Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

Câu 1: Trang 195 - sgk Sinh học 7

Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học


  • Sử dụng thiên địch
    • Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
    • Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại
  • Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
  • Gây vô sinh diệt sinh vật gây hại


Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 bài 59 sinh học 7, câu 1 trang 195 sinh học 7, giải câu 1 bài 59 sinh học 7, giải câu 1 trang 195 sinh học 7

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 59 trang 193: Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng

Lời giải:

Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

– Chuột

– Gia cầm

– Cá đuôi cờ

– Thằn lằn

– Mèo

– Sâu bọ

– Bọ gậy

– Sâu bọ

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

– Xương rồng

– Sâu xám

– Bướm đêm Achentina

– Ong mắt đỏ

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại Thỏ Vi khuẩn Myoma

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 59 trang 193: Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.

Lời giải:

Làm ngăn cản sự sinh sản làm gia tăng số lượng của sinh vật gây hại bằng cách triệt sản con đực hay con cái. → Không sinh sản được, số lượng giảm sút, ít gây hại.

Bài 1 (trang 195 sgk Sinh học 7): Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.

Lời giải:

Những biện pháp đấu tranh sinh học được trình bày ở bảng sau:

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

Bài 2 (trang 195 sgk Sinh học 7): Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

Lời giải:

* Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

– Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột.

– Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật.

– Hiệu quả kinh tế.

– Đảm bảo đa dạng sinh học.

* Hạn chế:

– Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.

– Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

– Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

2. Luyện tập Bài 59 Sinh học 7

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 59 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 59 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 195 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 195 SGK Sinh học 7

Bài tập 6 trang 127 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 128 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 129 SBT Sinh học 7

Bài tập 12 trang 129 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 59 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Bài giảng Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

I. THẾ NÀO LÀ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC?

- Khái niệm: Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

- Bao gồm: Sử dụng các thiên địch sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật hại.

- Mục đích: Hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

II. BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

1. Sử dụng thiên địch

a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

Ở từng địa phương đều có những thiên địch gần gũi với con người như: mèo diệt chuột, gia cầm (gà, ngan, ngỗng) diệt các loài sâu bọ, cua ốc mang vật chủ trung gian,…

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

Những thiên địch thường gặp

b. Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

- Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta sử dụng một loài bướm đêm từ Achentina đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

- Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô), ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

Nạn thỏ hoang ở Ôxtrâylia

- Vi khuẩn Myoma và Calixi gây bệnh cho thỏ hoang để hạn chế sự phát triển quá mức của thỏ hoang ở Ôxtrâylia.

3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

Các biện pháp đấu tranh sinh học lớp 7

- Ở miền Nam nước Mĩ, người ta đã làm triệt sản ruồi đực, ruồi cái không sinh đẻ được để diệt loài ruồi gây loét da ở bò.

III. ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

1. Ưu điểm

- Tác động tức thời và hiệu quả nhanh.

- Tiện lợi trong việc sử dụng.

- Không gây ô nhiễm môi trường.

- Không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sinh vật có ích.

- Không gây hiện tượng quen thuốc.

- Giá thành thấp.

2. Hạn chế

- Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định. Ví dụ: Một số thiên địch nhập từ nước ngoài vào do không quen với điều kiện khí hậu nên phát triển kém.

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm phát triển của chúng. Ví dụ: Rắn diệt chuột, tuy nhiên số lượng rắn luôn luôn ít hơn chuột (chuột sinh sản nhanh) → không thể tiêu diệt hết được.

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

Ví dụ: Khi cây cảnh có hại ở Haoai bị tiêu diệt → giảm chim sáo chuyên ăn cây cảnh → tăng sâu hại mía (sâu là mồi của chim sáo).

- Một số loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại. Ví dụ: Chim sẻ vừa ăn sâu (có lợi), vừa ăn lúa (có hại).

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Câu 1: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

A. Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.

B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

C. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học và do nguyên nhân nào?

A. Do thiếu thuốc chuột

B. Do rắn bị bắt làm đặc sản

C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắn

D. Do mèo bị bắt làm thực phẩm

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp nào dưới đây ?

A. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

B. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại.

C. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là?

A. Tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại.

B. Hạn chế tác động của sinh vật gây hại.

C. Gây bệnh cho các sinh vật gây hại.

D. Cả ba mục đích trên.

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Nước ta đã áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học nào?

A. Dùng thuốc trừ sâu.

B. Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ.

C. Nhập nội sâu bọ có ích từ nước ngoài.

D. Cấm săn bắt các loài ếch, nhái, rắn và chim.

Hiển thị đáp án  

Câu 6: Loài thiên địch nào được sử dụng để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hoặc trứng sinh vật gây hại?

A. Ruồi

B. Mèo rừng

C. Thỏ

D. Ong mắt đỏ

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại.

2. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện.

4. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường.

A. 1, 2, 3, 4 

B. 1, 2, 3

C. 1, 3, 4 

D. 2, 3, 4

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học?

A. Sử dụng thiên địch

B. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hai

C. Gây vô sinh ở động vật gây hại

D. Tất cả những biện pháp trên đúng

Hiển thị đáp án  

Câu 9: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo

B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú

D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Hiển thị đáp án  

Câu 10: Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào?

A. Sâu bọ

B. Chuột

C. Muỗi

D. Rệp

Hiển thị đáp án  

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 60: Động vật quý hiếm

Lý thuyết Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế của địa phương

Lý thuyết Bài 63: Ôn tập

Lý thuyết Bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên