Giun đũa, giun móc, giun tóc, sán lá phổi, sán lá gan, ấu trùng sán lợn, sán dây là những ký sinh trùng gây bệnh cho người thường gặp. Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm, đất hoặc vật nuôi, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Show
1. Bệnh nhiễm ký sinh trùng là gì?Ký sinh trùng là một sinh vật sống trên hoặc trong cơ thể vật chủ. Có ba loại ký sinh trùng chính gây bệnh cho người là: động vật đơn bào nguyên sinh, giun sán và ngoại ký sinh (như vi nấm và động vật chân khớp: ghẻ, ve, bọ chét, chấy rận). Động vật nguyên sinh là sinh vật đơn bào. Một số loài khi ở trong cơ thể người sẽ nhân lên và tăng nhanh số lượng, gây ra nhiễm trùng nặng. Ví dụ: Plasmodium (gây bệnh sốt rét), Toxoplasma gondii (gây bệnh Toxoplasma), amip Naegleria fowleri (gây viêm màng não), amip Entamoeba histolytica (gây bệnh kiết lị)... Giun sán là sinh vật đa bào, có thể chia thành: giun hình ống và sán dẹp (sán dẹp bao gồm sán dây và sán lá). Giun sán không nhân lên trong cơ thể người, nhưng có thể tăng số lượng qua chu trình tự nhiễm (giun trưởng thành đẻ trứng, giải phóng ấu trùng tiếp tục gây bệnh cho cùng vật chủ). Một số loại giun sán phổ biến như: - Giun hình ống: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun lươn… - Sán dải: Spirometra erinacei (sán dải cá), Taenia saginata (sán dải bò), Taenia solium (sán dải lợn)… - Sán lá: Paragonimus (sán lá phổi), Clonorchis sinensis (sán lá gan nhỏ), Fasciola gigantica (sán lá gan lớn), Fasciolopsis buski (sán lá ruột lớn). Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau. Động vật đơn bào và giun sán có thể lây qua nước bị ô nhiễm, thức ăn, chất thải, đất và máu. Một số có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Một số lây truyền qua vật mang mầm bệnh như muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, hoặc lây nhiễm từ động vật sang người như: Toxocara canis (giun đũa chó), Toxocara cati (giun đũa mèo), giun móc chó mèo… Nhiễm ký sinh trùng do động vật đơn bào và giun sán gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao. Ký sinh trùng giun đũa chó toxocana canis2. Nguy hiểm do nhiễm ký sinh trùng?Nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Tùy vào loại ký sinh trùng và vị trí mà chúng ký sinh có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Các biến chứng nhẹ như: chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, ho sốt, mẩn ngứa… Biến chứng nặng như: - Ký sinh trùng ở nội tạng có thể gây tổn thương gan, phổi, thận, đường tiêu hóa như: tắc ruột, viêm loét đường tiêu hóa, tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật, áp xe gan, u gan, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi… có thể dẫn đến tử vong. Sán lá gan Opisthorchis viverrini ký sinh ở đường mật có thể dẫn đến ung thư đường mật. - Ký sinh trùng ở mắt có thể gây sẹo mắt, hạn chế thị lực hoặc mù lòa. - Ký sinh trùng ở não gây chèn ép dây thần kinh, đau đầu dữ đội, co giật hoặc động kinh, liệt, nói ngọng, mù mắt, hôn mê, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ký sinh trùng ở người già hoặc người bị suy giảm miễn dịch thường nặng và nguy hiểm hơn. 3. Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm ký sinh trùngCác triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng thường không đặc hiệu. Có một số biểu hiện phổ biến của bệnh do ký sinh trùng như: - Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngoài da; - Dị ứng da (phát ban đỏ, nổi mề đay); - Đau bụng, dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày; - Táo bón hoặc tiêu chảy; - Đầy hơi, khó tiêu; - Buồn nôn, nôn; - Chán ăn; hoặc thèm ăn, ăn nhiều hơn nhưng vẫn giảm cân; - Xanh xao, mệt mỏi; - Ảnh hưởng thần kinh: kém tập trung, giảm trí nhớ, lo lắng, căng thẳng; - Mờ mắt dần dần; - Đau đầu dữ dội; - Co giật; - Sốt kéo dài; - Ngứa ngáy hậu môn; Một số triệu chứng ở trẻ em như: chán ăn, nghiến răng khi ngủ, quấy khóc ban đêm, suy dinh dưỡng, chậm lớn, bụng đầy, ngứa hậu môn, học kém. Bệnh ký sinh trùng không nên điều trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Các xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. 4. Cách phòng tránh nhiễm ký sinh trùngCần lưu ý bệnh ký sinh có thể mắc phải khi nuôi thú cưngBệnh ký sinh trùng có thể phòng tránh được qua thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như: - Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ. - Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu nấu ăn an toàn vệ sinh. Thực phẩm cần nấu chín kỹ, không nên ăn thực phẩm sống như tiết canh, thịt tái sống, gỏi cá, hải sản sống… Bảo quản thực phẩm đúng cách. Tránh ruồi gián đậu vào thức ăn. - Vệ sinh cơ thể đúng cách, bao gồm rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chơi ngoài trời, không đưa tay dơ lên dụi mắt. - Khi nuôi thú cưng (chó, mèo, chuột, chim…) cần lưu ý bệnh nhiễm. Nên tắm, vệ sinh sạch sẽ và phòng bệnh cho thú cưng. Sau khi ôm, chơi với vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng. Chất thải của vật nuôi cần được xử lý sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh. - Không bơi lội, đi chân trần hoặc tiếp xúc với đất ở những khu vực lưu hành ký sinh trùng. - Phòng chống sốt rét bằng cách dùng thuốc xua đuổi côn trùng, sử dụng màn, điều hòa, xử lý nguồn nước ứ đọng. - Thực hiện an toàn trong quan hệ tình dục để phòng tránh các loại ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục. Cả người lớn và trẻ em đều cần uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Ngoài ra, nên xét nghiệm ký sinh trùng trong máu định kỳ hoặc kiểm tra sức khỏe ngay khi có các dấu hiệu của nhiễm ký sinh trùng. Làm sao để biết mình bị nhiễm ký sinh trùng?2.2. Tiêu hóa kém. Vấn đề tiêu hóa kém chính là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đường ruột, chúng có thể gây viêm và dẫn đến tiêu chảy mãn tính. ... . 2.3. Ngứa hậu môn. ... . 2.4. Mệt mỏi. ... . 2.5. Luôn có cảm giác thèm ăn. ... . 2.6. Nghiến răng. ... . 2.7. Thiếu máu. ... . 2.8. Thay đổi tâm tính.. Nhiễm ký sinh trùng có ảnh hưởng gì không?Nhiễm ký sinh trùng gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người như gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, gây tổn thương gan, não, thận… Vì thế cần thăm khám y tế định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Khi nào nên đi xét nghiệm ký sinh trùng?Xét nghiệm ký sinh trùng được chỉ định để tầm soát nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng và dùng trong chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau: - Hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, thể trạng suy kiệt do khó tổng hợp vitamin, chất béo, chất đạm. Bệnh ký sinh trùng đường ruột là gì?Ký sinh trùng đường ruột rất đa dạng, bao gồm loại thông thường như giun, sán đến những loại sinh vật đơn bào nhỏ bé mắt thường không nhận biết được. Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp nhất là tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra ở trẻ nhỏ thường than phiền ngứa hậu môn về đêm khi bị nhiễm giun kim. |