Bảo hiểm xã hội 5 năm được bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022 trở đi, có mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.

Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 19 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%. 

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

Quy định về lương hưu đối với lao động nữ đã thay đổi trước đó. Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021 trở đi, thì mức lương hưu được tính tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Lương hưu hằng tháng của lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%. 

Lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định, không bao gồm các chế độ phúc lợi (tiền thưởng sáng kiến, ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…).

Khi không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và không đủ điều kiện để nhận lương hưu thì người lao động thường lựa chọn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, bạn vẫn còn nhiều thắc mắc như đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục có được rút BHXH 1 lần không hoặc hồ sơ, điều hiện hưởng, mức lãnh hay quy trình thủ tục nhận lãnh như thế nào. Hãy đọc bài viết dưới đây cùng Papaya Insurtech tìm hiểu rõ hơn về quyền lợi bảo hiểm xã hội này nhé!

Bảo hiểm xã hội 5 năm được bao nhiêu tiền?

Đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục có được rút không?

1. Các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần mới nhất

Người lao động được xem là đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã đủ tuổi lương hưu theo quy định nhưng đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.
  • Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội và không tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục.
  • Sau một năm nghỉ việc, người lao động có thể rút BHXH một lần khi chưa đóng đủ 20 năm và không muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa.
  • Ra nước ngoài định cư.
  • Người đang mắc một trong các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ y tế.

Tùy vào tình hình thực tế của bản thân, người lao động có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần vào bất kể thời điểm nào sau khi đáp ứng được đủ các điều kiện pháp luật nêu trên.

Thắc mắc 1: Tôi đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục thì có được lãnh BHXH 1 lần không?

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục vẫn có thể làm hồ sơ để rút bảo hiểm xã hội một lần vào bất kỳ lúc nào kể từ sau 1 năm không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Mức lãnh bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?

Bảo hiểm xã hội 5 năm được bao nhiêu tiền?

Mức lãnh bảo hiểm xã hội một lần.

Khi đó, căn cứ vào thời điểm và tổng thời gian đóng thì mức lãnh bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính toán cho mỗi năm tham gia BHXH như sau:

  • Những năm đóng trước năm 2014 thì được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương cho những tháng đóng BHXH.
  • Với những năm đóng từ năm 2014 trở đi thì được tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương cho những tháng đóng BHXH.
  • Với thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm, mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH nhưng tối đa không được vượt quá 02 tháng tiền lương bình quân đã đóng BHXH.

Tóm lại, với người lao động có nhiều năm đóng BHXH thì mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có thể được tính theo công thức như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x thời gian đóng BHXH trước 2014 + 2 x thời gian đóng BHXH sau 2014) x Mức lương bình quân.

Trong đó, ta có công thức tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH dưới đây:

Mức bình quân tiền lương = (Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)/Tổng số tháng đóng BHXH.

Lưu ý: Để thuận tiện trong việc tính toán, hiện nay theo quy định của pháp luật, các tháng lẻ của người lao động đóng BHXH được làm tròn theo nguyên tắc sau:

  • Số tháng lẻ từ 01 đến 06 tháng được tính là nửa năm.
  • Số tháng lẻ từ 07 - 12 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 1/1/2014 nếu tổng thời gian đóng BHXH có những tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng sau 1/1/2014 làm căn cứ tính hưởng BHXH một lần.

3. Giải đáp thắc mắc

Người lao động khi muốn hưởng quyền lợi lãnh bảo hiểm xã hội một lần sẽ gặp nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, khi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 15 năm hoặc 20 năm, việc nhận lương hưu hay lựa chọn rút BHXH 1 lần có lợi hơn là vấn đề được quan tâm của nhiều người.

Thắc mắc 2: Tôi có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được nhận lương hưu hàng tháng không?

Bảo hiểm xã hội 5 năm được bao nhiêu tiền?

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được nhận tiền lương hưu hàng tháng không?

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm nếu thuộc trường hợp lao động nữ làm việc tại xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu (56 tuổi năm 2023) thì được nhận lương hưu hàng tháng.

Với những đối tượng khác, trường hợp đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì không được nhận lương hưu. Lúc này, bạn có thể quyết định rút BHXH một lần sau 1 năm không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc lựa chọn đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu (cụ thể là 5 năm) để được hưởng lương hưu hàng tháng.

Trường hợp, người lao động chưa đến tuổi lương hưu và có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng có nhu cầu ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội trong 1 năm thì có thể lãnh bảo hiểm xã hội một lần.

Xem thêm: Nên nhận BHXH một lần hay hưởng lương hưu?

Thắc mắc 3: Cách tính tiền lương hưu mỗi tháng là bao nhiêu?

Theo luật định, đa số người lao động đến tuổi lương hưu và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được nhận lương hưu hàng tháng. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng sẽ được tính bằng:

Tiền lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng x với Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong đó,tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng có thể được xác định như sau:

  • Đối với người lao động là nam sẽ bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH.
  • Đối với người lao động là nữ sẽ bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ mỗi năng đóng BHXH thêm, người lao động sẽ được cộng thêm 2%/năm nhưng mức tối đa không được vượt quá 75%.

4. Hồ sơ lãnh BHXH một lần

Để hưởng bảo hiểm xã hội một lần, điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định gồm:

  • Bản chính sổ BHXH.
  • Đơn đề nghị rút BHXH một lần.
  • Xuất trình CMND/CCCD, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Thời hạn trả kết quả trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Kết quả gồm: Quyết định về việc hưởng BHXH một lần, Quá trình đóng BHXH và Tiền trợ cấp.

Tạm kết

Mục đích của bảo hiểm xã hội là an sinh cuộc sống và tạo điểm tựa về già cho người lao động. Nếu muốn, sau khi đóng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục, bạn có thể rút số tiền bảo hiểm xã hội trong một lần. Tuy nhiên, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội càng lâu càng đem lại nhiều lợi ích hơn cho người lao động. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi rút BHXH một lần nhé!