Bạt thi mạn tinh là ai

Chuyện đời của Đường Bá Hổ từng nhiều lần được chuyển thể thành phim. Hình tượng họa sĩ trên màn ảnh thường gắn liền với sự phong lưu, đa tình. Phim Đường Bá Hổ điểm Thu Hương khắc họa Đường Bá Hổ có chín bà vợ, giả làm ăn mày để tán tỉnh Thu Hương. Trang Sohu nhận xét đời thực, Đường Bá Hổ bất hạnh hơn, không giàu có, lãng mạn, hài hước như trên phim.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524) sinh năm Canh Dần, là họa sĩ, nhà thơ kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông quê ở Tô Châu, bộc lộ tư chất thông minh từ nhỏ. Năm 16 tuổi, Đường Bá Hổ thi đỗ tú tài với điểm cao nhất, vang danh khắp Tô Châu.

Từ sau 20 tuổi, cuộc đời Đường Bá Hổ nhiều lận đận. Năm 25 tuổi, cha mẹ, vợ và em gái ông lần lượt qua đời. Nhờ được bạn thân Chúc Chi Sơn khích lệ, Đường Bá Hổ dồn tâm huyết dùi mài kinh sử. Năm 1499, Đường Bá Hổ cùng Từ Kinh - công tử gia đình giàu có - vào kinh ứng thí. Theo CCTV, tới kinh thành, Từ Kinh, Đường Bá Hổ nộp tiền, xin làm đồ đệ của Trình Mẫn Chính - học giả uyên bác đồng thời là quan triều đình. Một thời gian sau, Trình Mẫn Chính được bổ nhiệm làm một trong chủ khảo của kỳ thi, phụ trách ra đề.

Sau khi hoàn thành thi cử, Đường Bá Hổ, Từ Kinh cùng nhiều thí sinh uống rượu trong nhà trọ. Đường Bá Hổ tự tin nói với các thí sinh ông sẽ đoạt trạng nguyên. Từ Kinh, vốn ngưỡng mộ học vấn của Đường Bá Hổ, cũng gật gù bày tỏ tin tưởng Bá Hổ vinh quy bái tổ.

Chân dung Đường Bá Hổ của họa sĩ thời Thanh Lý Nhạc Vân. Ảnh: Xinhua

Tuy nhiên, khi kết quả công bố, cả hai đều không có tên trên bảng vàng. Đường Bá Hổ và Từ Kinh còn bị tố cáo gian lận thi cử, mua đề thi từ Trình Mẫn Chính. Cả ba bị tống giam. Từ Kinh nhiều lần thay đổi lời khai. Có lần, ông nói đút lót cho người hầu của Trình Mẫn Chính, nhờ đó có được đề thi, sau đó nhờ Đường Bá Hổ giải đề. Lần khác, Từ Kinh lại khai do bị nhục hình nên nhận tội đút lót, sự thật là ông và Đường Bá Hổ chỉ nhận Trình Mẫn Chính làm sư phụ, quá trình học, Trình Mẫn Chính từng giảng các đề tài khó, sau này một số nội dung ông từng giảng trở thành đề thi.

Vụ án do đích thân vua Minh Hiếu Tông xử lý. Quá trình điều tra, một số người bị xác định vu cáo để hãm hại Trình Mẫn Chính. Tuy vậy, ông vẫn bị kết tội ra đề thi không công bằng. Sau hơn một năm ngồi tù, Từ Kinh, Đường Bá Hổ và Trình Mẫn Chính đều được thả. Trình Mẫn Chính chết sau bốn ngày ra tù còn Từ Kinh, Đường Bá Hổ bị phạt vĩnh viễn không được tham gia khoa cử, dập tắt hy vọng làm quan của hai người.

Đường Bá Hổ thoát tội đút lót mua đề thi nhưng không tránh khỏi thanh danh hoen ố. Cảm thấy không còn mặt mũi về nhà, năm 31 tuổi, ông bắt đầu cuộc sống phiêu dạt, du sơn ngoạn thủy tiêu khiển qua ngày. Sau hơn một năm tha hương, Đường Bá Hổ cạn kiệt tiền bạc, buộc về cố hương. Về nhà, người vợ thứ hai chê ông nghèo hèn, vì thế cả hai chia đôi đường.

Vết nhơ ngồi tù khiến Đường Bá Hổ biến thành con người khác. Ông sa ngã, phóng túng, thường tới lầu xanh, kỹ viện, rượu chè bê tha. Đường Bá Hổ từng cùng một số bạn thân - trong đó có Chúc Chi Sơn - đóng giả ăn mày, tiền thu được đều dùng uống rượu.

Năm 35 tuổi, Đường Bá Hổ gặp Thẩm Cửu Nương - kỹ nữ ở lầu xanh. Nàng giỏi thi họa, trân trọng tài năng của Đường Bá Hổ. Gặp được hồng nhan tri kỷ, ông tu chí làm lại từ đầu. Hai người dựng căn nhà, đặt tên là Đào Hoa Am. Đường Bá Hổ kiếm tiền nhờ bán tranh, thư pháp. Ông không còn coi trọng khoa cử, quyền thế và danh vọng, nhiều lần thể hiện sự chống đối thời cuộc, châm biếm xã hội qua các bài thơ, tranh vẽ.

Một phần bức "Tùng nhai biệt nghiệp". Ảnh: Sohu

Năm 1512, Thẩm Cửu Nương qua đời do lao lực, bệnh tật. Từ đó, Đường Bá Hổ không nạp thê thiếp. Cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, qua đời năm 1524.

Đường Bá Hổ để lại nhiều tác phẩm văn học, hội họa giá trị nghệ thuật cao, hiện phần lớn tranh, thư pháp của ông được trưng bày ở các bảo tàng. Một số tác phẩm từng xuất hiện trên thị trường đấu giá. Theo Thepaper, năm 2021, tác phẩm thư pháp gồm 178 chữ của ông được bán với giá 57,5 triệu nhân dân tệ (hơn 9 triệu USD). Năm 2013, bức Tùng nhai biệt nghiệp được bán ở mức 71 triệu nhân dân tệ (11,1 triệu USD).

Nghinh Xuân

Sau khi gia nhập Ni đoàn, Tỳ kheo Ni Bạt Đà được hướng dẫn về thanh quy. Ngài sống khiêm nhu, hòa hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, Ngài tinh chuyên học hỏi giáo lý từ các vị Trưởng lão. Đêm đêm dưới những tàng cây đong đầy ánh trăng, Ngài lặng lẽ tọa thiền miên mật.

“Dẫu nói trăm câu kệ

Mà không lợi ích gì

Tốt hơn chỉ một câu

Nghe xong được an lạc.”

Sau khi được nghe Tôn giả Xá Lợi Phất nói đến sự tuyệt đối của Đấng Chánh Giác, Niết bàn, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, tình yêu thương hòa hợp giữa các Thánh Tăng đệ tử của Đức Phật thật đẹp,... Ngài Bạt Đà dâng tràn niềm kính ngưỡng trước trí tuệ của Tôn giả Xá Lợi Phất. Suốt bao nhiêu năm ròng đi khắp đó đây, tiếp thu bao kiến thức, tiếp xúc với bao trường phái, nhưng Ngài chưa từng nghe được những lời giải thích mới lạ, thú vị mà sâu sắc đến thế.

Thế rồi, Ngài Bạt Đà được Tôn giả Xá Lợi Phất dẫn đến yết kiến Đức Thế Tôn. Khi ấy, Đức Thế Tôn đang thuyết Pháp. Người uy nghiêm ngự trên phiến đá trước hội chúng Tỳ kheo đông đảo. Từng lời Pháp vang vọng lắng sâu vào lòng người. Ngài Bạt Đà đứng trong thinh lặng ngắm nhìn dung trang rực rỡ của Đức Thế Tôn. Bài Pháp kết thúc, Ngài quỳ xuống năm vóc sát đất dưới chân Người.

Bạt thi mạn tinh là ai
Tôn giả Ni Bạt Đà Quân Đà La (Bhadda Kundalakesa)

- Kính Bạch Đức Thế Tôn, xin cho con được trở thành đệ tử xuất gia trong Pháp và Luật của Người.

Thế Tôn mỉm cười đồng ý.

Tinh xá bên Ni trong trời chiều lặng gió. Tôn giả Da Du Đà La cạo tóc cho Tỳ kheo Ni Bạt Đà trong niềm hoan hỷ của cả Ni chúng.

Sau khi gia nhập Ni đoàn, Tỳ kheo Ni Bạt Đà được hướng dẫn về thanh quy. Ngài sống khiêm nhu, hòa hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, Ngài tinh chuyên học hỏi giáo lý từ các vị Trưởng lão. Đêm đêm dưới những tàng cây đong đầy ánh trăng, Ngài lặng lẽ tọa thiền miên mật.

Một đêm trời lặng gió, Ngài Bạt Đà đang tọa thiền thì hoát nhiên bừng ngộ. Màn đêm vô minh đã tan, ánh sáng chân lý bừng tỏ, Ngài hướng tâm về Thế Tôn với niềm biết ơn vô ngần.

Vậy là giáo đoàn của Đức Thế Tôn đã có thêm một vị Thánh Ni với trí tuệ siêu việt. Sau khi chứng đạo, Tôn giả Bạt Đà dành suốt cuộc đời còn lại để giáo hóa độ sinh. Nhờ những bài Pháp vi diệu với mọi lý lẽ, lập luận sắc bén nhất, Ngài đã nhiếp phục rất nhiều chúng sinh bị tà kiến che mắt quay về với Chánh Pháp. Bước chân Ngài đặt đến các nẻo đường trên khắp các xứ sở, dù miền quê hay phố thị, từ Anga đến Magadha, từ Kasi đến Kosala...

Với trí tuệ của vị Thánh Ni A La Hán cùng khả năng biện tài vô ngại, Ngài đã đem giáo Pháp của Đức Như Lai thắp sáng trong tâm hồn của vô số chúng sinh. Ngài đại diện cho tinh thần khiêm hạ, tinh thần học hỏi và thực hành giáo Pháp một cách rốt ráo. Với hạnh nguyện giáo hóa độ sinh quảng đại, Ngài đã đóng góp lớn lao cho sự nghiệp phát triển và hoằng dương Chánh Pháp.

Học theo hạnh Ngài, chúng con nguyện luôn tinh tấn tu hành, hết lòng học hỏi giáo Pháp, đem giáo Pháp chân chính ấy lan truyền đến mọi chốn nghìn nơi, để có thể giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi những tà kiến si mê và giữ gìn mạng mạch Phật Pháp trường tồn, bất diệt.

                                           Trích cuốn “Thánh Độ Mệnh - Tôn giả Ni Bạt Đà Quân Đà La”

Trong đời thơ của mình, Thanh Tùng đi khá nhiều nơi, viết về nhiều miền đất khác nhau nhưng thành phố Hải Phòng của một 'Thời hoa đỏ"  vẫn là một miền thi ca giàu chất sống lãng mạn dữ dội và ký thác tâm tưởng nhiều nhất đối với ông...

Tôi nghĩ mỗi một nhà thơ đích thực, nổi tiếng đều tìm thấy miền đất ký thác của thơ mình trong cuộc đời sáng tạo của riêng họ, dẫu hành trình thơ mở ra ở nhiều miền sống khác nhau, nhiều thể tài khác nhau, nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều thi tầng khác nhau.

Và, điều tôi muốn nói tới chính là chất thơ của những miền sống đã làm nên một đặc trưng phổ quát, một định hình ngôn thi, một định tính phong cách… của miền thi ca ấy. Như thể nhiều năm qua, dư luận văn học thường nhắc tới chất thơ Hà Nội, chất thơ Xứ Đoài, chất thơ Kinh Bắc rồi chất thơ Hải Phòng, chất thơ miền Trung Thanh - Nghệ - Tĩnh, chất thơ Bình Định - Phú Yên đến chất thơ xứ Huế, chất thơ Sài Gòn, chất thơ Nam Bộ…

Với tuyển thơ "Còn đây một thời hoa đỏ" của cố nhà thơ Thanh Tùng vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành, qua 159 bài thơ trong tập, tôi cho rằng cái phong vận của người thơ tài hoa ấy có hai nét nổi bật đẫm chất thơ - chất sống Hải Phòng, đó là sự phóng khoáng trong nhịp điệu thi ca và sự phiêu bạt trong cảm xúc và suy ngẫm.

Trong đời thơ của mình, Thanh Tùng đi khá nhiều nơi, viết về nhiều miền đất khác nhau nhưng thành phố Hải Phòng của một 'Thời hoa đỏ"  vẫn là một miền thi ca giàu chất sống lãng mạn dữ dội và ký thác tâm tưởng nhiều nhất đối với ông. Trong bài thơ "Hải Phòng - muối của đời tôi", Thanh Tùng chia sẻ:

“Tôi để lại Hải Phòng giầu có của tôi/ Bước ra cửa là rơi vào trái tim bè bạn/ Cùng ngọn gió tươi mặn chát của biển khơi/ Với tôi ngày nào cũng Tết/ Tôi đã mang thơ trải khắp con đường/ Thơ có máu của những ngày bom đạn/ Dồn lên cùng ngọn lửa lò nung/ Chắt ra từ giọt rượu đêm/ Quán vắng bạn bè khật khưỡng”…

Rồi: “Tôi đã làm thơ từ sau xe bò chở gạch/ Đến quảng trường nổi gió lúc nửa đêm/ Tiếng ghi-ta ngập ngừng ven bờ sông Lấp/ Rồi bay lên sóng sánh ánh sao trời / Hải Phòng ơi ai cũng đã an ủi tôi/ Bằng cách yêu của thợ/ Đến vỉa hè cũng nóng lên mời gọi/ Trong những ngày tưởng không đứng lên được nữa/ Hải Phòng ơi tôi đã tan vào Người/ Trong ngổn ngang mãnh liệt/ Để hôm nay dù ở nơi nào/ Cũng không nhạt nhẽo/ Vì Người là muối của đời tôi”.

Qua những câu thơ như trên, có thể nói, thơ Thanh Tùng là thứ thơ đậm đặc chất sống, tươi rói chất sống mà cũng trầm luân chất sống, mặn mòi chất muối của Hải Phòng. Hơi thở đời sống cần lao nhọc nhằn, lấm láp của thành phố những tháng năm ấy cứ hiện lên trong thơ ông những nỗi niềm trở trăn, day dứt: “Thành phố gầy như ngực mẹ tôi/ Tôi không dám mạnh chân sợ mặt đường long nhựa/ Không dám cả cười buông thả/ Sợ bao vết thương bom đạn vẫn chưa lành/ Bờ sông khúc khuỷu hoang sơ/ Nham nhở cỏ xanh tràn mép phố/ Những em gái thập thò sau khung cửa/ Ánh mắt như màu rượu lâu ngày”… (Trở về)

Bạt thi mạn tinh là ai
Cố nhà thơ Thanh Tùng tên thật là Doãn Tùng, sinh năm 1935 tại Mỹ Lộc, Nam Định nhưng lớn lên ở Hải Phòng.

Hải Phòng lưu dấu ký ức tháng năm trong trái tim nhà thơ không chỉ là "Tiếng búa khắc vào hồn phố nhỏ/Cùng mộng mơ lảng vảng cuối con đường" cùng với "Những giọt mồ hôi từng hát lên trong suốt/ Những lưng thợ đã bết mãi vào nhau" mà thành phố quê hương còn thắp lên một tình yêu không bao giờ nguôi cũ trong đời thơ phiêu bạt ông: “Tôi có thể lại yêu thêm lần nữa/ Với trái tim nặng trĩu nhọc nhằn/ Bao nhiêu xanh tôi đã để lại cho màu liễu bên bờ hồ Tam Bạc/ Máu đã bừng lên mỗi sớm nơi đây/ Tôi vẫn khát những mặt hè như cậu bé ngày xưa/ Những tên phố rộn lên trong tôi niềm say lang bạt/ Rồi mai đây ở bất cứ nơi nào

Tôi cũng chỉ thấy mình chen chân trên đường Cầu Đất/ Hoa bằng lăng tím đến dại khờ” (Hải Phòng lúc ra đi)

Có thể nói, trái tim nhà thơ như một bảo tàng trữ tình của những ảnh hình kỷ niệm thân thương về một dĩ vãng Hải Phòng, cũng là nơi chất chứa những xúc động yếu đuối mà chân thành khi ông phải chia tay thành phố trước một chuyến đi rất xa về phương trời khác: “Mới biết mình yếu đuối nhường nào khi phải ra đi/ Nếu tôi không vội nghiến răng thì cơn gió cũng làm cho nhàu rối/ Mới thèm làm sao những em thơ nhởn nhơ quanh những gốc bàng già điềm tĩnh/ Những cô gái nước đi như hôn lên mặt hè/ Cả những người thợ đang tất bật áo quần bê bết mỡ dầu/ Tất cả nhìn tôi với tự hào và thương hại/ Tôi hiểu từ đây tất cả là của họ từ nhành cây ngọn cỏ đến vệt mưa xám xịt đã cất giữ của tôi bao dĩ vãng”.

Rồi sau những khoảnh khắc yếu đuối phút chia tay, Thanh Tùng chợt nhận ra trong cuộc đời phiêu dạt của mình những câu thơ xa xót, những câu thơ phiêu bạt của một người thơ luôn đau đáu một tình yêu máu thịt với thành phố quê hương với những liên tưởng đầy ám ảnh: “Chỉ lát nữa thôi tôi sẽ trắng tay/ Cái đồng hồ nhà ga như khuôn mặt viên quan tòa nghiêm khắc/ Những cánh cửa nhà ga cũng cương quyết mở ra rồi/ Tiếng còi tàu bàng hoàng như tiếng thét chính hồn tôi/ Tôi rối lên ôm vào tất cả”/ Hết thứ này lại thêm thứ nữa/ Như người khuân vác tham lam/ Tôi xin xỏ, giằng co rồi thương lượng/ Để mai trên quê người không quá cô đơn” (Ở ga Hải Phòng).

Đa phần những bài thơ trong tập "Còn đây một thời hoa đỏ" của nhà thơ Thanh Tùng đều nằm trong mạch chảy ngầm của những tiểu - tự - sự với giọng thơ trầm buồn, giàu chia sẻ, khơi gợi và gần gũi, thân thiết với con người. Thanh Tùng đã nâng nghệ thuật thi ca thành một cách viết tự thân giàu phẩm cách thi sĩ, nó giản dị, hồn nhiên và tươi nguyên như chính hơi thở đời sống xung quanh đã được ông đưa vào thơ theo cách giàu cảm xúc nội tâm nhất, điều mà không phải nhà thơ nào cũng có được.

Có lẽ về mặt kỹ năng viết, Thanh Tùng là một trong những bậc thầy của thơ trữ tình tự do mà bài thơ "Thời hoa đỏ" là một dẫn liệu bên cạnh những bài thơ đặc sắc khác của ông. Ở những bài thơ như thế, nhịp điệu dài ngắn của câu thơ lại phụ thuộc vào nhạc điệu nội tại của những tâm sự mà nhà thơ muốn gửi gắm, muốn chuyển tải như trong một bài thơ viết về "Hà Nội ngày trở về" của ông đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc: “Hà Nội ơi tôi đã cất giữ người cẩn thận/ Như dưới làn da kia dẫu đã héo nhầu máu vẫn âm thầm chảy/ Hà Nội ơi, nguồn mộng mơ dày như cỏ mùa xuân/ Mỗi khi tôi thấy mình xơ xác/ Tôi lại về đánh cắp/ Dẫu một chút bóng đêm trên đường phố Khâm Thiên/ Dẫu một mảnh lá vàng còn ướt nước Hồ Gươm/ Tôi rung lên mỗi khi chạm tới bóng cửa ô/ Như được chạm vào vai gầy áo mẹ/ Tôi bé nhỏ và tôi vẫn thế/ Trái tim luôn xao động/ Như bên trong đầy ắp sóng Hồ Tây/ Vội vã trở về, vội vã ra đi/ Chẳng kịp nhận ra từng mặt phố”… (Hà Nội)

 Trong bài viết ngắn này về thơ Thanh Tùng, tôi muốn phác họa đôi nét cái chất sống-chất thơ Hải Phòng trong nhiều bài thơ của ông để thấy thành phố cảng của cần lao, phóng khoáng nơi ông sinh ra và lớn lên đã ngấm vào máu thịt, vào từng hơi thở của thi ca ông với nhiều nỗi đời, nỗi người trong gian khó, nhọc nhằn nhưng vẫn vượt lên bền bỉ một chất sống mãnh liệt của những con người không chịu cúi đầu, không chịu thua cuộc và luôn gắn bó, thủy chung với quê hương: “Tôi vẫn tin có một ngày trở lại/ Bao già nua trút ở ngoại ô/ Để lại chạy với bàn chân tinh khiết/ Phố Hàng Cau rồi phố Hàng Song/ Những đường phố trong như nước mắt/ Sông Đào lại chảy vào tôi nguồn mơ mộng/ Những cánh buồm nâu đã viết lên tôi nỗi buồn thứ nhất/ Tôi lang thang vá víu đã nhiều/ Bao nhiêu gió chẳng làm đỡ khát/ Bao nhiêu nắng chẳng làm mặn lại/ Chỉ quê hương đau đáu vẫn còn xa” (Quê Hương).

Theo tôi, sở dĩ thơ Thanh Tùng có một sức sống ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu chiêm nghiệm và ý tưởng mới lạ trong thi ca là do phẩm chất thi sĩ khá đậm đặc, mãnh liệt mang dấu ấn phong cách của tài năng ông với những câu thơ đã chạm vào được mạch nguồn sâu sa và tươi mới của đời sống con người, đời sống thiên nhiên, đời sống quê hương.

"Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao/ Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng/ Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh/ Chẳng cho lòng ta nguôi/ Anh mải mê về một màu mây xa/ Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ/Về cái vẻ thần kỳ của ngày qua/ Em hát một câu thơ ngày cũ/ Cái say mê một thời thiếu nữ/ Mỗi mùa hoa đỏ về/ Hoa như mưa rơi rơi/ Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi/ Như máu ứa một thời trai trẻ…".

Những câu thơ giản dị, trong suốt này ngân vang trong tâm tưởng người đọc những cung bậc tình yêu về một miền sống, miền thương yêu nơi mỗi chúng ta đã từng đi qua và luôn khát khao trở lại. Trong hành trình thơ của Thanh Tùng không thể không nói tới thơ tình, đây là một mảng thơ đặc biệt ghi dấu ấn sâu lắng và nồng nhiệt của một tâm hồn thi sĩ cháy bỏng yêu thương và luôn tụng ca cái đẹp nơi ông mà bài thơ "Thời hoa đỏ" đã đọng lại như một trong những bài thơ tình hay nhất của thi ca đương đại Việt Nam.

 Sau những năm dài đầy biến động và sống hết mình cho thi ca, một trong những bài thơ cuối cùng Thanh Tùng viết trước khi giã biệt cuộc đời gian truân và giàu mộng mơ thi sĩ của ông là bài "Khi nhà thơ đi xa" với những câu thơ dự cảm đầy tâm trạng: "Anh đã đi xa/ Chỉ còn những câu thơ ở lại/Những câu thơ tê tái/ Chạy như lá khô/ Viền tang trên trán phố chiều nay".

Tôi như thấy trong bài thơ này, Thanh Tùng đã viết về chính mình, về một nhà thơ đã sống một cuộc sống không dễ dàng gì trong những tháng năm lao khổ đầy biến động cùng với bạn bè, với Thành phố Cảng quê hương.

Ông lo lắng, nếu thành phố ấy thiếu một người thơ như ông thì lấy "Ai đi đón mùa thu ngoài đồng nội?/Ai vẽ lối cho mùa xuân trở lại?/Ai cãi cho lũ trẻ cầu bơ?/Ai nâng lên cánh hoa vừa rụng?/ Trời thấp xuống không gian chật chội/ Đàn ai từng giọt âm thầm".

Nhà thơ với nỗi lo của trái tim nhân hậu trước khi ngừng đập đã quặn lên nỗi đau đầy xúc động và ngậm ngùi khi chợt nhận ra: "Đời chỉ dành Anh chỗ xót xa/Anh vẫn ghìm từng câu thơ một/ Trận chiến này hụt sức/ Anh vẫn cần cho phía ngày mai/Anh đã đi xa/ Gió nói thế và hoa nói thế/ Có mang thơ vào cõi xanh xa".

Có thể nói, với bài thơ trên, trước lúc ra đi, Thanh Tùng vẫn như thấy mình còn cần cho cuộc chiến "chống lại cái ác và cứu rỗi cái đẹp" ngày mai như một Tráng - sĩ - thơ giàu chất sống phóng khoáng, phiêu bạt và thấm đẫm chất Hải Phòng nơi thi ca ông.

Nguyễn Việt Chiến