Định nghĩa an toàn thực phẩm là gì

Chỉ trong năm 2022, cả nước đã ghi nhận 54 vụ ngộ độc thực phẩm, với gần 1400 người bị ngộ độc. Trong đó, có đến 18 trường hợp người tử vong. Những con số thống kê nêu trên, cùng với thực trạng nhức nhối của vấn đề này đang diễn ra hàng giờ, hàng ngày ngoài xã hội là hồi chuông báo động cho chúng ta về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở nội dung dưới đây, G-Global sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm an toàn thực phẩm là gì? Vai trò, Ý nghĩa cũng như ví dụ về an toàn thực phẩm:

An toàn thực phẩm là gì?

Định nghĩa an toàn thực phẩm là gì
An toàn thực phẩm là gì?

An toàn thực phẩm được hiểu là môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến và bảo quản, cũng như việc lưu trữ thực phẩm bằng cách phòng ngừa, hay phòng chống bệnh tật do việc chế biến và do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có thể coi là một số các thói quen, các thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.

Hiểu một cách rộng hơn, an toàn thực phẩm có thể hiểu là toàn bộ những vấn đề xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm. Điều này nhằm đảm bảo được cho sức khỏe người tiêu dùng được tốt nhất. Vệ sinh thực phẩm là việc giữ được cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay việc ngộ độc thực phẩm. Những thực phẩm được coi là an toàn và vệ sinh sẽ là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chế biến và đóng gói, bảo quản cho đến việc sử dụng. Đồng thời, mang lại giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cho sản phẩm.

Ví dụ về vệ sinh an toàn thực phẩm thực tế

Những con số thống kê về an toàn thực phẩm chính là ví dụ thực tế và sinh động nhất về vấn đề này.

Hiện nay, theo số liệu thống kê gần nhất trong nhiều năm, số người mắc ung thư hàng năm của nước ta tăng lên từ 69.000 Người ( năm 2018) Tăng lên 200.000 Người ( năm 2022). Trong đó, Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng là do ăn uống các loại thực phẩm bẩn thường xuyên. Nguyên nhân do thực phẩm bẩn do ung thư chiếm tới 65% tỷ lệ gây ung thư. Chỉ có 35% còn lại là do những nguyên nhân khác. Những loại thực phẩm bẩn như thịt gà, thịt lợn, bò, tôm, cá… hay thậm chí rau xanh, gia vị sử dụng trong bữa ăn hàng ngày đều có thể tiềm tàng những nguy cơ gây hại. Ví dụ như: Dư lượng các loại thức ăn gia súc, gia cầm còn lại trong thịt còn quá cao, các chất tẩm độc hại giúp thịt tươi, ngon lâu hơn,… hay rất nhiều loại hóa chất độc hại được sử dụng trong chăn nuôi và trồng trọt… Tất cả đều là những ví dụ thực tế gần gũi về vấn nạn thực phẩm bẩn đang diễn ra hiện nay.

Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến những ví dụ về an toàn thực phẩm sạch, hợp vệ sinh. Cùng những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… vẫn đang nỗ lực cố gắng hàng ngày để tạo ra những sản phẩm sạch và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mang đến cho người tiêu dùng: Một số biểu hiện, ví dụ thực tế có thể kể đến như:

– Việc đạt được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp. Cũng như những nỗ lực để xây dựng được quy trình hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt nhất. Như các doanh nghiệp Vinamilk, masan ( với các sản phẩm an toàn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày như tương ớt chinsu, nước mắm nam ngư,…)…

– Việc ưu tiên sử dụng những loại sản phẩm xanh trong chế biến và kinh doanh thực phẩm. Giúp hạn chế được rác thải nhựa, rác thải nilon ra môi trường của một số doanh nghiệp, cửa hàng như việc sử dụng cốc, túi đựng bằng giấy có khả năng phân hủy, hay các loại đũa sử dụng bằng tre hay chất liệu thân thiện, an toàn cho người tiêu dùng.

Định nghĩa an toàn thực phẩm là gì

Ví dụ về an toàn thực phẩm

Đồng thời, còn rất nhiều những ví dụ về an toàn vệ sinh thực phẩm chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Bạn cần cập nhật các thông tin liên quan đến vấn đề này thường xuyên để đảm bảo việc nắm bắt được các vấn đề nóng, cần thiết đối với bữa ăn, ứng dụng thực tế trong đời sống sinh hoạt của gia đình mình.

Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm mang lại là gì?

Định nghĩa an toàn thực phẩm là gì

Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Có rất nhiều ý nghĩa của vấn đề an toàn thực phẩm – Vấn đề này tác động toàn diện và đa dạng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể kể đến một vài vai trò, ý nghĩa cơ bản như:

+ Có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh tật của toàn bộ xã hội.

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động đến kinh tế và xã hội. Có thể kể đến các vấn đề như chi phí cho việc khắc phục vấn đề thực phẩm bẩn, chi phí xã hội cho việc khám chữa bệnh liên quan đến thực phẩm bẩn, hay chi phí cho việc quản lý, giám sát các cơ sở kinh doanh, cá nhân cung cấp thực phẩm bẩn rất lớn…. Tác dụng toàn diện đến toàn xã hội.

Trên đây là những thông tin về an toàn thực phẩm là gì cũng như ví dụ thực tế về an toàn thực phẩm mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có được nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Đồng thời có thêm cơ sở để lựa chọn, sử dụng và tuân thủ các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm cần thiết.

An toàn thực phẩm gồm những gì?

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn gồm 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm, đó là:.

Chọn thực phẩm an toàn;.

Nấu kỹ thức ăn;.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín;.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín;.

Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn;.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín;.

An toàn sản phẩm là gì?

Theo WHO, thực phẩm đạt mức an toàn không gây hại cho con người, là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe.

Luật an toàn thực phẩm là gì?

Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 Có hiệu lực từ ngày 01/07/2011, quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm , xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm…

Tại sao an toàn thực phẩm lại quan trong?

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Song, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn khi thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.