yêu cô giáo giống như ai?

*Giáo dụctrẻ: Ngoan ngoãn , biết nghe lời , yêu thương kính trọng cô giáo

c.Dạy trẻ đọc thơ:

- Cô đọc lại cho cả lớp nghe 1 lần

- Cô đọc từng câu trẻ đọc theo cô

- Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

- Cả lớp đọc cùng cô( 3-4 lần), cô sửa sai cho trẻ

- Cho tổ,nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ

*Hoạt động tích hợp: Vẽ hoa tặng cô giáo

3 Kết thúc:

Cô hát cho trẻ nghe bài: Cô giáo