Ca 19 9 là xét nghiệm gì năm 2024

Bài viết cung cấp thông tin tổng quan về xét nghiệm CA 19 - 9 trong việc phát hiện, chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến tụy, đồng thời làm rõ tầm quan trọng của xét nghiệm đối với việc định hình liệu trình điều trị và tiên lượng của bệnh nhân.

Xét nghiệm CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm CA 19-9 (hay xét nghiệm kháng nguyên ung thư 19-9, xét nghiệm kháng nguyên carbohydrate 19-9,...) là xét nghiệm đo lượng protein CA 19-9 - kháng nguyên carbohydrate sialyl. Đây là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào ung thư hoặc trong máu khi các tế bào ung thư thải ra.

Kháng nguyên này có trong biểu mô dạ dày, ruột non, ruột già, gan và tụy của thai nhi. Ở người trưởng thành có thể có một lượng nhỏ CA 19-9 trong máu. Nồng độ CA 19-9 cao thường là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy hoặc một số loại ung thư khác như: hỗ trợ chẩn đoán xét nghiệm ung thư dạ dày, ung thư đường mật,... Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý khác như sỏi mật, xơ gan cũng có thể khiến mức CA 19-9 tăng cao.

Mục đích thực hiện xét nghiệm CA 19-9

Xét nghiệm CA 19-9 đo lượng carbohydrate sialyl thông qua việc phân tích mẫu máu. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm:

  • Chẩn đoán ung thư và một số loại bệnh lý: CA 19-9 có thể tăng cao do ung thư tuyến tụy và các loại ung thư khác của hệ tiêu hóa hay các vấn đề như sẹo gan. Xét nghiệm CA 19-9 thường được kết hợp với các xét nghiệm, chụp chiếu và sinh thiết để chẩn đoán.
  • Đánh giá điều trị ung thư: xét nghiệm CA 19-9 có thể giúp các bác sĩ đánh giá mức độ phù hợp của người bệnh với các phương pháp điều trị thông qua việc so sánh mức chỉ số xét nghiệm trong hoặc sau khi điều trị.
  • Đánh giá tiên lượng ung thư: mức độ tăng CA 19-9 là một trong những yếu tố giúp bác sĩ đánh giá tiên lượng bệnh của bệnh nhân.
  • Theo dõi tái phát ung thư: đánh giá bệnh nhân ung thư tuyến tụy đã điều trị để kiểm tra nguy cơ tái phát.

Các trường hợp cần thực hiện xét nghiệm CA 19-9

Xét nghiệm CA 19-9 thường được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến tụy. Một số trường hợp cần thực hiện xét nghiệm CA 19-9 như:

  • Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến ung thư tuyến tụy: các trường hợp có các dấu hiệu ung thư tuyến tụy như: đau bụng, mất cân, mệt mỏi, mất vị giác,...
  • Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy: tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tụy, người mắc các bệnh tiền ung thư như viêm tụy mạn tính…
  • Người đang được theo dõi sau điều trị ung thư tuyến tụy: đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi tiến triển của bệnh và xem xét nguy cơ tái phát ung thư.

Nhìn chung, việc quyết định các trường hợp thực hiện xét nghiệm CA 19-9 sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi đánh giá triệu chứng, các nguy cơ và kết quả khám lâm sàng khác.

Cách đọc kết quả xét nghiệm CA 19-9

Thời gian trả kết quả xét nghiệm CA 19-9 có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ sở y tế xét nghiệm và phương pháp xét nghiệm cụ thể được sử dụng. Thông thường, quá trình xét nghiệm CA 19-9 có thể mất từ vài giờ đến vài ngày để hoàn thành. Kết quả xét nghiệm được đo lường bằng đơn vị trên mililit (U/mL). Theo một số quy ước chung, mức chỉ số bình thường của CA 19-9 là dưới 37 U/mL.

  • Nếu mức CA 19-9 <37 U/mL, người làm xét nghiệm có thể không mắc ung thư.
  • Nếu mức CA 19-9 >37 U/mL, người làm xét nghiệm có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, túi mật, phổi hoặc ruột kết. Bác sĩ có thể chỉ định người kiểm tra thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác.

Đối với các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy:

  • Nếu mức CA 19-9 vẫn tăng, có thể việc điều trị vẫn chưa có hiệu quả.
  • Nếu mức CA 19-9 giảm xuống trong quá trình điều trị, nghĩa là phương pháp điều trị đang phát huy tác dụng.
  • Nếu mức CA 19-9 giảm xuống nhưng tăng trở lại, điều này có thể là dấu hiệu khối u đang tái phát.

Lưu y, kết quả xét nghiệm CA 19-9 có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tiền sử sức khỏe, mức chỉ số quy định của phòng xét nghiệm. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu muốn hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm dấu ấn ung thư này.

CA 19-9 là một dấu ấn chỉ điểm khối u, định lượng CA 19-9 (carbohydrate antigen 19-9) máu là một xét nghiệm đặc biệt, hỗ trợ chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư tụy.

- Chất chỉ điểm ung thư (Tumor Marker) là một chất được các tế bào của cơ thể sản xuất ra khi đáp ứng với bệnh ung thư hoặc một số bệnh lành tính, tuy nhiên số lượng tăng cao hoặc rất cao trong các bệnh lý ung thư. Đa phần dấu ấn chỉ điểm ung thư là những protein có tính kháng nguyên nhưng không phải tất cả các kháng nguyên ung thư đều có thể dùng như là chất chỉ điểm ung thư.

.jpg) Vị trí của tụy trong cơ thể con người (Hình ảnh minh họa)

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư tụy là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới. Giai đoạn đầu của ung thư tụy triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên rất khó chẩn đoán, tiên lượng bệnh xấu, tỷ lệ tử vong cao.

- CA 19-9 là một Oligosaccharide, có trong biểu mô dạ dày, ruột non, ruột già, gan và tụy của thai nhi. Ở người lớn, CA 19-9 được tổng hợp và bài tiết bởi các tế bào biểu mô của các tuyến tiêu hóa và hô hấp như: tuyến tụy, mật, dạ dày, túi mật, đại tràng, nội mạc tử cung, tuyến nước bọt, tuyến tiền liệt...

- CA 19-9 là marker đầu tiên của ung thư tụy và cũng là marker hữu ích trong chẩn đoán ung thư đường mật (22-51%), ung thư đại trực tràng (khoảng 20%), ung thư dạ dày (42%). CA 19-9 cũng tăng trong một số bệnh lý đường tiêu hoá lành tính như: viêm gan, xơ gan, viêm tụy, viêm túi mật…

- Định lượng CA 19-9 trong máu không đủ nhạy hay đặc hiệu để được sử dụng như một xét nghiệm tầm soát ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm định lượng CA 19-9 chủ yếu được sử dụng như một dấu ấn ung thư. CA 19-9 tăng cao rõ ràng trong ung thư tuyến tụy ở giai đoạn tiến triển, mức độ thay đổi của marker trong máu cũng có thể giúp bác sĩ lâm sàng đánh giá giai đoạn bệnh, khả năng điều trị, tái phát và tiên lượng bệnh.

- CA 19-9 có thể được thực hiện khi: + Đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy + Xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra ung thư tuyến tụy như mệt mỏi thường xuyên, đau lưng, đau bụng âm ỉ kéo dài, buồn nôn, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân, vàng da,…

Cho tới thời điểm hiện tại, xét nghiệm dấu ấn ung thư nói chung và định lượng CA 19-9 trong máu nói riêng không thể sử dụng đơn độc để chẩn đoán xác định có ung thư hay không, mà phải phối hợp với thăm khám lâm sàng và những xét nghiệm chuyên sâu khác. Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt trong việc sàng lọc các bệnh lý ung thư, phát hiện và đánh giá giai đoạn bệnh. Vì vậy, để tầm soát các bệnh lý ung thư nói chung, và bệnh lý ung thư tuyến tụy nói riêng, người dân hãy đến Bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, cũng như đến ngay khi có các dấu hiệu sức khỏe bất thường để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Chỉ số CA 19

Xét nghiệm CA 19-9 được sử dụng trong chẩn đoán nguy cơ ung thư tụy, là dấu ấn có độ nhạy 79 - 81%, độ đặc hiệu 82 - 90%. Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ sẽ được chỉ định xét nghiệm CA 19-9. Với giá trị ngưỡng là 37 U/ml, độ nhạy khoảng 81%, độ đặc hiệu khoảng 90%.

Chỉ số CEA 19

Chỉ số CA 19-9 (Cancer Antigen 19-9) là một kháng nguyên ung thư đường tiêu hóa, được bài tiết bởi tế bào biểu mô của các tuyến tiêu hóa và hô hấp như: tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến mật, dạ dày, đại tràng,... Xét nghiệm CA 19-9 thường được sử dụng để sàng lọc định kỳ cũng như theo dõi điều trị/tái phát trên bệnh ...

Xét nghiệm CA 19

Xét nghiệm CA 19-9 giá 199,000đ: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng. Xét nghiệm CA 72-4 giá 199,000đ: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày. Xét nghiệm Cyfra 21-1 giá 199,000đ: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi.

Xét nghiệm cả 19 là gì?

CA 19-9 là marker đầu tiên của ung thư tụy. CA 19-9 cũng là marker hữu ích trong chẩn đoán ung thư đường mật, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan. CA 19-9 cũng tăng trong một số bệnh lý đường tiêu hoá lành tính như: viêm gan, xơ gan, viêm tụy … 1.