Ca được giữ phương tiện bao nhiêu thời gian

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

2. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ."

Như vậy, khi nghi ngờ giấy đăng ký xe của bạn là giả thì công an có quyền tạm giữ phương tiện của bạn để xác minh.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“ 9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

Như vậy, trong mọi trường hợp khi tạm giữ phương tiện thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải lập biên bản và nếu tạm giữ phương tiện mà không lập biên bản là trái quy định pháp luật. Bên cạnh đó, thời gian tạm giữ phương tiện đến 07 ngày thì phải đưa ra quyết định phạt. Trong trường hợp quá thời hạn tạm giữ xe mà chưa được giải quyết thì bạn có thể khiếu nại tới cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện của bạn.

Với một số lỗi vi phạm giao thông, người lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện. Vậy thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Ca được giữ phương tiện bao nhiêu thời gian
Thời hạn tạm giữ xe tối đa không quá 30 ngày. Ảnh: Cao Huân

Quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu phương tiện vi phạm hành chính sẽ có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì Thủ trưởng trực tiếp của Cảnh sát giao thông phải tạm giữ ngay phương tiện vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo Thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ.

Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ. Đồng thời theo quy định, mọi trường hợp tạm giữ phương tiện phải được lập thành biên bản.

Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 2 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 2 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 1 bản, người vi phạm giữ 1 bản.

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó. Trong trường hợp phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi tham gia giao thông không có bằng lái bị giữ xe bao nhiêu ngày và phạt thế nào thì trước hết phải tìm hiểu về quy định liên quan đến bằng lái khi tham gia giao thông đường bộ. Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay còn được gọi khác là bằng lái xe. Tuy nhiên khoản 1 Điều 58 Luật này cũng nêu rõ, loại giấy phép lái xe mà người lái xe tham gia giao thông mang theo phải là giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì mới được coi là hợp lệ.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau.

Như vậy, nếu lái xe tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe bị giữ xe bao nhiều ngày và xử phạt thế nào? Trước hết cần làm rõ, trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông và trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem theo là hai trường hợp khác nhau. Tương ứng với đó, mức phạt dành cho người vi phạm cũng là khác nhau.

Ca được giữ phương tiện bao nhiêu thời gian

Khi tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô, xe máy, tài xế bắt buộc phải mang theo bằng lái xe. (Ảnh: Bảo Hưng)

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau: Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự bị xử phạt 01 - 02 triệu đồng (Điểm a khoản 5 Điều 21); Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh 04 - 05 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 21); Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô 10 - 12 triệu đồng (Điểm b khoản 9 Điều 21).

Trong khi đó, nếu có bằng lái xe nhưng chỉ là quên không đem theo khi đi đường, người điều khiển phương tiện sẽ được nộp phạt với mức thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 - 200.000 đồng (Điểm b khoản 2 Điều 21). Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: 200.000 - 400.000 đồng (Điểm a khoản 3 Điều 21).

Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị giữ xe và xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Thời gian tạm giữ xe là bao lâu?

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày.

Xe máy bị giảm 1 ngày hết bao nhiêu tiền?

3. Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông năm 2023 là bao nhiêu?.

Khi bị giao thông giữ xe bao lâu thì hết hạn?

Đồng thời theo quy định tại Khoản 8 Điều 25 Luật xử phạt hành chính 2012 thì thời hạn tạm giũ phương tiện vi phạm là không quá 07 ngày, trường hợp phức tạp có thể lâu hơn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ. Do đó, đối với trường hợp của bạn thì CSGT chỉ được phép tạm giữ xe của bạn trong thời hạn trên.

Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu?

Nồng độ cồn càng cao thì khả năng gây tai nạn khi tham gia giao thông càng lớn. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm giao thông đến nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ xe, và thời hạn tạm giữ xe tối đa là 7 ngày.