Bức xạ hạt nhân là gì

Bức xạ là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Bức xạ nền, chủ yếu đến từ các khoáng chất tự nhiên, lúc nào cũng có ở xung quanh chúng ta. May mắn thay là, có rất ít tình huống mà một người bình thường tiếp xúc với các nguồn bức xạ không được kiểm soát trên mức nền. Tuy nhiên, thật khôn ngoan khi chuẩn bị và biết phải làm gì nếu tình huống như vậy xảy ra.

Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị là tìm hiểu các nguyên tắc bảo vệ cho khỏi bị bức xạ theo thời gian, khoảng cách và che chắn. Trong trường hợp khẩn cấp về phóng xạ (một lượng lớn chất bức xạ thải vào môi trường), chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc này để giúp bảo vệ cho bản thân và gia đình.

Trên trang này​:


Thời Gian, Khoảng Cách Và Che Chắn

Thời gian, khoảng cách và các hành động che chắn giảm thiểu việc bạn tiếp xúc với bức xạ theo cách tương tự như chúng sẽ bảo vệ cho bạn khỏi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời:

Bức xạ hạt nhân là gì

  • Thời gian: Đối với những người tiếp xúc với bức xạ ngoài bức xạ nền tự nhiên, việc hạn chế hoặc giảm thiểu thời gian tiếp xúc sẽ giảm được liều lượng từ nguồn bức xạ.
  • Khoảng cách: Giống như nhiệt từ đám cháy giảm khi bạn di chuyển ra xa hơn, liều lượng bức xạ giảm đáng kể khi bạn gia tăng khoảng cách so với nguồn.
  • Che chắn: Các rào cản bằng chất chì, bê tông hoặc nước cung cấp sự bảo vệ cho khỏi sự xâm nhập của tia gamma và tia X. Đây là lý do tại sao một số vật liệu phóng xạ được lưu trữ dưới nước hoặc trong các phòng làm bằng bê tông hoặc chì, và tại sao nha sĩ đặt một chiếc chăn chì lên bệnh nhân trong lúc răng của họ được rọi tia X. Do đó, việc chèn tấm chắn thích hợp giữa bạn và nguồn phóng xạ sẽ giúp giảm đáng kể hoặc loại bỏ liều lượng mà bạn nhận được.

Các Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ

Trong việc thải một lượng bức xạ với quy mô lớn, chẳng hạn như một sự cố ở nhà máy điện hạt nhân hoặc do khủng bố, sự khuyên nhủ sau đây đã được thử nghiệm và chứng minh là mang lại sự bảo vệ tối đa.

Nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp về bức xạ, bạn có thể thực hiện các hành động để bảo vệ cho bản thân, người thân yêu và thú nuôi của mình: Vào Trong Nhà, Cứ Ở Lại Trong Đó và Theo Dõi Tin Tức. Thực hiện theo lời khuyên của những người ứng cứu khẩn cấp và các quan chức.

Vào Trong Nhà

Bức xạ hạt nhân là gì

Trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ, bạn có thể được yêu cầu vào bên trong một tòa nhà và trú ẩn trong một khoảng thời gian.

  • Hành động này được gọi là “trú ẩn tại chỗ.”
  • Đi vào giữa tòa nhà hoặc một tầng hầm, cách xa cửa ra vào và cửa sổ.
  • Mang thú nuôi vào bên trong.

Cứ Ở Trong Đó

Bức xạ hạt nhân là gì

Các tòa nhà có thể cung cấp sự bảo vệ đáng kể khỏi bức xạ. Càng có nhiều bức tường chắn giữa bạn và bên ngoài có nghĩa là càng có nhiều rào cản hơn giữa bạn và vật liệu bức xạ bên ngoài. Vào bên trong một cách nhanh chóng và cứ ở bên trong sau một sự cố về bức xạ có thể hạn chế việc tiếp xúc với bức xạ và có thể cứu được mạng sống của bạn.

  • Đóng cửa sổ và cửa ra vào.
  • Tắm vòi sen hoặc lau các bộ phận cơ thể bị tiếp xúc bằng khăn ẩm.
  • Uống nước đóng chai và ăn thực phẩm đựng trong hộp gắn kín.

Theo Dõi Tin Tức

Bức xạ hạt nhân là gì

Các quan chức về trường hợp khẩn cấp được đào tạo để ứng phó với các tình huống thảm họa và sẽ cung cấp các hành động cụ thể để giúp giữ an toàn cho mọi người. Điều này có thể được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông xã hội, hệ thống cảnh báo khẩn cấp, truyền hình hoặc ra đi ô.

  • Nhận thông tin mới nhất từ ​​ra đi ô, truyền hình, Internet, thiết bị di động, v.v.
  • Các quan chức về trường hợp khẩn cấp sẽ cung cấp thông tin nơi cần đến để được kiểm tra ô nhiễm.

Nếu bạn xác định được là bị hoặc tiếp xúc với nguồn phóng xạ, xác định vị trí và liên hệ với văn phòng kiểm soát bức xạ tiểu bang của bạn.

Nơi Bạn Nên Đến Trong Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ

Bức xạ hạt nhân là gì

Hình ảnh thông tin phỏng theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), https://www.cdc.gov/nceh/radiation/emergencies/00_images/infographics/Where_to_go.jp

Đi xuống tầng hầm hoặc giữa của một tòa nhà kiên cố. Chất phóng xạ lắng xuống bên ngoài các tòa nhà, vì vậy điều tốt nhất nên làm là ở càng xa tường và mái của tòa nhà càng tốt. Cứ ở bên trong ít nhất 24 giờ cho đến khi các quan chức ứng phó về trường hợp khẩn cấp nói bạn có thể đi ra ngoài được.

Cách Chuẩn Bị cho một Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ

Như với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, điều quan trọng là phải có kế hoạch để bạn và gia đình biết cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp thực sự. Thực hiện các bước sau đây ngay bây giờ để chuẩn bị cho bản thân và gia đình của mình:

  • Tự Bảo Vệ Mình: Nếu xảy ra một trường hợp khẩn cấp về bức xạ, hãy vào trong nhà, cứ ở bên trong và theo dõi tin tức. Lặp lại thông báo này cho gia đình của bạn vào những lúc không khẩn cấp để họ biết phải làm gì nếu có trường hợp khẩn cấp về phóng xạ.
  • Lập một Kế Hoạch Liên Lạc Khẩn Cấp Cho Gia Đình: Chia sẻ kế hoạch liên lạc với gia đình của bạn và thực tập nó để gia đình bạn biết cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Để biết thêm thông tin về cách lập kế hoạch, bao gồm các bản mẫu, hãy truy cập trang “Make A Plan” (Lập Kế Hoạch) bằng tiếng Anh tại Ready.gov/plan
  • Thu Gom để Có một Bộ Dụng Cụ Khẩn Cấp: Bộ dụng cụ này có thể được sử dụng trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào và có thể bao gồm các món thực phẩm không dễ bị hư thối, ra đi ô chạy bằng pin hoặc quay tay, nước, đèn pin, pin, dụng cụ sơ cứu và bản sao thông tin quan trọng của bạn nếu bạn cần sơ tán. Để biết thêm thông tin về những vật dụng cần bao gồm trong đó, hãy truy cập Bộ Dụng cụ Phòng chống Tai ương Cơ bản bằng tiếng Anh tại Ready.gov/kit
  • Làm Quen Với Kế Hoạch Dành Cho Các Trường Hợp Khẩn Cấp về Bức Xạ trong Cộng Đồng Của Bạn: Kiểm tra với các quan chức địa phương, trường học của con bạn, nơi bạn làm việc, và những người khác để xem họ đã chuẩn bị như thế nào trong việc ứng phó với trường hợp khẩn cấp về bức xạ.
  • Làm Quen với Hệ Thống Báo Động và Thông Báo Công Cộng: Các hệ thống này sẽ được sử dụng để cảnh báo cho công chúng nếu xảy ra sự cố bức xạ. Nhiều cộng đồng có hệ thống cảnh báo qua việc nhắn tin bằng chữ hoặc email để thông báo khẩn cấp. Để tìm hiểu những cảnh báo nào có sẵn trong khu vực của bạn, hãy tìm trên Internet để biết tên thị trấn, thành phố hoặc tên quận của bạn và từ “alerts” (cảnh báo).
  • Xác Định Nguồn Thông Tin Đáng Tin Cậy: Xác định các nguồn thông tin đáng tin cậy ngay bây giờ và quay lại các nguồn đó trong trường hợp khẩn cấp để biết các tin nhắn và hướng dẫn. Thật không may là, chúng tôi biết từ các thảm họa và trường hợp khẩn cấp trước đây rằng một số nhỏ các cá nhân có thể nhân cơ hội này để tung tin sai lạc.

Kali Iodide (KI)

Không bao giờ dùng kali iodide (KI) hoặc đưa nó cho người khác trừ khi bạn được bộ y tế, các viên chức quản lý cấp cứu hoặc bác sĩ của bạn khuyên nên làm như vậy.

KI chỉ được phát trong trường hợp iốt phóng xạ đã được thải vào môi trường và nó chỉ bảo vệ tuyến giáp. KI hoạt động bằng cách lấp đầy tuyến giáp của một người bằng iốt ổn định để iốt phóng xạ có hại đã được phóng thích không được hấp thụ, làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến giáp trong tương lai.

Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) có một trang web dành riêng cho KI; các câu hỏi và câu trả lời dưới đây được lấy từ trang Kali Iodide (KI) của CDC: https://www.cdc.gov/nceh/radiation/emergencies/ki.htm (trong ngôn ngữ tiếng Anh).

Kali Iodide Là Gì?

KI (kali iodide) không giữ cho iốt phóng xạ khỏi xâm nhập vào cơ thể và không thể đảo ngược các ảnh hưởng đến sức khỏe do iốt phóng xạ gây ra khi tuyến giáp bị tổn thương.

KI (kali iodide) chỉ bảo vệ tuyến giáp, không phải các bộ phận khác của cơ thể, cho khỏi bị iốt phóng xạ.

KI (kali iodide) không thể bảo vệ cơ thể cho khỏi bị các yếu tố phóng xạ khác ngoài iốt phóng xạ ra—nếu không có iốt phóng xạ, việc dùng KI không bảo vệ được và có thể gây hại.

Muối ăn và thực phẩm giàu iốt không chứa đủ iốt để ngăn iốt phóng xạ cho khỏi xâm nhập vào tuyến giáp của bạn. Không sử dụng muối ăn hoặc thức ăn thay thế cho KI.

KI (kali iodide) hoạt động như thế nào?

Tuyến giáp không thể phân biệt được giữa iốt ổn định và iốt phóng xạ. Nó sẽ hấp thụ cả hai.

KI (kali iodide) ngăn iốt phóng xạ cho khỏi xâm nhập vào tuyến giáp. Khi một người dùng KI, iốt ổn định trong thuốc sẽ được tuyến giáp hấp thụ. Vì

KI chứa rất nhiều iốt ổn định, tuyến giáp trở nên “no đủ” và không thể hấp thụ thêm iốt—dù là ổn định hoặc phóng xạ— trong 24 giờ tới.

KI (kali iodide) có thể không bảo vệ được 100% cho một người để chống lại iốt phóng xạ. Sự bảo vệ sẽ gia tăng tùy thuộc vào ba yếu tố.

  • Thời gian sau khi bị nhiễm: Một người dùng KI càng sớm thì tuyến giáp sẽ càng có nhiều thời gian để “làm đầy” chất iốt ổn định.
  • Hấp thụ: Lượng iốt ổn định vào được tuyến giáp phụ thuộc vào tốc độ nhanh đến cỡ nào mà KI được hấp thụ vào máu.

Liều iốt phóng xạ: Giảm thiểu tổng lượng iốt phóng xạ mà một người tiếp xúc sẽ làm giảm lượng iốt phóng xạ có hại mà tuyến giáp có thể hấp thụ.

Nên thường xuyên dùng KI (kali iodide) như thế nào?

Dùng một liều KI (kali iodide) mạnh hơn, hoặc dùng KI thường xuyên hơn so với khuyến cáo, không mang lại sự bảo vệ nhiều hơn và có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong.

Một liều KI (kali iodide) duy nhất bảo vệ tuyến giáp trong 24 giờ. Một liều một lần ở mức khuyến nghị thường là chỉ cần như thế để bảo vệ tuyến giáp.

Trong một số trường hợp, người ta có thể tiếp xúc với iốt phóng xạ trong hơn 24 giờ. Nếu điều đó xảy ra, các quan chức y tế công cộng hoặc quản lý trường hợp khẩn cấp có thể yêu cầu bạn uống một liều KI (kali iodide) mỗi 24 giờ trong vài ngày.

Tác dụng phụ của KI (kali iodide) là gì?

Tác dụng phụ của KI (kali iodide) có thể bao gồm khó chịu ở bao tử hoặc dạ dày ruột, phản ứng dị ứng, phát ban và viêm tuyến nước bọt.

Khi dùng theo khuyến cáo, KI (kali iodide) có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi hiếm gặp liên quan đến tuyến giáp.

Những tác dụng phụ hiếm gặp này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu một người:

  • Dùng liều KI cao hơn liều khuyến cáo
  • Dùng thuốc trong vài ngày
  • Có bệnh giáp trạng từ trước.

Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) dùng nhiều hơn một liều KI (kali iodide) có nguy cơ mắc một bệnh gọi là suy giáp trạng (nồng độ hormone giáp trạng xuống quá thấp). Nếu không được điều trị, suy tuyến giáp có thể gây tổn thương não.

Bức xạ tia bức xạ là gì?

Trong vật lý học, bức xạ hay phát xạ là sự lan tỏa hoặc truyền dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt qua không gian hoặc qua môi trường vật chất. Bức xạ bao gồm: Bức xạ điện từ: sóng radio, vi sóng, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được, tử ngoại, tia gamma,...

Tia bức xạ hạt nhân là gì?

Bức xạ hạt nhân, còn gọi là bức xạ hạt, là dòng các hạt cực nhỏ được giải phóng khi hạt nhân nguyên tử biến đổi từ cấu trúc hoặc trạng thái năng lượng này sang cấu trúc hoặc trạng thái năng lượng khác.

Hạt nhân còn và hạt nhân mẹ là gì?

Hạt nhân tự phân rã hay còn gọi là hạt nhân mẹ, còn hạt nhân được hình thành sau quá trình phân rã thì được gọi là hạt nhân con.

Tại sao chất phóng xạ lại nguy hiểm?

Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào. Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư.