Các cách so sánh lớp 3 năm 2024

Tên chuyên đề: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3A1 Trường Tiểu học xã Mường Mít năm học 2019-2020. Tác giả: Đào Minh Thành Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít.

Mường Mít, ngày 14 tháng 10 năm 2020

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Tên chuyên đề Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học xã Mường Mít năm học 2019 – 2020.
  2. Tác giả Họ và tên: Đào Minh Thành Năm sinh: 1981 Năm vào ngành: 2001 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít.
  3. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề Môn học: Tiếng Việt, áp dụng tại lớp 3A1, năm học 2019-2020. II. NỘI DUNG
  4. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện chuyên đề: So sánh là thao tác thường trực của tư duy, mặt khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người nói, người viết có thể gợi ra những hình ảnh so sánh cụ thể, gợi cảm một cách hiệu quả. So sánh có vai trò và tác dụng rất lớn tới người đọc, người nghe. Do vậy phân môn luyện từ và câu lớp 3 đã đưa biện pháp tu từ so sánh vào nội dung học tập với mục tiêu giúp học sinh:
  5. Nhận biết biện pháp so sánh
  6. Mục đích, sử dụng biện pháp so sánh
  7. Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh Qua thực tế giảng dạy nhiều năm học, bản thân tôi nhận thấy việc nhận biết, sử dụng biện pháp tu từ so sánh còn gặp nhiều khó khăn dẫn tới hiệu quả dạy học về so sánh chưa có hiệu quả cao.
  8. Học sinh tìm những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ

được so sánh với nhau, tìm hình ảnh so sánh. + Bài tập dạng vận dụng: Điền khuyết, đặt câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Biện pháp 2: Phân biệt các dạng so sánh trong chương trình lớp 3. Đây là biện pháp áp dụng cho các hình thức so sánh cụ thể qua các bài tập sách giáo khoa, bài tập rèn luyện thêm do giáo viên hướng dẫn. Có các dạng so sánh được dạy ở lớp 3 như sau: + So sánh về sự vật - Sự vật. + So sánh về sự vật - Con người. + So sánh về hoạt động - Hoạt động. + So sánh về âm thanh - Âm thanh. Để hướng dẫn học sinh nắm chắc nội dung kiến thức, giáo viên cần phân tích cụ thể các dạng so sánh để học sinh phân biệt từ đó áp dụng vào làm bài tập. + Dạng so sánh về sự vật - Sự vật. *Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: "Hai bàn tay em Như hoa đầu cành"

"Ơ, cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe" Dạng bài tập này cần hướng dẫn học sinh nhận biết các dấu hiệu so sánh thường dùng là các từ ngữ như: là, bằng, như là... cần nhận biết hiện các từ chỉ sự vật được so sánh trước sau đó tìm sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ câu văn trên.

  • Dạng so sánh về sự vật - Con người. Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng

Với dạng bài tập này cần hướng dẫn các em tìm sự vật so sánh trước, sau đó xác định hình ảnh so sánh : Ông được so sánh với buổi trời chiều, cháu được so sánh với ngày rạng sáng. Ông sống lâu, tuổi cao, cháu còn trẻ tương lai lâu dài.

  • Dạng so sánh về hoạt động - Hoạt động. Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi" Với ví dụ trên cần hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau: Tàu lá dừa vươn cao mãi giống như hoạt động vẫy tay của con người.
  • Dạng so sánh về âm thanh - Âm thanh: Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" Âm thanh của "tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "tiếng đàn cầm" qua từ so sánh "như". Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập vận dụng trong chương trình lớp 3.
  • Dạng bài tập điền khuyết Ví dụ: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
  • Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như... Dạng bài tập trên học sinh cần nắm rõ sự vật so sánh là công cha nghĩa mẹ, đường đất sét... từ đó tìm các từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ trống như: núi Thái Sơn, nước trong nguồn chảy ra, sông như biển.
  • Dạng bài tập đặt câu
  • Quan sát tranh, đặt câu so sánh

Trên đây là báo cáo của cá nhân về biện pháp góp phần giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh, nắm được mục đích, sử dụng biện pháp so sánh và rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh. Mặt khác giúp giáo viên có cách nhìn tổng quát hơn về mục đích, vai trò của việc rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh của học sinh để từ đó có các hình thức, phương pháp giảng dạy hợp lý để đạt được hiệu quả cao khi dạy về biện pháp tu từ so sánh. Kính mong hội đồng ban giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2020-2021. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.