Bàn phím cơ không dây Full size

Bàn phím cơ Bluetooth Keychron K8 là dòng bàn phím cơ không dây được ưa chuộng của anh em chơi bàn phím cơ, ngoài việc kết nối không dây thì bạn cũng có thể kết nối có dây để cho trải nghiệm game nặng mượt mà hơn.

Kết nối trên Keychron K8 ổn định và có độ trễ thấp là do sử dụng con chip Bluetooth Broadcom

Với thiết kế 87% với 87 phím của Keychron K8 cho kiểu dáng nhỏ gọn và bạn có thể dễ dàng bỏ balo mang đi khắp mọi nơi với laptop, ngoài việc tương thích với Windows thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng cho macOS, Android, Linux, iOS mà không hề có trở ngại gì.

Bàn phím cơ Keychron K8 có thời gian sử dụng pin rất tốt, mình dùng mỗi ngày hơn 8h thì phải trên 1 tháng mới phải sạc một lần nếu tắt LED, còn nếu bạn bật LED lên thì thời gian sử dụng sẽ ngắn đi.

Keychron K8 có thể cùng lúc kết nối tới 3 thiết bị giúp bạn làm việc linh hoạt, bạn có thể kết nối tới 1 máy Macbook, một máy Windows và một máy tính bảng để làm việc như iPad chẳng hạn.

Keychron K8 sử dụng Switch Gateron, chất liệu keycap là nhựa ABS, còn các ký tự và phông chữ trên bàn phím trông thanh lịch và gọn gàng ưa nhìn, trông rất “sạch sẽ”.

Dễ dàng điều khiển các màu sắc Led khác nhau chỉ với 1 nút bấm, và một điểm mạnh ở Keychron K8 đó là dễ dàng thay thế switch với bản nhôm, đây là điều mà anh em chơi bàn phím cơ rất khoái bởi có thể tùy biến theo ý muốn. Có thể tùy hứng mà thay thế các switch khác nhau để cho những trải nghiệm khác nhau mà không cần phải mua loại bàn phím cơ khác với switch khác.

Bộ sản phẩm Keychron K8 sẽ bao gồm 1 bán phím Keychron K6, 1 Keycap Puller, các phím thay thế và cáp sạc Type C

Chung lại thì Keychron K8bàn phím cơ không dây tốt, có đầy đủ các phím cơ bản để làm việc và cực kỳ nhỏ gọn để di chuyển khắp noi cùng bạn từ nhà đến văn phòng hay đến các quán cafe, và một khi đã dùng em nó thì chắc chắn bạn sẽ “nghiện”.

Bàn phím cơ không dây Full size

Bàn phím không dây để chơi game giờ có cực nhiều lựa chọn thú vị

Dùng bàn phím không dây hay bàn phím bluetooth để chơi game hiện là lựa chọn của không ít game thủ. Vậy làm thế nào để lựa chọn được chiếc bàn phím tốt, không lo chậm trễ và “đã” tay nhất có thể?

Cùng Phong Vũ xem qua cách lựa chọn bàn phím không dây và top 10 bàn phím không dây chơi game đáng sử dụng nhất hiện nay nhé!

1. Lợi ích của bàn phím không dây

Công nghệ càng hiện đại thì dây điện càng được cắt giảm đi nhờ sự xuất hiện của công nghệ kết nối Bluetooth hoặc tương tự. Bàn phím không dây đã không còn là thiết bị gì quá xa lạ với hầu hết mọi người. Thế nhưng khi đặt giữa lựa chọn bàn phím truyền thống và bàn phím bluetooth, nhiều người vẫn lưỡng lự. Chiếc bàn phím hiện đại này có thể mang lại cho bạn những tiện ích sau:

1. Kích thước nhỏ gọn, linh động

Đây chắc chắn là yếu tố quan trọng đầu tiên của bàn phím không dây, đó là giúp chúng ta không còn phải vướng víu dây điện nữa. Nhờ vậy, nó không cần phải kè kè đi với máy tính hay thiết bị kế nối nguồn và chấm dứt cơn ác mộng bị rối dây điện, gỡ dây điện, hỏng dây điện vô cùng rườm rà. Vì được phát minh chủ yếu để phục vụ cho việc mang theo linh động nên bàn phím bluetooth cũng thường có kích cỡ nhỏ hơn đáng kể so với bình thường.

2. Thiết kế hiện đại với nhiều tính năng thông minh

Vì là kiểu bàn phím thời thượng, mới mẻ hơn nên ngày nay, các nhà sản xuất bàn phím và phụ kiện máy tính nói chung cũng tập trung vào dòng bàn phím này. Bàn phím không dây sẽ có rất nhiều kiểu thiết kế hiện đại, thời trang và đẹp mắt.

3. Độ nhạy và nảy không kém bàn phím thường

Đây chính là câu hỏi lăn tăn nhất của mọi người khi quyết định có mua bàn phím bluetooth hay không. Không chỉ không thua kém mà thậm chí nó có thể còn mạnh hơn bàn phím dây vì có nhiều mẫu đời mới hơn. Tất nhiên, chất lượng cụ thể như thế nào thì vẫn phải xét từng sản phẩm chứ không thể so sánh chung. Giá bàn phím không dây cũng không nhất định đắt hơn.

Bàn phím cơ không dây Full size
Bàn phím không dây thường nhỏ gọn và rất linh động

Bao giờ cũng vậy, để phục vụ nhu cầu chơi game, nhất là game online tốt thì người chơi cần chiếc bàn phím khá khác biệt so với thông thường, thường là chất lượng cao hơn.

  • Tốc độ nhạy phải đảm bảo cao nhất có thể

Chơi game, đặc biệt những game như PUBG, DOTA,… thì tốc độ là một yếu tố quyết định chiến thắng cực lớn. Đôi khi chỉ chậm hơn đối thủ 0.1 giây thôi bạn cũng có thể phải nhận phần thua. Vì thế, bàn phím bluetooth dùng để chơi game trước tiên cần đảm bảo về khả năng truyền dữ liệu đủ nhanh nhạy.

Không phải tự nhiên mà dân chơi game thường cố đầu tư bàn phím gaming là loại bàn phím cơ. Chúng có độ nảy rất tốt, tạo cảm giác thoải mái, mượt mà và thú vị hơn nhiều khi thao tác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm khi chơi game.

Có gamer nào là không muốn sở hữu chiếc bàn phím và phụ kiện chuẩn màu sắc hầm hồ, đầy chất gaming? Vấn đề ngoại hình này tưởng nhỏ mà lại có thể kích thích sự hăng hái của anh em khi “cày” game mỗi ngày. Thông thường, bàn phím chuyên game ít nhất cũng sẽ có dải màu BRG lấp lánh, thay đổi theo từng trận chiến. Ngoài ra hiện nay nhiều bàn phím cũng được cài đặt các nút phím tắt nhanh phục vụ chơi game rất tiện ích và đáng tham khảo.

Xem thêm: Top 6 tiêu chí quan trọng giúp anh em chọn lựa màn Gaming

3. Phân biệt các loại bàn phím không dây

Bàn phím cơ là bàn phím có công nghệ cao cấp khi mỗi phím bấm sẽ có công tắc riêng biệt riêng. Khi gõ, bàn phím cơ tạo cảm giác rất mượt mà và chính xác, độ nảy cao. Độ bền của nó cũng ấn tượng, dao động từ 30 – 50 triệu lần ấn phím trong khi bàn phím không cơ chỉ đạt khoảng 1 – 5 triệu lần. Bù lại, giá bàn phím cơ cũng cao hơn đáng kể.

Với nhu cầu cao của game thủ, nếu có thể đầu tư thì chắc chắn bàn phím cơ sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Bàn phím giả cơ đúng như tên gọi là loại bàn phím cho cảm giác như đang gõ bàn phím cơ dù không có công tắc riêng cho từng phím. Vì là mô phỏng nên độ giống của nó chỉ đạt tương đối, không thể được 100% hoàn toàn. Nhưng so với bàn phím thông thường thì chắc chắn nó vẫn gõ nhẹ hơn, nhận nhanh hơn, mượt hơn.

4. Kinh nghiệm chọn bàn phím không dây chơi game

Để tìm được chiếc bàn phím ưng ý nhất đồng hành cùng mình trong mọi ván game, chúng ta cần xem xét lần lượt các yếu tố sau:

Vì yêu cầu cao hơn so với bàn phím thường, bàn phím gaming cũng có khung giá đắt đỏ hơn một chút. Nhưng nhìn chung trên thị trường hiện tại bạn đầu tư từ khoảng 500.000 đồng là có thể sở hữu một chiếc bàn phím ổn ấp. Còn mức giá tối đa thì tất nhiên là vô tận.

Bao giờ cũng vậy, tìm đến các thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng sẽ khiến chúng ta an tâm hơn hẳn về chất lượng và độ bền sản phẩm. Bạn nên tránh các sản phẩm có thương hiệu không rõ ràng. Ngoài ra, mua hàng từ thương hiệu lớn còn có lợi ích là việc bảo hành, sửa chữa về sau cũng dễ hơn.

Một trong những ưu điểm của bàn phím không dây là có nhiều lựa chọn kích thước nhỏ, có thể dễ dàng di chuyển hoặc dùng để kết nối với laptop. Nhưng điều đó không có nghĩa là bàn phím bluetooth thiếu những mẫu bàn phím full. Kích thước nên lựa chọn tùy thuộc vào việc bạn có nhu cầu di chuyển hay không hay chỉ ngồi một chỗ cố định.

Sẽ không ai thích thú với việc phải thường xuyên sạc pin hoặc thay pin cho bàn phím. Việc pin dừng đột ngột giữa trận game chắc chắn sẽ là cơn ác mộng với anh em. Vì vậy đừng quên chọn bàn phím có dung lượng pin tốt để tránh trường hợp không mong muốn này.

Hiện bàn phím, nhất là dòng cao cấp hơn như phụ kiện gaming được trang bị không ít tính năng thú vị như có phím tắt chơi game tiện lợi, có đèn báo, âm thanh báo,… Nếu có nhu cầu bạn có thể cân nhắc, nhưng đừng quên càng nhiều tính năng thì rõ ràng giá sản phẩm cũng tăng theo. Ngoài ra, đa số game thủ cũng sẽ thích bàn phím có đèn RBG lấp lánh để cuộc chơi đúng điệu.

5. Top 10 bàn phím không dây chơi game tốt đáng tham khảo hiện nay

1. Bàn phím cơ Logitech G613

Bàn phím cơ không dây Full size
Mẫu bàn phím trông đơn giản bên ngoài nhưng mạnh mẽ bên trong

Bàn phím không dây Logitech chỉ cần nghe tên thương hiệu thôi đã khiến nhiều người yên tâm về chất lượng. Đây là một mẫu bàn phím cơ không có đèn RBG nhưng bù lại phục vụ tốt cả nhu cầu chơi game lẫn nhu cầu thường kết hợp.

  • Thiết kế kiểu Full-size với màu đen tiêu chuẩn, có phần kê tay
  • Kích thước 478 mm x 216 mm x 33 mm, trọng lượng 1410 g
  • Độ bền: 70 triệu lần nhấn phím, dùng pin AA, thời lượng sử dụng 18 tháng
  • Khoảng cách hành trình: 1,5 mm
  • Công nghệ không dây LIGHTSPEED™ cho tốc độ phản hồi siêu nhanh 1ms
  • Có 6 phím G có thể tự lập trình

Giá tham khảo: 1.749.000đ

2. Bàn phím cơ không dây Asus Rog Falchion Red Switch

Bàn phím cơ không dây Full size
Hệ thống đèn của bàn phím sẽ khiến game thủ mê mệt

Với mức giá gần 4 triệu, đây là một trong những lựa chọn cao cấp và đảm bảo mọi điều bạn cần: thương hiệu uy tín, tốc độ “thần sầu” và độ bền lâu dài.

  • Thiết kế độc đáo với tông màu đen chủ đạo và bộ LED RGB bắt mắt rực rỡ
  • Là bàn phím đầu tiên có đèn RGB Aura Sync không dây đồng bộ ánh sáng hoàn hảo
  • Có bảng điều khiển cảm ứng ở bên trái để chỉnh âm lượng hoặc tạo phím tắt riêng tùy chỉnh
  • Trang bị bộ ROG PBT Doubleshot Keycaps mang lại cảm giác gõ mượt mà, dễ chịu
  • Dùng pin sạc và hoạt động được 450 tiếng sau một lần sạc

Giá tham khảo:3.790.000đ

3. Bàn phím Logitech G913 TKL HARPY TACTILE RGB Gaming

Bàn phím cơ không dây Full size
Đây là chiếc bàn phím có thể phục vụ thi đấu game chuyên nghiệp

Nếu bạn cần bàn phím không dây nào tốt mà hoàn toàn không lăn tăn về giá thì “siêu phẩm” như thế này chắc chắn không làm game thủ thất vọng.

  • Công nghệ LightSpeed đỉnh cao phản hồi gần như ngay lập tức
  • Thiết kế siêu mỏng bằng từ 1/2 bàn phím cơ tiêu chuẩn
  • Làm từ hợp kim nhôm xước cao cấp cho trọng lượng nhẹ, tiện di chuyển
  • Dùng pin sạc và hoạt động được 40 tiếng trong điều kiện bật full đèn 100%
  • Có dây đính kèm để chuyển đổi thành bàn phím có dây

Giá tham khảo:5.499.000đ

4. Bàn phím cơ không dây Akko 3061S Neon RGB

Bàn phím cơ không dây Full size
Thiết kế đặc biệt cá tính và thời trang với tông màu đỏ xanh

  • Thiết kế màu sắc cá tính, sặc sỡ và cực kỳ nhỏ gọn
  • Sử dụng Switch Gateron cao cấp
  • Sở hữu keycap PBT Double shot hiện đại đảm bảo không bám mồ hôi
  • Công nghệ Bluetooth 5.0 giúp kết nối ổn định, nhanh chóng

Giá tham khảo:1.599.000đ

5. Bàn phím cơ không dây E-dra EK361W

Bàn phím cơ không dây Full size
Mẫu sản phẩm có 2 bản màu đen hoặc màu trắng

  • Lựa chọn giá tốt dưới 1 triệu đồng
  • Có thể kết nối không dây Bluetooth với 3 thiết bị
  • Có độ bền rất cao (50 triệu lần bấm)
  • Dung lượng pin lên tới 2000mhA

Giá tham khảo:859.000đ

6. Bàn phím không dây Logitech MX Keys

Bàn phím cơ không dây Full size
Đây là mẫu bàn phím vừa hợp chơi game vừa hợp làm việc

  • Thiết kế nhỏ gọn, thanh lịch với mỗi phím có dáng tròn lõm
  • Có tính năng chiếu sáng thông minh, tự động cảm biến, giúp tiết kiệm pin
  • Có sạc nhanh USB type C
  • Thời lượng pin cho mỗi lần sạc đầy là 10 ngày

Giá tham khảo:2.449.000đ

7. Bàn phím cơ không dây DareU EK871

Bàn phím cơ không dây Full size
Mẫu màu trắng năng động và rất sang chảnh của sản phẩm

  • Thiết kế nhỏ xinh tiện mang bên mình, có thể kết nối với laptop
  • Màu sắc độc đáo và trẻ trung với nhiều lựa chọn đa dạng thể hiện cá tính
  • Kết nối Bluetooth 5.0 nhanh và mạnh

Giá tham khảo:1.399.000đ

8. Bàn phím Newmen GM610

Bàn phím cơ không dây Full size
Chiếc bàn phím nhỏ gọn đủ để cất vào túi xách

  • Kiểu dáng nhỏ gọn, làm từ chất liệt PBT cao cấp siêu nhẹ
  • Có phần mềm tùy chỉnh LED
  • Dung lượng pin 1600mAh
  • Hệ thống đèn nền RGB nhiều màu với 20 hiệu ứng thú vị

Giá tham khảo:999.000đ

9. Bàn phím CORSAIR K63

Bàn phím cơ không dây Full size
Phần kê tay và đèn LED đẹp là điểm cộng lớn của bàn phím này

  • Hệ thống đèn LED siêu đẹp
  • Kết nối không dây đa dạng và mạnh mẽ
  • Dù nhỏ gọn nhưng vẫn có phần đỡ tay, giảm mỏi tay khi chơi lâu
  • Thời lượng pin tối đa 75 tiếng

Giá tham khảo:3.000.000 đ

10. Bàn phím Cooler Master SK621

Bàn phím cơ không dây Full size
Đèn bàn phím đẹp và rực rỡ

  • Thiết kế tối giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đủ ngầy và có chất gaming
  • Phím bấm nhẹ nhàng, không tạo tiếng ồn
  • Dung lượng pin ổn 4000 mAh

Giá tham khảo: 2.800.000đ

6. Các câu hỏi thường gặp khi mua bàn phím gaming

Bàn phím không dây hiệu nào tốt nhất?

Một số thương hiệu chuyên sản xuất bàn phím máy tính được ưa chuộng phải kể đến: Logitech, Asus, Razer, Corsair,… hay nhãn hiệu chuyên làm đồ gaming như SteelSeries, Cooler Master,…

Bàn phím không dây giá từ bao nhiêu tiền?

Thị trường hiện có vô vàn lựa chọn và sản phẩm siêu rẻ chỉ vài trăm ngàn cũng có để bạn lựa chọn. Nhưng để chơi game thì chúng ta nên đầu tư sản phẩm từ ít nhất 500.000 đồng trở lên.

Không chơi game thì có xài bàn phím không dây gaming được không?

Bàn phím gaming được cho là cao cấp hơn, gõ u0022đãu0022 hơn hẳn bàn phím thông thường. Vậy nên dù không chơi game mà thích trải nghiệm tận hưởng bàn phím xịn xò thì việc đầu tư mua sắm cũng không thành vấn đề.

Ngoài những chiếc bàn phím không dây kể trên, bạn có thể tham khảo cả loại bàn phím có dây hoặc sản phẩm khác nữa trên Phong Vũ để tìm được chiếc bàn phím hoàn hảo mình đang cần.