Các mạch nhánh của mạng điện được mắc như thế nào

Các điện trở riêng lẻ có thể được mắc với nhau theo kiểu nối tiếp, song song hoặc kết hợp cả nối tiếp và song song, để tạo ra các mạng điện trở phức tạp trong đó điện trở tương đương là tổ hợp toán học của các điện trở riêng lẻ được kết nối với nhau.

Các mạch nhánh của mạng điện được mắc như thế nào

Điện trở mắc nối tiếp

Các điện trở mắc nối tiếp là khi chúng được mắc với nhau thành một đường thẳng. Tất cả dòng điện chạy qua điện trở thứ nhất không có con đường nào khác phải đi qua điện trở thứ hai và điện trở thứ ba… Do đó các điện trở mắc nối tiếp có dòng điện chung chạy qua bởi vì dòng điện chạy qua một điện trở cũng phải chạy qua các điện trở khác vì nó chỉ có thể đi theo một đường.

Khi đó cường độ dòng điện chạy qua một chuỗi điện trở mắc nối tiếp sẽ giống nhau tại tất cả các điểm trong mạng điện trở mắc nối tiếp. 

I1 = I2 = I3=...=In

Khi các điện trở mắc nối tiếp với nhau thì dòng điện chạy qua từng điện trở trong mắc nối tiếp và tổng trở Rt của đoạn mạch phải bằng tổng của tất cả các điện trở riêng lẻ cộng lại với nhau

Ví dụ ta có 3 điện trở mắc nối tiếp với giá trị lần lượt là 1kΩ, 2kΩ và 6kΩ. Bằng cách lấy các giá trị riêng lẻ của các điện trở trong ví dụ, tổng điện trở tương đương hay Req được tính là:

Req= 1kΩ + 2kΩ + 6kΩ = 9kΩ

Vì vậy, chúng ta có thể thay thế tất cả ba điện trở riêng lẻ ở trên chỉ bằng một điện trở "tương đương" duy nhất có giá trị 9kΩ.

Trường hợp bốn, năm hoặc thậm chí nhiều điện trở được kết nối với nhau trong một mạch nối tiếp, thì tổng trở hoặc tương đương của mạch, Rt vẫn sẽ là tổng của tất cả các điện trở riêng lẻ được kết nối với nhau và càng nhiều điện trở được thêm vào chuỗi thì điện trở tương đương càng lớn (bất kể giá trị của chúng).

Tổng trở thường được gọi là Điện trở tương đương và có thể được định nghĩa là một giá trị duy nhất của điện trở có thể thay thế bất kỳ số điện trở nào mắc nối tiếp mà không làm thay đổi các giá trị của dòng điện hoặc điện áp trong mạch. Khi đó phương trình tính tổng trở của đoạn mạch khi mắc nối tiếp các điện trở với nhau là:

Rt = R1 + R2 + R3 +....Rn

Điện áp trên mỗi điện trở mắc nối tiếp tuân theo các quy tắc khác với dòng điện nối tiếp. Qua đoạn mạch trên ta biết rằng tổng hiệu điện thế trên các điện trở bằng tổng hiệu điện thế qua R1, R2 và R3, Vt = V1 + V2 + V3 = 9V.

Sử dụng Định luật Ôm, điện áp trên các điện trở riêng lẻ có thể được tính như sau:

Điện áp trên R1 = IR1 = 1mA x 1kΩ = 1V

Điện áp trên R2 = IR2 = 1mA x 2kΩ = 2V

Các mạch nhánh của mạng điện được mắc như thế nào

Điện áp trên R3 = IR3 = 1mA x 6kΩ = 6V

Công thức tính tổng điện áp trong một đoạn mạch nối tiếp là tổng của tất cả các điện áp riêng lẻ được cộng lại với nhau:

Vt = V1 + V2 + V3 +...+ Vn

Điện trở mắc song song

Không giống như mạch điện trở mắc nối tiếp trước đây, trong mạch điện trở mắc song song, dòng điện trong mạch có thể đi nhiều hơn một đường vì có nhiều đường dẫn cho dòng điện. Do đó các mạch điện trở mắc song song được phân loại là bộ chia dòng điện.

Vì có nhiều đường cho dòng điện chạy qua nên dòng điện có thể không giống nhau qua tất cả các nhánh trong mạng song song. Tuy nhiên, điện áp rơi trên tất cả các điện trở trong mạng điện trở song song là như nhau. Khi đó, các điện trở mắc song song có điện áp chung trên chúng và điều này đúng với tất cả các linh kiện được kết nối song song.

Nếu ta có 3 điện trở mắc song song là R1, R2 và R3 với điện áp nguồn là 12V thì điện áp trên điện trở R1 bằng điện áp trên điện trở R2 bằng điện áp trên R3 và bằng điện áp nguồn. Do đó, đối với một mạng điện trở song song:

V1=V2=V3= 12V

Trong mạng điện trở nối tiếp trước ta thấy rằng tổng trở, Rt của đoạn mạch bằng tổng của tất cả các điện trở riêng lẻ cộng lại với nhau. Đối với các điện trở mắc song song, điện trở mạch tương đương Rt được tính khác.

Ở đây, giá trị nghịch đảo (1/R) của các điện trở riêng lẻ được cộng lại với nhau:

1/Rt = 1/R1 + 1/R2 +...+ 1/Rn

Tổng dòng It đi vào mạch điện trở song song là tổng của tất cả các dòng riêng chạy trong tất cả các nhánh song song. Nhưng lượng dòng điện chạy qua mỗi nhánh song song có thể không nhất thiết phải giống nhau, vì giá trị điện trở của mỗi nhánh quyết định lượng dòng điện chạy trong nhánh đó.

Phương trình được đưa ra để tính tổng dòng điện chạy trong một đoạn mạch điện trở song song là tổng của tất cả các dòng điện riêng lẻ được cộng lại với nhau:

It = I1 + I2 + I3+....+ In

Các mạng điện trở song song cũng có thể được coi là "bộ chia dòng điện" bởi vì dòng điện nguồn phân chia giữa các nhánh song song khác nhau. Vì vậy, một mạch điện trở song song có N mạng điện trở sẽ có N đường dẫn dòng điện khác nhau trong khi duy trì một điện áp chung trên chính nó. Các điện trở mắc song song cũng có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi tổng trở hoặc tổng dòng điện của mạch.

Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?

Đề bài

Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Mạch điện bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn và 1 ổ cắm địện.

- Cách ghép nối:

+ Công tắc và cầu chì mắc nối tiếp với nhau và nối với dây pha.

+ Bóng đèn, ổ cắm mắc song song với nhau và nối dây trung tính.

Loigiaihay.com

Các dụng cụ điện trong nhà thường được mắc nối tiếp hay song song, vì sao?

mắc nối tiếp nhau vì hiệu điện thế định mức của các dụng cụ bằng hiệu điện thế của nguồn, và cường độ định mức qua các vật luôn bằng nhau

mắc song song vì cường độ dòng điện qua các dụng cụ luôn bằng nhau và hiệu điện thế định mức của các vật bằng hiệu điện thế của nguồn.

mắc nối tiếp vì nếu một dụng cụ bị hỏng, các vật khác vẫn hoạt động bình thường và cường độ định mức của các vật luôn bằng nhau.

mắc song song vì nếu một dụng cụ bị hỏng, vật khác vẫn hoạt động bình thường và hiệu điện thế định mức các vật bằng hiệu điện thế của nguồn.

Hiểu về đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà giúp mỗi người sử dụng điện hiệu quả hơn và tránh những sự cố không đáng có

Để ngôi nhà của bạn trở nên hoàn thiện và có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu sử dụng thì hệ thống điện cần được nghiên cứu lắp đặt cẩn thận. Trong bài viết hôm nay dây và cáp điện Trần Phú sẽ chia sẻ đến bạn đọc đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà cũng như các nguyên tắc thiết kế mạng điện khoa học nhất.

Khái niệm mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà (hay còn gọi là mạng điện dân dụng) là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình. Mạng điện trong nhà là hệ thống có dây pha và dây trung hòa đi qua công tơ điện tử vào nhà.

Đặc điểm của mạng điện trong nhà

Điện áp của mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

Đồ dùng điện rất đa dạng: bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công suất khác nhau.

Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện

Đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Các thiết bị điện (công tắc, cầu dao, ổ cắm điện ...) và các đồ dùng điện (bàn là, nồi cơm, quạt điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

Riêng các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc điện, phích cắm....) điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện.

Cấu tạo của mạng điện trong nhà

Các mạch nhánh của mạng điện được mắc như thế nào

Nguồn: Internet

Mạng điện dân dụng bao gồm các phần sau:

Mạch chính từ mạng điện phân phối đi qua công tơ điện vào trong nhà.

Mạch nhánh từ mạch chính rẽ ra các mạch nhánh mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập, có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng.

Công tơ điện.

Các thiết bị điện: đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện.

Đồ dùng điện.

Nguyên tắc thiết kế mạng điện trong nhà

Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình. Vì vậy, mạng điện trong nhà trước hết cần đảm bảo cung cấp đủ điện cho đồ dùng điện trong nhà đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng là mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống mạng điện cũng cần phải giúp cho mọi thành viên có thể sử dụng một cách thuận tiện, bền và đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố rủi ro hay hỏng hóc nên mạng điện dân dụng cũng nên được thiết kế sao cho dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sau này.

Để thiết kế được mạng điện trong nhà có thể hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho gia đình, chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc sau:

- Dây đến các đèn dùng dây Cu\PVC 1×1,0 mm2 trong khi dây cấp đến bình nóng lạnh, điều hòa dùng dây Cu\PVC 1×2,5 mm2

- Đường dây điện trong nhà cần được thiết kế dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên. Các thiết bị và ổ cắm được nối với tủ điện tổng, điện trở tiếp đất cần nhỏ hơn 4 cm trong trường hợp không nối thêm cọc.

- Toàn bộ dây dẫn trong sơ đồ điện trong nhà 2 tầng được lắp đặt bằng cách luồn vào trong ống SP và đi ngầm kể cả trong tường và trần nhà. Đường dây điện sinh hoạt trong nhà không được đi chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu.

Xem bài viết liên quan: Một số cách đi dây thông dụng và loại dây Trần Phú khuyên dùng

Các mạch nhánh của mạng điện được mắc như thế nào

Ống dẫn mạng điện trong nhà

- Phần tủ điện trong nhà cần có khoảng cách với phần sàn là 1.4 m, công tắc đèn cần phải đặt cách sàn 1.2 m và ổ cắm cần đặt cách sàn 0.4 m.

- Trong sơ đồ nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ cho cục lạnh điều hoà sẽ được đặt cách 0.4 m so với độ cao của mái trần, cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường dưới 0.2 m.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp cho bạn đọc có thêm thông tin và kiến thức về mạng điện trong nhà để có thể thiết kế, lắp đặt và sử dụng mạng điện trong nhà một cách an toàn và hiệu quả. Cơ điện Trần Phú với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, được biết đến với sản phẩm dây và cáp điện chất lượng cao đạt chuẩn Thương hiệu quốc gia, rất mong được là người bạn đồng hành với người tiêu dùng trong mọi công trình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh

Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0898.41.41.41

Email:

Website: www.tranphucable.com.vn