Biểu cảm khuôn mặt là gì

Cùng Inc khám phá 8 bí quyết giúp bạn biểu lộ cảm xúc thông qua những sự thể hiện đáng yêu trên gương mặt.

Biểu cảm khuôn mặt là gì
7 chiêu giúp bạn khi dính vào cuộc trò chuyện bất đắc dĩ

Bạn rơi vào tình huống khó xử trong giao tiếp, khi đối phương tỏ ra quá hào hứng, đến mức chúng ta không nỡ 'đào tẩu' khỏi cuộc trò chuyện dù bản thân đã cảm thấy vô cùng chán nản.

Nụ cười

Hãy luôn nở nụ cười thật ấm áp khi bước vào phòng làm việc hoặc bắt đầu buổi thuyết trình. Chi tiết đơn giản đó sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong lòng mọi người ngay từ giây phút đầu tiên.

Bên cạnh đó, nụ cười còn khiến người khác nghĩ rằng bạn đang rất vui, hạnh phúc, thậm chí có thẻ truyền cảm xúc tích cực đó ra xung quanh.

Giao tiếp bằng mắt

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Ánh mắt giúp mọi người hiểu nhau hơn - 

Ảnh: Shutterstock

Hãy nhớ phải cố gắng giao tiếp với mọi người thông qua ánh mắt trong các buổi hội thảo, họp hành… để cho họ thấy rằng bạn luôn biết lắng nghe, thấu hiểu.

Đừng tỏ ra lạnh lùng

Nếu đang căng thẳng, lo lắng thì gương mặt thường trông sẽ lạnh lùng, thờ ơ với mọi thứ hơn. Vì thế, hãy thực hành biểu đạt nét mặt trong gương, tránh thái độ xấu để mọi người thấy bạn luôn năng động, tích cực, yêu thích mọi thứ.

Thúc đẩy cảm xúc

Đề cập đến vấn đề quan trọng, nét mặt phải thật nghiêm túc; gặp điều gì đó quá đáng, hãy cứ tỏ ra giận dữ. Thói quen kìm nén cảm xúc không tốt cho sức khỏe về sau.

Biểu cảm khuôn mặt là gì
8 'bí kíp' giúp Bill Gates giàu nhất thế giới bạn cần học

\n

Hiểu rõ vấn đề

Biểu cảm trên khuôn mặt luôn là công cụ giao tiếp, giúp thấu hiểu mọi người vô cùng tuyệt vời. Hãy học cách mỉm cười khi nghe bạn bè nói về những niềm vui, điều tốt đẹp trong cuộc sống; nhăn mặt một chút nếu họ đề cập đến các vấn đề khó khăn, nan giải.

Bắt chước

Một trong những phương pháp giúp chúng ta dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh hơn là bắt chước những biểu cảm trên nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của họ.

Không giả dối

Những biểu cảm giả dối trên gương mặt chẳng thể giúp chúng ta nhận được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh. Bằng trực giác nhạy bén, đối phương thường sẽ nhận ra thái độ không chân thật, từ đó dần mất đi lòng tin tưởng.

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Luôn nhớ phải sống thật với bản thân - 

Ảnh: Shutterstock

Lời khuyên chân thành là đừng cố gắng tỏ ra hạnh phúc khi đang cảm thấy thật sự tức giận và ngược lại.

Điều chỉnh tâm trạng

Hãy để biểu cảm trên gương mặt quyết định cảm xúc, tâm tư, nguyện vọng của chúng ta vì chúng luôn thay đổi liên tục, sâu sắc theo từng thời điẻm khác nhau.

Nên nhớ, phải luôn nở nụ cười rực rỡ, tỏa nắng. Điều đó không chỉ giúp chúng ta nâng cao chất lượng đời sống tinh thần mà còn khiến mọi người xung quanh yêu quý, trân trọng hơn.

Tin liên quan

Hiểu được các biểu cảm khuôn mặt sẽ giúp bạn nhận ra “tâm tình” của người đối diện, từ đó có cách trò chuyện, thể hiện thái độ phù hợp nhất. Vậy làm sao để đọc vị cảm xúc qua khuôn mặt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Connector nhé!

Năm 1872 Charles Darwin đã viết cuốn sách Những biểu hiện của cảm xúc trong con người và động vật, trong đó một câu khá thú vị “những biểu hiện trên khuôn mặt của cảm xúc thì phổ biến, không được học một cách khác nhau trong mỗi nền văn hóa”. Kể từ đó có nhiều lập luận cả về đồng ý lẫn bác bỏ quan điểm này.

Nghiên cứu đáng chú ý nhất trong chủ đề này là nghiên cứu của nhà tâm lý học Paul Ekman, người tiên phong nghiên cứu về những cảm xúc của con người vào năm 1960. Đội ngũ nghiên cứu đã cung cấp cho đối tượng thử nghiệm của họ những tấm ảnh thể hiện các cảm xúc khác nhau trên gương mặt.  Đối tượng thử nghiệm sau đó phải xác định mỗi trạng thái cảm xúc mà họ nhìn thấy ở mỗi bức ảnh dựa trên danh sách những cảm xúc có thể họ đã thấy trước đó.

Thông qua những nghiên cứu này, Ekman tìm thấy một sự tương đồng cao giữa các thành viên của văn hóa phương Tây và phương Đông khi chọn nhãn cảm xúc tương ứng với biểu cảm trên khuôn mặt. Nét mặt mà ông tìm thấy phổ biến bao gồm hạnh phúc, ghê tởm, giận dữ, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi. Làm việc trong một khoảng thời gian dài với người bạn Wallace V.Friesen, Ekman đã nhận ra rằng những phát hiện trong nghiên cứu có tương quan với các bộ lạc Fore ở Papua New Guinea, những người không thể học được ý nghĩa của các biểu hiện khi tiếp xúc với truyền thông. Thay vào đó, họ đã thể hiện cảm xúc mà trước đó không có, dẫn đến kết luận của  Ekman và Frisen rằng những biểu hiện này thực sự phổ biến.

Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể phân loại cảm xúc thành 6 biểu hiện khuôn mặt như sau:

1. Biểu cảm/cảm xúc trên khuôn mặt: Hạnh phúc

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Hạnh phúc là một cảm xúc thường liên quan với trạng thái của tâm trí phản ánh sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú. Hạnh phúc là một trong những cảm xúc phổ biến nhất và đã được nghiên cứu thông qua những phương pháp triết học, tín ngưỡng và sinh học khác nhau. Tất cả những nghiên cứu này được thực hiện để cố gắng tìm ra nguồn gốc của hạnh phúc. Nhà triết gia và những nhà thần học tôn giáo đã có nhiều định nghĩa về hạnh phúc như bắt nguồn từ việc sống trong một cuộc sống tốt, hay sự nảy nở của tâm hồn hơn là một cảm xúc đơn thuần. Ngày nay, chúng ta thường kết hợp hạnh phúc với sự thỏa mãn. Sự hạnh phúc được được thể hiện thông qua biểu cảm trên khuôn mặt khiến chúng ta nâng khóe miệng lên.

2. Biểu cảm/cảm xúc trên khuôn mặt: chán ghét

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Chán ghét là cảm xúc thường liên quan với những thứ mất vệ sinh, không ăn được, truyền nhiễm hoặc xúc phạm. Ví dụ, ai đó có thể bị xúc phạm vì những tổn thương mà bạn gây ra cho họ, hay có thể họ ghét cách cư xử của bạn chẳng hạn. Tóm lại, chán ghét liên quan đến một thứ gì đó gây khó chịu và chủ yếu để trả đũa cảm giác vị giác, và thứ hai là trả đũa bất cứ thứ gì gợi ra cảm giác tương tự thông qua các giác quan và xúc giác. Chán ghét thể hiện trên khuôn mặt làm họ có xu hướng nâng môi trên, nhăn mũi và nâng má. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên, sự chán ghét là một trong 6 cảm xúc làm giảm nhịp tim.

3. Biểu cảm/cảm xúc trên khuôn mặt: Giận dữ

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Giận dữ là một cảm xúc thường liên quan đến sự bực dọc nhỏ đến sự bùng nổ lớn. Về mặt thể chất, tức giận làm một vài người trải qua cảm giác tăng tỉ lệ đập của tim, huyết áp tăng và mức độ bất thường của adrenaline and noradrenaline. Bạn có thể  thường nghe thấy sự giận dữ liên quan đến phản ứng não bộ khi ai đó được giới thiệu một trải nghiệm khiến họ cảm thấy bị đe dọa hoặc đau đớn. Khi một người nào đó chọn việc chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đang khiến họ bị chấn thương hoặc đau đớn, sự tức giận được cho là phản ứng và cảm xúc chi phối được thể hiện theo cách nhận thức và sinh lý. Sự tức giận biểu hiện trên khuôn mặt khiến chúng ta hạ thấp lông mày, ấn chặt môi vào nhau và phồng mắt.

4. Biểu hiện/cảm xúc trên khuôn mặt: Nỗi sợ

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Nỗi sợ là một cảm xúc thường liên quan với một mối đe dọa hay tình huống nguy hiểm. Đó là một cơ chế sinh tồn cơ bản xuất hiện để đáp ứng với hiện thực đau thương, chẳng hạn như đau đớn hoặc mối đe dọa đau đớn sắp xảy ra. Nỗi sợ được liên hệ với cách ứng xử của sự trốn thoát, lảng tránh, nhưng không nên kết hợp với nỗi lo âu, cảm xúc về mặt thể chất phản ứng với sự đe dọa mà được coi không thể tránh và không kiểm soát được. Khi trải qua nỗi sợ, con người thường biểu hiện trên gương mặt như nhướn mày, khẽ hé miệng và mở mắt ra một cách rộng hơn bình thường.

5. Biểu hiện/cảm xúc trên khuôn mặt: Ngạc nhiên

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Ngạc nhiên là cảm xúc thường liên quan với tình trạng đột ngột. Trạng thái này thường xảy ra bằng những sự kiện liên quan không mong đợi. Tuy nhiên, ngạc nhiên không phải lúc nào cũng mang lại cảm xúc đau thương. Ngạc nhiên cũng đã được phân loại thành hóa trị, có nghĩa là nó trải dài trên phạm vi trung tính, dễ chịu và khó chịu. Sự ngạc nhiên khiến ai đó thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt thông qua việc cong lông mày, mở to mắt và hất hàm.

6. Biểu hiện/cảm xúc trên khuôn mặt: buồn bã

Biểu cảm khuôn mặt là gì

Sự buồn bã là một cảm xúc thường liên quan đến cảm giác thất vọng, sự mất mát hay không được giúp đỡ. Thông thường, con người thể hiện sự buồn bã bằng việc im lặng, cảm thấy thiếu năng lượng và cần được tránh xa những vấn đề không vui. Nỗi buồn được xem là trái ngược với hạnh phúc, và có thể được mô tả như nỗi buồn, đau buồn, khổ sở và u sầu. Nỗi buồn mang lại hai hệ quả: sự chùng xuống tạm thời của một tâm trạng, hay sự buồn bã mãn tính dai dẳng của một tâm trạng khác và thường liên quan đến trầm cảm. Nỗi buồn được thể hiện thông qua việc hạ thấp khóe miệng và nâng phần bên trong của chân mày.

Mời bạn tiếp tục đón xem tiếp phần 2 “Xây dựng những lý thuyết dựa trên cảm xúc mới” trên website Connector.

Connector lược dịch từ thoughtcatalog.com

  • Share On Facebook
  • Tweet It