Bài văn tả về chiếc áo len của bố em năm 2024

Vũ Trâm Anh hiện là học sinh lớp 12A3 chuyên Anh, trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngôi trường mà em trúng tuyển hiện ở vị trí 25 trong bảng xếp hạng đại học khai phóng tốt nhất nước Mỹ, theo US News. Trường cho biết, Trâm Anh là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng, xét chọn từ 12.500 hồ sơ.

"Em hét lên vì vui sướng", Trâm Anh nhớ lại khoảnh khắc biết tin, hôm 24/2. Ngoài Richmond, em cũng trúng tuyển năm trường khác ở kỳ tuyển sinh sớm.

Thầy Phạm Văn Thành, chủ nhiệm lớp 12A3, không bất ngờ về học trò. Theo thầy, Trâm Anh học tốt đều, nổi trội ở một số môn như Văn, tiếng Anh và Vật lý.

"Trâm Anh xứng đáng với học bổng này", thầy Thành nói.

Bài văn tả về chiếc áo len của bố em năm 2024

Vũ Trâm Anh, học sinh trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trâm Anh nuôi ước mơ du học từ lớp 9 nhưng mãi lớp 11 mới bắt tay chuẩn bị hồ sơ dưới sự tư vấn của người dì. Bài luận chính của Trâm Anh viết về chiếc áo len bà tặng. Gia đình em có truyền thống làm nghề dệt, gia công theo đơn đặt hàng. Ngày còn làm nghề, năm nào bà cũng tặng Trâm Anh một chiếc áo len.

Năm 5 tuổi, lần đầu tiên em nhận được chiếc áo len màu xanh ngọc. Chiếc áo mặc lên vừa vặn, đẹp nhưng dặm, ngứa khiến Trâm Anh chỉ mặc một lần rồi cất đi. Em không dám nói vì sợ bà buồn. Năm nào nhận áo xong, em cũng mặc thử rồi cất vào tủ.

Năm 16 tuổi, khi nhận chiếc áo thứ 11, Trâm Anh thấy sự khác biệt trong chất liệu và màu sắc. Áo mặc lên hợp thời trang, dễ chịu, không còn dặm ngứa. Nhìn chồng áo len trong tủ từ các năm trước, em nhận ra bà đã chuyển từ chất liệu thiên nhiên sang chất liệu mới có sợi tổng hợp và cotton.

"Bà em phải xoay chuyển để tạo ra sản phầm phù hợp nhu cầu của thị trường, dù chất liệu kém bền vững hơn", Trâm Anh chia sẻ.

Chiếc áo len thứ 11 dạy cho em nhiều điều, nhất là bài học về cung và cầu. Bà là bên cung cấp, luôn phải đáp ứng nhu cầu người sử dụng, nhưng như thế thì phải bỏ đi những giá trị mà mình muốn tôn thờ như bảo vệ môi trường.

"Từ câu chuyện về chiếc áo len, em muốn sau này phát triển những sản phẩm khác vừa thời trang, vừa có tính bền vững", Trâm Anh nói.

Ngoài bài luận chính, Đại học Richmond yêu cầu thí sinh viết một bài luận phụ nếu muốn ứng tuyển chương trình học bổng. Đề bài đòi hỏi thí sinh kể về bài học bất ngờ từ một sự kiện nào đó. Trâm Anh đã chia sẻ về chuyến bay vào Đà Nẵng thi hai môn AP là Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô vào năm ngoái. Đó cũng là lần đầu tiên em xa nhà một mình, tự thuê khách sạn và di chuyển mà không có bố mẹ.

Khi ra hàng photo để in tài liệu ôn lại bài, Trâm Anh bất ngờ vì chủ cửa hàng không tính tiền và động viên em thi tốt. Bởi họ nhận ra em là người miền Bắc, lại một mình đến một nơi xa lạ để chuẩn bị cho hai bài thi quan trọng.

Từ trước tới nay, nữ sinh nghĩ chỉ có gia đình, bạn bè mới quan tâm đến mình. Vì thế, câu chuyện khiến Trâm Anh nhận ra rằng lòng tốt, sự tử tế luôn hiện hữu ở mọi nơi, và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Lần đó, em được điểm tối đa 5/5 ở cả hai môn AP (chương trình nâng cao, tương đương năm đầu đại học ở Mỹ).

Từ kinh nghiệm này, Trâm Anh cho rằng khi viết luận, ứng viên nên chọn chủ đề thân thuộc nhất và thể hiện chính xác về bản thân.

Ngoài ra, Trâm Anh còn có chứng chỉ IELTS 8.5, SAT 1500/1600, điểm trung bình học tập là 9,5. Em từng tham gia nhóm nghiên cứu về một ứng dụng trong điều trị chứng mất ngủ và giành giải vàng trong cuộc thi nghiên cứu khoa học IPITEX ở Thái Lan.

Trâm Anh cũng tích cực tham gia các hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện trong trường, gây quỹ cho người bệnh tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu trung ương.

Trong thư chúc mừng, Đại học Richmond đánh giá hồ sơ của Trâm Anh là "một trong những hồ sơ tốt nhất". Nhờ đó, em là một trong 80 ứng viên vào vòng phỏng vấn cuối cùng. Cuộc phỏng vấn online diễn ra khoảng 20 phút với hội đồng gồm 6 người.

"Em hơi run nhưng sau đó bớt sợ vì thầy cô thân thiện", Trâm Anh kể.

Các câu hỏi xoay quanh hoạt động trong trường phổ thông và dự định của nữ sinh khi nhập học ở Mỹ. Trả lời, Trâm Anh cho biết sẽ tiếp tục hoạt động tình nguyện và giúp các em nhỏ ở khu vực lân cận trường đại học trong học tập, cũng như chia sẻ kiến thức và niềm đam mê với môn Kinh tế.

Trước khi nhập học vào mùa thu, trường đài thọ để Trâm Anh sang Mỹ tham quan trường ba ngày, từ 21/3 tới. Nữ sinh dự định tìm hiểu cơ sở vật chất, học thử và tiếp xúc với các giáo sư trong khoa Kinh tế.

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Chiếc áo len trang 21 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Chiếc áo len của bạn Hòa có màu vàng, có dây kéo ở giữa và cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất.

Quảng cáo

Bài văn tả về chiếc áo len của bố em năm 2024

Câu 2

Vì sao Lan dỗi mẹ ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Lan dỗi mẹ vì mẹ Lan nói không thể mua được cho Lan một chiếc áo lên như Lan mong muốn mà sẽ dùng số tiền đó để mua 2 chiếc áo cho 2 anh em

Câu 3

Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý tới lời nói của anh Tuấn.

Lời giải chi tiết:

Anh Tuấn muốn mẹ hãy mua cho Lan chiếc áo mà em thích, còn cậu bé chỉ cần mặc thêm nhiều áo cũ vào bên trong là được.

Câu 4

Vì sao Lan ân hận ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Lan ân hận vì nhận thấy mình quá ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân.

Câu 5

Tìm một tên khác cho truyện.

Phương pháp giải:

Em rút ra tên truyện từ ý nghĩa bài học.

Lời giải chi tiết:

- Các em có thể đặt tên truyện này một cái tên khác :

• Sự ân hận của Lan

• Ba mẹ con và chiếc áo len vàng,...

Nội dung

Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

Bài đọc

Chiếc áo len

1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.

2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối :

- Cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai áo của anh em con đấy. Lan phụng phịu :

- Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ.

3. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ :

- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu.

Giọng mẹ trầm xuống :

- Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

- Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.

Tiếng mẹ âu yếm :

- Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.

4. Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.

Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : "Con không thích chiếc áo đấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."

Theo TỪ NGUYÊN THẠCH

Chú thích từ khó:

- Bối rối : lúng túng, không biết làm thế nào.

- Thì thào : (nói) rất nhỏ.

Loigiaihay.com

  • Kể chuyện: Chiếc áo len trang 21 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kể chuyện: Chiếc áo len trang 21 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời kể của Lan
  • Chính tả: Chiếc áo len trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 bài Chính tả: Chiếc áo len trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Lời nói của Lan được đặt trong dấu gì ?
  • Soạn bài Quạt cho bà ngủ trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 bài Quạt cho bà ngủ trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
  • Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, văn dưới đây: Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ?