Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Các mẹ bầu chắc đều biết nước mía tốt cho thai nhi lắm nhỉ? Đặc biệt, đây còn là bí quyết tăng cân cho con hiệu quả nhất mà chị em vẫn truyền tai nhau. Thế nhưng, không thể tùy tiện được đâu nhé! Uống nước mía không đúng cách sẽ rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Muốn được vẹn cả đôi đường đây, chị em bầu bí hãy nhớ cách uống nước mía đúng chuẩn dưới đây:



Cách uống nước mía đúng nhất cho mẹ bầu



- 3 tháng đầu



Các mẹ biết không? Một trong những công dụng thần kì của nước mía đó chính là "chữa ốm nghén". Trong 3 tháng đầu tiên, dù có thể mệt mỏi, chán ăn, mẹ hãy cố gắng bổ sung thêm dinh dưỡng cho con bằng món ăn bình dân này nhé! Hãy dùng khoảng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, uống hỗn hợp này 2-3 lần/ngày liên tục trong 2-3 ngày. Hoặc mẹ có thể uống nước mía nguyên chất 1 ly (150ml)/ngày đều rất tốt.



- 3 tháng giữa



Giờ mẹ đã hết ốm nghén rồi, cơ thể dường như có sức sống hơn và còn liên tục thèm ăn nữa. Đối với thai nhi, đây cũng là giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao và cân nặng nên mẹ bầu cần chú ý hơn nữa về chế độ dinh dưỡng của mình nhé! Vì nước mía có khá nhiều năng lượng nên làm mẹ nhanh no và không muốn ăn gì nữa, tốt nhất, chỉ nên uống khoảng từ 2-3 lần/tuần. Đừng uống quá nhiều một lúc sẽ làm lượng đường trong cơ thể tăng lên đột ngột, gây hại sức khỏe. Cứ duy trì tần suất này đều đặn là có thể giúp thai nhi khỏe mạnh rồi.



- 3 tháng cuối



Đây là thời kì thai nhi phát triển "tăng tốc" để chuẩn bị cán đích. Trung bình, bé khỏe mạnh bình thường sẽ tăng khoảng 2 lạng/1 tuần. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của con cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía. Mỗi lần dùng khoảng 200ml, 2 ngày/lần. Đặc biệt, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.



Chú ý: Lượng nước mía như trên dành cho bà bầu có tình trạng thai kì bình thường. Những ai có tiền sử tiểu đường hoặc mắc các bệnh khác nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ sản nhé!



Nước mía có tác dụng gì với mẹ bầu



- Phòng chống táo bón



Đây có lẽ là tình trạng mà bất kì mẹ bầu nào cũng gặp phải. Thực ra, kali có trong nước mía lại là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.



- Bổ sung protein, vitamin và khoáng chất



Ngoài đường, nước mía còn bổ sung một lượng lớn protein cho sự phát triển của thai nhi.trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đó đều là các chất cần có để em bé tăng trưởng toàn diện.



- Giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng



Chính lượng đường trong nước mía giúp sẽ bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể, nó giúp bà bầu giảm bớt mệt mỏi, thúc đẩy tinh thần được phấn chấn, vui vẻ hơn.



- Làm đẹp da



Do sự thay đổi nội tiết tố nên trong thai kỳ, da của mẹ bầu thường bị đen sạm, nổi mụn, nám. Thế nhưng, nước mía lại có khả năng hạn chế tình trạng này, bởi vì chất axit alpha hydroxyl có trong nó sẽ xoa dịu làn da mẹ, cải thiện độ sáng và phòng tránh mụn nhọt.



- Tăng cường hệ miễn dịch



Nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa, có khả năng thúc đẩy sức đề kháng của cơ thể, giúp mẹ phòng chống các loại bệnh trong thai kì tốt hơn, đặc biệt làm cảm cúm, sốt virus và những bệnh lây nhiễm khác.




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa



Điều thai nhi muốn nhắn gửi tới mẹ bầu:


5 thói quen của bố ĐE DỌA thai nhi mỗi ngày, mẹ thương con thì nhắc bố stop ngay đi


THỜI ĐIỂM VÀNG cho bà bầu uống sữa, dinh dưỡng dồn hết vào con, mẹ lại ngủ sâu ngon giấc


Mẹ bầu ăn canh bí đỏ theo cách này, não thai nhi phát triển toàn diện, tăng chỉ số IQ nhanh nhất



Vào 3 tháng cuối thai kì, nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé tăng cao do thai nhi phát triển vượt bậc về kích thước và cân nặng trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nhiều nước mía hơn các giai đoạn trước đó, thông thường khoảng 200ml nước mía uống cách ngày.

Uống nước mía 3 tháng cuối thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, uống nước mía sao cho đúng cách và hiểu rõ hơn các lợi ích của nước mía là rất quan trọng.

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thì tốt cho sức khỏe của mẹ mà lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi? Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu nhé.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Tìm hiểu về nước mía

Với hơn 70% thành phần là các loại đường tự nhiên, nước mía là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia nghiên cứu, nước mía cung cấp vitamin, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và 30 loại axit hữu cơ khác giúp bảo vệ da và tăng cường miễn dịch.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Nước mía là một loại thực phẩm có chứa nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì chứa nồng độ carbonhydrate cao nên không được khuyến cáo trên các mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Nếu như nước dừa được các chuyên gia nghiên cứu cho rằng không nên sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ kinh nghiệm dân gian kết hợp với nghiên cứu khoa học, các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ. Đặc biệt khi uống nước mía 3 tháng cuối thai kỳ sẽ mang lại lợi ích cho thai nhi.

Lợi ích khi uống nước mía 3 tháng cuối 

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi

Trong tam nguyệt thứ 3 là thời điểm thai nhi hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất như canxi, sắt, kali, vitamin A,B,C. Đồng thời giúp cơ thể mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn khi uống nhiều nước mía trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Mẹ bầu chỉ nên uống nước mía tối đa khoảng 3 lần/tuần. Mỗi ngày không quá 1 ly là đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi.

Cải thiện sức đề kháng cho mẹ

Hệ miễn dịch khi mang thai của mẹ yếu hơn bình thường. Các hợp chất chống oxy hóa trong nước mía sẽ làm tăng cường sức đề kháng. Ngăn ngừa cho chị em những căn bệnh như cảm cúm, sổ mũi.

Một lợi ích ít người biết đến mà thực phẩm này mang lại đó là chúng ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu thai kỳ , nước mía có thể dùng để hạn chế ốm nghén và ngăn ngừa nguy cơ táo báo cũng rất hiệu quả.

Bác sĩ Nam cho biết: Đối với mẹ bầu bình thường, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kì, nên bổ sung thêm nước mía vì những lợi ích sau:

– Cung cấp protein cho mẹ và thai nhi, đặc biệt là tế bào thần kinh.

– Cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp mẹ bầu phòng tránh viêm nhiễm, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

– Ngăn ngừa táo bón do trong nước mía có chứa nhiều kali, giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn.

– Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nhờ hỗ trợ cân bằng nồng độ bilirubin, giúp gan khỏe mạnh.

Vào 3 tháng cuối thai kì, nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé tăng cao do thai nhi phát triển vượt bậc về kích thước và cân nặng trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nhiều nước mía hơn các giai đoạn trước đó, thông thường khoảng 200ml nước mía uống cách ngày.

Một số lưu ý khi uống nước mía

Thời gian lý tưởng để uống nước mía

Vì nước mía có tính hàn làm lạnh bụng, nên thời điểm uống nước mía trong ngày cũng rất quan trọng để tránh gây khó chịu. Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía 1 lần, hạn chế uống nước mía vào sáng sớm và buổi tối sẽ ảnh hưởng dạ dày và hệ tiêu hóa. Mẹ chỉ nên uống nước mía để giải khát trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy.

Không uống quá nhiều nước mía trong 3 tháng cuối

Bất kỳ món ăn hay thức uống nào cho bà bầu đều cần lưu ý về liều lượng, nếu sử dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng. Nước mía có nhiều công dụng, nhưng nếu sử dụng nước mía hằng ngày trên 300ml sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Bầu 3 tháng cuối đừng nên sử dụng thuốc với nước mía

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hay thuốc đông máu thì không nên uống với nước mía. Dưỡng chất policosanol trong nước mía có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Khi sử dụng các thuốc chức năng cùng với nước mía sẽ vô hiệu tác dụng của thuốc chức năng, và ngược lại.

Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh

Mía là thực phẩm thiên nhiên, nên uống tốt nhất khi vừa chế biến xong. Vì lượng đường cao trong mía khi ở nhiệt độ thấp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Mẹ bầu hạn chế uống nước mía lạnh

Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh dễ làm mẹ bầu bị sốt, viêm họng và mắc các bệnh hô hấp.

Qua bài viết này, theAsianparent hi vọng đã giúp các chị em đã hiểu đúng về cách uống nước mía 3 tháng cuối thai kỳ và những lợi ích mà thực phẩm giàu dinh dưỡng này mang lại cho mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu uống nước đậu đen như thế nào để đẹp mẹ khỏe con?
  • Bà bầu uống c sủi được không và một số khuyến cáo quan trọng dành cho các mẹ
  • Bà bầu uống trà gừng như thế nào để tốt cho mẹ, an toàn cho thai nhi?

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Câu chuyện từ đối tác

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Trở thành cha mẹ

5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Bầu tháng cuối ăn mía có tốt không

Trở thành cha mẹ

Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bầu tháng cuối uống nước mía có tác dụng gì?

nước mía giúp nạp năng lượng cho mẹ bầu, góp phần giúp thai nhi phát triển tốt, tăng cân đều. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu đang bị tiểu đường hoặc nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ thì nên cân nhắc trước khi uống nước mía.

Bầu tháng cuối nên uống bảo nhiêu nước mía?

Trong ba tháng cuối của thai kỳ nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi tăng cao do thai nhi phát triển mạnh mẽ về cân nặng ở giai đoạn này. Chính vì thế mẹ bầu có thể dùng nhiều nước mía hơn so với những tháng trước đó, liều lượng uống cụ thể: 2 ngày/1 cốc, mỗi cốc khoảng 200ml.

Bà bầu uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Mẹ bầu có thể uống được nước mía với hàm lượng vừa phải trong thời kỳ tam cá nguyệt. Khoa học đã chứng minh, nước mía là một loại thức uống giàu dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu 3 tháng như sắt, magie, canxi, chất chống oxy hóa,… Uống nước mía giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da, ngừa táo bón,…

Tại sao bà bầu không được uống nước mía?

Chắc chắn nước mía có những thành phần riêng tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc nạp nhiều nước mía vào cơ thể đồng nghĩa mẹ đang bổ sung quá nhiều đường. Điều này đặc biệt không tốt vì dễ khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.