Bình dương phong tỏa ở đâu

Chiều 27/6, lực lượng chức năng TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) tiến hành phong tỏa tạm thời Công ty Wanek ở phường Hòa Phú để đảm bảo an toàn và phục vụ công tác truy vết.

Trước đó vào chiều ngày 26/6, một nữ công nhân của công ty này đến khám bệnh tại bệnh viện Vạn Phúc với tình trạng sốt trên 38 độ kèm ho.

Bệnh viện đã tiến hành test nhanh cho nữ công nhân tại khu vực sàng lọc và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (2 lần). Hiện mẫu thử của nữ công nhân đã được chuyển qua CDC Bình Dương để xét nghiệm khẳng định.

Tạm thời phong tỏa công ty

Được biết, lực lượng chức năng đã tổ chức lấy mẫu test nhanh cho toàn bộ công nhân làm ca đêm và 700 công nhân ca ngày tại công ty này.

Trước đó, ngày 24/6, ngành y tế Bình Dương đã phong tỏa tạm thời Công ty TNHH Xinadda Metal (Việt Nam) thuộc phường Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên. Nguyên nhân phong tỏa do sau khi doanh nghiệp chủ động khám sàng lọc các công nhân làm việc tại công ty ghi nhận 1 ca dương tính SARS-CoV-2. Tất cả khoảng 400 công nhân bị cách tạm thời tại nhà máy để chờ kết quả.

Đến tối 25/6, lực lượng chức năng thông báo đã an toàn nên tiến hành mở cổng Công ty TNHH Xinadda Metal (Việt Nam) cho công nhân ra về.

Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương có 226 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại các địa phương: TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một và TX.Tân Uyên. Hiện, Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đối với TX Tân Uyên; TP Thuận An và một số phường tại TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An.

Chiều ngày 27/6, Công an phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ quán cà phê 777 trên đường Mỹ Phước Tân Vạn cùng 20 người khác do vi phạm quy định về phòng chống dịch COVID-19. Tại thời điểm kiểm tra, trong quán có khoảng 20 người là khách đang ngồi uống nước, không chấp hành quy định về áp dụng Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch.

Dịch COVID-19: Gần 17.000 ca bệnh, Bình Dương gấp ứng phó 

Bình Dương (TTXVN 1/8)

Trong ngày 1/8, trên địa bàn tỉnh Bình Dương ghi nhận đến 2.179 ca mắc mới COVID-19. Trong số đó, đáng chú ý có 716 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng, 1.288 ca tại khu cách ly, 103 ca tại khu phong tỏa và có 72 ca tại cơ sở y tế. Hiện con số ca bệnh ghi nhận ở Bình Dương trong một ngày so với số ca của thành phố Hồ Chí Minh là hơn 1 nửa. * Tâm dịch “vùng đỏ” Thuận An

“Vùng đỏ” Thành phố Thuận An đang là tâm dịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Riêng trong ngày hôm nay, địa bàn này ghi nhận đến 1.254 ca mắc mới. Kế đến là địa bàn thành phố Thủ Dầu Một 441 ca; huyện Bàu Bàng 218 ca, thị xã Bến Cát 95 ca; thị xã Tân Uyên 84 ca; thành phố Dĩ An 64 ca, huyện Dầu Tiếng 6 ca, huyện Phú Giáo 2 ca, huyện Bắc Tân Uyên 1 ca và 14 liên quan đến các tỉnh, thành khác.

Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, hiện nay ngành y tế đang tập trung hàng trăm đội y tế triển khai lấy mẫu test nhanh kết hợp xét nghiệm khẳng định trên phạm vi rộng tại nhiều huyện, thị để sàng lọc “quét” F0 khỏi cộng đồng. Mục tiêu là thu hẹp "vùng đỏ", mở rộng và bảo vệ "vùng xanh". Theo đó, đã kéo theo số ca được ghi nhận tăng lên nhanh. Đáng quan tâm, lũy kế sau 15 ngày xét nghiệm sàng lọc diện rộng đã lấy mẫu xét nghiệm cho 1.286.191 người, kết quả phát hiện 12.569 người nghi ngờ mắc COVID-19 (tỷ lệ 0,98%). Ngành y tế tỉnh dự báo trong một hai tuần tới, số ca bệnh ở Bình Dương có thể vượt ngưỡng hơn 20.000 ca. 

Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 16.858 ca mắc COVID-19; trong đó có 1.525 bệnh nhân khỏi bệnh; 84 bệnh nhân tử vong. 

Đáng quan ngại, hiện hàng ngàn người đang điều trị; trong đó có 293 người có bệnh lý nền, 361 người có diễn biến nặng (5,3%).
Toàn tỉnh có 1.602 khu vực đang phong tỏa với 152.867 người; 126 điểm cách ly tập trung với 18.969 người đang cách ly và 2.533 trường hợp F1 cách ly tại nhà.

* Tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày, yêu cầu người dân không rời khỏi nơi cư trú 

Chiều 1/8, UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản hỏa tốc chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh thêm 14 ngày, kể từ 0 giờ ngày 2/8/2021.

Theo văn bản Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh vừa ký đã yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của UBND tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú (địa bàn tỉnh Bình Dương) từ sau ngày 1/8/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).

Đồng thời, tổ chức hỗ trợ cung cấp kịp thời, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập; không để bất kỳ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc; hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người dân tại các khu phong tỏa; tăng cường chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch COVID-19.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người dân bị nhiễm COVID-19 theo các tầng phân cấp điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Song song đó, tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine. 

Tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Đồng thời, xây dựng phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những nơi không nhất thiết cần nhân viên y tế có thể hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện. Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị y tế; triển khai các phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật trật tự, an toàn xã hội; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu.../.

Chí Tưởng

Dịch COVID-19: Bình Dương quyết tâm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 8/2021 Bình Dương (TTXVN 5/8)

Bình Dương quyết tâm kiểm soát được dịch bệnh ở 5/9 huyện, thị xã, thành phố "vùng xanh", "vùng vàng" vào 15/8; kiểm soát được "vùng đỏ" giáp với Thành phố Hồ Chí Minh vào 30/8.

Đây là khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi tại cuộc làm họp về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì, diễn ra vào chiều 5/8, tại Bình Dương.

* Triển khai giải pháp trực chiến cao nhất Theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trong đợt dịch thứ 4, tính đến ngày 5/8, toàn tỉnh ghi nhận 22.053 ca mắc COVID-19 tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 136 ca tử vong. Các ổ dịch xuất hiện trong cộng đồng cơ bản được kiểm soát. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số ca mắc mới tăng nhanh liên tục, tỉnh Bình Dương triển khai giải pháp trực chiến cao nhất. Siết chặt quản lý từng địa bàn, các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết không để "chặt ngoài, lỏng trong" ở các khu phong tỏa, cách ly. Các công ty, doanh nghiệp được phép hoạt động phải đảm bảo phương án sản xuất "3 tại chỗ" hoặc thực hiện phương án "1 cung đường, 2 điểm đến". Thực hiện chiến lược giảm ca mắc mới, tỉnh Bình Dương quyết liệt thực hiện Chỉ thị 16; từ 0 giờ ngày 2/8, người dân trên địa bàn tỉnh không được ra đường 24/24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định. Bình Dương tổ chức xét nghiệm diện rộng (bằng test nhanh và test khẳng định RT-PCR) đợt 2 (từ ngày 2/8) để hạn chế ca mắc mới, khẩn trương bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, sớm kiểm soát và ổn định tình hình. Bên cạnh đó, ông Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương nâng cao năng lực xét nghiệm lên 25.000 mẫu đơn/ngày (tương đương 250.000 mẫu gộp 10/ngày); thành lập 600 đội lấy mẫu cơ động, đảm bảo trả kết quả trong 24 giờ, lấy mẫu có trọng tâm, trọng điểm để từng bước làm sạch địa bàn. Các địa phương "vùng đỏ" (thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; thị xã Tân Uyên) tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi, khẩn trương dập dịch. Các địa phương "vùng vàng" (thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng) khẩn trương làm sạch ca F0, nhanh chóng chuyển thành "vùng xanh". Những "vùng xanh" (các huyện: Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên) giữ vững tình hình để làm vùng đệm vững chắc cho các địa phương phía Nam. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt "bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca tăng nhanh, giảm thiểu ca tử vong", Bình Dương thần tốc hơn nữa trong công tác xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu. Những nơi đã xét nghiệm sàng lọc phải khóa chặt, kiểm soát người ra vào. Toàn tỉnh thực hiện phân tầng điều trị theo mô hình 3 cấp để giảm tải cho các cơ sở điều trị tuyến tỉnh; đồng thời điều phối F0 giữa 3 tầng (tầng 1 chiếm 60%, tầng 2 chiếm 35%, tầng 3 chiếm 5%). Do đó, để đảm bảo năng lực đáp ứng phòng, chống dịch trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương thực hiện phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tăng cường tuyên truyền để mọi người nêu cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Các lực lượng nâng lên 50.000 chỗ cách ly tập trung, mở rộng lên 100.000 chỗ; mở rộng lên 30.000 giường điều trị; khẩn trương thực hiện ngay các gói mua sắm bổ sung các vật tư, trang thiết bị y tế, test, sinh phẩm và thuốc điều trị COVID-19...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, Bình Dương đang kiện toàn, mở rộng Tổng đài 1022 để tiếp nhận thông tin yêu cầu của người dân về cấp cứu, chuyển viện, tư vấn y tế, cứu trợ, an ninh trật tự; thành lập Trung tâm thông tin tác chiến cấp tỉnh, huyện, các đội phản ứng nhanh 3 cấp để kịp thời giải quyết các yêu cầu khẩn cấp của người dân, không để người dân chịu đói.

"Bình Dương đặt mục tiêu đến ngày 15/8, quyết tâm giữ vững các 'vùng xanh', củng cố vững chắc 'vùng vàng'. Trong 2 tuần cuối tháng 8/2021 sẽ dồn sức khoanh gọn dần, xử lý các ổ dịch còn lại", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định. 

* Doanh nghiệp tự xét nghiệm nhanh, chủ động sản xuất

Hỗ trợ công tác điều trị tại tỉnh Bình Dương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đội ngũ y bác sĩ của tỉnh rất quyết tâm trong công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và có nhiều cách làm sáng tạo. Điển hình, trong một số khu tiếp nhận F0 không triệu chứng, các F0 hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày, giám sát lẫn nhau nếu có triệu chứng. Tuy nhiên, Bình Dương phải khẩn trương trang bị hệ thống oxy tập trung để dùng được máy thở oxy dòng cao HFNC… cho tầng 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ; xây dựng 200 giường hồi sức cấp cứu để tập trung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở tầng 3.

Liên quan đến chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu về tình trạng thiếu thuốc điều trị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo tỉnh Bình Dương tập trung bàn, thống nhất và ra quyết định để khẩn trương mua đầy đủ thuốc điều trị cũng như các trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ phục vụ chống dịch trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuyệt đối không để tiêu cực.

"Dứt khoát không để các bệnh viện thiếu vật tư, trang thiết bị điều trị; các y, bác sĩ tuyến đầu thiếu đồ bảo hộ an toàn", Phó Thủ tướng lưu ý. Về công tác xét nghiệm, ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, đề xuất tỉnh Bình Dương sử dụng xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp (10 đến 20) để "quét nhanh và chính xác các vùng an toàn"; khẩn trương tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các vùng nguy cơ cao, rất cao, đã được quét lần 1 để giảm nguy cơ lây nhiễm và ca bệnh nặng; đồng thời, tăng cường lực lượng phục vụ bệnh nhân trong các khu điều trị. Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của Bình Dương. Qua quá trình kiểm tra thực tế tại một số địa phương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về quy định phải có nhân viên y tế mới công nhận kết quả xét nghiệm nhanh cho công nhân, dẫn đến doanh nghiệp không đảm bảo kế hoạch sản xuất. Do đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất Bình Dương đẩy mạnh việc khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm nhanh để dồn lực lượng y tế hỗ trợ công tác khác. Liên quan đến khó khăn của các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, trong thời gian qua, Bình Dương đã chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tự triển khai xét nghiệm nhanh định kỳ cho công nhân. Qua một thời gian thực hiện, các doanh nghiệp tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân, sớm ổn định sản xuất. * Tập trung dập dịch trong tháng 8/2021 

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bình Dương trong việc tăng cường các cơ sở cách ly tập trung, hệ thống thu dung F0 không triệu chứng, các tầng điều trị bên dưới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Với sự hỗ trợ trong thời gian tới của Bộ Y tế về một số trang thiết bị, máy móc ở tầng điều trị trên cùng, Bình Dương có thể chủ động giảm tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong những ngày gần đây, số ca mắc mới tại đây đã giảm rõ rệt, chủ yếu tập trung ở các khu phong tỏa. Dự kiến, số ca mắc mới sẽ giảm trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng nhất trí với mục tiêu, đến ngày 15/8, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh ở 5/9 huyện, thị xã, thành phố; ngày 30/8, cơ bản kiểm soát được 4 thị xã, thành phố còn lại giáp với Thành phố Hồ Chí Minh. "Đây là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Dương, đồng lòng vượt qua khó khăn, sớm quay lại trạng thái bình thường mới để phát triển", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với các khu vực tập trung đông công nhân ở trọ, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bình Dương tính toán phương án, giải pháp giãn, giảm mật độ bằng cách di dời từng khu nhà trọ ra những địa điểm khác để tạo "đường băng cản dịch, giữ vững những khu vực còn an toàn"; đồng thời yêu cầu các lực lượng tích cực động viên người lao động "ai ở đâu ở yên đấy", không về quê trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Tại các vùng an toàn, các Tổ COVID-19 cộng đồng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để kiểm soát người từ nơi khác đến.

Phó Thủ tướng đề nghị ngành Y tế Bình Dương tổ chức lại hệ thống điều phối hai chiều giữa các tuyến điều trị (chuyển lên tầng điều trị cao hơn khi bệnh nhân diễn biến nặng, chuyển xuống tầng điều trị dưới khi thuyên giảm) trên cơ sở cập nhật số bệnh nhân, giường bệnh tại các cơ sở điều trị./.

Diệp Trương

Video liên quan

Chủ đề