Ban chỉ huy công trường tiếng anh là gì

Ban chỉ huy công trường xây dựng được thành lập trong quyết định của Giám đốc doanh nghiệp. Trong hoạt động của doanh nghiệp, cần đảm bảo phân công, phối hợp để thực hiện tốt quản lý, triển khai các kế hoạch. Do đó, thành lập ban chỉ huy có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện dự án xây dựng công trình là hoàn toàn cần thiết.

Mục lục bài viết

1. Điều kiện đảm nhận chức danh:

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 157 – Luật Xây dựng năm 2014, quy định về điều kiện tổ chức thi công xây dựng công trình:

Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.

Phải đảm bảo đối với năng lực và điều kiện thực hiện công việc. Các công trình phải đảm bảo được xây dựng an toàn, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Ban chỉ huy có ý nghĩa quan trọng trong giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng thi công công trình. Do đó mà Chỉ huy trưởng phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và năng lực đảm nhận công việc.

Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trình:

Căn cứ quy định tại Điều 74 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng, như sau:

– Hạng I:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;

– Hạng II:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;

– Hạng III:

Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

Như vậy:

Có thể thấy được ý nghĩa quy định đối với năng lực chuyên môn của Chỉ huy trưởng. Trong đó, hạng càng cao thể hiện năng lực đảm nhận công trình phức tạp càng cao. Chỉ huy trưởng công trình hạng I, II, III đều có thể làm chỉ huy trưởng công trình hạng IV. Bởi các công trình hạng IV là các công trình đơn giản nhất, các chỉ huy trưởng ở các hạng công trình đều có thể đảm nhận.

Các yêu cầu cần đảm bảo để được làm Chỉ huy trưởng công trình:

– Chỉ huy trưởng công trình mọi cấp phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 71 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Chứng chỉ hành nghề xác định chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng được đào tạo. Cơ quan quản lý nhà nước cho phép họ được hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Có kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng công trình theo từng hạng tương ứng. Kinh nghiệm đảm bảo triển khai công việc, làm quen nhiệm vụ trong thực tế. Từ đó đảm bảo năng lực khi thực hiện các công trình đơn giản đến phức tạp trong điều kiện hành nghề. Phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, chứng nhận khi đảm nhận chức vụ.

Ban chỉ huy công trường xây dựng tiếng Anh là Construction site command board.

3. Mẫu quyết định mới nhất:

CÔNG TY………

Địa chỉ: …………

Văn phòng giao dịch: …………

Tel: ………

Website: ………

Số: …………. ………, ngày … tháng … năm ………..

GIÁM ĐỐC CÔNG TY …………

– Căn cứ theo Điều lệ Công ty ………..

– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc công ty.

– Căn cứ Hợp đồng kinh tế số: …………..

QUYẾT ĐỊNH

(V/v thành lập Ban chỉ huy công trường)

Điều 1:

Nay quyết định thành lập Ban chỉ huy công trường trực thuộc Công ty để thực hiện gói thầu “…………”

Thuộc dự án: ………….., gồm những ông/bà có tên sau đây:

Ông: ……….. Kỹ sư ……….. Chức vụ: ………

Ông: ……….. Kỹ sư ………. Chức vụ: …………

Ông: ……….. Kỹ sư …………. Chức vụ: ………

Ông: ………….. Công nhân ……….. Chức vụ: …………

Ông: ……….. Công nhân ……….. Chức vụ: …………

Ông: ……….. Công nhân ………….. Chức vụ: …………

Điều 2:

Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm thay mặt Công ty trực tiếp điều hành mọi công việc tại công trình: “……..” thường xuyên báo cáo tình hình, chất lượng, tiến độ thi công về Công ty, chịu trách nhiệm trước Bên giao thầu và Giám đốc công ty về các quyết định của mình.

Điều 3:

Các phòng, Ban bộ phận Công ty và các ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu từ ngày ký./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3.

– Giám đốc (báo cáo).

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

4. Cách viết quyết định:

– Đối tượng ra quyết định: Giám đốc công ty.

Đây là quyết định được thực hiện bởi giám đốc, người quản lý và điều hành các hoạt động của công ty. Khi thực hiện nhu cầu xây dựng, cần thiết có đội ngũ tham gia chỉ huy. Do đó, cần thiết thành lập ra Ban chỉ hủy để điều hành hoạt động cụ thể, giám sát đối với hiệu quả xây dựng công trình.

Các thành viên được tham gia công tác chỉ huy phải đảm bảo về năng lực, trình độ, bằng cấp và kinh nghiệm. Để từ đó đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng, mang đến trách nhiệm đối với giám sát công trình. Quyết định của giám đốc phải đảm bảo cân nhắc hiệu quả, đưa ra các chủ thể có năng lực chuyên môn tốt nhất. Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

Giám đốc phải lý và đóng dấu xác nhận ở cuối quyết định. Thể hiện ý chí của chủ thể trong thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định.

– Các thông tin về doanh nghiệp:

Các thông tin về tên, địa chỉ nhằm xác định tính cụ thể của doanh nghiệp được nhắc đến. Bên cạnh đó có thể cung cấp chi tiết thông tin mã số doanh nghiệp. Qua đó xác định đúng hoạt động của doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ như địa chỉ phòng giao dịch, số điện thoại và các cách thức liên hệ khác.

– Căn cứ đưa ra quyết định:

Phải xác định căn cứ trên các tiêu chuẩn đặt ra theo quy định pháp luật. Thể hiện thẩm quyền của người ra quyết định. Bên cạnh các chứng minh tính phù hợp tiêu chuẩn của người được tham gia vào ban chỉ huy công trình. Cần nghiên cứu quy định pháp luật liên quan, bên cạnh yêu cầu của doanh nghiệp về ý nghĩa, mục đích xây dựng công trình.

– Cung cấp thông tin về gói thầu, dự án:

Đây là các thông tin gắn với công việc được tiến hành trong tương lai. Ban chỉ huy công trình sau khi được lập ra phải thực hiện các công việc liên quan đến dự án này. Qua đó phân công, phối hợp giữa các đối tượng có năng lực để tiếp cận, hoàn thành dự án.

– Thông tin của các thành viên thuộc Ban chỉ huy công trường:

Đây là các thành viên được Giám đốc lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn và đảm bảo điều kiện tham gia. Phải trình bày đầy đủ các thành viên, năng lực, hạng năng lực của họ cũng như chức vụ nắm giữ. Đảm bảo trình độ, năng lực và thực hiện trách nhiệm, quyện hạn tương ứng với chuyên môn. Các điều kiện quy định trong luật, nghị định cụ thể với giám sát thi công các hạng.

– Xác định quyền hạn, trách nhiệm cho Ban chỉ huy:

Có thể nêu trong quyết định này hoặc quyết định, quy chế khác của doanh nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả chỉ huy, triển khai công trình đúng tiến độ, mang đến chất lượng và ý nghĩa xây dựng của doanh nghiệp.

5. Phạm vi hoạt động của ban chỉ huy:

Căn cứ quy định tại Điều 71 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Tùy thuộc vào hạng đánh giá đối với giám sát thi công công trình. Khi đó, việc quyết định chức vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ huy phải đảm bảo các điều kiện:

+ Đối với giám sát thi công hạng I:

Giám sát thi công hạng I được đánh giá với năng lực và trình độ chuyên môn cao nhất. Họ có thể đảm nhiệm chức vụ cao nhất trong ban giám sát. Thông qua các năng lực, chứng chỉ nghiệp vụ và kinh nghiệm đã được chứng minh trong hoạt động nghề nghiệp của họ.

Giám sát thi công hạng I được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình:

+ Thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ hành nghề giới hạn và liệt kê các ngành nghề được thực hiện trong chuyên môn đào tạo. Từ đó đảm bảo tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng như khung năng lực để đảm nhận chức vụ.

+ Hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường. Họ đã có kinh nghiệm nhất định khi thực hiện chức vụ này. Cùng với hạng được xếp loại, nên đảm bảo có thể giữ chức vụ chỉ huy trưởng đối với công trình mới.

+ Đối với giám sát thi công hạng II:

Hạng II xác định với các chủ thể có năng lực, chuyên môn nhất định.

Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình:

+ Công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Các năng lực, đào tạo được đảm bảo hành nghề đối với các công trình cấp II trở xuống. Từ đó có thể đảm bảo năng lực, mang đến hiệu quả thực hiện công trình.

+ Hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.

+ Đối với giám sát thi công hạng III:

Hạng III thể hiện các năng lực cũng như đào tạo trình độ chuyên môn giới hạn. Họ chỉ đang được hành nghề đối với các công trình độ phức tạp không cao.

Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình:

+ Công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Là các công trình có độ phức tạp, độ khó thấp hơn.